intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Chia sẻ: Tiểu Ngư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

42
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tư vấn học đường và quản lý hoạt động TVTL, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐOÀN THỊ THU THỦY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐOÀN THỊ THU THỦY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8.140114 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Hà Nội, tháng 01 năm 2020 Tác giả luận văn ĐOÀN THỊ THU THỦY i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ về đề tài “Quản lý hoạt động TVTL cho học sinh các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” đã được thực hiện tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục của Trường cùng các thầy giáo, cô giáo đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý giúp tác giả nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Đặc biệt, tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như cho em sự tự tin để em hoàn thành luận văn này. Chi bộ, BGH cùng quý thầy giáo, cô giáo, cha mẹ học sinh, các em học sinh các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chương trình đào tạo và nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn ở bên động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu song đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Hà Nội, tháng 01 năm 2020 Tác giả luận văn ĐOÀN THỊ THU THỦY ii
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BGD&ĐT Bộ Giáo dục & Đào tạo 2 BGH Ban giám hiệu 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CMHS Cha mẹ học sinh 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 CSVC Cơ sở vật chất 7 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 8 GV Giáo viên 9 HS Học sinh 10 NXB Nhà xuất bản 11 QL Quản lý 12 QLGD Quản lý giáo dục 13 THCS Trung học cơ sở 14 TLGD Tâm lý giáo dục 15 TVTL Tư vấn tâm lý 16 UBND Ủy ban nhân dân iii
  6. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... iii Danh mục các bảng, biểu đồ ........................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TVTLCHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 7 1.1.1. Các nghiên cứu về TVTL trong nhà trường .................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động TVTL cho HS trong nhà trường .............................................................................................. 11 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 12 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ............................ 12 1.2.2. Tư vấn, TVTL học đường .............................................................. 15 1.2.3. Quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS ........................ 17 1.3. Hoạt động TVTL cho HS ở trƣờng trung học cơ sở ........................... 17 1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS ............................................. 17 1.3.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở về công tác TVTL cho HS ............................................................................ 19 1.3.3. Mục đích của công tác TVTL cho HS THCS ................................ 19 1.3.4. Nội dung TVTL cho HS THCS ...................................................... 20 1.3.5. Phương pháp và hình thức thực hiện TVTL cho HS ..................... 20 1.4. Nội dung quản lý hoạt động TVTL cho HS các trƣờng trung học cơ sở................................................................................................................. 22 1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động ....................................................... 22 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch .......................................................... 22 1.4.3. Chỉ đạo điều phối các hoạt động TVTL ........................................ 23 iv
  7. 1.4.4. Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả và sơ kết, tổng kết hoạt động TVTL ............................................................................................... 24 1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trƣờng THCS ....................................................................................... 24 1.5.1. Yếu tố khách quan ....................................................................... 24 1.5.2. Yếu tố chủ quan ........................................................................... 26 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TVTL CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM ...................................................................... 31 2.1. Khái quát về huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam ...................................... 31 2.1.1. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội .............................................. 31 2.1.2. Những thành tựu cơ bản về GDĐT huyện Kim Bảng ................... 32 2.1.3. Tình hình Giáo dục cấp trung học cơ sở ...................................... 33 2.2. Khái quát khảo sát thực trạng .............................................................. 36 2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 36 2.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .............................................. 36 2.2.3. Địa bàn và khách thể khảo sát ...................................................... 37 2.3. Kết quả khảo sát thực tiễn..................................................................... 37 2.3.1. Thực trạng hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam .......................................................................... 37 2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam .................................................... 50 2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ........ 58 2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trƣờng THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam .................................... 60 2.4.1. Ưu điểm ......................................................................................... 60 2.4.2. Về tồn tại ....................................................................................... 60 2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại ............................................................... 62 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 63 v
  8. CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TVTL CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM ............................................................................... 64 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 64 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ................................................. 64 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................... 64 3.1.3. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn ..................... 64 3.1.4. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính phù hợp ...................... 65 3.1.5. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả ..................... 66 3.2. Biện pháp quản lý quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ........................................ 66 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV, CMHS, các LLXH và HS đối với hoạt động TVTL trong nhà trường ..... 66 3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch TVTL cho HS .................................... 69 3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung và hình thức TVTL cho HS THCS ..... 73 3.2.4. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng về kiến thức và nghiệp vụ TVTL cho cán bộ tư vấn, giáo viên nhà trường ...................................... 79 3.2.5. Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí kiểm tra - đánh giá hoạt động TVTL cho HS trong các trường THCS .................................................... 82 3.2.6. Hợp tác với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hoạt động TVTL cho HS.................... 84 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 88 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ....... 89 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................. 89 3.4.2. Đối tượng và phạm vi khảo nghiệm .............................................. 89 3.4.3. Các bước tiến hành khảo nghiệm ................................................. 89 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................................................................................... 90 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Kết quả hướng nghiệp, phân luồng sau THCS ........................... 35 Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, LLXH và HS về tầm quan trọng hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng ..... 38 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH, HS về nhu cầu TVTL cho HS..... 39 Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về các lực lượng tham gia TVTL cho HS (N=240) .............................................................. 41 Bảng 2.5. Đánh giá của HS về các lực lượng tham gia TVTL cho HS (N=300) .... 42 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về thực hiện các nội dung TVTL cho HS (N=240) .............................................................. 44 Bảng 2.7. Đánh giá của HS về thực hiện các nội dung TVTL cho HS (N=300)....................................................................................... 46 Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về thực hiện các hình thức TVTL cho HS (N=240) .............................................................. 48 Bảng 2.9. Đánh giá của HS về thực hiện các hình thức TVTL cho HS (N=300)....................................................................................... 49 Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho học HS ... 50 Bảng 2.11. Thực trạng về tổ chức hoạt động TVTL cho HS ........................ 52 Bảng 2.12. Thực trạng về chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS ........................ 54 Bảng 2.13. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL cho HS ....... 56 Bảng 2.14 Thực trạng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ hoạt động TVTL cho HS ............................................................ 57 Bảng 2.15. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý hoạt động TVTL cho HS ........................................................ 58 Bảng 2.16. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động TVTL cho HS ............................................................ 59 Bảng 3.1. Bảng khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý ..... 90 Bảng 3.2. Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất...... 92 Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất ....................... 91 Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất ......................... 93 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường đã và đang trở thành sự lo lắng, mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Dư luận xã hội không khỏi bức xúc trước những vụ việc HS đánh bạn hội đồng, đánh nhau có vũ khí, đau lòng hơn là HS chửi bố mẹ, thầy cô giáo, HS tự tử ... Đáng chú ý là các vụ việc đó xảy ra với mức độ phức tạp và tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn, với HS THCS lại chiếm tỉ lệ lớn nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của học sinh trong nhà trường như: Tác động mặt trái của văn hóa xã hội đến tâm lý HS (phim ảnh bạo lực, game hành động, mạng truyền thông...), công tác giáo dục đạo đức của nhà trường, văn hóa gia đình và sự quan tâm của cha mẹ... Trong khi đó, hoạt động TVTL cho HS trong các nhà trường hoạt động chưa hiệu quả [45]. Giai đoạn trẻ từ 11 - 15 tuổi (tuổi HS từ lớp 6 đến lớp 9) có vị trí đặc biệt và rất quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần, là giai đoạn tách dần khỏi thời thơ ấu để bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, tạo nên sự khác biệt về mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất đối với những giai đoạn trưởng thành sau này. Trong giai đoạn này, những cơ sở, định hướng chung của quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. Vì vậy, khi đối mặt với các sang chấn tâm lý, căng thẳng trong học tập, quan hệ xã hội, các em dễ có hành vi tiêu cực [22]. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của từng giai đoạn phát triển tâm lý HS, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện. Bên cạnh đó, xã hội không ngừng phát 1
  11. triển, các điều kiện về chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao giúp trẻ em phát triển về thể chất ngày càng tốt hơn, có tác động đến sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Điều đó lý giải tại sao sự phát triển diễn ra theo các giai đoạn của đứa trẻ hiện nay so với trẻ của thập kỉ trước khác đáng kể: trẻ lớn nhanh hơn, hình thể cao lớn hơn, tuổi dậy thì sớm hơn...Mặt khác, từ các ứng dụng tiên tiến của công nghệ kết nối, thông tin tiêu cực trên các trang mạng hằng ngày đã có tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi ứng xử và sự phát triển nhân cách HS. Thực trạng bạo lực học đường tác động xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất, tinh thần lâu dài đối với HS, thậm chí có em bị trầm cảm, dẫn đến hành vi tiêu cực trong cuộc sống. Không chỉ các em bị đánh đập, bị xâm hại mà cả những học sinh gây bạo lực cũng là nạn nhân, bởi lỗi không hoàn toàn thuộc về các em mà còn ở những người chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với những người làm công tác giáo dục là cần phải có những giải pháp quản lý phù hợp, các thầy cô giáo cần nắm bắt, lắng nghe được các tâm tư, tình cảm, khó khăn của HS và tư vấn cách giải quyết kịp thời. TVTL học đường có vai trò quan trọng, hỗ trợ HS rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách; đồng thời phát hiện, tư vấn giúp HS có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra. Xác định rõ vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác TVTL cho HS phổ thông, ngày 18/12/2017, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác TVTL cho HS trong trường phổ thông [9]. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở GDĐTcó trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác TVTL cho HS phổ thông; mục đích nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với HS đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm 2
  12. hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường... Tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, giáp với thành phố Hà Nội, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp Đồng Văn IV (giáp địa bàn xã Lê Hồ, Đại Cương, Nhật Tựu, Nhật Tân) và khu du lịch Tam Chúc Ba Sao tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc tập trung dân cư đông đúc ở các khu công nghiệp kéo theo nhiều loại dịch vụ làm môi trường xã hội phức tạp hơn; nhiều phụ huynh HS làm việc theo ca kíp ít có thời gian quan tâm đến con cái… Còn ở các xã nông nghiệp thì đa số dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp, nhiều cha mẹ HS chưa quan tâm đến sự thay đổi tâm lý của con em mình. Chính vì vậy, bạo lực học đường ở các trường THCS là một nguy cơ đáng lo ngại, các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm đến công tác TVTL cho HS. Song tại các trường THCS huyện Kim Bảng, nhiệm vụ này còn nhiều khó khăn, hạn chế. Công tác triển khai thực hiện của hiệu trưởng còn nhiều lúng túng, chưa đạt hiệu quả mong đợi. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tư vấn học đường và quản lý hoạt động TVTL, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động TVTL cho HS các trường THCS. 3
  13. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1 Những nội dung quản lý hoạt động TVTL cho HS trường THCS là gì? 4.2 Thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS trường THCS huyện Kim Bảng có những ưu điểm gì và nhược điểm gì? Nguyên nhân? 4.3 Những biện pháp nào để quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đạt hiệu quả? 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động TVTL cho HS và quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong những qua đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều yếu kém như: kế hoạch tổ chức hoạt động TVTL cho học sinh chưa sát; nhận thức của CBQL và GV chưa cao; Chưa có những biện pháp để bồi dưỡng năng lực cho GV; Biên chế cho GV làm công tác tư vấn TL chưa có; Chưa đủ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho phòng TVTL cho HS THCS … . Nếu đề xuất và áp dụng biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS sẽ góp phần thực hiện tốt công tác TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, góp phần nâng cao chất lượng GD cho HS. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS. - Phân tích thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. - Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 4
  14. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 7.2. Giới hạn khách thể khảo sát Quy mô khảo sát: 190 người gồm có: + 05 Chuyên viên Sở GDĐTtỉnh Hà Nam; + 05 Chuyên viên Phòng GDĐThuyện Kim Bảng; + 40 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Kim Bảng; + 140 giáo viên ở các trường THCS huyện Kim Bảng. - Đại diện CMHS: 50 người. - HS: 300 HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng. 7.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Các trường THCS trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn thông tin để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra viết: Điều tra bằng phiếu hỏi với các loại câu hỏi đóng, mở dành cho các đối tượng khác nhau (CBQL, GV, CMHS, HS) nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động TVTL cho HS và quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động TVTL cho HS và quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sâu đối với CBQL, GV, CMHS và LLXH trong quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 5
  15. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng với mục đích đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam từ đó đề xuất các biện pháp quản lý khả thi, phù hợp. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam mà đề tài đề xuất. 8.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, định lượng kết quả nghiên cứu. 9. Những đóng góp của đề tài 9.1. Đóng góp về lý luận Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 9.2. Đóng góp về thực tiễn Kết quả nghiên cứu này có thể được áp dụng cho quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay đạt hiệu quả. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 6
  16. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TVTLCHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về TVTL trong nhà trường 1.1.1.1. Tư vấn học đường ở một số nước trên thế giới Nghiệp vụ tư vấn học đường ra đời ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ 20, từ công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Nội dung chương trình gồm những bài học mô tả về nghề nghiệp, những hứng thú, những đặc điểm cần phát triển và những vấn đề về tư tưởng và hành vi không thích hợp cần hạn chế đối với một số nghề nghiệp. Cuốn sách “Chọn nghề” (Choosing a Vocation) của Frank Parsons (1854-1908), người được coi là “cha đẻ của hướng nghiệp” là công trình nghiên cứu đánh dấu sự cống hiến lớn lao cho công tác tư vấn nghề. Ông đã chỉ ra rằng công tác hướng dẫn tư vấn nghề có hệ thống trong trường học và tham vấn cá nhân có vai trò quan trọng. Ông đã nghiên cứu và đúc kết rằng, công tác tư vấn nghề được thể hiện trong ba quá trình: Một là, thấu hiểu rõ ràng về khả năng, sở thích, hoài bão, động lực thúc đẩy, những ưu thế và hạn chế của bản thân đối với nghề. Hai là, những yêu cầu về kiến thức, điều kiện để thành công, những thuận lợi, khó khăn, những đền bù, cơ hội triển vọng phát triển của nghề. Ba là, nguyên nhân của mối liên hệ giữa hai nhóm trên. Những quan điểm của Frank Parsons đã thực sự trở thành nguyên lý của tham vấn. Ông cho rằng: có một người hướng dẫn chuyên nghiệp là rất quan trọng và người hướng dẫn tốt không thể đưa ra các quyết định thay cho người khác, người phải quyết định điều gì tốt nhất cho chính bản thân họ; một nhà tư vấn nên thân tình, cởi mở, trung thực và tốt bụng bởi điều đó có ý nghĩa quyết định việc nỗ lực giúp đỡ thân chủ phát triển các tiềm năng của họ. Frank Parson đã sử dụng các khái niệm của tâm lý học như những đặc điểm khí chất, tính khí của mỗi con người và đối chiếu với những nhân tố được coi là những yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp để đánh giá sự phù hợp của người với nghề. Ông đã sử dụng các tiến bộ và cách tính toán 7
  17. về xác suất, di truyền, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan của khoa học thống kê khởi xướng từ thế kỷ trước, đặc biệt các khái niệm thống kê của nhà nhân chủng học Francis Galton (1822-1911) và Karl Pearson, để thiết lập và tiến hành trắc nghiệm, chẩn đoán tâm lý nghề nghiệp trong tư vấn hướng nghiệp [40]. Tiếp theo, Carl Rogers là nhà tâm lý học, tâm lý trị liệu hàng đầu của thế kỷ 20, đã đưa ngành tư vấn tâm lý lên địa vị quan trọng với phương pháp tư vấn thân chủ trọng tâm và học trò là trung tâm trong tư vấn học đường. Một trong những nghiên cứu của Carl Rogers có giá trị to lớn, đánh dấu sự ra đời của ngành, nghề tham vấn đó là cuốn "Tham vấn và tâm lý trị liệu" (Counseling and Psychotherapy) được xuất bản đầu năm 1942. Ông cho rằng, tư vấn học đường có ý nghĩa lắng nghe, động viên, giúp đỡ giải quyết các khó khăn trong học tập và chia sẻ tâm tư tình cảm, giải toả stress, cải thiện môi trường giáo dục, con người nhân ái, nhân văn được tôn trọng. Với ông, tham vấn được thay đổi theo hướng thân chủ - trọng tâm, sử dụng phương pháp gián tiếp khi tiếp cận với thân chủ, tin tưởng vào khả năng bật dậy của con người. Thông qua tiếp cận, sẽ cung cấp cho thân chủ những điều kiện cần thiết để có thể đối diện với chính mình, trên cơ sở đó có thể giải tỏa những bế tắc của bản thân [39]. Vào khoảng cuối những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỉ 20, Norm Gysbers và các cộng sự, tiểu bang Missouri, đã chứng minh mối quan hệ thiết thực giữa tư vấn học đường và sự thành đạt của học sinh, sinh viên; đã đưa tư vấn học đường từ một nghề nghiệp ít ai để ý đến trở thành một hoạt động thiết yếu mang tính chiến lược và có mục tiêu hệ thống trong chương trình tư vấn học đường cho mọi học sinh từ tiểu học đến trung học [27]. Ở Pháp, đầu thế kỷ 20 có một tổ chức có chức năng hướng dẫn tư vấn viên/nhà tâm lý, trao đổi thông tin, phát triển sự nghiệp tư vấn, tổ chức và tham gia các hội thảo quốc gia và quốc tế về tư vấn và tâm lý, đó là Hiệp hội tư vấn định hướng tâm lý Pháp. Năm 1928, đã có các khóa đào tạo tư vấn hướng nghiệp. Sau đó là các khóa tư vấn hướng học và hướng nghiệp. Đến 8
  18. năm 1972 là khóa đào tạo tư vấn viên định hướng. Đến năm 1991, các học sinh sau khi tốt nghiệp được chính thức công nhận bằng Tâm lý học [27]. Vào những năm 1970, Planders, thuộc Vương quốc Bỉ đã thành lập hệ thống các trung tâm hỗ trợ tâm lý, y tế, xã hội (PMS) nhằm mục đích hỗ trợ HS từ mẫu giáo đến trung học. Sau gần 30 năm hoạt động, đến năm 1999, trên cơ sở sáp nhập PMS với các trung tâm y tế học đường thành trung tâm tư vấn giáo dục hoạt động với kinh phí do nhà nước cấp ngân sách. Từ đây giữa chuyên viên tư vấn học đường và giáo viên có sự hợp tác thích hợp, chăm lo về mặt học tập, hướng nghiệp, y tế và tình hình phát triển tâm lý xã hội cho từng HS, nhất là những HS có vấn đề cần hỗ trợ [27]. Ở Singapore, đã thành lập Trung tâm tư vấn từ năm 1966. Đến năm 1976, thành lập Trung tâm Dịch vụ Chăm sóc HS. Chức năng của trung tâm này là giúp các HS phát huy tối đa tiềm năng của bản thân và có khả năng vượt qua những khó khăn trong học tập và đời sống, ngoài ra, trung tâm còn đào tạo các tư vấn viên là giáo viên (theo giáo trình của Bộ Giáo dục), do Phòng đào tạo nhân viên của Bộ Giáo dục tổ chức. Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm bao gồm: Chăm sóc tình huống và tư vấn gia đình; dịch vụ tâm lý giáo dục; chăm sóc thanh thiếu niên phạm pháp; cố vấn cho sinh viên; huấn luyện, phát triển tình nguyện viên [27]... 1.1.1.2. Tư vấn học đường ở Việt Nam Ở Việt Nam, tư vấn học đường ban đầu được thực hiện với nội dung giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Năm 1975 - 1976, theo yêu cầu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, ông Phạm Ngọc Luận và cộng sự tìm kiếm, vận dụng 12 bộ họa đồ nghề và tư vấn cho trên 300 thương binh. Tháng 3/1991: Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp được thành lập và cho ra đời cuốn tài liệu "Tư vấn nghề cho HS PT”, mở hai lớp tập huấn cho 200 cán bộ phụ trách tư vấn ở các trung tâm Kĩ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp trên cả nước. 9
  19. Sau đó, một số công trình tiêu biểu về hướng nghiệp được ra đời như: Sinh hoạt hướng nghiệp 12 (1994), Sinh hoạt hướng nghiệp 11 (1996) của Hoàng Kiện, Nguyễn Thế Trường, Phạm Tất Dong; Sự lựa chọn tương lai, Tư vấn hướng nghiệp (2000) của Phạm Tất Dong , tài liệu "Những nẻo đường lập nghiệp" do Đặng Danh Ánh chủ biên (2003) giới thiệu một số ngành nghề nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và những gương thành đạt về lập thân, lập nghiệp của các bạn trẻ, Năm 2005, Khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đưa ra nghiên cứu cho rằng học sinh phổ thông có nhu cầu tư vấn rất lớn nhưng lực lượng tư vấn chủ yếu là giáo viên, trong nhà trường cần có các nhà tư vấn để giúp học sinh giải quyết những khó khăn về tâm lý. Nghiên cứu cũng đề xuất cần có các phòng tư vấn trong các nhà trường phổ thông. Năm 2009, GS.TS. Trần Thị Minh Đức đã xuất bản Giáo trình "Tham vấn tâm lý", trong đó xác định mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ được xây dựng trên nền tảng của sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, từ đó đưa ra những quan điểm giúp người học có cách nhìn đúng đắn về thân chủ và các vấn đề của họ, cách nhìn chuyên nghiệp về nhà tham vấn với những năng lực và phẩm chất trong thực hành nghề; Giáo trình cũng hướng dẫn một số kỹ năng cơ bản, quy trình trong tham vấn và giới thiệu để người học thực hành giải quyết các tình huống cụ thể [19]. Gần đây, có nhiều nghiên cứu khoa học về tư vấn tâm lý, nhất là tư vấn tâm lý cho HS trong nhà trường phổ thông như: PGS.TS. Lê Sơn với bài "Nhiệm vụ của tư vấn học đường" đăng trên Tạp chí Thông tin giáo dục (2018), trong đó chỉ rõ nhiệm vụ của tư vấn học đường, phân loại tư vấn viên và nhiệm vụ của tư vấn viên trong nhà trường, mô hình và hoạt động của phòng tư vấn tâm lý cho HS [44]; các công trình nghiên cứu tâm lý học đường mục đích phục vụ HS, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, phát triển kỹ năng học tập và kỹ năng sống cho HS của nhóm nghiên cứu khoa học do TS Nguyễn Thị Tứ là chủ nhiệm.... 10
  20. Có thể nhận thấy rằng, trên thế giới, hoạt động tư vấn đã được nghiên cứu và ứng dụng mang tính chuyên nghiệp qua một quá trình tương đối lâu dài. Ở Việt Nam, tư vấn cũng được quan tâm từ khá sớm. Tuy vậy, nhìn chung, chưa có nhiều nghiên cứu về tư vấn tâm lý học đường, trong đó đi sâu tìm hiểu đối với đối tượng HS THCS với những đặc điểm tâm lý khác biệt và những hoạt động mang tính đặc thù của lứa tuổi thiếu niên và của nhà trường THCS, đề xuất các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ HS có khả năng ứng xử, giải quyết các tình huống, các mối quan hệ nói chung để tham gia quá trình học tập được thuận lợi và đạt kết quả, góp phần cải thiện môi trường giáo dục, đem lại lợi ích thiết thực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động TVTL cho HS trong nhà trường Các nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu, đây là nền tảng khoa học để triển khai các nghiên cứu trong công tác quản lý nhà trường. Công trình nghiên cứu về “Những vấn đề quản lý trường học” của tập thể các tác giả, chủ biên là P.V.Zimi, M.I.Konadop, N.I.Xaxerdotop [30], các tác giả đã đưa vào công trình của mình những nguyên tắc quản lý của Lênin về sự lãnh đạo nền giáo dục nhân dân để xây dựng cơ sở lý luận khoa học QLGD; Trong công trình nghiên cứu “Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường”, nhóm các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Nhật Tiến [29] tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà trường và chỉ ra các biện pháp để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà trường cho chủ thể quản lý (Hiệu trưởng); Trong cuốn “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục”, công bố năm 2010, tác giả Trần Kiểm đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản, cần thiết cho chủ thể quản lý vận dụng trong quá trình quản lý nhà trường [25]. Tuy nhiên vấn đề về giáo dục và quản lý hoạt động TVTL cho HS 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2