intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện những rào cản trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của lực lượng Công an nhân dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận trong lĩnh vực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; thực trạng hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của lực lượng Công an nhân dân; rào cản đối với hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của lực lượng Công an nhân dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện những rào cản trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của lực lượng Công an nhân dân

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN CẨM TÚ NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN CẨM TÚ NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mã số: 60.34.04.12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Hà Hà Nội, 2019
  3. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 9 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 12 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 12 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 12 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 12 8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 12 9. Kết cấu của Luận văn ............................................................................................ 14 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ..................................................................... 15 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 15 1.1.1. Khoa học và Công nghệ ............................................................................................. 15 1.1.2. Hoạt động khoa học và công nghệ .................................................................. 19 1.1.3. Hội nhập quốc tế ........................................................................................................ 20 1.1.4. Rào cản ...................................................................................................................... 23 1.1.5. Nhận thức ................................................................................................................... 24 1.1.6. Tiềm lực KH&CN ...................................................................................................... 25 1.2. Lý thuyết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN .............................. 31 1.2.1. Lý thuyết hội nhập quốc tế về KH&CN ..................................................................... 31 1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực hội nhập quốc tế về KH&CN ......................................... 34 *Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................. 39 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KH&CN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN.......................................................................... 40 2.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 40 1
  4. 2.2. Thực trạng hội nhập quốc tế về KH&CN, thực trạng tiềm lực KH&CN phục vụ hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam (5 năm gần đây). ............ 41 2.2.1. Thực trạng hội nhập quốc tế về KH&CN .................................................................. 41 2.2.2. Chính sách hội nhập quốc tế về KH&CN .................................................................. 43 2.2.3. Thực trạng tiềm lực KH&CN phục vụ hội nhập quốc tế ........................................... 50 2.3. Tổng quan thực trạng Hội nhập quốc tế và Hoạt động KH&CN phục vụ Hội nhập quốc tế trong Công an ............................................................................ 54 2.3.1. Về hệ thống tổ chức KH&CN ở Bộ Công an: ............................................................ 55 2.3.2. Đặc thù hoạt động KH&CN trong Công an: .................................................. 58 2.3.3. Về hoạch định chính sách hoạt động KH&CN .......................................................... 59 2.3.4. Thực trạng hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực và thực trạng hoạt động KH&CN phục vụ hội nhập quốc tế về KH&CN ở Bộ Công an .......................................................... 65 *Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................. 76 CHƢƠNG 3. RÀO CẢN ĐỐI VỚI HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KH&CN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN ................................................................ 77 3.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 77 3.2. Rào cản tiềm lực KH&CN đối với hội nhập quốc tế về KH&CN của Lực lƣợng CAND ............................................................................................................ 79 3.2.1. Rào cản về con người (nhân lực) ............................................................................... 79 3.2.2. Rào cản về tài chính (tài lực)..................................................................................... 83 3.2.3. Rào cản về cơ sở vật chất (vật lực) ............................................................................ 86 3.2.4. Rào cản về thông tin KH&CN (tin lực) ..................................................................... 88 3.3. Rào cản nhận thức đối với hội nhập quốc tế về KH&CN ............................ 92 3.4. Khuyến nghị giải pháp khắc phục rào cản đối với hội nhập quốc tế về KH&CN của lực lƣợng CAND ............................................................................... 95 3.4.1. Giải pháp tổng thể ........................................................................................... 95 3.4.2. Giải pháp khắc phục với từng rào cản ............................................................ 96 * Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................ 98 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 101 2
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANQG: An ninh Quốc gia ANND: An ninh nhân dân CAND: Công an nhân dân CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSND: Cảnh sát nhân dân KH&CN: Khoa học và công nghệ KHKT&CN: Khoa học kỹ thuật và công nghệ NSNN: Ngân sách nhà nước PCCC: Phòng cháy chữa cháy R&D: Nghiên cứu và triển khai TTATXH: Trật tự an toàn xã hội 3
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa Khoa học và Công nghệ............................................... 19 Bảng 1.2. Hoạt động Khoa học và Công nghệ .......................................................... 20 Bảng 2.1. Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN ................................................... 52 Bảng 2.4. Số liệu nhiệm vụ KH&CN........................................................................ 72 Bảng 3.1. Thông tin về các đối tượng tham gia phỏng vấn. ..................................... 78 Bảng 3.2.1 Thống kê nhân lực KH&CN CAND ...................................................... 80 Bảng 3.2.2. Số liệu kinh phí hoạt động KH&CN ..................................................... 84 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý KH&CN trong CAND (trước ngày 06/08/2018) ............................................................................................................... 57 Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý KH&CN trong CAND (sau ngày 06/08/2018) ............................................................................................................... 57 4
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng, trực tiếp tác động và góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Việc ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại đã đem lại sự phát triển vượt bậc của nhiều ngành, lĩnh vực cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định rõ vai trò then chốt của KH&CN trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 62, Chương III đã khẳng định: “Phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Gần đây nhất, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh ”. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/04/2012 đã nêu rõ quan điểm về phát triển KH&CN: “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững”. Bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn là nhiệm vụ chiến lược, trọng yếu của cách mạng Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã xác định: “Phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ...”. Đối với nước ta, bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân (CAND) là nòng cốt. 5
  8. Tình hình an ninh chính trị kinh tế thế giới giai đoạn hiện nay luôn có nhiều biến động cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đã và đang đặt ra cho đất nước ta nhiều cơ hội xen lẫn thách thức. Trong bối cảnh đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng với đất nước nói chung và lực lượng CAND nói riêng là phải đẩy mạnh phát triển KH&CN, nâng cao tiềm lực, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Đồng thời, cần nhận diện được những nguy cơ tiềm ẩn, gây nguy hiểm cho sự nghiệp bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH ở nước ta. Trong đó, bọn tội phạm đã lợi dụng sự phát triển của KH&CN vào hoạt động phạm tội, chúng sử dụng những thành tựu mới nhất của KH&CN để thực hiện và che dấu tội phạm, gây khó khăn cho công tác Công an. Trước tình hình đó, đòi hỏi lực lượng CAND ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ, cần thiết phải sử dụng những thành tựu KH&CN tiên tiến, hiện đại để phòng, đấu tranh và vô hiệu hóa các âm mưu, thủ đoạn và hoạt động phạm tội. Hơn nữa, với xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực như hiện nay, KH&CN sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Vì vậy, cần xác định rằng vai trò của KH&CN trong lực lượng CAND cũng không nằm ngoài quỹ đạo này. Những năm qua, KH&CN CAND đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt quản lý khoa học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học vào thực tiễn công tác chiến đấu. KH&CN CAND ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trên tất cả các mặt công tác Công an, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH và xây dựng lực lượng CAND “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ hiệu quả cho quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, KH&CN CAND vẫn tồn tại những hạn chế. Nghị quyết số 16-NQ/ĐUCA ngày 5/3/2014 về công tác khoa học công an trong tình hình mới đã chỉ rõ: “Hoạt động KH&CN Công an nhân dân hiện nay còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn công tác Công an...”. Có thể nói những mặt còn hạn chế của công tác KH&CN CAND do nhiều 6
  9. nguyên nhân, nhưng trước hết một phần vì hoạt động KH&CN của lực lượng CAND chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KH&CN của quốc gia nói chung và ngành CAND nói riêng trong tình hình mới. Hoạt động KH&CN trong CAND là một bộ phận cấu thành trong hệ thống hoạt động KH&CN quốc gia. Vì vậy, định hướng, tầm nhìn, chiến lược phát triển KH&CN CAND phải phù hợp với Chiến lược phát triển KH&CN quốc gia. Chiến lược phát triển KH&CN quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/04/2012 khẳng định “Hội nhập quốc tế về KH&CN là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa KH&CN Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế. Hội nhập quốc tế về KH&CN phải được thực hiện tích cực, chủ động, sáng tạo, bảo đảm độc lập, chủ quyền an ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi”. Theo đó, trong chiến lược về phát triển KH&CN của Bộ Công an cũng cần đưa ra những quan điểm phát triển phù hợp để KH&CN CAND bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế của đất nước, song vẫn phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của ngành Công an và phục vụ nhiệm vụ quan trọng của lực lượng CAND là bảo đảm độc lập, chủ quyền, ANQG, giữ gìn TTATXH. Diễn biến phức tạp tình hình chính trị, an ninh, kinh tế - xã hội của thế giới và khu vực, tác động của toàn cầu hóa, của nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ đòi hỏi phải có sự thích ứng, điều chỉnh năng động trong chính sách phát triển, chính sách an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, triển khai đường lối đối ngoại, nhất là định hướng “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” và phương châm “triển khai đồng bộ và toàn diện” các hoạt động đối ngoại, Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an đã chú trọng đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, tăng cường hơn công tác quản lý nhà nước về đối ngoại trong CAND, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy và phát triển quan hệ hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật của các nước và các tổ chức quốc tế phát triển lên tầm cao mới. Trong đó đã đẩy mạnh hợp tác về phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, tăng cường hợp tác và đối thoại chiến lược với nhiều đối tác, đưa quan hệ hợp tác với các đối tác đi vào chiều 7
  10. sâu, thực chất và hiệu quả hơn, góp phần quan trọng giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung, lực lượng CAND nói riêng trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phát triển KH&CN đảm bảo ANQG, thực tiễn công tác hội nhập quốc tế về KH&CN trong lực lượng Công an hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc nhất định. KH&CN Công an những năm qua mặc dù đã có những bước tiến, được Nhà nước tập trung đầu tư nhưng thực tế cho thấy cập nhật trình độ tiến bộ về KH&CN so với khu vực còn rất chậm, phương tiện kỹ thuật sử dụng chưa đồng bộ, còn lạc hậu, lỗi thời so với các nước trên thế giới. Nguyên nhân một phần xuất phát từ tính chất đặc thù về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND là phòng chống các thế lực thù địch nhằm bảo vệ bí mật Nhà nước, đảm bảo ANQG giữ gìn TTATXH. Chính vì vậy, các nhiệm vụ hội nhập quốc tế về KH&CN trong lực lượng CAND thường bị hạn chế. Vậy làm thế nào để KH&CN trong lực lượng CAND giữ được vị trí tương thích về KH&CN với các lực lượng bảo vệ ANQG của các nước trên toàn thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế về KH&CN đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong lực lượng CAND đồng thời đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của lực lượng là yêu cầu cấp thiết đối với KH&CN trong lực lượng CAND trong tình hình mới. Theo đó, một trong những bước đầu tiên để thực hiện mục tiêu là nhận diện được những rào cản trong hội nhập quốc tế về KH&CN của lực lượng CAND. Với những lý do nêu trên, cần thiết tiến hành nghiên cứu mô tả thực trạng hội nhập quốc tế về KH&CN của lực lượng CAND nhằm xác định thực trạng đó có phù hợp với dòng chảy thực tiễn phát triển KH&CN quốc gia hay không và chỉ ra đâu là rào cản chủ yếu đối với hội nhập quốc tế về KH&CN của lực lượng CAND. Nhận diện và chứng minh được các yếu tố đang cản trở quá trình hội nhập trở nên hết sức cấp thiết cho những nhà hoạch định chính sách trong lực lượng CAND để tìm ra được các chính sách phù hợp và kịp thời. Theo đó, luận văn sẽ tập trung vào “Nhận diện những rào cản trong hội nhập quốc tế về KH&CN của lực lƣợng CAND”, kết quả của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa lý thuyết về hội nhập quốc tế, hội nhập quốc tế về KH&CN, tầm 8
  11. quan trọng của hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của KH&CN trong lực lượng CAND. Trên cơ sở nhận diện và chứng minh đuợc những rào cản đối với lực lượng CAND trong hội nhập quốc tế về KH&CN, luận văn sẽ đề xuất những kiến nghị tháo gỡ rào cản để thúc đẩy KH&CN CAND hội nhập hiệu quả vào nền KH&CN thế giới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tác giả đã tiến hành tra cứu trên một số cơ sở dữ liệu KH&CN lớn trên thế giới như: Sciences Direct, Proquest, Spingerlink,... và nhiều lần tìm kiếm trên Google, kết quả chưa thấy có đề tài nào ở nước ngoài nghiên cứu về hội nhập quốc tế về KH&CN trong lực lượng an ninh. Từ kết quả đó, có thể phỏng đoán rằng vấn đề nghiên cứu trong các lực lượng vũ trang ở các quốc gia nói chung và nghiên cứu về hội nhập quốc tế về KH&CN trong CA nói riêng là vấn đề có tính bí mật quốc gia. Do đó, các tài liệu không được công bố công khai, nên trên các cơ sở dữ liệu KH&CN đại chúng sẽ không có kết quả nghiên cứu nào có liên quan. Ở trong nước và ngoài ngành Công an, một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này mới chỉ bắt đầu trong thời gian gần đây, với số lượng chưa nhiều và ở những góc độ và phạm vi khác nhau như: “Chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam” của tác giả Đỗ Hoài Nam (2016) đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lớn như cơ sở lý luận để xây dựng chính sách hội nhập quốc tế về KH&CN; Xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế về KH&CN của các nước trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa; Thực trạng hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam giai đoạn 2001-2015; Quan điểm và định hướng chính sách hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đề tài nghiên cứu “Chính sách khoa học và công nghệ của Việt Nam phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN (2005) đã có những đánh giá về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình hội nhập quốc tế về KH&CN ở Việt Nam với những cơ hội và thách thức. Nghiên cứu cũng đã có cái nhìn cụ thể, xác thực về hệ thống chính sách KH&CN liên quan đến hội nhập, những yêu cầu hội nhập kinh tế đối với chính sách quốc gia 9
  12. và các cam kết quốc tế về KH&CN của Việt Nam về tiêu chuẩn, đo luờng và chất luợng, về sở hữu trí tuệ và dịch vụ KH&CN. Tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam”, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (NC&PT) hội nhập KH&CN quốc tế (2012) đã chỉ ra mục tiêu tạo lập được một hệ thống tiêu chí đánh giá khách quan về năng lực của tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp và y học, và sau đó là các tổ chức KH&CN trên các lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu “Những chỉ tiêu đánh giá hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ ”, Đặng Ngọc Dinh và Trần Chí Đức (2006) đã xác định tính khách quan của tiến trình hội nhập quốc tế về KH&CN, yếu tố lực đẩy từ quá trình toàn cầu hóa, cũng như sức mạnh tự thân của hoạt động KH&CN trong việc làm phong phú, sâu sắc hơn kho kiến thức của nhân loại. Hai tác giả cũng đã phân tích làm rõ những chỉ tiêu làm thước đo mức độ hội nhập, qua đó đánh giá và xác định được những ưu thế cũng như hạn chế để ban hành những chính sách, giải pháp phù hợp, kịp thời thúc đẩy quá trình hội nhập. Đỗ Thị Bích Ngọc (2010) tiến hành nghiên cứu về “Những rào cản đối với chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” cũng đã buớc đầu hệ thống một số lý luận về rào cản đối với việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục những rào cản này. Nghiên cứu về rào cản trong hội nhập quốc tế về KH&CN và tìm giải pháp khắc phục đang còn là chủ đề mới mẻ ở Việt Nam. Trong ngành Công an, vấn đề nghiên cứu hội nhập quốc tế về KH&CN hay rào cản hội nhập quốc tế về KH&CN qua khảo sát có thể khẳng định chưa có công trình nghiên cứu nào trước đây. Tuy nhiên, có một số đề tài gần với nội dung nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo như: Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển KH&CN trong CAND” (2013), do Trần Vinh Quang làm chủ nhiệm, đề tài đã đưa ra các định 10
  13. hướng cho phát triển KH&CN trong CAND lĩnh vực KHKT đến năm 2015; Đồng tác giả, luận án tiến sĩ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ Công an nhân dân Việt Nam” (2015) đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển KHKT&CN giai đoạn 2004-2015, phân tích bối cảnh an ninh, trật tự khu vực, thế giới và trong nước, những xu thế lớn, cơ hội thách thức và dự báo sự phát triển của KH&CN tác động đến chiến lược phát triển KHKT&CN trong CAND, từ đó tác giả đưa ra quan điểm định hướng phát triển KHKT&CN CAND giai đoạn mới. Đề tài: “Nhiệm vụ và tổ chức của bộ máy CAND trong tình hình mới - Những vấn đề đặt ra và hướng hoàn thiện” do Th.S Đặng Văn Du - Viện Khoa học và Chiến lược Công an thực hiện. Qua đề tài này, tác giả đã chỉ ra các tồn tại, bất cập trong hệ thống tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của lực lượng CAND theo Nghị định 136. Từ đó, đề tài đã có đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy trong CAND. - Đề tài: “Biện pháp khoa học kỹ thuật trong công tác công an - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do tác giả Cao Ngọc Oánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật làm chủ nhiệm. Đề tài đã đưa ra các khảo sát tiềm lực KHKT trong CAND, làm cơ sở cho biện pháp khoa học kỹ thuật là một trong các biện pháp nghiệp vụ của ngành CAND. - Đề tài cấp Bộ “Giải pháp huy động nguồn lực thông tin KH&CN phục vụ công tác Công an”. Tác giả Hoàng Minh Huệ, Cục H46, Bộ Công an, 2012. - Đề tài cấp Bộ “Giải pháp huy động nguồn nhân lực KH&CN phục vụ công tác Công an”. Tác giả Trần Quang Huyên, X13, Bộ Công an, 2010. Như vậy, có thể thấy, đến nay đa số các đề tài nghiên cứu trong và ngoài CAND, chủ yếu mới tập trung giải quyết được một khâu, một khía cạnh nào đó có liên quan đến nội dung luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu. Do chưa có đề tài nghiên cứu về nhận diện rào cản trong hội nhập quốc tế về KH&CN của lực lượng CAND, vì vậy, đây sẽ là vấn đề mới để luận văn tập trung nghiên cứu. 11
  14. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là nhận diện được rào cản trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của lực lượng CAND. Để thực hiện mục tiêu chính trên, Luận văn đề ra một số nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN; - Phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra những rào cản chính trong hội nhập quốc tế lĩnh vực KH&CN của lực lượng CAND. - Đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp khắc phục rào cản trong hội nhập quốc tế về KH&CN của lực lượng CAND. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu xác định rào cản trong hội nhập quốc tế về KH&CN của lực lượng Công an nhân dân. - Phạm vi không gian: Cơ quan trực thuộc Bộ Công an, Công an các đơn vị địa phương. - Phạm vi thời gian: Tập trung đánh giá trong 5 năm gần đây (từ năm 2013 đến nay). 5. Mẫu khảo sát Mẫu khảo sát không gian: Các đơn vị có chức năng quản lý KH&CN, nghiên cứu khoa học như các Cục, Vụ, Học viện, Nhà trường, công an các đơn vị địa phương trực thuộc Bộ Công an. 6. Câu hỏi nghiên cứu Những rào cản nào cản trở hội nhập quốc tế về KH&CN đối với lực lượng CAND? 7. Giả thuyết nghiên cứu Tiềm lực KH&CN và nhận thức về hội nhập quốc tế còn hạn chế là các yếu tố chính cản trở lực lượng CAND hội nhập quốc tế về KH&CN. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến (1) 12
  15. Hội nhập quốc tế về KH&CN và các lý thuyết về rào cản hội nhập quốc tế về KH&CN trong và ngoài ngành Công an; (2) Phân tích các nguồn tư liệu, xử lý số liệu liên quan đến thực trạng tiềm lực KH&CN, hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam nói chung và lực lượng CAND nói riêng. - Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu (In-depth interview) là một trong những công cụ thu thập dữ liệu cơ bản trong nghiên cứu định tính, được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác nhau như xã hội học, khoa học xã hội và nhân văn… Nhà nghiên cứu thường dùng phương pháp này khi chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ, hoặc khi cần tìm hiểu sâu, thăm dò khi chưa biết khái niệm và biến số, khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số… Tuy nhiên, nó cũng được áp dụng trong những trường hợp nhà nghiên cứu ít nhiều đã xác định được sơ bộ vấn đề nghiên cứu và những thông tin cần thu thập cho đề tài. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể mà giúp hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định. Vì vậy, trong phỏng vấn sâu, người phỏng vấn hoàn toàn tự do trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn cũng như trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi, thậm chí cả cách thức đặt các câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn. Các hình thức của phỏng vấn sâu bao gồm: phỏng vấn có cấu trúc (structured in depth interview) và bán cấu trúc (semi – structured in depth interview) hoặc phỏng vấn tự do (unstructured in depth interview) Một số quy tắc cho việc thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu + Lựa chọn đối tượng phỏng vấn sâu có chủ đích, dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn…) hay theo các yếu tố, đặc điểm riêng của chủ đề nghiên cứu. + Đảm bảo tính chất khuyết danh của cuộc phỏng vấn, đề nghị cho phép ghi âm cuộc phỏng vấn và ghi chép trong quá trình phỏng vấn. + Tiêu chuẩn hóa các ngữ cảnh phỏng vấn phải sao cho môi trường đảm bảo tương đối đồng đều, có một bầu không khí tin cậy, trung thực, nghiêm túc, tự nhiên… + Lập các câu hỏi riêng biệt hoặc viết các câu hỏi trả lời…cho đến sắp xếp và trình bày nội dung đó một cách khoa học sao cho đạt hiệu quả thông tin cao nhất. 13
  16. Mặc dù chủ đề nghiên cứu liên quan đến hội nhập quốc tế KH&CN của lực lượng CAND còn mới và chưa được xác định rõ nhưng tác giả đã ít nhiều xác định được sơ bộ vấn đề nghiên cứu và những thông tin cần thu thập cho đề tài. Với những mô tả khái quát đã đề cập phía trên cho thấy phỏng vấn sâu là phương pháp hoàn toàn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Luận cứ và kết quả phỏng vấn sâu được thể hiển tại Chương 3 của Luận văn. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận trong lĩnh vực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Chương 2. Thực trạng hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của lực lượng Công an nhân dân. Chương 3. Rào cản đối với hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của lực lượng Công an nhân dân. 14
  17. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khoa học và Công nghệ a. Khoa học Khái niệm về khoa học được hình thành cùng với lịch sử phát triển của loài người. Do khoa học luôn là yếu tố tác động mạnh mẽ tới sản xuất và đời sống xã hội và thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực hoạt động như sản xuất, chiến đấu hay các lĩnh vực xã hội khác, nên khoa học cũng được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ mỗi góc độ hoạt động xã hội người ta lại hiểu và quan niệm về khoa học theo những gì mà khoa học tác động đến họ, mang lại cho họ. Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô (1986) “Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người, có chức năng xử lý và hệ thống hóa về mặt lý thuyết các tri thức khách quan”; Từ điển Pháp Larousse (2002) “ Khoa học là một tập hợp tri thức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm về các sự kiện, sự vật và hiện tượng theo một quy luật xác định”; Khoa học là “hệ thống tri thức về mọi quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Theo Vũ Cao Đàm (2012) “Định nghĩa này được UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc) sử dụng trong các văn kiện chính thức và cũng được thừa nhận chung trong giới nghiên cứu thế giới”; Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội Việt Nam, 2013) “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”. - Khoa học là một hệ thống tri thức Hệ thống tri thức ở đây bao gồm tri thức kinh nghiệm (tiên nghiệm) và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm được hình thành và có được từ những kinh nghiệm sống rút ra trong hoạt động hàng ngày, trong sản xuất, chiến đấu, đấu tranh sinh tồn của loài người nhằm từng bước hiểu thế giới và làm chủ chính bản thân mình. Tri thức kinh nghiệm tuy rất quan trọng nhưng thiếu cơ sở khoa học để lưu truyền, phát triển tiếp. 15
  18. Tri thức khoa học là tri thức có được do tổng kết trên cơ sở tập hợp các số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hoá thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất; từ những tri thức kinh nghiệm thông qua tư duy lôgíc để rút ra thành các quy luật: Quy luật về cấu trúc, về động thái và về sự tương tác giữa các sự vật hiện tượng. Tri thức khoa học còn được hình thành do được tích luỹ một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục tiêu xác định (khám phá, sáng tạo) và được tiến hành dựa trên những ph- ương pháp khoa học. Tri thức khoa học là “hệ thống tri thức” mang tính quy luật. Vai trò nhiệm vụ của nó bao gồm cả hai chức năng nhận thức và cải tạo thế giới. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các bộ môn khoa học, chẳng hạn như Triết học, Sử học, Kinh tế học, Toán học, Xã hội học, Vật lý học, Hoá học, Sinh học... Các giai đoạn phát triển của tri thức khoa học: Khoa học phát triển từ những phương hướng nghiên cứu trường phái, từ đó có thể hình thành một bộ môn hoặc một ngành khoa học. - Khoa học là một hình thái ý thức xã hội Hình thái ý thức xã hội là một phạm trù triết học dùng để chỉ ý thức hệ chính trị, tôn giáo, đạo đức, khoa học và ý thức pháp quyền. Theo quan điểm triết học Mác, khoa học được hiểu là một hình thái ý thức xã hội. Hình thái ý thức khoa học tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác và được phân biệt về đối tượng, hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, khoa học tương tác với các hình thái ý thức xã hội khác và trong mối tương tác này, hình thái ý thức khoa học luôn đóng vai trò thúc đẩy sự thay đổi, tiến bộ của các hình thái ý thức xã hội khác. Nhận thức này có ý nghĩa quan trọng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong việc xử lý mối quan hệ phức tạp giữa khoa học với các hình thái ý thức xã hội khác. - Khoa học là một thiết chế xã hội Khoa học là một thiết chế xã hội vì nó là một lĩnh vực “xã hội chuyên môn hoá cao” và tồn tại cùng các thiết chế khác có trong lịch sử. Thiết chế khoa học: Môi trường pháp lý của nó là do Nhà nước cụ thể tạo nên bằng các chính sách, pháp 16
  19. luật, pháp lệnh, nghị định...“Khoa học chi phối hàng loạt quyết định trong đời sống kinh tế và xã hội, từ những quyết định của một hãng đến các quyết định chiến lược của các quốc gia và các liên minh đa quốc gia, xuyên quốc gia và siêu quốc gia. Với tư cách là một thiết chế xã hội, khoa học đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt 1 động của xã hội và thực hiện những chức năng của một thiết chế xã hội”. Nhận định của nhà nghiên cứu lịch sử khoa học người Mỹ, Price đã được thực tế lịch sử chứng minh là đúng “Khoa học có thể sẽ là một thiết chế xã hội có ý nghĩa nhất trong xã hội hiện đại. Thiết chế ấy đang làm biến đổi đời sống và số phận con người trên thế giới này hơn bất kỳ một sự kiện chính trị hoặc tôn giáo nào”.2 - Khoa học được hiểu là một hoạt động xã hội Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm mục đích phát hiện bản chất các sự vật, phát triển nhận thức về thế giới khách quan; sáng tạo các sự vật mới, phát triển các phương tiện cải tạo thế giới khách quan. Khoa học ngày nay đã trở thành một hoạt động nghề nghiệp của một cộng đồng xã hội. Đó là một dạng lao động xã hội đặc biệt, với một đặc điểm khó tìm trong các hoạt động xã hội khác. Đó là việc tìm kiếm những điều chưa biết và phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình tìm kiếm. Với tư cách là một hoạt động nghề nghiệp đặc thù, lĩnh vực hoạt động này có chức năng là tìm kiếm những tri thức mới và đem các tri thức đó phục vụ xã hội, đồng thời để thực hiện chức năng này xã hội đã tổ chức ra một hệ thống các tổ chức từ trung ương đến cơ sở và những tập thể, các cá nhân thực hiện các chức năng đó. Tuy khoa học có thể được hiểu dưới các góc độ khác nhau, nhưng trong lĩnh vực quản lý KH&CN, thì dùng khái niệm “khoa học là hệ thống tri thức về bản chất của các hiện tượng, sự vật tự nhiên, các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” đã nêu trên là thích hợp. b. Công nghệ Theo F.R.Root “Công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng được vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới”. R.Jones cho rằng “Công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực được chuyển hóa thành hàng hóa”. 1 Vũ Cao Đàm (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2 Price Derek J., The Nature of Science. pp 1-28 in supplement to Biology, by Goldsby. New York: Harper & Row. 17
  20. Bách khoa toàn thư Wikipedia đưa ra khái niệm về “Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể”.3. Định nghĩa công nghệ của Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP): “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Luật Khoa học và công nghệ (Quốc hội Việt Nam, 2013) lý giải “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Theo tài liệu bài giảng Quản lý Công nghệ của TS. Nguyễn Đình Bình (2017), các bộ phận cấu thành một Công nghệ bao gồm 4 yếu tố THIO (Technoware, Humanware, Infoware, Orgaware) như sau: - Phần vật tư kỹ thuật (T): Công nghệ hàm chứa trong các vật thể như máy móc, thiết bị, phương tiện và cấu trúc hạ tầng,... - Phần con người (H): Công nghệ hàm chứa trong các kỹ năng của con người, bao gồm: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt động,... - Phần thông tin (I): Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hoá sử dụng trong Công nghệ như các lý thuyết, phương pháp, công thức, các thông số và các bí quyết. - Phần tổ chức (O): Công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức, những qui định về quyền hạn, trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cá nhân... Một luận điểm chung rút ra từ những quan điểm trên là, khoa học và kỹ thuật là yếu tố nền tảng của công nghệ, còn quản lý và khoa học quản lý là yếu tố gắn kết các yếu tố của công nghệ thành một hệ thống và nó quyết định sự triển khai, thành 3 https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87https://vi.wikipedia.org/wiki/Công nghệ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2