intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da - Giầy, Bộ Công Thương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

30
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp spin-off; quá trình hình thành và phát triển DN spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu; phân tích được các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc hình thành và phát triển các DN spin-off để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam; đề xuất được các giải pháp khuyến khích hình thành và phát triển DN spin-off nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da - Giầy, Bộ Công Thương

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN NHƯ THANH HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY, BỘ CÔNG THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội-2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN NHƯ THANH HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY, BỘ CÔNG THƯƠNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ Mã số: 60340412 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hữu Xuyên Hà Nội-2019
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................6 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 6 2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 7 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 7 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................... 10 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 13 3.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 13 3.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 13 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................13 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 14 5.1 Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 14 5.2 Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 14 5.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 15 5.5 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 15 6. Những đóng góp cơ bản của đề tài................................................................... 16 7. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 16 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................17 1.1. Doanh nghiệp spin-off................................................................................... 17 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp spin-off ............................................................... 17 1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp spin-off trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu ........................................................................................................................ 19 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu ..................................................................... 24 1
  4. 1.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu............................................................. 28 1.2.1. Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu ......................................... 28 1.2.2. Ảnh hưởng của thương mại hóa kết quả nghiên cứu tới sự phát triển của tổ chức khoa học và công nghệ ............................................................................ 31 1.3. Nguyên tắc hình thành và các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu....................................... 33 1.3.1. Nguyên tắc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu ............................................................................................................ 33 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu ..................................................................... 36 1.4. Kinh nghiệm hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu và bài học cho Viện Nghiên cứu Da-Giầy ........................................ 42 1.4.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam....... 42 1.4.2. Bài học cho Viện Nghiên cứu Da-Giầy...................................................... 46 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHU CẦU HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY ................................................................48 2.1. Tổng quan thực trạng hình thành và phát triển doanh nghiệp spin-off tại một số Viện nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 48 2.1.1. Quá trình hình thành .................................................................................. 48 2.1.2. Các loại hình doanh nghiệp spin-off .......................................................... 50 2.1.3. Các nội dung về hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu. .................................................................................................... 52 2.2. Thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và nhu cầu hình thành doanh nghiệp spin-off tại Viên Nghiên cứu Da-Giầy ..................................................... 56 2
  5. 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viên Nghiên cứu Da-Giầy .......... 56 2.2.2. Phân tích thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viên Nghiên cứu Da-Giầy ......................................................................................................... 62 2.2.3. Thực trạng nhu cầu thành lập doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy ............................................... 67 2.3. Đánh giá thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và nhu cầu hình thành doanh nghiệp spin-off tại Viên Nghiên cứu Da-Giầy ................................ 69 2.3.1. Những kết quả đã đạt được ........................................................................ 69 2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục ................................................................... 70 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên ....................................................... 72 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY ........................................................................76 3.1. Quan điểm và mục tiêu hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy ............................................... 76 3.1.1. Quan điểm hình thành ................................................................................ 76 3.1.2. Mục tiêu hình thành ................................................................................... 77 3.2. Các giải pháp hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu da giầy.............................................................. 79 3.2.1. Hoàn thiện các điều kiện để hình thành doanh nghiệp spin-off ................ 79 3.2.2. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ............................................... 80 3.2.3. Gắn kết quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu .. 82 3.2.4. Hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu............................ 83 3.2.5. Các giải pháp khác..................................................................................... 87 3
  6. 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp................................................................... 90 3.3.1. Từ phía Chính phủ, Bộ Công Thương........................................................ 90 3.3.2. Từ phía Viện Nghiên cứu Da-Giầy ............................................................ 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................93 1. Kết luận ............................................................................................................ 93 2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................94 Tài liệu tiếng việt.................................................................................................. 94 Tài liệu nước ngoài............................................................................................... 99 4
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT KÍ HIỆU VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT Hiệp hội Quốc gia Các nhà sản xuất thiết bị và 1 ASSOMAC công nghệ cho ngành da giày Ý Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong 2 CANTI công nghiệp 3 CGCN Chuyển giao công nghệ 4 CP Chính phủ 5 DN Doanh nghiệp 6 ĐH & CĐ Đại học và cao đẳng 7 ĐMST Đổi mới sáng tạo 8 EU Liên minh Châu Âu 9 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 10 INPI Viện Sở hữu công nghiệp quốc gia 11 KH & CN Khoa học và công nghệ 12 KH-KT Khoa học- Kỹ thuật 13 LEFASO Hiệp Hội Da Giày và Túi Xách Việt Nam 14 NC&TK Nghiên cứu và triển khai Một tổ chức phi chính phủ ở Ý chuyên phụ trách kỹ thuật và các hoạt động đào tạo trong ngành 15 PISIE dệt may, da và giày cũng như các sản phẩm liên quan. 16 R&D Trung tâm Nghiên cứu-Triển khai 17 SHTP-IC Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao 18 SHTP Khu Công nghệ cao TP. HCM 19 SHTT Sở hữu trí tuệ 20 SXKD Sản xuất kinh doanh 21 UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc 22 UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc 5
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, công nghệ được coi là công cụ nhằm tăng sức cạnh tranh và chất lượng mọi loại sản phẩm. Trong đó, các trường đại học, viện nghiên cứu chính là nơi chủ yếu tạo ra công nghệ và tài sản trí tuệ. Nói cách khác, các viện nghiên cứu, các trường đại học buộc phải “thương mại hoá” kết quả nghiên cứu để tồn tại và phát triển. Trong sự nghiệp đổi mới, với nhiều ngành công nghiệp đã phát triển trên quy mô lớn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế. Ngành công nghiệp da-giầy đã vươn lên vị trí thứ 3 về doanh số xuất khẩu. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 17,93 tỷ USD, tăng 10,7%, trong đó, xuất khẩu giày dép đạt 14,67 tỷ USD, tăng 12,8%; túi cặp, vali các loại đạt 3,26 tỷ USD, tăng 2%. Với mức tăng kim ngạch ngành sản xuất giầy dép, đồ da đạt tốc độ trung bình 12- 15%/năm như hiện nay, nhu cầu về da thuộc sử dụng cho sản xuất giày dép đến năm 2018 dự kiến cần 950-1.050 triệu Sqft và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo (nguồn: Hiệp hội Lefaso). Hiện nay với vai trò là một Viện nghiên cứu triển khai KH&CN trực thuộc Bộ Công Thương, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ, nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 và Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vẫn được coi là một trong các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Viện. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực Da - Giầy và công nghệ bảo vệ môi trường. Một trong những đầu ra của nghiên cứu khoa học là các công 6
  9. nghệ mới có thể triển khai ứng dụng trong cuộc sống, đem lại lợi ích kinh tế cho ngành Da- Giầy nói riêng và xã hội nói chung cũng như bản thân người làm nghiên cứu. Chuyển giao công nghệ cho các tập đoàn công nghệ là một hình thức cho phép triển khai các nghiên cứu, nhưng cách này thường đòi hỏi việc “bán” sở hữu tài sản trí tuệ của nhà nghiên cứu. Thành lập các công ty khởi nghiệp do chính nhà khoa học đồng sở hữu với cơ quan nghiên cứu là một cách vừa cho phép thương mại hóa công nghệ, vừa cho phép nhà khoa học thu được lợi ích lâu dài từ việc sở hữu tài sản trí tuệ của mình và chính cơ quan nghiên cứu cũng qua đó thu được lợi ích kinh tế. Hoạt động chuyển giao công nghệ da giầy trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường. Viện Nghiên cứu Da-Giầy đã có nhiều chủ trương và giải pháp để thúc đẩy công tác chuyển giao công nghệ từ những kết quả nghiên cứu của mình. Thế nhưng làm cách nào để các Doanh nghiệp Da- Giầy đón nhận công nghệ không phải điều đơn giản, đến nay vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu. Do đó, việc lựa chọn thực hiện đề tài ‘‘Hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy, Bộ Công Thương’’ là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Để kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt công nghệ mới ứng dụng vào đời sống, hầu hết các viện nghiên cứu, trường đại học trên thế giới đều thông qua bộ phận chuyển giao công nghệ. Tại Brazil, trường Đại học Campinas (University of Campinas – Unicamp) là cơ quan chuyển giao công nghệ đầu tiên được thành lập trong 7
  10. trường đại học ở Brazil, trường được thành lập năm 1966 tại bang Campinas - Brazil. Năm 2003, Unicamp thành lập Unicamp Innovation Agency (được gọi là Inova). Inova đã tạo nên chuyển biến mạnh mẽ hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ của Unicamp. Lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu của Unicamp rất rộng, đặc biệt là về sức khỏe, sản xuất công nghiệp, công nghệ thông tin, hóa chất, nông nghiệp và khai thác nguồn lực tự nhiên…Mục tiêu của Inova là đẩy mạnh hợp tác giữa Unicamp - doanh nghiệp - cơ quan nhà nước và các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khác để ứng dụng công nghệ mới trong phát triển kinh tế - xã hội Brazil. Nhiệm vụ chủ yếu của Inova là thay mặt Unicamp quản lý và thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế; chuyển giao công nghệ; quản lý Vườn ươm Unicamp, quản lý Công viên khoa học và công nghệ Unicamp. Nhân lực của Inova khoảng 50 người, thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển sáng tạo của 22 trung tâm nghiên cứu thuộc Unicamp với hơn 2.000 chuyên gia. Kết quả hoạt động của Inova sau 5 năm thành lập: 192 thỏa thuận chuyển giao công nghệ, 39 hợp đồng cấp phép sử dụng công nghệ, 249 sáng chế mới đăng ký tại INPI, 19 sáng chế mới đăng ký theo PCT, 35 nhãn hiệu hàng hóa đăng ký mới, 16 chương trình máy tính đăng ký mới, 11 công ty khởi nghiệp tốt nghiệp, 20 triệu USD cho các dự án nghiên cứu [38] Tại Anh, hầu hết các Trường đại học ở Anh đều có bộ phận chuyên trách với vai trò liên lạc, kết nối, thỏa thuận giữa Trường đại học, Viện nghiên cứu & Doanh nghiệp trong nghiên cứu và khai thác giá trị thương mại từ các nghiên cứu. Nhiều Trường đại học thành lập các công ty (sở hữu một phần hoặc toàn bộ) để đầu tư nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, sản xuất thử, khai thác quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt, 8
  11. trong những năm 1995-1997, hơn một nửa cơ sở giáo dục đại học tại Anh có công ty (sở hữu toàn bộ hay một phần) để khai thác các kết quả nghiên cứu. Các công ty có thể chia làm hai dạng: (1) Nhóm những công ty “ô” (chủ yếu là các công ty mẹ) kiểm soát các danh mục quyền sở hữu trí tuệ của Viện Giáo dục đại học và vẫn chịu sự kiểm soát trực tiếp của cơ quan nghiên cứu. (2) Nhóm một số công ty phụ (hay các công ty vệ tinh) từ các cơ quan nghiên cứu đã được thành lập nhằm khai thác lợi ích từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.[36] Những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều thành công trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thông qua cơ chế hợp tác giữa Trường đại học, Viện nghiên cứu & Doanh nghiệp. Mô hình này thành công nhờ 3 cơ chế quan trọng, bao gồm: xây dựng các công viên khoa học, vườn ươm công nghệ và thành lập các công ty đóng vai trò kết nối. Để thúc đẩy các hoạt động này diễn ra theo cơ chế thị trường, Trung Quốc khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư với vốn góp từ 3 nguồn: 10% từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu; 30% từ các nhà nghiên cứu, nhà giáo (2/3 đóng góp bằng tri thức công nghệ và 1/3 từ đóng góp đầu tư của các cá nhân); 60% từ ngân sách nhà nước và tài trợ của các công ty. Dự án thành công, lợi nhuận sẽ được chia đều theo tỷ lệ góp vốn. Một phần nhờ mô hình này, Trung Quốc đã có Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia với số vốn hơn 600 triệu Nhân dân tệ; hơn 50 quỹ khoa học khác do các bộ và chính quyền địa phương thành lập với tổng số vốn hơn 250 triệu Nhân dân tệ. Các quỹ này tập trung tài trợ cho các dự án có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển khoa học công nghệ và được lồng ghép với phát triển kinh tế có mục tiêu trung và dài hạn, nhằm tăng giá trị thực tế của các nghiên cứu khoa học cơ bản trong Trường đại học/Viện nghiên cứu. [36] 9
  12. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Doanh nghiệp spin-off với mục đích thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã và đang là chủ đề của nhiều nhà nghiên cứu chính sách cụ thể. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc thương mại hóa hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam” của tác giả Phạm Duy Thịnh (năm 2000). Đề tài với mục tiêu làm rõ quan điểm lý luận, yếu tố về thương mại hóa hoạt động khoa học và công nghệ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổng quát cho chính sách khoa học và công nghệ cũng như các chính sách liên quan. Đề tài “Nghiên cứu cơ chế, biện pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển sau nghiệm thu” của tác giả Nguyễn Lan Anh (năm 2004). Đề tài tập trung luận giải các biện pháp, chính sách thúc đẩy áp dụng nhanh các kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu vào sản xuất và đời sống thực tế. Tác giả mới chỉ đề cập tới việc hoàn thiện sản phẩm theo chất lượng “sau nghiệm thu” để nhanh chóng được bên mua chấp nhận. Ra đời từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Nano và Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm R&D, Khu Công nghệ cao TP. HCM (SHTP), Nacur Vital là sản phẩm bảo vệ sức khỏe ở dạng chất lỏng, được chiết xuất từ tinh chất nghệ bằng công nghệ nano với hàm lượng nano curcumin 10%. Trung tâm R&D đã chuyển giao công nghệ sản xuất cho Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ Viotek, Viotek ra đời nhằm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ Trung tâm R&D trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ nano, công nghệ sinh học để tăng giá trị và hiệu quả. Đây được xem là bước đi ban đầu thành công của một mô hình doanh nghiệp từ chính kết quả nghiên cứu khoa học tại Trung tâm R&D với sự hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm từ SHTP-IC. Thành công của Viotek ngày nay chính là nhờ mô hình hợp 10
  13. tác ươm tạo doanh nghiệp phát triển từ hoạt động nghiên cứu nội sinh của Trung tâm R&D. CANTI (Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp) có trụ sở chính đặt tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, là đơn vị trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ KH&CN), hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Với đặc thù hoạt động đã được định hình là phát triển năng lực ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và kỹ thuật liên quan phục vụ nhu cầu chẩn đoán, khảo sát trong công nghiệp và tạo giống cây trồng. Năm 2015, doanh thu từ triển khai ứng dụng của CANTI đạt 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển, CANTI coi xây dựng tiềm lực KH&CN là vấn đề sống còn và cốt lõi của mọi hoạt động. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng và trình độ cao là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của CANTI. Để vượt qua những trở ngại, CANTI luôn tìm tòi những cách làm sáng tạo: tiếp cận nghiên cứu từ nhu cầu thực tế, nghiên cứu theo nhu cầu sản xuất chứ không phải xuất phát từ kế hoạch. Nhiều đề tài ứng dụng CANTI tự đầu tư nghiên cứu trước bằng vốn của mình, khi đạt yêu cầu khả thi mới đề xuất xin ngân sách hỗ trợ. CANTI cũng có những kế hoạch để vừa duy trì các hướng nghiên cứu chiến lược, trong đó có hướng nghiên cứu công nghệ cao, vừa có sản phẩm dùng được ngay. Một trong những kế hoạch đó là hợp tác với nước ngoài, tạo ra các sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế. Mô hình CANTI là một minh chứng về tính đúng đắn, phù hợp nhu cầu thực tiễn của chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN. [30] Mô hình liên kết nghiên cứu, ươm tạo và hình thành doanh nghiệp mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ. Trong đó, các Viện nghiên cứu, Trường đại học nhận các đơn đặt hàng phát triển sản phẩm công 11
  14. nghệ từ doanh nghiệp, còn doanh nghiệp là nơi triển khai các sản phẩm nghiên cứu ra thị trường. Trung tâm Công nghệ giầy Việt - Italia vừa được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy nghiên cứu phát triển sản phẩm da giầy Việt Nam. Trung tâm ra đời nhờ sự hợp tác giữa Hiệp hội ASSOMAC với Hiệp hội LEFASO, Trường Cao đẳng Công thương TPHCM (HITC), Thương vụ Ý và PISIE – một tổ chức phi chính phủ ở Ý chuyên phụ trách kỹ thuật và các hoạt động đào tạo trong ngành dệt may, da và giày cũng như các sản phẩm liên quan. Đây sẽ là nơi đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật cao, ứng dụng máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng nguồn lực và năng lực thiết kế, sản xuất, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành da giầy Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các nghiên cứu trên đây chủ yếu xem xét ở tầm lý thuyết cơ bản, hoặc ở một số khía cạnh chính sách cụ thể, chính sách gắn kết NC&TK với sản xuất nói chung. Chưa có nghiên cứu nào phân tích một cách sâu sắc thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp spin-off ở Việt Nam nói chung và trong ngành da giầy nói riêng. Vai trò của các doanh nghiệp này trong việc trực tiếp thúc đẩy thương mại kết quả NC&TK cũng như đề xuất trong giải pháp chính sách khuyến khích hoạt động và phát triển loại hình doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường sơ khai của Việt Nam khi các thành phần tạo hệ của nó chưa phát triển đầy đủ. Như vậy, việc xuất hiện các doanh nghiệp spin- off đặt dấu ấn quan trọng cho thị trường sản phẩm KH&CN nói chung và thương mại hoá kết quả NC&TK nói riêng. 12
  15. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích hình thành DN spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp spin-off; quá trình hình thành và phát triển DN spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc hình thành và phát triển các DN spin-off để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam; - Đề xuất được các giải pháp khuyến khích hình thành và phát triển DN spin-off nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp spin-off, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, các giải pháp khuyến khích hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Nghiên cứu quá trình thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy + Phạm vi thời gian: Trong ba năm gần đây 2015, 2016, 2017. + Phạm vi không gian: Tại Viện Nghiên cứu Da- Giầy. 13
  16. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp tiếp cận - Sử dụng lý thuyết về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, quản lý công nghệ, quản lý nghiên cứu khoa học, tổ chức KH&CN, chính sách KH&CN, luật chuyển giao công nghệ. - Phương pháp đánh giá phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu điều tra, thông tin thực tế liên quan đến thương mại hóa các kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước. 5.2 Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu cơ sở lý thuyết từ các lý thuyết có liên quan và kế thừa kết quả từ các đề tài nghiên cứu khoa học đã có. Thu thập và phân tích thông tin từ các bài báo khoa học, từ kết quả các cuộc điều tra, thống kê KH&CN và đổi mới có liên quan đã thực hiện, từ các tài liệu báo cáo kết quả hoạt động KH&CN, các văn bản chính sách có liên quan…v.v; - Phương pháp quan sát: thực tế hình thành các doanh nghiệp spin-off tại một số tổ chức NC&TK của ngành Da- Giầy: Viện Nghiên cứu Da- Giầy; Một số doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến thương mại hoá kết quả NC&TK v.v...; - Phương pháp chuyên gia: thu thập thông tin về ý kiến chuyên gia tại các cơ quan quản lý liên quan, một số tổ chức NC&TK và doanh nghiệp spin-off. 5.3 Phương pháp xử lý thông tin - Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xác định xu hướng diễn biến của tập hợp số liệu; 14
  17. - Xử lý lô gíc đối với các thông tin định tính: sử dụng các suy luận logíc đưa ra các phán đoán về bản chất của các sự kiện, thể hiện mối lien hệ giữa các sự kiện; 5.4 Câu hỏi nghiên cứu - Hiện trạng thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của các tổ chức NC&TK nói chung và trong ngành Da Giầy nói riêng trong 3 năm trở lại đây ? - Doanh nghiệp spin-off có vai trò như thế nào đối với việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu theo quan điểm chính sách đổi mới ? - Những giải pháp chính sách thích hợp nào để hình thành doanh nghiệp spin-off góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ? 5.5 Giả thuyết nghiên cứu - Việc thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của các tổ chức NC&TK nói chung đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng hiệu quả chưa cao, riêng đối với ngành Da- Giầy chỉ dừng lại ở sản xuất thử nghiệm và chuyển giao dây chuyền sản xuất thử nghiệm; - Doanh nghiệp spin-off là một trong các chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới; - Doanh nghiệp spin-off là hình thức ngắn nhất - trực tiếp đưa sản phẩm NC&TK vào thị trường, giảm chi phí chuyển giao; - Các giải pháp về sở hữu trí tuệ, tài sản, tài chính và luân chuyển nhân lực KH&CN là nhóm các giải pháp cần thiết để hình thành doanh nghiệp spin- off và hoạt động hiệu quả nhằm thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai trong ngành Da- Giầy; 15
  18. 6. Những đóng góp cơ bản của đề tài Thứ nhất, đề tài làm rõ cơ sở lý luận về việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Thứ hai, đề tài đã đưa ra một số bài học tham khảo cho Viện Nghiên cứu Da-Giầy, Bộ Công Thương trong việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số tổ chức khoa học và công nghệ. Thứ ba, đề tài phân tích thực trạng, đưa ra các thuận lợi, khó khăn trong việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy, Bộ Công Thương. Thứ tư, đề tài đề xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy việc hình thành doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da-Giầy, Bộ Công Thương. 7. Kết cấu đề tài Phần mở đầu Chương 1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Chương 2. Phân tích thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và nhu cầu hình thành doanh nghiệp Spin-off tại Viện Nghiên cứu Da- Giầy. Chương 3. Giải pháp hình thành và phát triển doanh nghiệp Spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Da- Giầy. Kết luận và Khuyến nghị. Tài liệu tham khảo 16
  19. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.1. Doanh nghiệp spin-off 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp spin-off Khái niệm “spin-off” về bản chất xuất phát từ lĩnh vực vật lý nguyên tử là một quá trình điện tử chuyển động quay quanh hạt nhân khi tích đủ năng lượng thì điện tử đó văng ra khỏi quỹ đạo chuyển động xa hạt nhân hơn. Theo tác giả Vũ Cao Đàm, doanh nghiệp KH&CN, tức xí nghiệp spin-off là đơn vị có chức năng làm triển khai, có thể bắt đầu từ giai đoạn chế tác vật mẫu, làm pilot, ươm tạo, và cuối cùng là “sản xuất” ra các công nghệ và bán (chuyển giao) các công nghệ đó cho các xí nghiệp công nghiệp. Trong các tài liệu nghiên cứu phương tây, đặc biệt là ở Mỹ và Anh, khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hiểu là doanh nghiệp khoa học spin-off (academic spin-offs) và doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới (doanh nghiệp dựa trên công nghệ cao). Doanh nghiệp spin-off được hiểu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, được hình thành dựa trên cơ sở áp dụng, khai thác các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra ở viện nghiên cứu, trường đại học hoặc do cá nhân hoặc tập thể các nhà khoa học, kĩ sư,… có trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn cao, có tinh thần kinh thương rời khỏi tổ chức mẹ để bắt đầu một sự kinh doanh độc lập mới. 17
  20. Các sản phẩm của doanh nghiệp KH&CN là các kết quả nghiên cứu KH&CN, đặc biệt là sản phẩm mới, công nghệ mới, do đó nó mang tính đặc thù và khác với các sản phẩm hàng hóa thông thường khác như chứa đựng nhiều yếu tố vô hình, có nhiều ràng buộc về quyền sở hữu, khó định giá. Tuy nhiên đây lại là nền tảng, là động lực thúc đẩy quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dựa trên các khái niệm khác nhau, có thể đồng tình với quan điểm của Bạch Tân Sinh cho rằng, việc hình thành doanh nghiệp spin-off tương tự quá trình điện tử chuyển động quay quanh hạt nhân, khi tích đủ năng lượng thì điện tử đó văng ra khỏi quỹ đạo chuyển động. Tuy nhiên, ở đây tác giả bổ sung thêm quan điểm “tích hợp” của tác giả Nguyễn Văn Học, theo đó spin-off là quá trình điện tử quay quanh hạt nhân và tích lũy năng lượng đến khi đủ điều kiện (ái lực giảm dần) thì văng ra khỏi quỹ đạo, kết hợp với một số yếu tố khác bên ngoài để hình thành nên “đám mây điện tử” hoặc “điện tử tự do - doanh nghiệp độc lập”. Từ các phân tích trên đây, có thể đưa ra một khái niệm về doanh nghiệp spin-off phù hợp với điều kiện của Việt Nam như sau: “Doanh nghiệp spin-off là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở áp dụng/khai thác kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được tạo ra ở viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức nghiên cứu tư nhân hoặc bởi một cá nhân hoặc tập thể nhà khoa học, công nghệ, sáng chế (người khởi xướng/sáng lập doanh nghiệp)”. Người sáng lập doanh nghiệp spin-off thường có một hoặc cả ba đặc trưng sau đây: + Sở hữu một bí quyết công nghệ cụ thể và có thể áp dụng bí quyết công nghệ đó để đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quá trình; 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2