intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

18
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông cho các em HS THPT, giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông trong lứa tuổi HS THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN TRUNG HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CHA MẸ HỌC SINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ - BÌNH DƯƠNG - 2022
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN TRUNG HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CHA MẸ HỌC SINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ:8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HẢO BÌNH DƯƠNG - 2022 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bình Dương, ngày tháng năm 2022 (Ký tên và ghi rõ họ tên) i
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy/ Cô trong trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình tham gia học tập, cũng như thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hảo, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện khảo sát thực trạng cũng như khảo sát các biện pháp quản lý cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, tập thể các anh chị em, bạn bè trong lớp đã chia sẻ, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm 2022 (Ký tên và ghi rõ họ tên) ii
  5. TÓM TẮT Công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình đào tạo nói chung và công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nói riêng. Đây là hoạt động khó khăn, phức tạp đòi hỏi có sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường đến từng cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường cùng lực lượng CMHS và toàn xã hội. Vì vậy nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay là việc làm cấp thiết. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và khảo sát thực trạng về công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu lý luận đã trình bày rõ những khái niệm, nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cũng như trong công tác quản lý hoạt động này. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu thực tiễn cũng chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục như: - Nhận thức của một bộ phận CMHS và HS các nhà trường THPT chưa thực sự đúng đắn và sâu sắc về tầm quan trọng cũng như vai trò của việc phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS các nhà trường THPT; - Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp CMHS trong GD ATGT cho HS các nhà trường còn mang nặng tính hính thức, chưa đánh giá đúng thực trạng GD ATGT cũng như hiệu quả hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS trong các nhà trường; - Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và CMHS trong GD ATGT cho HS tuy đã có tác động tốt đến HS nhưng chưa được tổ chức thường xuyên, gắn kết. iii
  6. Qua đó, người nghiên cứu đã đề xuất được 4 biện pháp mang tính khả thi và cần thiết khi vận dụng vào trong thực tế, góp phần nâng cao kết quả trong công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cụ thể: - Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CMHS về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Phát huy vai trò tích cực nòng cốt của lực lượng nhà trường trong tổ chức hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Tổ chức đa dạng hóa các loại hình phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm huy động nguồn lực CMHS thực hiện hoạt động phối hợp GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương phù hợp, hiệu quả. iv
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... xi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4 8. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 5 9. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CHA MẸ HỌC SINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........ 7 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 7 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục pháp luật an toàn giao thông .................................. 7 1.1.2. Nghiên cứu về phối hợp các lực lượng giáo dục .......................................... 9 1.1.3. Nghiên cứu về hoạt động phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh ............................................. 12 1.1.4. Nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thôg cho học sinh .................... 13 1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................... 14 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục ........................................................................... 14 1.2.2. An toàn giao thông, giáo dục an toàn giao thông ....................................... 16 1.2.3. Phối hợp các lực lượng trong giáo dục ....................................................... 18 1.2.4. Hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ................................................................................................ 18 1.2.5. Quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn cho học sinh .................................................................................................. 19 1.3. Hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ............................................ 20 1.3.1. Đặc điểm của học sinh Trung học phổ thông ............................................. 20 1.3.2. Mục tiêu của hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THPT ........................................... 21 v
  8. 1.3.3. Nội dung hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ........................ 22 1.3.4. Hình thức, phương pháp của hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông .............................................................................................................. 24 1.4. Nội dung quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ........................ 26 1.4.1. Kế hoạch hóa hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ............. 26 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ............. 27 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông .............................................................................................................. 30 1.4.4. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phối hợp lực lượng cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ............................................................................................. 31 1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông .......................................................................................................................... 35 1.5.1. Nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ........................................................................... 35 1.5.2. Nhận thức của Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của hoạt động hoạt động phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ................... 35 1.5.3. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ................................................................................. 36 1.5.4. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ................................................. 36 1.5.5. Học sinh nhà trường trung học phổ thông .................................................. 37 1.5.6. Môi trường giao thông ................................................................................ 37 1.5.7. Nhận thức của cha mẹ học sinh (ban đại diện cha mẹ học sinh) ................ 38 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 40 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CHA MẸ HỌC SINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............ 41 vi
  9. 2.1. Khái quát cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và tình hình chấp hành giao thông tại thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương .............................................. 41 2.1.1.Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Bình Dương và thành phố Thủ Dầu Một. ........................................................................................................ 41 2.1.2. Tình hình chấp hành Luật giao thông đường bộ ở thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. ........................................................................................ 42 2.2. Khái quát các trường Trung học phổ thông được lựa chọn khảo sát ................. 44 2.2.1. Giới thiệu 05 trường Trung học phổ thông công lập được lựa chọn khảo sát ................................................................................................................. 44 2.2.2. Đặc điểm giao thông quanh 05 trường được khảo sát ................................ 47 2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................... 49 2.3.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 49 2.3.2. Khách thể khảo sát ...................................................................................... 49 2.3.3. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 50 2.3.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 51 2.4. Thực trạng hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.............................................................. 52 2.4.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường ...................... 52 2.4.2. Thực trạng triển khai mục tiêu tổ chức phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ..................... 54 2.4.3. Thực trạng nội dung hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ..................................... 56 2.4.4. Thực trạng hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương........................................................................................................... 58 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ................................................. 62 2.5.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ................................................................................... 62 vii
  10. 2.5.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ........................... 63 2.5.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 65 2.5.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 68 2.5.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .................... 70 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ....... 72 2.7. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ............................... 75 2.7.1. Điểm mạnh .................................................................................................. 75 2.7.2. Điểm hạn chế .............................................................................................. 75 2.7.3. Nguyên nhân của thực trạng ....................................................................... 77 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 78 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CHA MẸ HỌC SINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............ 79 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................ 79 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.......................................... 81 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 81 3.2.2. Biện pháp 2: Phát huy vai trò tích cực nòng cốt của lực lượng nhà trường trong tổ chức hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo viii
  11. dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ............................................ 82 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng hóa các loại hình phối hợp cha mẹ học sinh trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông ............................................................................................. 85 3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm huy động nguồn lực cha mẹ học sinh thực hiện hoạt động phối hợp giáo dục an toàn giao thông ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương phù hợp, hiệu quả ........................................................... 86 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 88 3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .................................. 88 Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 97 1. Kết luận ................................................................................................................. 97 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 101 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 104 ix
  12. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Nội dung ATGT An toàn giao thông CBQL Cán bộ quản lý CMHS Cha mẹ học sinh GD Giáo dục GV Giáo viên HS Học sinh HT Hiệu trưởng THPT Trung học phổ thông TP Thành phố x
  13. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về nhận thức của CBQL, GV, CMHS và HS về GD ATGT trong nhà trường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ....................... 52 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng triển khai mục tiêu tổ chức GD ATGT cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương54 Bảng 2.3. Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện nội dung hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. ...................... 56 Bảng 2.4. Kết quả đánh giá về hình thức tổ chức hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .............................................................................. 59 Bảng 2.5. Kết quả đánh giá thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một ....................................... 62 Bảng 2.6. Kết quả đánh giá việc lập kế hoạch hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương...................................................................................... 63 Bảng 2.7. Kết quả đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .................................................... 66 Bảng 2.8. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .................................................... 68 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thực hiện hoạt động phối hợp các lực lượng CMHS trong hoạt động GD ATGT cho HS các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. ........ 70 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ....................................... 72 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ....... 90 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp .................................. 93 xi
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trên phạm vi toàn cầu, tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho con người. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) và ngân hàng thế giới (WB) thì mỗi năm, thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ và khoảng 50 triệu người khác bị thương trong các tai nạn đó. Hai cơ quan này cảnh báo, nếu chính phủ các nước không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này thì đến năm 2020, tai nạn giao thông sẽ đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong ở người. Tại nước ta, theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người; năm 2018 có 18.700 vụ (giảm trên 1.300 vụ so với năm 2017) làm hơn 8.200 người chết (giảm 35 người) và khoảng 14.800 người bị thương (giảm hơn 2.200 người); năm 2019, tính đến ngày 20/02/2019, cả nước có hơn 1.500 vụ tai nạn xảy ra, làm 728 người chết, bị tương 1137 người. Tuy nhiên, Thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia cho thấy, tai nạn giao thông liên quan trẻ em không ngừng gia tăng. HS Trung học phổ thông (THPT) chiếm tới 90% các vụ TNGT liên quan tới trẻ em trong 3 năm gần đây. Để giải quyết vấn đề ATGT quốc gia thì GD ATGT cho HS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là công tác đang được ngành giáo dục coi trọng. Từ đó sẽ sớm hình cho các em ý thức khi tham gia giao thông, góp phần hình thành văn hóa giao thông. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội như nhà trường, gia đình, Công an, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các lực lượng giáo dục khác. Với mục đích nâng cao hiểu biết về các quy định đảm bảo ATGT, từ năm học 2014 – 2015, Bộ GD&ĐT đã bắt đầu ban hành văn bản chỉ đạo Sở GD&ĐT các địa phương triển khai lồng ghép, tích hợp việc GD ATGT trong môn Giáo dục công dân và các giờ ngoại khóa. Nghị quyết 88/NQ-CP của Chính phủ đề ra với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GD ATGT trong các cơ sở giáo dục. 1
  15. Đối với HS THPT – lứa tuổi mới bắt đầu sử dụng và điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, với nhiều đặc điểm tâm lý khó kiểm soát, cần phải có ý thức tuân thủ pháp luật ATGT và hành vi tham gia giao thông nghiêm túc. Đặc biệt, ở lứa tuổi thích thể hiện mình vượt quá năng lực bản thân, những người xung quanh, mất trật tự an ninh xã hội, và có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Trong hơn 10 năm và đặc biệt là từ sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ, công tác GD ATGT trong nhà trường nói chung và nhà trường THPT nói riêng trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một đã có chuyển biến rõ rệt. Nhiều trường đã có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của cấp ủy, lãnh đạo nhà trường trong công tác GD ATGT và quản lý GD ATGT , nhiều phụ huynh HS cũng đã nhận thức và có trách nhiệm trong việc giáo dục, quản lý HS đối với việc sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông. Ý thức chấp hành các quy định về ATGT trong HSSV đã có những chuyển biến. HS chưa đủ điều kiện sử dụng mô tô, xe gắn máy đến trường đã giảm đáng kể. Trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, nhiều HS THPT đã sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đến trường, tích cực trong việc tham gia tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT khu vực cổng trường và trên địa bàn nơi trường đóng. Mặc dù hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD ATGT tại các trường Trung học phổ thông đã được ngành Giáo dục các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn, các tỉnh phát triển công nghiệp, trong đó có Bình Dương quan tâm. Nhưng trên thực tế, ý thức chấp hành quy định về ATGT của các em HS mới chỉ được thực hiện nghiêm trong phạm vi nhà trường, còn trên các đoạn đường từ nhà tới trường học, tình trạng các em HS vi phạm ATGT như: Chở quá số người quy định, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đi dàn hàng ngang gây cản trở giao thông… vẫn diễn ra khá phổ biến và chưa có biện pháp khắc phục thực sự hiệu quả. Trong đó, nguyên nhân về thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và thiếu sự nêu gương, giám sát của người tham gia giao thông trong xã hội là những nguyên nhân cơ bản nhất. Việc nghiên cứu biện pháp 2
  16. quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn tập trung phân tích và nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định thực trạng công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao ý thức chấp hành ATGT cho các em HS THPT, giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông trong lứa tuổi HS THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 4. Giả thuyết khoa học Các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục ATGT cho HS khá hiệu quả, tuy nhiên so với mục tiêu đề ra còn nhiểu hạn chế, chưa thiết lập và duy trì mối liên hệ giữa gia đình với giáo viên chủ nhiệm trong quản lý học sinh, giám sát học tập, rèn luyện, đồng thời môi trường vật chất, không gian trong lớp học và môi trường vật chất ngoài lớp học trong nhà trường chưa được đầu tư, xây dựng hiện đại, hỗ trợ tốt cho việc giáo dục ATGT. Công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong 3
  17. việc giáo dục ATGT cho HS còn nhiều bất cập trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá và quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động này. Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc giáo dục ATGT cho HS thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc giáo dục ATGT ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự ATGT của các em HS THPT trên địa bàn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Khảo sát, mô tả và đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương của chủ thể quản lý là Hiệu trưởng nhà trường. 6.2. Về khách thể khảo sát: khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, HS, phụ huynh ở 5 trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 6.3. Về thời gian: các số liệu thống kê phục vụ cho khảo sát được thu thập trong 2 năm: năm học 2018-2019, năm học 2019-2020. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài, các văn bản quản lý giáo dục có liên quan đến trường THPT, các văn bản hướng dẫn GD ATGT, Nghị định của Chính phủ, Luật giao thông đường bộ. 4
  18. - Tìm hiểu các tài liệu GD ATGT và các biện pháp GD ATGT của các nước phát triển có hình thái giao thông gần giống nước ta. - Nghiên cứu tài liệu bao gồm nghiên cứu lý thuyết liên quan đến vấn đề quản lý GD ATGT, cụ thể như: khái niệm, vai trò, các thành phần và các bước GD ATGT; các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề GD ATGT. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp thống kê Thu thập thông tin từ các thống kê, sao lưu của Sở GTVT và các Phòng ban ATGT TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. 7.2.2. Phương pháp quan sát - Quan sát hành vi giao thông của HS và CMHS tại các trường THPT trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. - Quan sát trực tiếp các hoạt động GD ATGT của lớp 10 đến lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp một số HT, GV và phụ huynh HS trường THPT trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương 7.2.4. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia, các nhà giáo có kinh nghiệm thực tế và các biện pháp đề xuất. 7.2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu: - Thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lý và phân tích số liệu điều tra và thực nghiệm như tính phần trăm, tính trung bình,…lập các bảng biểu. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý thông tin định tính để phân tích (giải thích, chứng minh,…) nội dung nghiên cứu để làm rõ hơn về thực trạng quản lý hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh trong việc GD ATGT cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 8. Đóng góp của đề tài Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT được hệ thống hóa rõ ràng, cụ thể. Đồng thời, đề tài 5
  19. đã xác định được những hạn chế thiếu sót trong quá trình quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT tại các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, đề tài đã đề xuất được 4 biện pháp quản lý giúp các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh cũng như chất lượng giáo dục nhà trường được đảm bảo. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở trường THPT Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Chương 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hoạt động phối hợp CMHS trong việc GD ATGT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 6
  20. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CHA MẸ HỌC SINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục pháp luật an toàn giao thông Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật ATGT cũng như các chủ trương, nghị quyết, chính sách, kế hoạch của Đảng và Nhà nước về giáo dục Pháp luật ATGT, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong nhà trường. Trong đó kể đến: - Tổ chức y tế thế giới (WHO) Liên hợp quốc đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực ATGT. Một nghiên cứu gần đây của WHO cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tốc độ và số tai nạn giao thông theo đó, nếu giảm tốc độ 5% thì sẽ giảm số tai nạn giao thông nghiêm trọng tới 30% (WHO, 2013). Cũng theo WHO, đội mũ bảo hiểm chất lượng tốt có thể làm giảm 40% khả năng bị chấn thương sọ não khi có tai nạn. Tại các nền kinh tế phát triển, số lượng người thiệt mạng từ tai nạn giao thông có liên quan đến xe máy chiếm khoảng 18% trong tổng số người thiệt mạng, điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của xe máy (vì tỉ lệ sở hữu xe máy tại các quốc gia này rất thấp) (WHO, 2013). - Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, bộ GD&ĐT có trách nhiệm: “Ban hành chương trình giáo dục trật tự ATGT phù hợp trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về trật tự ATGT. Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự ATGT mới từ niên học 2008 – 2009 ở tất cả các cấp học” (Chính phủ, 2007). - Năm 2007, Bộ GD&ĐT ban hành chỉ thị số 52/2007/CTBGDĐT về tăng cường công tác GD ATGT bằng cách đưa giáo dục Luật Giao thông về ATGT vào giảng dạy chính trong nhà trường. Đồng thời sẽ trở thành môn học chính khóa cho HS từ mẫu giáo cho tới HS THPT. “Chỉ đạo hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp quản lý chặt 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2