Luận văn Thạc sĩ: Quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh
lượt xem 4
download
Nội dung chính của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hóa đơn. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHAN THẾ ÁNH QUẢN LÝ HÓA ĐƠN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHAN THẾ ÁNH QUẢN LÝ HÓA ĐƠN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 31 tháng 03 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 PGS.TS. Võ Phước Tấn Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Tiến Thắng Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Thành Long Ủy viên 5 TS. Lại Tiến Dĩnh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 31 tháng 3 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: PHAN THẾ ÁNH Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 29/11/1972 Nơi sinh: TP.HCM Chuyên ngành: uản trị kinh doanh MSHV: 1 1 2000 I- Tên đề tài: Quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh II- Nhiệm vụ và nội dung: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hóa đơn Đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh. III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 01 tháng 09 năm 2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 31 tháng 03 năm 2017 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Quang Dũng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm của sự nghiên cứu, kế thừa, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2017 Học viên thực hiện luận văn Phan Thế Ánh
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy TS. Trương Quang Dũng, Khoa uản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn các anh chị, các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn các doanh nghiệp đã cho ý kiến đánh giá, cùng Ban Lãnh Đạo Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh và đồng nghiệp đã tham gia nhận xét đánh giá để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Mong rằng, kết quả của Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích để giúp cho Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh quản lý hóa đơn ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn . Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Phan Thế Ánh
- iii TÓM TẮT Đối với các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thuế được sử dụng để phục vụ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quá trình quản lý, xây dựng đất nước và phục vụ nhân dân. Vì vậy, nhà nước đã ban hành các Luật thuế bắt buộc tất cả mọi chủ thể trong nền kinh tế phải thực hiện và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế. Nhằm thực hiện công tác quản lý và thu thuế một cách dễ dàng, hợp lý cho cả hai bên là nhà nước và người nộp thuế, nhà nước sử dụng rất nhiều các công cụ để quản lý, trong đó Hóa đơn được coi là công cụ có vai trò quan trọng để xác định được nghĩa vụ thuế của các tổ chức kinh tế, cũng như giúp nhà nước nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng này, từ đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình của nền kinh tế. Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau: hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hóa đơn; Đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định việc quản lý hóa đơn và phát phiếu khảo sát ý kiến đến người nộp thuế nhằm lượng hóa các yếu tố đánh giá cảm tính thông qua các con số để chứng minh cho việc nhận định, đánh giá các vấn đề nêu trong luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ luc, luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoá đơn. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoá đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoá đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh.
- iv ABSTRACT With every countries in the world, taxes are the main source of revenue for the state budget, serve for the state in the management and construction of the country and people. Thus, government has enacted tax laws that oblige all entities in the economy to perform and abide. In order to managing and collecting taxes easily and reasonably, government uses a variety of management tools insist of the invoice which plays an important role in determining the tax obligations of economic organizations, as well as helping the state to grasp the production and business situation of these people. This essay is based on the following objectives: systematize the basis of invoice management; Evaluate the status of billing management at Tax department of Binh Thanh District and propose some solutions to improve billing management at Tax department of Binh Thanh District. This essay uses qualitative research methodology to determine the management of invoices and quantitative research methods by quantifying sensory evaluation factors through numbers to support the identification and evaluation Issues mentioned in the thesis. Apart from the introduction, conclusion, reference, supplement, there is structured into 3 chapters. Chapter 1: Theories of invoice management. Chapter 2: Current status of invoice management at Binh Thanh District Tax Department. Chapter 3: Some solutions to improve the management of invoices at Binh Thanh District Tax Department.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii TÓM TẮT ..............................................................................................................iii ABSTRACT ........................................................................................................... iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ........................................................................ x MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 2 .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 . KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ UẢN LÝ HOÁ ĐƠN .................................. 4 1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị .......................................................... 4 1.1.1 Khái niệm quản trị ................................................................................ 4 1.1.2 Vai trò của quản trị ................................................................................. 4 1.1.3 Các chức năng quản trị ......................................................................... 5 1.1.3.1 Chức năng hoạch định: ..................................................................... 5 1.1.3.2 Chức năng tổ chức: .......................................................................... 5 1.1.3.3 Chức năng điều khiển: ...................................................................... 5 1.1.3. Chức năng kiểm soát: ....................................................................... 5 1.2 Những vấn đề chung về hóa đơn .................................................................... 6 1.2.1 Khái niệm về hóa đơn ............................................................................. 6 1.2.2 Vai trò của hóa đơn ................................................................................. 6 1.2.2.1 Đối với người bán hàng hóa, dịch vụ: ............................................... 7 1.2.2.2 Đối với người mua hàng hóa, dịch vụ: .............................................. 7 1.2.2.3 Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh: ........................................... 8
- vi 1.2.2. Đối với khách hàng: ......................................................................... 9 1.2.2. Đối với Cơ quan thuế: ...................................................................... 9 1.2.3 Các loại, hình thức và nội dung hoá đơn ................................................. 9 1.2.3.1 Loại hóa đơn .................................................................................. 10 1.2.3.2 Hình thức hóa đơn .......................................................................... 10 1.2.3.3 Nội dung hóa đơn ........................................................................... 11 1.2.3. Nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn ............................................. 11 1.3 uản lý hóa đơn........................................................................................... 12 1.3.1 Hoạch định các chính sách và quy định về hóa đơn ............................... 13 1.3.1.1 Quy định về đối tượng sử dụng hóa đơn ............................................. 14 1.3.1.2 uy định về in hóa đơn .................................................................. 15 1.3.1.3 uy định về phát hành hóa đơn ................................................... 16 1.3.1.4 uy định về quản lý hóa đơn ....................................................... 17 1.3.1. Những quy định khác về hóa đơn ................................................... 17 1.3.2 Sử dụng hóa đơn ................................................................................... 18 1.3.2.1 Nguyên tắc sử dụng hóa đơn .......................................................... 19 1.3.2.2 Nguyên tắc lập hóa đơn .................................................................. 19 1.3.2.3 Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn .............................. 20 1.3.2.4 Quy định đối tượng sử dụng hóa đơn.............................................. 20 1.3.3 Kiểm soát việc sử dụng hóa đơn............................................................ 22 1.3.3.1 Đối với tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng hóa đơn ................................ 23 1.3.3.2 Đối với tổ chức nhận in hóa đơn..................................................... 23 1.3.3.3 Đối với tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn ........................ 24 1.3.3. Kiểm tra, thanh tra về hóa đơn ....................................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC UẢN LÝ HOÁ ĐƠN TẠI CHI CỤC THUẾ UẬN BÌNH THẠNH ...................................................................... 27 2.1 Giới thiệu tổng quan về Cục Thuế TP.HCM và Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh ................................................................................................................ 27
- vii 2.1.1 Giới thiệu về Cục Thuế TP.HCM .......................................................... 27 2.1.2 Giới thiệu về Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh ...................................... 30 2.2 Thực trạng về công tác quản lý hoá đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh .......................................................................................................................... 34 2.2.1 Thực trạng về chính sách quản lý hóa đơn ............................................. 35 2.2.2 Thực trạng về tổ chức thực hiện ............................................................ 41 2.2.2.1 Thực hiện cấp bán hóa đơn quyển .................................................. 41 2.2.2.2 Thực hiện cấp bán hóa đơn lẻ ......................................................... 44 2.2.2.3 Công tác Thông báo phát hành hóa đơn .......................................... 45 2.2.2. uản lý sử dụng hóa đơn ................................................................ 46 2.2.3 Thực trạng về kiểm tra, kiểm soát ......................................................... 48 2.2.3.1 Công tác kiểm soát tại Đội uản lý ấn chỉ ...................................... 49 2.2.3.2 Công tác kiểm tra tại Đội Kiểm tra thuế ......................................... 51 2.2.3.3 Công tác kiểm tra tại Đội thuế Liên phường ................................... 53 2.3 Đánh giá chung về tình hình quản lý hoá đơn .............................................. 53 2.3.1 Những thuận lợi và kết quả đạt được ..................................................... 53 2.3.2 Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý ..................................... 57 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG UẢN Ý HÓA ĐƠN TẠI CHI CỤC THUẾ UẬN BÌNH THẠNH ................................ 65 3.1 Định hướng phát triển của Cục Thuế TP.HCM và Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh trong thời gian tới ................................................................................... 65 3.2 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoá đơn ................. 67 3.2.1 Các giải pháp về tổ chức thực hiện ........................................................ 67 3.2.1.1 Giải pháp về công tác quản lý đối tượng nộp thuế .......................... 67 3.2.1.2 Giải pháp về công tác tuyên truyền các chính sách liên quan đến việc in , thông báo phát hành, sử dụng và báo cáo hóa đơn ................................ 68 3.2.1.3 Giải pháp về cấp bán hóa đơn quyển cho tổ chức, cá nhân kinh doanh ......................................................................................................... 69
- viii 3.2.1. Giải pháp về cấp bán hóa đơn lẻ cho các cá nhân không kinh doanh .................................................................................................................. 70 3.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra chế độ kế toán doanh nghiệp .................. 71 3.2.3 Kiểm tra chặt chẽ về việc báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo mất hóa đơn của người nộp thuế ......................... 73 3.2. Hoàn thiện hơn nữa công tác xác minh hoá đơn, dần tiến tới việc xác minh là hoàn toàn trên mạng .......................................................................... 74 3.2. Tăng cường công tác phối kết hợp giữa Cơ quan thuế với Cơ quan chức năng ........................................................................................................... 75 3.2.6 Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế ........................................................................................................... 76 3.3 Một số kiến nghị về chính sách đối với cơ quan chức năng của Nhà nước ... 78 3.3.1. Đối với Luật doanh nghiệp ................................................................... 78 3.3.2 Đối với Luật hình sự ............................................................................. 80 3.3.3 Đối với Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế ................................................. 81 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 85 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 87 PHỤ LỤC
- ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân NSNN Ngân sách nhà nước KK – KTT – TH Kê khai - Kế toán thuế - Tin học QLAC Quản lý ấn chỉ TBPHHĐ Thông báo phát hành hoá đơn BCTHSDHĐ Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn DN Doanh nghiệp NNT Người nộp thuế
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh .................... 33 Bảng 2.1 - Số lượng tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh tại uận Bình Thạnh ....... 35 Bảng 2.2 - Tình hình nhập, xuất bán hóa đơn cho tổ chức, cá nhân ........................ 42 Bảng 2.3 - Tình hình cấp hoá đơn lẻ ...................................................................... 44 Bảng 2. - Tình hình Thông báo phát hành hóa đơn .............................................. 45 Bảng 2. - Tình hình sử dụng hoá đơn của các tổ chức, cá nhân ............................ 46 Bảng 2.6 - Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn ............................... 49 Bảng 2.7 - Tình hình kiểm tra xử lý truy thu về thuế.............................................. 52
- 1 MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đối với các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thuế được sử dụng để phục vụ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quá trình quản lý, xây dựng đất nước và phục vụ nhân dân. Vì vậy, nhà nước đã ban hành các Luật thuế bắt buộc tất cả mọi chủ thể trong nền kinh tế phải thực hiện và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế. Nhằm thực hiện công tác quản lý và thu thuế một cách dễ dàng, hợp lý cho cả hai bên là nhà nước và người nộp thuế, nhà nước sử dụng rất nhiều các công cụ để quản lý, trong đó Hóa đơn được coi là công cụ có vai trò quan trọng để xác định được nghĩa vụ thuế của các tổ chức kinh tế, cũng như giúp nhà nước nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng này, từ đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật có nhiều sự thay đổi rõ rệt về các quy định trong quản lý thu thuế cũng như công tác quản lý tình hình sử dụng hóa đơn. Bắt đầu từ năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 1/2010/NĐ-CP ngày 1 tháng năm 2010 quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đã giao quyền tự chủ cho các Doanh nghiệp trong việc sử dụng hoá đơn: có thể mua từ Cơ quan thuế hoặc tự thiết kế mẫu riêng và tự in để sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đến đầu năm 201 , Chính phủ ban hành Nghị định 0 /201 /NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 201 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 1/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Việc thay đổi các quy định về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng hóa đơn của người nộp thuế và các đối tượng liên quan. Trải qua quá trình công tác nhiều năm tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh và công tác qua nhiều tổ đội trực tiếp, gián tiếp, bản thân tôi nhận thấy nhiều vấn đề liên quan đến hoá đơn có ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân dù có hoạt động sảnh xuất kinh doanh hay không, với nhận thức về tầm quan trọng của công
- 2 tác quản lý hóa đơn nên bản thân tôi đã chọn đề tài “Quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mục tiêu chung : đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh. - Mục tiêu cụ thể : + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hóa đơn. + Đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Là việc quản lý hoá đơn trên địa bàn Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Chi Cục Thuế uận Bình Thạnh từ năm 201 đến năm 2016. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, trong đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, trong đó có kết hợp phát phiếu khảo sát đến người nộp thuế: - Phương pháp nghiên cứu định tính: nhằm xác định việc quản lý hóa đơn cần được thực hiện như thế nào thông qua các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, khái quát, tổng hợp. - Việc phát phiếu khảo sát nhằm lượng hóa các yếu tố đánh giá cảm tính thông qua các con số để chứng minh cho việc nhận định, đánh giá các vấn đề nêu trong luận văn. Phiếu khảo sát ý kiến được phát ra và gửi đến các tổ chức, cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn uận Bình Thạnh, TP.HCM.
- 3 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn được kết cấu thành 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoá đơn. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoá đơn tại Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoá đơn tại Chi Cục Thuế Quận Bình Thạnh.
- 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOÁ ĐƠN 1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị 1.1.1 Khái niệm quản trị uản trị là một phương thức hoạt động hướng đến mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác. Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu. Ngày nay, về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là vài cách hiểu: - uản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng lẻ không thể nào đạt được.Với các hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức. - uản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường. - uản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên , để hoàn thành các mục tiêu đã định. 1.1.2 Vai trò của quản trị uản trị có vai trò quan trọng và to lớn trong việc bảo đảm sự tồn tại và hoạt động bình thường của đời sống kinh tế xã hội. Đối với sự phát triển của từng đơn vị hay cộng đồng và cao hơn nữa là một quốc gia, quản trị càng có vai trò quan trọng. ua phân tích về những nguyên nhân thất bại trong hoạt động kinh doanh của cá nhân hay doanh nghiệp, cũng như thất bại của các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội nhiều năm qua cho thấy nguyên nhân cơ bản vẫn là do quản trị kém hoặc yếu. uản trị giúp cho các thành viên thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình, giúp tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình, ngoài ra quản trị cũng giúp cho các
- 5 tổ chức đối phó với các cơ hội và thách thức từ môi trường. uản trị tốt giúp cho tổ chức thích nghi , nắm bắt tốt hơn các cơ hội và giảm bớt các tiêu cực do môi trường mang lại. 1.1.3 Các chức năng quản trị Chức năng quản trị là nhóm công việc chung, tổng quát mà nhà quản trị ở cấp bậc nào cũng thực hiện: nói cụ thể, chức năng quản trị được hiểu là một hoạt động quản trị, được tách riêng trong quá trình phân công và chuyên môn hóa lao động quản trị, thể hiện phương hướng hay giai đoạn tiến hành các tác động quản trị nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Hiện nay có nhiều cách phân loại các chức năng quản trị, nhưng nhìn chung các nhà khoa học đã tương đối có sự thống nhất về bốn chức năng quản trị là: hoạch định, tổ chức, điều khiển , kiểm soát. 1.1.3.1 Chức năng hoạch định: Là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị. Hoạt động này bao gồm việc xác định rõ hệ thống mục tiêu của tổ chức, xây dựng và lựa chọn chiến lược tổng thể để thực hiện các mục tiêu này và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động của tổ chức. Đồng thời đưa ra các biện pháp thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch của tổ chức. 1.1.3.2 Chức năng tổ chức: Chủ yếu là thiết kế cơ cấu của tổ chức, bao gồm xác định những việc phải làm, những ai sẽ làm việc đó, những bộ phận nào cần được thành lập, quan hệ phân công phối hợp và trách nhiệm giữa các bộ phận và xác lập hệ thống quyền hành trong tổ chức. 1.1.3.3 Chức năng điều khiển: Là chức năng thực hiện sự kích thích, động viên, chỉ huy, phối hợp con người, thực hiện các mục tiêu quản trị và giải quyết các xung đột trong tập thể nhằm đưa tổ chức đi đúng quỹ đạo dự kiến của tổ chức. 1.1.3.4 Chức năng kiểm soát: Để đảm bảo công việc thực hiện như kế hoạch dự kiến, nhà quản trị cần theo dõi xem tổ chức của mình hoạt động như thế nào, bao gồm việc theo dõi toàn bộ
- 6 hoạt động của các thành viên, bộ phận và cả tổ chức. Hoạt động kiểm soát thường là việc thu thập thông tin về kết quả thực hiện thực tế, so sánh kết quả thực hiện thực tế với các mục tiêu đã đặt ra và tiến hành các điều chỉnh nếu có sai lệch, nhằm đưa tổ chức đi đúng quỹ đạo đến mục tiêu. ( Tiến sĩ Trương uang Dũng - Giáo trình Quản trị học – Trường Đại học Kinh tế Tài chính ). 1.2 Những vấn đề chung về hóa đơn 1.2.1 Khái niệm về hóa đơn Theo điều 3, Nghị định số 9/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ uy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn, hóa đơn được định nghĩa như sau: “Hoá đơn là chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ”. Theo khoản 1, điều 3, Nghị định số 1/2010/NĐ-CP ngày 1 tháng năm 2010 của Chính phủ uy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, “Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật”. Trong khi đó, theo Luật kế toán “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”. uy định trên cũng có nghĩa: hoá đơn là chứng từ kế toán do người bán lập, xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thanh toán, là căn cứ ghi sổ kế toán, kê khai thuế, quyết toán tài chính, và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời hoá đơn là một loại chứng từ gốc đặc biệt quan trọng cả trên phương diện quản lý tài chính doanh nghiệp và trên phương diện quản lý thuế của cơ quan nhà nước. 1.2.2 Vai trò của hóa đơn Mỗi loại chứng từ đều có vai trò riêng của nó, hóa đơn cũng không ngoại lệ. Hóa đơn là một trong những loại chứng từ chứng minh giao dịch phát sinh của đối
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 76 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
147 p | 84 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
113 p | 44 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 47 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về giáo dục từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
98 p | 45 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định
140 p | 47 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 63 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn