intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện rào cản của của Doanh nghiệp tham gia vào Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận diện rào cản của Doanh nghiệp tham gia vào Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020 và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện rào cản của của Doanh nghiệp tham gia vào Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ PHƢƠNG DUNG NHẬN DIỆN RÀO CẢN CỦA DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO CHƢƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020 (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Học Hà Nội, 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Học viên xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Học hướng dẫn khoa học cho học viên hoàn thành luận văn này. Học viên xin chân thành cảm ơn các cô giáo, thầy giáo đã trực tiếp giảng dạy các môn học chung, các chuyên đề thuộc chương trình của khóa đào tạo thạc sỹ, giúp học viên hệ thống hóa được kiến thức trong hoạt động học tập và làm việc của mình. Học viên xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, cán bộ phụ trách chuyên môn, hành chính của phòng quản lý sau đại học, Ban chủ nhiệm, cán bộ, viên chức khoa Khoa học quản lý, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ học viên trong học tập và thực hiện luận văn. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến lãnh đạo, cán bộ, công chức của Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ học viên. Học viên xin cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho việc bảo vệ luận văn này. Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2016 Phạm Thị Phương Dung
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNC: Công nghệ cao KH&CN: Khoa học và công nghệ CNSH: Công nghệ sinh học CTCNC: Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 CTNNG: Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Dược Nanogen
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 2.1.Các dây chuyền công nghệ hiện đang được vận hành tại Nanogen ........... 43 2.2. Một số thiết bị hiện có của CTNNG ......................................................... 45
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tên đề tài: ........................................................................................................... 1 2. Lý do nghiên cứu: .............................................................................................. 1 3. Lịch sử nghiên cứu: ........................................................................................... 4 4. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 5 6. Mẫu khảo sát: ..................................................................................................... 6 7. Câu hỏi nghiên cứu:........................................................................................... 6 8. Giả thuyết nghiên cứu: ...................................................................................... 6 9. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................. 6 10. Kết cấu luận văn: ............................................................................................. 7 CHƢƠNG 1. 8CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NHẬN DIỆN RÀO CẢN CỦA DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO CHƢƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO .................................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm chung ................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm Công nghệ ................................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm công nghệ cao ........................................................................ 10 1.1.3. Khái niệm rào cản ................................................................................... 12 1.1.4. Một số khái niệm liên quan khác ........................................................... 13 1.2. Nhận diện rào cản trong phát triển công nghệ cao ở nƣớc ta .................. 14 1.2.1. Không xác định rõ các lĩnh vực công nghệ cao cũng như các không nghệ cụ thể trong từng lĩnh vực. ...................................................................... 15 1.2.2. Thiếu cơ sở hạ tầng KH&CN đủ mạnh hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao ...................................................................................................................... 16 1.2.3. Nguồn tài chính hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ nói chung và phát triển công nghệ cao nói riêng từ phía các ngân hàng, các nhà tài trợ, đầu tư ................................................................................................................. 17 1.2.4. Thiếu các chính sách cụ thể thực tế tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghệ cao và công nghiệp công nghệ cao xét theo khía cạnh thị trường ................................................................................................................. 18 1.3. Tổng quan về Chƣơng trình công nghệ cao ............................................... 18
  6. 1.3.1. Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .......... 21 1.3.2 Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao ..... 24 1.3.3 Chương trình nghiên cứu, đào tạo và nghiên cứu hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao ............................................................................................................. 25 1.4. Các yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất ....... 28 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 30 CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN RÀO CẢN CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƢỢC NANOGEN THAM GIA 32VÀO CHƢƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN 32CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................................................... 32 2.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 32 2.2. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Dƣợc Nanogen. ............................................................................................................... 34 2.3. Việc tham gia vào Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Dƣợc Nanogen ................................................................................................................ 37 2.4. Tác động của rào cản làm chủ công nghệ đến việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Dƣợc Nanogen tham gia vào Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 ............................................. 39 2.4.1. Khái quát chung ...................................................................................... 39 2.4.2. Rào cản về làm chủ công nghệ ............................................................... 40 2.5. Một số rào cản khác tác động đến việc công ty trách nhiệm hữu hạn sinh học dƣợc Nanogen tham gia vào Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. ................................................................................................ 54 2.5.1. Rào cản về hệ thống pháp luật ............................................................... 54 2.5.2. Rào cản về hỗ trợ tài chính, các chính sách hỗ trợ ............................... 58 2.5.3. Một số rào cản khác ................................................................................ 62 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 67 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN 69TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO Ở NƢỚC TA ........................................................................ 69 3.1. Dẫn xuất xây dựng chính sách ..................................................................... 69 3.2. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao .... 69
  7. 3.2.1. Công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT&TT) ................................... 69 3.2.2. Công nghệ sinh học ................................................................................. 70 3.2.3. Công nghệ Tự động hóa và Cơ điện tử .................................................. 71 3.2.4. Công nghệ vật liệu mới và nano ............................................................. 71 3.2.5. Một số bài học cho Việt nam................................................................... 71 3.3. Một số giải pháp tháo gỡ cụ thể ................................................................... 72 3.3.1. Đổi mới cơ bản cách xác định các CNC ưu tiên phát triển .................. 72 3.2.2. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghệ cao ............ 74 3.3.3. Biện pháp về tổ chức và quản lý ............................................................. 77 3.3.4. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến công nghệ cao .................. 77 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 88
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: Nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen). 2. Lý do nghiên cứu: Đầu tư phát triển các lĩnh vực CNC là hướng đi, là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới với một mục tiêu duy nhất là tạo ra động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước hoặc duy trì và củng cố vị trí vững chắc của mình trên thị trường thương mại quốc tế, phát triển tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia trên bản đồ địa chính trị khu vực và thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy để quá trình phát triển CNC và việc ứng dụng, khai thác CNC trở thành động lực là một bài toán rất khó, một thách thức lớn đối với rất nhiều quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Đã có những quốc gia thành công với chiến lược này, nhưng cũng có không ít các quốc gia chưa thành công hoặc đã thất bại trong quá trình này. Có thể liệt kê một số khó khăn, thách thức chủ yếu đối với quá trình ứng dụng và phát triển CNC như: Trước hết là chính sách bảo hộ (độc quyền) công nghệ của các quốc gia, của các doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu CNC. Mặt khác, các nước có nhu cầu công nghệ thường là các nước nghèo, chậm phát triển, thiếu vốn, trình độ khoa học và công nghệ thấp nên khó có điều kiện tiếp cận với các nguồn CNC mà mình cần; ngay cả trường hợp có vốn để mua công nghệ cũng chưa đủ hoặc không đủ năng lực khai thác tối đa công nghệ đã mua, và do đó, càng khó hơn trong sáng tạo công nghệ Vì vậy, các quốc gia muốn làm chủ và phát triển CNC cần có một chương trình mang tầm quốc gia và mang tính chiến lược để tìm kiếm, làm chủ công nghệ. 1
  9. Hòa vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ của các quốc gia trên thế giới, hiện nay, ở Việt Nam CNC hiện diện ở khắp mọi nơi, lan tỏa trực tiếp và gián tiếp tới mọi ngành trong nền kinh tế, làm chuyển hóa các hoạt động kinh tế ra khỏi các nguồn lực truyền thống như hàng tiêu dùng lâu bền hay đầu tư vào kết cấu, trong khi cùng lúc làm tăng thêm mức độ tổng đầu ra. Bản thân những tiến bộ trong lĩnh vực CNC đã tạo nên các ngành công nghiệp tăng trưởng hoàn toàn mới đóng góp quan trọng và trực tiếp cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Cần nhấn mạnh rằng, Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nó thể hiện bằng việc tham gia vào hàng loạt các tổ chức kinh tế thế giới như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn kinh tế thế giới (WTO) … Với việc chuyển mình từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp buộc chúng ta cần phải đẩy mạnh việc phát triển kinh tế tri thức, trong đó có sự đổi mới trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước, nhân dân kỳ vọng rất nhiều vào khoa học công nghệ và đánh giá khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Nó thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là trung tâm của quá trình công nghiệp hóa đất nước. Để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ nói chung và đặc biệt là phát triển CNC, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTCNC tại Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010. Chương trình có mục tiêu nhằm thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ tạo ra CNC; Ứng dụng hiệu quả CNC trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; Sản xuất sản phẩm, hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp CNC; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực CNC. Trong Chương trình có xác định các ngành CNC được ưu tiên đầu tư và phát triển đó là: Công nghệ thông tin, CNSH, Công nghệ vật liệu mới, Công nghệ tự động hóa… Việc xác định ưu tiên này tạo điều kiện cho việc mở rộng nội dung các ngành CNC, góp phần thu 2
  10. hút các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề này tham gia vào Chương trình. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng các doanh nghiệp biết đến Chương trình là chưa nhiều, số lượng đề xuất hàng năm tham gia vào Chương trình không lớn nên khả năng lựa chọn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có hiệu quả thấp và tất yếu chất lượng của Chương trình không đạt được kết quả cao. Tính đến thời điểm hiện tại, Chương trình đã chạy được 3 năm nhưng số lượng các Hợp đồng được ký kết mới chỉ dừng lại ở con số 07. Vậy đến năm 2020, Chương trình sẽ không đạt được mục tiêu đề ra là tạo ra được ít nhất 10 CNC đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; Ứng dụng CNC nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp CNC đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2015 (30-35%), tạo ra các dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao, giải quyết các nhiệm vụ chủ chốt trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Hình thành và phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ CNC, khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC tại các vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng và phát triển khoảng 40 cơ sở ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC và cơ sở hỗ trợ sản xuất sản phẩm CNC. Hình thành và phát triển 50 tập thể nghiên cứu khoa học mạnh về công nghệ có các công trình nghiên cứu về CNC đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Phát triển được 20 cơ sở đào tạo nhân lực CNC đạt trình độ quốc tế. Về chương trình phát triển công nghệ cao, trên thế giới đã có nhiều quốc gia triển khai và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…Tuy đạt được nhiều kết quả nhưng các nước trong quá trình triển khai chương trình này đã gặp một số khó khăn như nguồn tài chính, cơ chế hỗ trợ, cơ sở pháp lý, trình độ nhân lực công nghệ cao… 3
  11. Đối với Việt Nam, trong quá trình thực hiện Quyết định này, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ và các doanh nghiệp cũng chủ động có nhiều đổi mới, nâng cao năng lực của mình nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu Đề tài:“Nhận diện rào cản của của Doanh nghiệp tham gia vào Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen).”. 3. Lịch sử nghiên cứu: Từ khi CTCNC được thực hiện đã có một số nghiên cứu về về vấn đề này, các nghiên cứu mở rộng trên các lĩnh vực, ngành nghề. Cụ thể đối với 04 công nghệ được ưu tiên kể trên đó là: Công nghệ thông tin, CNSH, Công nghệ vật liệu mới, Công nghệ tự động hóa…là các nghiên cứu mang tính chuyên sâu, chưa có các nghiên cứu riêng cho Chương trình CNC. Nói riêng về Chương trình có thể kể đến các Đề án cấp Bộ ví dụ như: TS. Nguyễn Thành Huy (2012): Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng tiêu chí đánh giá, tuyển chọn chuyên gia tình nguyện ngoài nước tham gia các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. ThS. Phạm Quỳnh Anh (2012): Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất quy trình đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Bên cạnh đó, còn một số đề tài nghiên cứu khác của Viện chiến lược và chính sách khoa học công nghệ, Bộ khoa học công nghệ liên quan đến vấn đề CNC như: TS. Lê Thị Hải Lê (2002): Phân tích những xu thế phát triển KH&CN trong một số Chương trình công nghệ cao và những ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược KH&CN Việt Nam. 4
  12. ThS. Nguyễn Thanh Tùng (2010): Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. TS. Đặng Duy Thịnh (2007): Nghiên cứu cơ chế, biện pháp chính sách cụ thể phát triển doanh nghiệp công nghệ cao và sự hình thành công nghiệp công nghệ cao. TS. Lê Thị Hải Lê (2002): Phân tích những xu thế phát triển KH&CN trong một số hướng công nghệ cao và những ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược KH&CN Việt Nam. Nguyễn Văn Phú (2005): Nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) ở Việt Nam. Về đại thể, các công trình nghiên cứu trên đây đều đưa ra các định nghĩa (theo lý thuyết) về CNC, các nguyên tắc cơ bản của chương trình khoa học công nghệ nói chung và chương trình phát triển CNC nói riêng; các cơ chế khuyến khích về thuế,.. phát triển CNC, tác động của chúng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tế phát triển 50 năm qua cho thấy, còn khá nhiều bất cập để thực hiện các cơ chế, chính sách này. Nói cách khác, đây chính là vấn đề còn để ngỏ trong các công trình nói trên, ít nhất là chưa đề cập được các khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình này. Đề tài của luận văn được thực hiện nhằm góp phần phát hiện được các vướng mắc này với tư cách là rào cản và ở chừng mực náo đói gợi suy cách thức tháo gỡ. 4. Mục tiêu nghiên cứu: Nhận diện rào cản của Doanh nghiệp tham gia vào Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020 và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trường hợp CTNNG. 5
  13. - Phạm vi thời gian: Tháng 08/2013 – 06/2015. 6. Mẫu khảo sát: Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen. 7. Câu hỏi nghiên cứu: 7.1. Câu hỏi chủ đạo của đề tài: Yếu tố nào là rào cản của doanh nghiệp tham gia vào CTCNC? 7.2. Câu hỏi bổ trợ: -Hiện trạng các doanh nghiệp tham gia phát triển CTCNC như thế nào? - Những giải pháp nào có thể tháo gỡ rào cản? 8. Giả thuyết nghiên cứu: 8.1. Tổ chức thực hiện và làm chủ công nghệ là rào cản lớn nhất của doanh nghiệp khi tham gia vào CTCNC. 8.2. Xây dựng một số giải pháp theo tiếp cận chính sách đổi mới có thể tháo gỡ được các rào theo định hướng tham gia phá triển công nghệ cao? 9. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trong phương pháp này, học viên đã thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các tài liệu của quốc tế, trong nước và của CTNNG về vấn đề này. Từ đó, các thông tin được lựa chọn làm tư liệu cho luận văn. - Phương pháp phỏng vấn: Trong luận văn này, học viên đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu đối với một số chuyên gia và một số thành viên của CTNNN, các câu hỏi cụ thể đó là: + Việc phát triển CNC ở các nước trên thế giới hiện nay như thế nào và các rào cản chính của việc phát triển CNC ở Việt Nam hiện nay là gì? + CTCNC ở Việt Nam đã được triển khai như thế nào? Các khó khăn rào cản của các doanh nghiệp khi tham gia chương trình này? 6
  14. + Việt Nam đã có những chính sách gì để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào CTCNC? + Việc tham gia của CTNNG vào CTCNC được diễn ra như thế nào? Những khó khăn, vướng mắc và những giải pháp để công ty tham gia vào CTCNC một cách hiệu quả? + Những giải pháp nào để thúc đẩy việc tham gia CTCNC của doanh nghiệp nói riêng và thúc đẩy việc phát triển CNC ở Việt Nam nói chung? - Phương pháp thống kê: Học viên đã tiến hành thống kê một số số liệu như: Học viên tiến hành thu thập thông tin từ tài liệu, qua các bài phỏng vấn, các số liệu bao gồm: số lượng doanh nghiệp tham gia CTCNC, số vốn hỗ trợ doanh nghiệp qua các năm,... 10. Kết cấu luận văn: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận việc nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Chương 2: Nhận diện rào cản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Dược Nanogen khi tham gia vào Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Chương3: Giải pháp tháo gỡ rào cản trong phát triển công nghệ cao ở nước ta. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 7
  15. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NHẬN DIỆN RÀO CẢN CỦA DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO CHƢƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020 1.1. Một số khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm Công nghệ Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng có rất nhiều tác giả nghiên cứu về công nghệ. Ở mỗi cách tiếp cận khác nhau, các tác giả lại đưa ra khái niệm khác nhau về công nghệ, do vậy thật khó có thể đưa ra trong tiếp cận định nghĩa được chuẩn tắc chung. Trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, con người quen dùng khái niệm công nghệ với nghĩa nó là phương tiện vật chất như công cụ, năng lượng, vật liệu được con người sáng tạo và sử dụng trong sản xuất và dịch vụ. Từ những năm 60 trở lại đây, do mua bán công nghệ ngày càng sôi động trong kinh doanh quốc tế nên công nghệ đã được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Hiện nay đang tồn tại những quan niệm khác nhau về công nghệ. Song, chưa có sách vở nào đưa ra một định nghĩa chuẩn xác về công nghệ. Ngoài ra, tồn tại một số quan niệm phổ biến về công nghệ như “Công nghệ là máy biến đổi”. Với quan niệm này, công nghệ được thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, nó thể hiện xu hướng cho rằng khoa học và công nghệ là một và phải được áp dụng đồng thời, và các nhà khoa học ứng dụng cần tìm ra cách áp dụng vào thực tế các lý thuyết thuần tuý. Thứ hai, thuật ngữ “công nghệ” liên quan đến khả năng làm một cái gì đó, ngụ ý rằng nó là những gì làm biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra sau cùng. Quan niệm như vậy đã nhấn mạnh không chỉ tầm quan trọng của công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, mà còn nhấn mạnh sự phù hợp của mục đích kinh tế trong việc áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, những 8
  16. định nghĩa này còn rất chung chung, không đủ cụ thể để mở ra chiếc “hộp đen công nghệ”. “Công nghệ là công cụ”: Với quan niệm này, công nghệ dựa trên nền tảng là các máy móc thiết bị. Cách nhìn này vẫn còn phổ biến đến ngày nay, mặc dù một vài định nghĩa có nói đến sự tác động quan lại giữa máy móc – con người. Những định nghĩa dựa trên quan niệm “Công nghệ là công cụ” đã mở ra phần nào chiếc hộp đen công nghệ, tuy nhiên nó vẫn còn thiếu sót. Tác giả Simon đã nói trong cuốn sách “Technology Policy Formulation and Planning: A Reference Manual” rằng: “Nhìn công nghệ ở khía cạnh máy móc và những vật chất rõ ràng sai lầm giống như chỉ nhìn thấy cái vỏ của con ốc sên, hay cái mạng của con nhện vậy.” “Công nghệ là kiến thức”: cho rằng kiến thức là bản chất của tất cả các phương tiện chuyển đổi. Những người ủng hộ quan niệm này cho rằng kiến thức là khía cạnh quan trọng hàng đầu. Một trong những đóng góp chính của quan niệm này là giúp mở ra chi tiết hơn “hộp đen công nghệ” bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức và phác hoạ các dạng kiến thức cần thiết cho các hoạt động chuyển đổi. “Công nghệ là các hình thái biểu hiện”: cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề mà ba quan niệm trên gặp phải và cố mở ra hoàn toàn chiếc hộp đen công nghệ. Quan niệm này nhìn công nghệ theo những hình thái biểu hiện khác nhau theo cách tiếp cận chiết trung, dựa trên những ý tưởng phát ra từ ba quan niệm phía trên. Một số định nghĩa theo quan niệm này vẫn còn chung chung theo các khía cạnh “phần cứng” và “phần mềm”, nhưng cũng có những định nghĩa cụ thể hơn và có ý nghĩa đáng kể trong việc mở ra hộp đen công nghệ (chia công nghệ theo các thành phần Kỹ thuật, Con người, Thông tin và Tổ chức). 9
  17. Theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ năm 2013 thì khái niệm công nghệ được định nghĩa như sau: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Tuy nhiên, với cách tiếp cận một cách tổng hợp, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm công nghệ như sau: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ nói cách khác, là sự tạo ra biến đổi việc sử dụng kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ cũng có thể chỉ đến một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. 1.1.2. Khái niệm công nghệ cao Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD): Tổ chức này đã đưa ra một khái niệm rất khái quát về CNC như sau: CNC là các công nghệ có tỷ lệ chi cho NC&PT lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia, các sản phẩm và quy trình công nghệ được đổi mới nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đối với sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong NC&PT, sản xuất và chiếm lĩnh thị trường trên quy mô thế giới (11, tr2). Tại Mỹ và Nhật Bản CNC được hiểu là công nghệ tiên tiến, công nghệ hàng đầu với ba đặc điểm: - Là công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, có đổi mới quan trọng; - Là công nghệ đòi hỏi nhân lực trình độ cao xuyên suốt quá trình từ nghiên cứu - thiết kế - chế tạo sản phẩm; 10
  18. - Là công nghệ đòi hỏi chi phí lớn cho nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, thương mại hoá, sản xuất và phân phối sản phẩm.1 Tại các nước trong khu vực (Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...) những nội dung chủ yếu của CNC cũng được thống nhất như khái niệm của OECD. Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế và ý chí của các nhà lãnh đạo của mỗi nước khác nhau nên những tiêu chí về CNC như tỷ lệ chi cho NC&PT, nhân lực nghiên cứu KH&CN được quy định ở những mức khác nhau. Khái niệm CNC được đề cập ở Việt Nam vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước và được sử dụng một cách rộng rãi, chính thức trong các tài liệu khoa học, các văn bản, văn kiện của Đảng và Nhà nước vào thập kỷ 80, đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây. Việc tiếp thu, làm chủ được một số CNC chuyên ngành trong lĩnh vực điện tử - tin học - viễn thông đã đưa ngành này đạt được một số kết quả đáng khích lệ trọng thập kỷ 90 và những năm đầu của thế kỷ này. Kết quả tương tự như vậy đối với ngành thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp đóng tầu với các công nghệ tương ứng có yếu tố CNC. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong một số ngành trọng yếu như tài chính, ngân hàng, thương mại cũng tạo được cơ sở ban đầu quan trọng thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ CNC. Khái niệm CNC ở Việt Nam đã được quy định tại một số văn bản như: Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 về Quy chế khu CNC và Luật Chuyển giao công nghệ - 2007. Theo quy định của Luật CNC, những nội dung chủ yếu của khái niệm CNC vẫn được giữ nguyên, không đổi và hoàn thiện như sau: CNC là công nghệ có hàm lượng cao tri thức và công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với 1 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS) 11
  19. môi trường và có vai trò quan trọng cho việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. 1.1.3. Khái niệm rào cản Rào cản là những yếu tố tác động làm cản trở sự tham gia của các đối tượng, chủ thể vào một quá trình nào đó. Rào cản công nghệ là các yếu tố tác động đến cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào các hoạt động công nghệ. Hiện nay, có rất nhiều loại rào cản tác động đến các đối tượng trong việc tham gia các hoạt động công nghệ. Tuy có nhiều loại rào cản nhưng đối với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, các rào cản được chia làm hai nhóm chính sau: Rào cản từ môi trường bên ngoài: Bao gồm các rào cản về hệ thống khung pháp lý, chính sách; các rào cản về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế…và một số rào cản khác như tác động của nền kinh tế, tiếp cận thông tin, thị trường… Đây là các rào cản có tác động khá mạnh mẽ đến sự tham gia cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này. Mọi sự thay đổi của các yếu tố này có tác động giúp doanh nghiệp phát triển hoặc đi xuống. Rào cản từ môi trường bên trong: Đây là các rào cản tác động trực tiếp đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Các rào cản đó bao gồm các rào cản về con người, tài chính yếu tố về cơ sở vật chất, nguồn tài chính, làm chủ công nghệ yếu tố quản lý doanh nghiệp… Các rào cản này tác động trực tiếp đến sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tham gia vào chương trình công nghệ. Nơi mà luôn có sự biến đổi liên tục và có sự cạnh tranh cao. Khi tham gia vào chương trình quốc gia phát triển CNC buộc các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các lợi thế của mình cũng như từ bên ngoài đồng thời cũng cần hạn chế, giải quyết các rào cản để đưa doanh nghiệp phát triển. 12
  20. 1.1.4. Một số khái niệm liên quan khác 1.1.4.1. Công nghệ sinh học - CNSH là một tập hợp các ngành khoa học (sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật, sinh hóa học và công nghệ học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của các vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật. Sản phẩm đặc trưng là giống cây, con, vi sinh vật có chất lượng cao và các sản phẩm chưa từng có dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế... Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác (công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới), CNSH sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn bị những tiền đề cần thiết về mặt công nghệ trong thế kỷ XXI. 1.1.4.2. Doanh nghiệp công nghệ cao Nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đến việc phát triển doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các doanh nghiệp này đều có đặc điểm chung là ứng dụng CNC để sản xuất các sản phẩm CNC, có số lượng nhân lực KH&CN và mức đầu tư lớn cho NC&PT. Tuy nhiên, ở mỗi nước tên gọi có thể khác nhau, như:“doanh nghiệp đổi mới” (Đức, Nga, Úc,...), “doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới” hoặc “doanh nghiệp dựa trên CNC” (phần lớn các nước OECD), “doanh nghiệp CNC” (Trung quốc). Trung Quốc đưa ra các tiêu chí cụ thể đối với doanh nghiệp CNC, như: 70% doanh thu từ sản phẩm CNC, có ít nhất 30% biên chế là cán bộ KH&CN, chi phí hàng năm cho NC&PT chiếm từ 5-10% tổng doanh thu, v.v... (11, tr3) Nghị định số 99/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định doanh nghiệp CNC là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hoá trên dây chuyền sản xuất ứng dụng CNC với một số tiêu chí cụ thể. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2