intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB của Sở GDĐT, đề xuất một số biện pháp giúp quản lý tốt hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB, góp phần đổi mới công tác thanh tra chuyên ngành ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRỊNH VĂN NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 BÌNH DƯƠNG, NĂM 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ____________________________________________________ NH VĂ N NAM TRỊNH VĂN NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRALỘC NINH, NGÀNH CHUYÊN TỈNH BÌNH PHƯỚC VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: CH17QL01 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜIGVHD: HƯỚNGTS.DẪN KHOA Hồ Văn ThôngHỌC: TS. HỒ VĂN THÔNG BÌNH DƯƠNG NĂM 2019 PHẦN I. MỞ ĐẦU BÌNH DƯƠNG, 2 NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một luận văn tốt nghiệp cao học quản lý giáo dục nào. Tác giả xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc, tài liệu có liên quan. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tác giả đã cam đoan ở trên đây. i
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập chương trình Cao học quản lý giáo dục và nghiên cứu Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn giảng viên Chương trình quản lý giáo dục, Phòng Đào tạo sau Đại học, Phòng khoa học, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Chương trình cao học quản lý giáo dục. Xin chân thành cảm ơn Sở GD&ĐT, Phòng TTr-KĐCLGD, các Trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Hồ Văn Thông đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Xin cảm ơn đồng nghiệp, học viên lớp cao học CH17QL01 đã động viên, chia sẻ với tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Bình Phước, tháng 7 năm 2020 Tác giả Trịnh Văn Nam ii
  5. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4 5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 5 7.1. Phương pháp luận .............................................................................................. 5 7.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 8. Đóng góp của đề tài nghiên cứu......................................................................... 8 8.1. Ý nghĩa về mặt lý luận ...................................................................................... 8 8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ................................................................................... 8 9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 8 PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................... 9 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề về quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông ..... 9 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 9 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 10 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 12 1.2.1. Quản lý ......................................................................................................... 12 1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường .......................................................... 14 1.2.3. Thanh tra, kiểm tra ....................................................................................... 15 1.2.4. Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ ................................................................................................................................ 17 1.2.5. Quản lý hoạt động Thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ ..... 18 1.3. Lý luận về hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông................................................................................. 18 1.3.1. Mục đích thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ......................................................................................................... 18 iii
  6. 1.3.2. Nội dung thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ......................................................................................................... 18 1.3.3. Hình thức thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ......................................................................................................... 20 1.3.4. Phương pháp thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông................................................................................................ 20 1.3.5. Hoạt động thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo ........................................ 20 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động thanh tra về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông .............................................................................................. 22 1.4.1. Lập kế hoạch thanh tra ................................................................................. 22 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra .......................................................... 22 1.4.3. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra ............................................................ 23 1.4.4. Kiểm tra công tác thanh tra .......................................................................... 23 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động Thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ ........................................................................................ 24 1.5.1. Yếu tố khách quan ........................................................................................ 24 1.5.2. Yếu tố chủ quan............................................................................................ 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ....................................... 26 2.1. Khái quát tình hình tự nhiên - kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục tỉnh Bình Phước ............................................................................................................ 26 2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước ................. 26 2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Phước ........... 27 2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng..................................................... 31 2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 31 2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 31 2.2.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 31 2.2.4. Công cụ điều tra, khảo sát ............................................................................ 32 2.2.5. Xử lý và đánh giá kết quả điều tra, khảo sát ................................................ 32 2.2.6. Thông tin về đặc điểm, tình hình về mẫu khảo sát....................................... 33 2.3. Thực trạng hình thức hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ........................................................... 35 2.3.1. Thực trạng nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ........................................................................ 35 2.3.2. Thực trạng hình thức hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ........................................................................ 35 iv
  7. 2.3.3. Thực trạng phương pháp thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông .................................................................................... 36 2.3.4. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động thanh tra chuyên ngành công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ...... 37 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................. 40 2.4.1. Thực trạng tổ chức bộ máy, nhân lực làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ........................................ 40 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ...................................................... 43 2.4.3. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ........................................................... 46 2.4.4. Thực trạng kiểm tra hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ........................................................................ 46 2.4.5. Thực trạng xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ................. 47 2.4.6. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông ............................................. 49 2.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................................................................................................................................ 50 2.5.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 50 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................. 51 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ................................................. 57 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ............................................................. 57 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................................... 57 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn............................................................... 58 3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả ..................................................................................... 58 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi .................................................................................... 58 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................................... 58 3.1.6. Nguyên tắc kế thừa và phát triển .................................................................. 58 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................. 58 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông ................................................................................................................ 59 v
  8. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra Sở và đội ngũ cộng tác viên tranh tra ............. 61 3.2.3. Biện pháp 3: Cải tiến hoạt động xây dựng kế hoạch hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông .......... 65 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông ..... 67 3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra việc thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông .......... 72 3.2.6. Biện pháp 6: Đầu tư phương tiện kỹ thuật, kinh phí phục vụ hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông ..... 75 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 77 3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ...... 79 3.4.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 79 3.4.2. Nội dung ....................................................................................................... 79 3.4.3. Phương pháp, đối tượng khảo nghiệm ......................................................... 79 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm.................................................................................... 80 3.4.5. Đánh giá, kết luận về kết quả khảo nghiệm ................................................. 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 84 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 84 2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 85 vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 KTr Kiểm tra 5 ĐLC Độ lệch chuẩn 6 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng 7 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 8 GV Giáo viên 9 HĐQL Hoạt động quản lý 10 KH Kế hoạch 11 KT-XH Kinh tế - Xã hội 12 LLCT Lý luận chính trị 13 QLGD Quản lý giáo dục 14 QLNN Quản lý nhà nước 15 TCCB Tổ chức cán bộ 16 THPT Trung học phổ thông 17 TTB Trị trung bình 18 TTr Thanh tra 19 UBND Ủy ban nhân dân vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên biểu bảng Trang 1 Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp cấp THPT giai đoạn 2016-2019 28 2 Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên cấp THPT giai đoạn 2016-2019 29 3 Bảng 2.3. Cơ sở vật chất cấp THPT giai đoạn 2016-2019 29 Bảng 2.4. Tỷ lệ xếp loại học lực học sinh cấp THPT giai đoạn 2016- 4 30 2019 Bảng 2.5. Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp THPT giai đoạn 5 30 2016-2019 6 Bảng 2.6. Số lượng học sinh giỏi cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2019 30 7 Bảng 2.7. Thang đo TTB và mức độ ý nghĩa của TTB 32 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về thực trạng nội dung thanh tra chuyên 8 34 ngành về công tác TCCB trường THPT Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về thực trạng hình thức thanh tra chuyên 9 35 ngành về công tác TCCB trường THPT. Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng phương pháp thanh tra 10 36 chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT. Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức của đội ngũ 11 CBQL, GV về mục đích của hoạt động TTr chuyên ngành về công 37 tác TCCB trường THPT Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của đội ngũ 12 CBQL, GV về vai trò của hoạt động TTr chuyên ngành về công tác 38 TCCB trường THPT. Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV về 13 cơ quan có thẩm quyền thực hiện TTr chuyên ngành về công tác 39 TCCB trường THPT. 14 Bảng 2.14. Kết quả khảo sát về thực trạng đội ngũ TTr Sở GD&ĐT. 41 viii
  11. Bảng 2.15. Kết quả khảo sát về thực trạng đội ngũ CTV TTr tham 15 42 gia hoạt động TTr công tác TCCB trường THPT. Bảng 2.16. Kết quả khảo sát mức độ triển khai và kết quả thực hiện 16 việc xây dựng kế hoạch hoạt động TTr chuyên ngành về công tác 43 TCCB trường THPT. Bảng 2.17. Kết quả khảo sát về mức độ và kết quả thực hiện chỉ đạo 17 của Sở GD&ĐT đối với hoạt động TTr chuyên ngành về công tác 45 TCCB trường THPT. Bảng 2.18. Kết quả khảo sát về mức độ và kết quả thực hiện công 18 tác KTr của Sở GD&ĐT đối với hoạt động TTr chuyên ngành về 46 công tác TCCB trường THPT. Bảng 2.19. Kết quả khảo sát về mức độ và kết quả thực hiện công 19 tác xây dựng, sử dụng hệ thống thông tin TTr chuyên ngành về công 47 tác TCCB trường THPT. Bảng 2.20. Kết quả khảo sát về điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TTr 20 49 chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT. Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện 21 80 pháp. Bảng 3.2. Kết quả tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của 22 81 các biện pháp ix
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Tên sơ đồ, biểu đồ Trang 1 Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý 13 2 Sơ đồ 1.2: Chu trình quản lý 14 3 Sơ đồ 1.3: Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước 21 Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của 4 82 các biện pháp x
  13. TÓM TẮT Đề tài sử dụng kết hợp hai nhóm phương pháp nghiên cứu, đó là nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn để nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB các trường THPT, từ đó tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Kết quả nghiên cứu như sau: Thứ nhất, đề tài đã làm rõ các khái niệm cơ bản như Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, TTr, KTr, TTr chuyên ngành, TTr chuyên ngành về công tác TCCB, quản lý hoạt động TTr chuyên ngành, quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB; mục đích, vai trò và nội dung TTr chuyên ngành, quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB ở các trường THPT. Thứ hai, trên cơ sở lý luận đề tài đã khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước gồm 02 nội dung: - Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB các trường THPT về thực trạng nội dung tiến hành TTr; hình thức tiến hành TTr; phương pháp đã áp dụng để tiến hành TTr và mục đích, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động TTr. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về các nội dung: Thực trạng tổ chức bộ máy, nhân lực làm nhiệm vụ TTr; thực trạng công tác xây dựng kế hoạch TTr; thực trạng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Sở GD&ĐT; thực trạng công tác KTr hoạt động TTr và một số điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thứ ba, từ kết quả khảo sát, phân tích đề tài đánh giá ưu điểm, hạn chế; tìm ra nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất 06 biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước ở Chương 3. Các biện pháp được xây dựng dựa trên chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và hướng dẫn, chỉ đạo của ngành và thực tiễn của địa phương, đơn vị, phù hợp với chủ trương đổi mới giáo dục hiện nay; biện xi
  14. pháp vừa đảm bảo tính mục tiêu, vừa đảm bảo tính thực tiễn hiệu quả, hệ thống, kế thừa và khả thi đó là: Biện pháp (1) Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT; (2) Xây dựng bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ TTr cho TTr Sở GD&ĐT và đội ngũ CTV TTr; (3) Cải tiến hoạt động lập kế hoạch TTr chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT; (4) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT; (5) Đổi mới công tác kiểm tra việc thực hiện hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT; (6) Đầu tư phương tiện kỹ thuật, kinh phí phục vụ cho hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT. Đồng thời tác giả đã tiến hành thực hiện khảo nghiệm đối với 06 biên pháp đề xuất và được cán bộ, công chức Sở GD&ĐT và đội ngũ CBQL trường THPT đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. xii
  15. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước luôn khẳng định: “Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, coi trọng vai trò của GD&ĐT trong chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay, việc đổi mới GD&ĐT phải được quan tâm hàng đầu. Quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng được khởi xướng từ Đại hội lần thứ VI và ngày càng được cụ thể, hoàn thiện sát với thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII về định hướng phát triển GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ rõ: “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý GD&ĐT. Hoàn thiện hệ thống TTr giáo dục, tăng cường công tác TTr giáo dục của Nhà nước”. Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định lại: “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản có hiệu quả của Luật Giáo dục, tăng cường quản lý nhà nước, đặc biệt là hệ thống thanh tra giáo dục, thiết lập kỷ cương đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, ... chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập”. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định cần đổi mới chuyên môn giáo dục để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của tiến trình phát triển đất nước trong giai đoạn tới. Để thực hiện quan điểm đó, nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành GD&ĐT trong những năm tới là hết sức nặng nề. Trong đó, Nhà nước cần ưu tiên và đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục, xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên các cấp và tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với giáo dục và đào tạo. Gần đây, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đã xác định được nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới “Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp”. 1
  16. Như vậy, nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo đều coi việc đổi mới công tác quản lý giáo dục là yêu cầu tiên quyết của đổi mới giáo dục. Trong đó đòi hỏi phải đổi mới công tác TTr, KTr. TTr, KTr là một nội dung quản lý nhà nước về giáo dục. Vì vậy, công tác TTr giáo dục là một trong những khâu thiết yếu của công tác quản lý nhà nước về GD&ĐT, giúp nhà quản lý xác định hệ thống quản lý đang ở trong tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp; đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn được các sai phạm, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác TTr, KTr là yêu cầu có tính cấp thiết và liên tục. Theo Báo cáo tổng kết năm học và Báo cáo công tác Thanh tra của Sở GD&ĐT Bình Phước từ năm 2016 đến năm 2019, trong thời gian qua, thực tiễn quản lý hoạt động TTr chuyên ngành nói chung, quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT, giữ vững kỷ cương, nề nếp, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Tuy nhiên, so với mục đích, yêu cầu TTr vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Kế hoạch TTr chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT chưa khoa học; công tác KTr, giám sát hoạt động của các đoàn TTr chưa được quan tâm; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác TTr còn hạn chế; bộ máy tổ chức TTr Sở không hợp lý … Đặc biệt, những năm gần đây hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB chỉ được tiến hành lồng ghép với Đoàn TTr trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng, chưa tổ chức TTr chuyên đề nên chưa phát huy hết được mục đích, vai trò và trách nhiệm của TTr giáo dục. Để đổi mới và khẳng định vị trí, tầm quan trọng của công tác TTr, năm 2010 Quốc hội đã ban hành Luật Thanh tra mới để thay thế Luật Thanh tra năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 quy định tổ chức và hoạt động của TTr giáo dục; đồng thời Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 39/2013/TT-BGD&ĐT ngày 04/12/2013 để hướng dẫn TTr chuyên ngành về giáo 2
  17. dục. Theo đó hoạt động TTr giáo dục đã chuyển dần từ TTr nặng về chuyên môn sang TTr quản lý nhằm đáp ứng được yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, góp phần đảm bảo nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây hoạt động TTr luôn được sự quan tâm theo dõi, giám sát của các bên liên quan và của xã hội, thông qua các hoạt động TTr nhiều sự việc bất cập và bất hợp lý đã được xử lý theo quy định của pháp luật. Trước nhưng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diên giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT ban hành chỉ thị tăng cường hoạt động TTr giáo dục trong các trường phổ thông. Qua đó cho thấy hoạt động TTr ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là hoạt động TTr về công tác TCCB hiện nay; tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ TTr tại các cơ sở giáo dục vẫn còn có những khó khăn khách quan và chủ quan nhất định. Từ những cơ sở nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác tổ chức cán bộ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước” góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành, hiệu quả quản lý của Sở GD&ĐT, từng bước nâng cao chất lượng GD&ĐT của địa phương. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB của Sở GDĐT, đề xuất một số biện pháp giúp quản lý tốt hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB, góp phần đổi mới công tác thanh tra chuyên ngành ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động TTr chuyên ngành trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 3
  18. 4. Phạm vi nghiên cứu Quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB của Sở GD&ĐT bao quát nhiều cơ sở giáo dục, nhiều cấp học. Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước, thời gian từ năm 2016 đến 2019. Do điều kiện, thời gian không cho phép nên tôi chỉ thực hiện khảo sát thực tế CBQL, GV của Cơ quan Sở GD&ĐT và 05 trường THPT trên địa bàn tỉnh (THPT Nguyễn Du - TP Đồng Xoài, THPT Nguyễn Huệ - TX Bình Long, THPT Bù Đăng - huyện Bù Đăng, THPT Lộc Hiệp - huyện Lộc Ninh, THPT Đăk Ơ - huyện Bù Gia Mập). 5. Giả thuyết khoa học Việc quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB ở các trường THPT của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần không nhỏ cho công tác định hướng, chỉ đạo các cơ sở giáo dục hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ được giao. Song, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới công tác quản lý giáo dục, đặc biệt là đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay thì việc quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB của Sở GDĐT còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, hiệu quả còn thấp. Đề tài này nếu được khảo sát và đánh giá đúng thực trạng thì sẽ đề xuất được các giải pháp đảm bảo tính khoa học và có tính khả thi sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB của Sở GD&ĐT tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về quản lý, quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành, quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT của Sở GD&ĐT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành công tác TCCB ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Đề xuất biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 4
  19. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm hệ thống - cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB và quản lý các hoạt động thanh tra khác ở nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống - cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động TTr chuyên ngành trên thế giới, tại Việt Nam, tỉnh Bình Phước. Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB tỉnh Bình Phước, xuất phát từ thực tiễn trong quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh để tìm ra những tồn tại, khó khăn, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước phù hợp với thực tiễn. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận nói trên làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TTr chuyên ngành và TTr chuyên ngành về công tác TCCB. 5
  20. 7.2.2. Các phương pháp thực tiễn Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB các trường THPT của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước, cần sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây: 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích: Nhằm phối hợp với các phương pháp khác để thu lại kết quả khách quan nhất, đồng thời dùng phương pháp này để khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước mà đề tài đề xuất. Nội dung: Nội dung xoay quanh về quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT nhằm thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB. Cách tiến hành: Xây dựng 2 phiếu gồm: Phiếu khảo sát thực trạng: Khảo sát cán bộ quản lý các phòng chức năng, chuyên môn Sở GD&ĐT, Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn và giáo viên của 05 trường nghiên cứu nhằm tìm hiểu công tác quản lý hoạt động TTr chuyên ngành về công tác TCCB trường THPT của Sở GD&ĐT. Phiếu khảo nghiệm: Khảo nghiệm công chức Sở GD&ĐT và Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn và giáo viên của 05 trường THPT nghiên cứu nhằm đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn. Mục đích: Nhằm khẳng định những vấn đề được trả lời trong phiếu điều tra và thu thập thêm thông tin thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu mà chưa được trả 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2