Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận
lượt xem 5
download
Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường PTDTNT, đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận, góp phần vào việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐÀNG QUANG LINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NINH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐÀNG QUANG LINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NINH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI TS. PHAN TRẦN PHÚ LỘC BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023. Luận văn sử dụng nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã được tổng hợp và xử lí. Các tài liệu sử dụng trong Luận văn được trích dẫn đầy đủ, chính xác và được ghi trong danh mục Tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trên tạp chí khoa học dưới bất kỳ hình thức nào./. Bình Dương, tháng 11 năm 2023 Tác giả luận văn Đàng Quang Linh i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá học tập lớp Cao học, chuyên ngành Quản lý giáo dục, trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình từ Quý thầy, cô giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai (Người hướng dẫn khoa học 1), Tiến sĩ Phan Trần Phú Lộc (Người hướng dẫn khoa học 2), người đã tận tâm chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Văn Trung, Nguyên Giám đốc Học viện Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một, thầy rất nhiệt tình và truyền đạt Chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa học giúp cho học viên biết cấu trúc cách viết một bài báo khoa học và cách viết Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của 5 trường phổ thông dân tộc nội trú: PTDTNT THCS Ninh Phước, PTDTNT THCS Ninh Sơn, PTDTNT THCS Thuận Bắc, PTDTNT Pi Năng Tắc và PTDTNT THPT Ninh Thuận đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài Luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn tốt nghiệp, bản thân đã rất nỗ lực nhưng chắc chắn Luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của Quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 11 năm 2023 Tác giả luận văn Đàng Quang Linh ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ xi DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... xiii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .........................................................................3 3.1. Khách thể nghiên cứu: ....................................................................................3 3.2. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................4 5. Giả thuyết khoa học...................................................................................................4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................5 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ....................................................................5 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .....................................................5 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................5 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ......................................................................5 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động ............................6 7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ..............................................................................6 8. Đóng góp của đề tài luận văn....................................................................................7 9. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ .................................................................................................................................8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...............................................................................8 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................8 iii
- 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................9 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.....................................................................12 1.2.1. Khái niệm trường thổ thông dân tộc nội trú ..............................................12 1.2.2. Khái niệm hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú .............................................................................................12 1.2.2.1. Khái niệm giáo dục................................................................................12 1.2.2.2. Khái niệm văn hóa, văn hóa dân tộc .....................................................12 1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ..........................................................................13 1.3. Lý luận về giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ..................................................................................................................................14 1.3.1. Đặc điểm của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ........................14 1.3.2. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú .............................................................................................16 1.3.3. Mục tiêu giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ...............................................................................................................17 1.3.4. Nội dung giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ...............................................................................................................18 1.3.5. Phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú......................................................................................22 1.3.5.1. Phương pháp giáo dục ..........................................................................22 1.3.5.2. Hình thức giáo dục ................................................................................23 1.3.6. Điều kiện giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ...............................................................................................................24 1.3.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú .................................................................26 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú ...............................................................................26 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú .................................................................26 iv
- 1.4.2. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ..........................................................................................................28 1.4.3. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ..................................................................................28 1.4.4. Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm ........................................................................................................29 1.4.5. Quản lý các điều kiện giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú .............................................................................................30 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú .....................................................31 1.5.1. Yếu tố khách quan.......................................................................................31 1.5.2. Yếu tố chủ quan...........................................................................................34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NINH THUẬN.........................................................................................36 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục của tỉnh Ninh Thuận ............................................................................................................................36 2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội và văn hóa tỉnh Ninh Thuận ..........................36 2.1.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội .......................................................36 2.1.1.2. Kinh tế - xã hội ......................................................................................37 2.1.2. Tình hình giáo dục, đào tạo của tỉnh Ninh Thuận ...................................38 2.1.3. Khái quát về các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận .....38 2.1.4. Vài nét về văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận .................41 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận .................42 2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................42 2.2.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................42 2.2.3. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng và đối tượng khảo sát ...................43 2.2.4. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ................................................................45 2.2.5. Qui ước thang đo.........................................................................................46 v
- 2.3. Thực trạng về hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận ..............................................................47 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú .......47 2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú .......................................................................................................................................47 2.3.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ý nghĩa giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú .........................49 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú .......................................................................50 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú.......................................................................51 2.3.4. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú ................................................52 2.3.4.1. Phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ..........................53 2.3.4.2. Hình thức giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ................................54 2.3.5. Thực trạng điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú .................................................................56 2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ....................................................57 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận .................................................59 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ....................................................................................................59 2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động dạy học .......................................................................................60 2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp .................................................................62 vi
- 2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm .....................................................................................64 2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.................................................................................66 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú.................................67 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận .................70 2.6.1. Ưu điểm .......................................................................................................70 2.6.2. Hạn chế ........................................................................................................71 2.6.3. Nguyên nhân ...............................................................................................71 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NINH THUẬN ..................................................................................................73 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .......................................................................................73 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................................74 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện .......................................74 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển.........................................75 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................75 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...............................................................75 3.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận ..........................................75 3.3.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục văn hóa dân tộc cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ......................................................................................76 3.3.1.1. Mục đích biện pháp ...............................................................................76 3.3.1.2. Nội dung biện pháp ...............................................................................76 3.3.1.3. Cách thức tiến hành ..............................................................................76 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện................................................................................77 3.3.2. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh qua các môn học, giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, sinh hoạt chủ nhiệm......................................................................................................................78 vii
- 3.3.2.1. Mục đích biện pháp ...............................................................................78 3.3.2.2. Nội dung biện pháp ...............................................................................78 3.3.2.3. Cách thức tiến hành ..............................................................................79 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện................................................................................80 3.3.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú ...........................................80 3.3.3.1. Mục đích biện pháp ...............................................................................80 3.3.3.2. Nội dung biện pháp ...............................................................................80 3.3.3.3. Cách thức tiến hành ..............................................................................81 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện................................................................................82 3.3.4. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để thực hiện tốt hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh .......................................................................82 3.3.4.1. Mục đích biện pháp ...............................................................................82 3.3.4.2. Nội dung biện pháp ...............................................................................83 3.3.4.3. Cách thức tiến hành ..............................................................................83 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện................................................................................84 3.3.5. Tăng cường bố trí kinh phí, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ...............................................................................................................84 3.3.5.1. Mục đích biện pháp ...............................................................................84 3.3.5.2. Nội dung biện pháp ...............................................................................84 3.3.5.3. Cách thức tiến hành ..............................................................................85 3.3.5.4. Điều kiện thực hiện................................................................................85 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp.........................................................................85 3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................86 3.5.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................86 3.5.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................86 3.5.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................86 3.5.4. Quy trình khảo sát .......................................................................................86 3.5.5. Mẫu khảo sát ...............................................................................................87 3.5.6. Quy ước thang đo ........................................................................................88 viii
- 3.5.7. Kết quả khảo sát tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp .....88 3.5.7.1. Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức về giáo dục văn hóa dân tộc cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh” .......................................................88 3.5.7.2. Biện pháp 2: “Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh qua các môn học, giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, sinh hoạt chủ nhiệm”. ................................................................89 3.5.7.3. Biện pháp 3: "Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú"..........90 3.5.7.4. Biện pháp 4: “Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để thực hiện tốt hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh” .....................................91 3.5.7.5. Biện pháp 5: “Tăng cường bố trí kinh phí, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú” .............................................................92 3.5.8. Đánh giá chung ...........................................................................................93 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................96 1. Kết luận ....................................................................................................................96 2. Khuyến nghị .............................................................................................................97 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ....................................................................97 2.2. Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú ..............................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................98 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .........................................................100 PHỤ LỤC ...................................................................................................................101 ix
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lí 2 ĐLC Độ lệch chuẩn 3 GD Giáo dục 4 GDĐT Giáo dục và Đào tạo 5 GDVHDT Giáo dục văn hóa dân tộc 6 GV Giáo viên 7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 8 HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 HS Học sinh 10 PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú 11 QLGD Quản lý giáo dục 12 TB Trung bình 13 THCS Trung học cơ sở 14 THPT Trung học phổ thông 15 VHDT Văn hóa dân tộc x
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1. Thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL, GV các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận ______________________________________________________________39 Bảng 2. 2. Chất lượng giáo dục 2 mặt ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận _____40 Bảng 2. 3. Bảng thống kê số lượng khảo sát ________________________________43 Bảng 2. 4. Đặc điểm CBQL và GV được khảo sát ____________________________43 Bảng 2. 5. Đặc điểm học sinh được khảo sát ________________________________44 Bảng 2. 6. Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo _________________________46 Bảng 2. 7. Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo công tác quản lý ______________46 Bảng 2. 8. Quy ước mức đánh giá, phân tích số liệu __________________________47 Bảng 2. 9. Ý kiến của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động GDVHDT cho học sinh trường PTDTNT __________________________________________________48 Bảng 2. 10. Ý kiến của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHDT cho học sinh _____________________________________________________________48 Bảng 2. 11. Ý kiến của CBQL, GV, HS về ý nghĩa GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận. ______________________________________________49 Bảng 2. 12. Ý kiến CBQL, GV, HS về thực trạng thực hiện mục tiêu GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận ________________________________50 Bảng 2. 13. Thực trạng nội dung GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận __________________________________________________________51 Bảng 2. 14. Thực trạng phương pháp GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận ______________________________________________________53 Bảng 2. 15. Thực trạng hình thức GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT ___54 Bảng 2. 16. Thực trạng điều kiện thực hiện GDVHDT cho học sinh trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận ______________________________________________________56 Bảng 2. 17. Ý kiến của CBQL, GV, HS về thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh kết quả GDVHDT cho HS trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận _________________________58 Bảng 2. 18. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh trường PTDTNT ___________________________________59 xi
- Bảng 2. 19. Thực trạng quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh thông qua hoạt động dạy học tại trường PTDTNT ________________________________________61 Bảng 2. 20. Thực trạng quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh thông qua các HĐNGLL ___________________________________________________________62 Bảng 2. 21. Thực trạng quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm ___________________________________________________________64 Bảng 2. 22. Thực trạng quản lý các điều kiện GDVHDT cho học sinh trường PTDTNT ___________________________________________________________________66 Bảng 2. 23. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận ____________________________68 Bảng 3. 1: Các mức độ khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................................................................................................................................86 Bảng 3. 2. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ......................................................................87 Bảng 3. 3. Quy ước thang đo kết quả khảo sát..............................................................88 Bảng 3. 4. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1 ....................88 Bảng 3. 5. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 2 ....................89 Bảng 3. 6. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 3 ....................90 Bảng 3. 7. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 4 ....................91 Bảng 3. 8. Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 5 ....................93 Bảng 3. 9. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......................................................................................................................................94 xii
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Tháp Hòa Lai TK IX – Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016 _____________34 Hình 2. Tháp Po Klong Garai (TK XIII)– Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016 _____34 Hình 3. Tháp Pô Rômê (TK XVII) – Di tích quốc gia năm 1992 ________________35 Hình 4. Vịnh Vĩnh Hy-Di tích danh thắng cảnh quốc gia năm 2020 _____________35 Hình 5. Nghi lễ Bỏ mả của người Raglai Ninh Thuận-Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018 ________________________________________________________36 Hình 6. Di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đã được ghi danh vào Danh sách Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO năm 2022 ____________36 Hình 7. Sản phẩm gốm Bàu Trúc ________________________________________37 Hình 8. Một số hoạt động Lễ hội Katê của đồng bào dân tộc Chăm Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017 ______________________________________________38 Hình 9. Các cô gái Chăm múa trong Lễ hội Katê ____________________________39 Hình 10. Ảnh rước y trang nữ thần lên tháp Po Klong Garai __________________39 Hình 11. Tháp Po Klong Garai trong dịp lễ hội Katê _________________________40 Hình 12. Các cô gái Chăm với điệu múa truyền thống trong dịp lễ hội Katê tại tháp 40 Hình 13. Các cô gái Chăm với điệu múa truyền thống trong dịp lễ hội Katê tại tháp 41 xiii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây dựng được nền văn hóa phong phú, đa dạng, mang tính đặc trưng và độc đáo. Các giá trị văn hóa ấy được tạo nên từ các hoạt động vật chất và tinh thần của mỗi con người Việt Nam qua lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc. Đã góp phần khẳng định với các quốc gia, các dân tộc khác trên thế giới một đất nước, một dân tộc Việt Nam có ý chí mạnh mẽ, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm; cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó trong quá trình học tập, lao động. Góp phần hình thành nên nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (VHDT) của Việt Nam, còn có sự đóng góp của văn hóa 54 dân tộc anh em trên dãi đất hình chữ S. Mỗi dân tộc đều có bản sắc đặc trưng riêng của mình và chính sự thống nhất, hòa quyện vào nhau của các giá trị văn hóa 54 dân tộc ấy đã tạo ra một dân tộc Việt Nam có văn hóa đặc trưng và độc đáo. Hiện nay, quá trình hội nhập và phát triển của đất nước diễn ra mạnh mẽ, từ đó, những luồng văn hóa ngoại lai ngày càng xâm nhập sâu rộng vào đời sống xã hội. Bên cạnh những giá trị văn hóa mới mang tính tích cực thì cũng có nhiều giá trị văn hóa tiêu cực gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hóa truyền thống. Lối sống cá nhân, ích kỉ, tự tư, tự lợi ngày càng làm phai mờ nét đẹp “lá lành đùm lá rách”, những sản phẩm văn hóa phẩm đồi trụy, các trang web đen tràn lan trên mạng internet, những phim ảnh đầy cảnh bạo lực đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của thế hệ trẻ, làm gia tăng các loại tội phạm trong xã hội, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên. Đáng chú ý và lo ngại là nguy cơ phai mờ, biến dạng bản sắc VHDT. Do vậy, việc giáo dục VHDT cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tục thực hiện thường xuyên và lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong công cuộc xây dựng đất nước, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X (2006) của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, 1
- gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Ngày 12/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1909/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, trong đó nêu rõ mục tiêu chung: “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường, trong đó nêu rõ “Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên về tình cảm, tình yêu quê hương đất nước; bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng các dân tộc; xây dựng, phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam”. Như vậy, xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và qui định trong các văn bản pháp lý. Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, nhiệm vụ giáo dục văn hóa dân tộc được quy định rõ tại Điều 14, Khoản 1, 2: “1. Trường PTDTNT tổ chức các hoạt động giáo dục quy định tại Điều lệ trường trung học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường các kỹ năng cho học sinh dân tộc nội trú; 2. Hoạt động giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT bao gồm các hoạt động giáo dục về văn hóa các dân tộc, nghề truyền thống, giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh dân tộc nội trú”. 2
- Tại Ninh Thuận, các trường phổ thông nói chung và trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) nói riêng đã triển khai giáo dục văn hóa dân tộc (GDVHDT) cho học sinh và đạt được một số kết quả tích cực nhất định. Hầu hết các trường đều có tổ chức tích hợp nội dung GDVHDT cho học sinh qua các môn học, qua giáo dục kĩ năng sống. Tuy nhiên, giáo dục văn hóa dân tộc còn chưa được quan tâm đúng mức, thường xuyên; việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể trong trường học thiếu chặt chẽ; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở một số nơi còn bất cập, thiếu hấp dẫn. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường về giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh chưa cụ thể, nội dung và hình thức tổ chức giáo dục còn hạn chế, chưa đạt kết quả tốt. Xuất phát từ những lý do trên và mong muốn của bản thân tìm được biện pháp cần thiết, khả thi để quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi chọn đề tài nghiên cứu về "Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường PTDTNT, đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận, góp phần vào việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý các hoạt động giáo dục cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận. 3
- 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận. Chủ thể quản lý là hiệu trưởng trường PTDTNT. - Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng tại 05 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận gồm: Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Trung học cơ sở (THCS) Ninh Sơn, Trường PTDTNT THCS Ninh Phước, Trường PTDTNT THCS Thuận Bắc, Trường PTDTNT Pi Năng Tắc và Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận. - Phạm vi về thời gian: Tiến hành khảo sát thực trạng từ năm học 2021-2022 đến năm học 2022-2023. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận đã đạt được một số kết quả nhất định về hình thức tổ chức, chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục qua các môn học và hoạt động giáo dục khác. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được chú trọng, còn hạn chế, bất cập về thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh. Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận thì người nghiên cứu có thể đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận có tính cần thiết và khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Ninh Thuận. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc và quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trường phổ thông dân tộc nội trú. - Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc và quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận. - Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận. 4
- 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu phối hợp sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng để nghiên cứu tài liệu như: sách, giáo trình, báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, đề tài, luận văn, các văn kiện của Đảng và Nhà nước…để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong đề tài này tác giả sử dụng nhiều nhất là phương pháp đọc tài liệu liên quan đến đề tài này với phân tích - tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu. Từ đó, hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Sử dụng phiếu hỏi để ghi nhận những đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú. Người nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp này để khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Nội dung: Trong đề tài này người nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn với số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của 05 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận phù hợp, phản ánh được tổng thể. Cách thức tiến hành: Trong đề tài sử dụng bảng hỏi cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 05 trường phổ thông dân tộc nội trú. Sau khi đã chọn được mẫu, tiến hành phát phiếu khảo sát. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích: Lấy ý kiến trực tiếp của các nhà quản lý giáo dục và giáo viên về thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận nhằm so sánh, đối chiếu với dữ liệu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 98 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 51 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn