intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ

Chia sẻ: Tomcangxanh90 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

32
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT của Học viện. Từ đó đề xuất một số biện pháp về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI KIM CHI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI KIM CHI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ NGỌC HÀ Hà Nội 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục “Quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ”, là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Ngọc Hà. Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung thực, không sao chép, việc trích dẫn tài liệu theo đúng quy định. Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa sử dụng cho công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, Ngày 19 tháng 8 năm 2019 Học viên
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, khoa Tâm lý - Giáo dục, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ phụ trách đã nhiệt tình, quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin được cảm ơn PGS.TS. Vũ Ngọc Hà, người đã nhiệt tình hướng dẫn, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Kết quả hôm nay luôn có sự quan tâm của cô trong từng câu chữ, lời văn, làm việc với cô tôi cảm nhận được cái tâm của cô dành cho học trò, cô hiểu và rất tâm lý. Tôi thật sự may mắn khi được cô hướng dẫn, cảm ơn cô, cảm ơn tất cả những gì cô đã dành cho em. Để hoàn thành Luận văn này, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Ban Giám đốc, các thầy cô giáo, cán bộ các phòng ban của Học viện Khoa học và Công nghệ - nơi tôi đang công tác. Tôi xin được tri ân sự giúp đỡ nhiệt tình đó trong quá trình hoàn thành công trình này. Thời gian không có nhiều cùng với đề tài nghiên cứu còn mới mẻ, tôi đã rất cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng để tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......................11 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài ................................................................11 1.2 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện .....................................................................................................17 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin .......................................................................................................23 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .......................................................................28 2.1 Khái quát chung về Học viện Khoa học và Công nghệ .................................28 2.2 Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ mang tính đặc thù ...................................37 2.3 Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin................................................................................................................38 2.4. Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện ..............................................................46 2.5. Đánh giá về quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ........................................................................48 Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ............................................................50 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................52 3.2. Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ .............................................................53 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện ........................64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................74
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Khách thể khảo sát ................................................................................38 Bảng 2.2 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý mục tiêu đào tạo ...........................41 Bảng 2.3 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý chương trình đào tạo ....................42 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý phương thức tổ chức đào tạo ..............44 Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý đội ngũ giảng viên ........................45 Bảng 2.6 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý học viên…………………………44 Bảng 2.7 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới quản lý hoạt động đào tạo .........................................................................................................47 Bảng 3.8 Tính cấp thiết của các biện pháp ..........................................................65 Bảng 3.9 Tính khả thi của các biện pháp .............................................................67 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Học viện Khoa học và Công nghệ.........................29 Hình 2.2 Số lượng nghiên cứu sinh và học viên cao học .....................................33 Hình 2.3 Tổng số công trình công bố năm 2016-2018 ........................................35 Hình 2.4 Đội ngũ giảng viên ................................................................................36 Hình 2.5 Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện ....................................38
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin Học viện Học viện Khoa học và Công nghệ Khoa CNTT&VT Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông Viện CNTT Viện Công nghệ thông tin Viện CNVT Viện Công nghệ viễn thông Viện CHTHUD Viện Cơ học và Tin học ứng dụng Viện Hàn lâm KHCNVN Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phòng ĐBCL Phòng Đảm bảo chất lượng Phòng TCHC-TT Phòng Tổ chức Hành chính và Truyền thông
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”, (cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela). Giáo dục giữ vị trí then chốt trong quá trình hình thành và phát triển đất nước. Giáo dục giúp con người thay đổi nhận thức, mang đến cho họ một cuộc sống mới, thế giới mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em” [24, tr.33]. Có thể nói giáo dục chính là chìa khóa dẫn đến mọi thành công. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống hiếu học của dân tộc ta, trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước tới nay, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục - đào tạo là một trong những khâu đột phá quyết định sự phát triển của đất nước, là nền tảng trong chiến lược phát triển toàn diện của mỗi người. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo đã nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Vì đây là bậc đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu, phục vụ yêu cầu của nền kinh tế tri thức, tạo nguồn lực lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, đào tạo sau đại học có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay. Chúng ta đang sống trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc phát triển tri thức khoa học và công nghệ hiện đại là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo hiện nay. Công nghệ thông tin (CNTT) đang được sử dụng rộng khắp trên mọi lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội của mỗi người và đem lại hiệu quả, chất lượng lao động tốt nhất trong công tác quản lý 1
  9. kinh tế - xã hội. Nhu cầu thông tin và được truy cập vào các kho dữ liệu thông tin là tất yếu đối với mỗi người. Mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội đều cần tới sự tác động của CNTT để nâng cao hiệu quả và chất lượng. Trong giai đoạn phát triển kinh tế tri thức, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam coi ngành CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển đất nước và mang lại nhiều thay đổi tích cực cả trong đời sống xã hội và đời sống kinh tế. Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng đầu tư CNTT với quy mô chưa từng có. Chỉ riêng 5 tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực CNTT trên thế giới như Samsung, Electronics, Apple Inc, Hitachi, Sony,… đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào Việt Nam để phát triển ngành CNTT. Điều này dẫn đến nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong những năm tới sẽ cần một số lượng rất lớn. Không chỉ thị trường lao động trong nước mà trên thế giới nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đang thiếu trầm trọng. Đây là môi trường tiềm năng cho nguồn nhân lực CNTT Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới. Vì thế tập trung đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao là vấn đề cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Cuộc sống hiện đại khiến sự phụ thuộc của con người vào các sản phẩm công nghệ ngày một lớn. Vì là xu hướng phát triển cho tương lai, Công nghệ thông tin vẫn luôn thu hút lượng lớn các bạn trẻ đang muốn xâm nhập sâu vào thế giới công nghệ. Nhưng, nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam lại bị đánh giá là thiếu và yếu. Cũng theo VietnamWorks, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin ba năm vừa qua tăng trung bình 47%/năm. Nguyên nhân là do số lượng các công ty tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin tăng 69% vào thời điểm tháng 11 năm 2016 so với năm 2012, trong đó riêng số lượng công ty phần mềm tăng đến 124%. Tuy nhiên, số lượng nhân sự cung ứng cho ngành nghề này chỉ có mức tăng trung bình 8%/năm. 2
  10. Do đó, nếu làm một phép tính toán từ các số liệu thống kê nói trên thì tính đến năm 2020, Việt Nam cần 1,2 triệu nhân lực ngành Công nghệ thông tin. Trong khi đó số lượng nhân lực thiếu hụt lại lên đến 500,000 người. Như vậy, nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin năm 2020 chỉ đáp ứng 58% nhu cầu thực tế. Số liệu này là hồi chuông báo động với thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin Việt Nam. Viện Chiến lược Công nghệ thông tin đã đưa ra một con số thống kê đáng giật mình. Chỉ khoảng 15% sinh viên ra trường có thể làm việc ngay, số còn lại phải được đào tạo lại. Nghiêm trọng hơn, 72% sinh viên ngành Công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành. 100% không hiểu rõ về lĩnh vực hành nghề. Nguyên nhân dẫn đến những con số đáng báo động này là do hai nguyên nhân. Thứ nhất, đa số sinh viên ngành công nghệ thông tin thực hành trên “giấy” chứ không phải trên “máy”. Hơn nữa, học về máy tính và công nghệ ở nước ngoài có ba ngành để lựa chọn: kỹ thuật máy tính (học về phần cứng), khoa học máy tính (học về phần mềm) và công nghệ thông tin (học về cách truyền đạt, kết nối và xử lý thông tin). Nhưng, sinh viên Việt Nam phải học hết kiến thức của ba ngành này với rất ít giờ thực hành. Do đó, sinh viên khó có thể nhớ hết được lượng kiến thức khổng lồ đó và không nắm rõ về nghề nghiệp tương lai của mình. Ngoại ngữ là một kỹ năng bắt buộc phải có đối với nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin. Bởi đa số các tài liệu, văn bản hướng dẫn kỹ thuật, phần mềm ứng dụng đều bằng tiếng Anh. Hơn nữa, Việt Nam hiện nay là một đối tác đầu tư chiến lược lớn của nhiều quốc gia. Nên, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng. Thế nhưng, đây lại là rào cản lớn nhất với nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin Việt Nam. Theo khảo sát của JobStreet.com năm 2015, chỉ 5% lao động ra trường tự tin với khả năng tiếng Anh. Đây là một yếu điểm của sinh 3
  11. viên ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam. Và là một trở ngại lớn của Việt Nam khi tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang sục sôi trên toàn cầu. Nguồn nhân lực CNTT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền CNTT nước ta. Trong suốt thời gian qua, việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được khuyến khích mở rộng, nhiều chương trình đào tạo quốc tế đã được đưa vào Việt Nam dưới hình thức liên kết, hợp tác đào tạo, các loại hình đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú. Số lượng nhân lực CNTT và sử dụng nguồn nhân lực CNTT đã tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT hiện nay còn nhiều bất cập, tình trạng “thừa về số lượng, yếu về chất lượng” vẫn là bài toán khó hiện nay. Số lượng sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường lớn nhưng còn thiếu nhiều kiến thức và khả năng tư duy, làm việc độc lập, chưa đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng và sử dụng. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở nước ta chưa cao, khả năng trình bày, làm việc theo nhóm, cập nhật công nghệ mới và chuyên môn còn yếu. Từ những lý do phân tích ở trên, việc thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ” là vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho các biện pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện Khoa học và Công nghệ (Học viện). 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo tại các trường đại học, học viện. Tùy vào từng mục đích, hướng nghiên cứu của mỗi cá nhân, các tác giả có những quan điểm, cách nhìn khác nhau. Trên thế giới: Quản lý hoạt động đào tạo là khâu then chốt nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nói chung và các trường đại học, học viện nói riêng. Bản chất của hoạt động đào tạo là quá trình truyền 4
  12. đạt và kế thừa kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người. Cũng như các hoạt động khác, quản lý đào tạo cũng phải thực hiện đầy đủ các chức năng chung của quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra, kiểm soát. Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” của nhóm tác giả Harald Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich đã đề cập đến chức năng lập kế hoạch là một trong những chức năng mà người quản lý phải thực hiện, và cũng đã phân tích rõ vai trò, ý nghĩa của các chức năng khác. Mỗi chức năng là một cá thể không thể thiếu trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý hoạt động đào tạo nói riêng [38]. Những mô hình đổi mới, tầm quan trọng của xây dựng chiến lược, người dẫn đầu sự thay đổi, những thách thức của thông tin, năng suất lao động trí thức và sự quản lý bản thân - những vấn đề nóng bỏng, thách thức của công tác quản lý trong lương lai được tác giả Peter F. Drucker viết rất rõ trong cuốn “Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI” [41]. Tác giả Robert J. Marxano đã viết trong cuốn “Nghệ thuật và khoa học dạy học”: Một nền giáo dục tiên tiến không đặt trọng tâm vào việc giúp người đọc tiếp thu các tri thức khoa học mà nhà trường đưa lại cho họ. Ngược lại, mục tiêu của nền giáo dục đó là giúp người học nhận ra được những năng lực trí tuệ của mình để đi tìm tiếp những lời giải cho những vấn đề chưa hẳn hoàn toàn đã biết theo con đường phù hợp nhất với năng lực trí tuệ của cá nhân [40]. Tác giả muốn nói đến vai trò của người thầy - như là một người nghệ sĩ đa tài, linh hoạt, vừa nghệ thuật lại vừa khoa học để làm sao thổi được ngọn lửa đam mê vào học trò để học trò tự tìm được hướng đi cho chính mình. Ở Việt Nam: Trong tác phẩm “Lý luận đại cương về quản lý” của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cũng đề cập đến vấn đề quản lý là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động đào tạo của một cơ sở đào tạo, nó thể hiện hiệu quả và chất lượng đào tạo của cơ sở đó [20]. 5
  13. Hơn lúc nào hết, giáo dục - đào tạo luôn là vấn đề nóng bỏng, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội nói chung và các nhà nghiên cứu giáo dục học nói riêng. Nhà khoa học giáo dục Đặng Quốc Bảo quan niệm “Bất kỳ ai cũng là người làm giáo dục, giáo dục để nâng cao trình độ cho chính bản thân mình, cho con cháu mình và cho xã hội”, “nhà trường tồn tại vĩnh viễn trong giáo dục, bởi vì người ta đến trường là để học “tư duy”, nếu chỉ cần học sự kiện thì ngồi nhà cũng có thể học bằng Google” [31]. Ông có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà trường, các cơ sở giáo dục - đào tạo như: “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”; “Một số vấn đề lý luận và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục”; “Một số lý luận và thực tiễn”; “Vấn đề và giải pháp”; “Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường” [2,3,4,5,6]. Quản trị các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn là xu thế tất yếu của cả hệ thống giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với các trường đại học, các học viện đào tạo sau đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo tác giả Nguyễn Đức Chính thì: Hệ thống quản trị tạo ra chất lượng của cơ sở giáo dục - đó là bản chất của quản trị chất lượng như một phương thức quản lý. Quản trị chất lượng là tất cả mọi người cùng tham gia vào hoạt động giáo dục của cơ sở chứ không chỉ cán bộ quản lý [24]. Nguyễn Đức Chính đã nghiên cứu và biên soạn tác phẩm “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học”, tác giả đã phân tích cơ sở khoa học về tiêu chí đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo bậc đại học [7]. Ngoài ra, cuốn “Quản lý chất lượng giáo dục đại học” của Phạm Thành Nghị cũng rất thiết thực về các vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng trong giáo dục đại học của các nước trên thế giới và đưa ra các khuyến nghị trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở nước ta [26]. Tổng kết của các công trình nghiên cứu về giáo dục, UNESCO khẳng định: Quản lý là một khâu cấu thành chất lượng của hệ thống giáo dục quốc dân (mô hình CIMO) [25]. 6
  14. Đối với lĩnh vực về CNTT trong quản lý đào tạo có luận văn của tác giả Nguyễn Hồng Việt đã phân tích những rào cản ứng dụng CNTT trong đào tạo nguồn nhân lực tại Học viện Khoa học và Công nghệ [37]. Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo đội ngũ giảng viên ngành CNTT có công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Như Quỳnh, luận văn được phân tích và làm rõ thực trạng đội ngũ giảng viên của Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông tại Học viện [29]. Đối với lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo có luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Vân, công trình nghiên cứu là bức tranh tổng quát khá rõ nét về quản lý hoạt động đào tạo tại Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay. Tác giả phân tích rất rõ thực trạng quản lý hoạt động đào tạo và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đào tạo tại Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh [33]. Trên thực tế, ở nước ta có rất nhiều công trình luận văn, luận án đề cập đến lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo. Các nội dung nghiên cứu chủ yếu là quản lý hoạt động đào tạo nghề; quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; quản lý hoạt động đào tạo theo tín chỉ; quản lý hoạt động đào tạo theo phương thức liên kết; quản lý hoạt động đào tạo hệ trung cấp, hệ vừa học vừa làm, … Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ nói chung và ngành CNTT nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện Khoa học và Công nghệ” là rất mới mẻ và cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phù hợp với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Học viện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT của Học viện. Từ đó đề xuất một số biện pháp về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. 7
  15. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ. - Phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. - Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về địa bàn: Học viện Khoa học và Công nghệ. - Về khách thể điều tra khảo sát: Lãnh đạo các Khoa, cán bộ quản lý, giảng viên khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông, chuyên viên tham gia công tác quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Tra cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các văn kiện, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Ngành,... về quản lý hoạt động đào tạo sau đại học nói chung và trình độ Thạc sĩ nói riêng. - Phân tích, đánh giá tình hình quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Học viện, các công tình nghiên cứu có liên quan ở trong nước và nước ngoài làm cơ sở cho việc xây dựng khung lý thuyết của đề tài, định hướng cho nghiên cứu thực tiễn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản giúp cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài. 8
  16. - Phương pháp phỏng vấn sâu mang đến nhiều thông tin đa chiều giúp việc nghiên cứu đề tài mang tính khách quan và thực tiễn. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm làm rõ một số vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết dùng để tổng hợp những đánh giá định lượng và định tính về các kết quả nghiên cứu thực trạng các vấn đề liên quan. - Phương pháp xử lý số liệu bằng các phép tính thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn được nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT (các khái niệm, đặc điểm quản lý đào tạo trình độ Thạc sĩ) cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT. Từ đó, xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn sẽ phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. Trong đó, nêu rõ tính đặc thù của Học viện về hoạt động đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Hơn nữa, qua nghiên cứu sẽ phân tích thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo, thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo, thực trạng quản lý phương thức tổ chức đào tạo, thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên và thực trạng về quản lý học viên, chỉ rõ những ưu điểm, những bất cập của vấn đề quản lý đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT để có những đánh giá chính xác làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp mang tính khả thi. Với hy vọng kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác quản lý đào tạo, giảng viên của Học viện trong quá trình tác nghiệp. 9
  17. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, và được trình bày chi tiết, rõ ràng qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ Chương 3: Một số biện pháp trong quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ. 10
  18. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Hoạt động đào tạo Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động đào tạo, tùy thuộc vào quan điểm và cách nhìn của các nhà nghiên cứu. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” [19]. Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, với một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo... (theo Wikipedia - https://vi.wikipedia.org/wiki). Tác giả Đặng Thành Hưng quan niệm: Đào tạo là cơ cấu, quá trình quyết định mang lại cho giáo dục tính tổ chức, kế hoạch, hướng đích và điều khiển được [16, tr 289]. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân cho rằng: “Hoạt động đào tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp người học chiếm lĩnh được một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến một mặt nào đó của cuộc sống” [33, tr 22]. 11
  19. Hoạt động đào tạo là một hoạt động xã hội đặc biệt, là đặc trưng của giáo dục (nghĩa rộng), mà ở đó thế hệ sau được thế hệ trước truyền lại các kỹ năng trong các công việc cụ thể như trồng lúa, làm đường, khâu vá quần áo,… dần dần theo sự phát triển của xã hội các kỹ năng cũng trở nên phong phú hơn, hiện đại hơn, có thể lập trình các phần mềm trên máy tính, thời trang may mặc,… cũng là những kỹ năng có được qua quá trình hoạt động đào tạo. Như vậy các kỹ năng thường được đúc kết từ hai yếu tố là tri thức cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn. Trên cơ sở tham khảo và kế thừa quan niệm của các tác giả đi trước, chúng tôi cho rằng: Hoạt động đào tạo là sự thống nhất giữa quá trình dạy và học được tổ chức trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó quy trình của hoạt động, cấu trúc, trình độ được quy định cụ thể từ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, tổ chức đào tạo đến cơ sở vật chất,… nhằm đáp ứng mục đích là truyền tải những thông điệp về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn cả về thực hành và lý thuyết. Bên cạnh đó là sự rèn giũa, nâng cao năng lực, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cần thiết cho người được đào tạo có đủ “đức và tài” để tự tin bước vào cuộc sống, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. 1.1.2. Quản lý hoạt động đào tạo * Quản lý Quản lý là hoạt động thiết yếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở bất kỳ một tổ chức, tập thể, thậm chí trong một gia đình nhỏ đều có sự hiện diện của hoạt động quản lý. Chức năng của quản lý là điều hành, phân công, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện và tổ chức thực hiện. Theo Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [dẫn theo 27]. Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” [dẫn theo 27]. 12
  20. Còn nhóm tác giả H. Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich cho rằng: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm tổ chức [38]. Theo quan điểm của Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [8, tr52]. Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, chỉ đạo và kiểm tra” [20, tr 9]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển” [2]. Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [18, tr 47]. Theo chúng tôi khái niệm quản lý có thể được hiểu: “Quản lý là một hoạt động vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa học mà ở đó chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”. * Các chức năng của quản lý - Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản, đầu tiên của hoạt động quản lý. Đây là công việc của nhà quản lý và ở mọi lĩnh vực. Lập kế hoạch bao gồm việc xác định mục tiêu hoạt động của đơn vị, đưa ra các biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. - Chức năng tổ chức: Trong hoạt động quản lý chức năng tổ chức là quá trình cung cấp đầy đủ nhân lực (số lượng, chất lượng) cũng như cơ chế phát huy tối đa sức mạnh nhân lực nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0