intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

42
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này hướng tới mục đích nhằm hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về gian lận trị giá hải quan, nội dung hoạt động chống gian lận qua hoạt động kiểm tra sau thông quan. Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn để hình thành khung lý luận của đề tài. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THU TRANG CHỐNG GIAN LẬN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THU TRANG CHỐNG GIAN LẬN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Trung Chính XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH CÁN BỘ HƢỚNG DẪN HĐ CHẤM LUẬN VĂN TS. Phan Trung Chính PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê Hà Nội – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn LÊ THU TRANG
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS . Phan Trung Chính -Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế chính trị , Trường Đại học Kinh tế , Đại học Quốc Gia Hà Nội đã truyề n đa ̣t những kiế n thức quý giá và tâ ̣n tình hướng dẫn tác giả trong thời gian ho ̣c tâ ̣p và nghiên cứu ta ̣i trường. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng Đào tạo, các anh chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục hải quan thành phố Hà Nội, Chi cục kiểm tra sau thông quan, các Chi cục hải quan thuộc Cục hải quan thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình./. Tác giả luận văn LÊ THU TRANG
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞLÝLUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHỐNG GIAN LẬN TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CẤP CỤC CỦA NGÀNH HẢI QUAN .............................................. 5 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 5 1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chống gian lận trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cấp Cục của ngành Hải quan ........................................... 9 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về gian lận trị giá hải quan .......................... 9 1.2.2 Chống gian lận trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan của ngành hải quan ................................................................................. 22 1.3.Kinh nghiệm thực tiễn chống gian lận trị giá hải quan sau thông quan tại một số Cục Hải quan và bài học cho Cục hải quan thành phố Hà Nội ..................... 36 1.3.1 Kinh nghiệm chống gian lận về trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hải Phòng ............................. 36 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục hải quan thành phố Hà Nội....... 37 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 39 2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu thứ cấp ................................................................... 39 2.2. Phương pháp luận ..................................................................................... 39 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................. 39 2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ....................................... 40
  6. Chƣơng 3:THỰC TRẠNG CHỐNG GIAN LẬN TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................... 42 3.1. Đặc điểm về hoạt động của Cục hải quan thành phố Hà Nội............................. 42 3.1.1. Quá trình phát triển và một số kết quả hoạt động của Cục hải quan thành phố Hà Nội .................................................................................................................... 42 3.1.2. Bộ máy kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan thành phố Hà Nội43 3.2 Thực trạng chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội.......................................................................................................... 44 3.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác KTSTQ về TGHQ ..................................................................................................... 44 3.2.2. Thực trạng cơ sở pháp lý KTSTQ về TGHQ.......................................... 45 3.2.3 Thực trạng thực hiện quy trình, biện pháp nghiệp vụ chống gian lận về trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội ............................................................................................ 47 3.3. Đánh giá kết quả chống gian lận về trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội.......................................................... 62 3.3.1. Điểm mạnh ................................................................................................ 62 3.3.2 Điểm yếu.................................................................................................... 63 3.3.3 Nguyên nhân của điểm yếu ............................................................ 66 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG GIAN LẬN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUANTHÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................................................. 76 4.1. Phương hướng và mục tiêu chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội.............................................................................. 76 4.1.1. Phương hướng chung ................................................................................ 76 4.1.2. Mục tiêu chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội................................................................................................. 77
  7. 4.2. Giải pháp chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội:......................................................................................................... 79 4.2.1. Tăng cường cả về số lượng và chất lượng cán bộ kiểm tra sau thông quan, đặc biệt là cán bộ KTSTQ về TGHQ .......................................... 79 4.2.2 Chú trọng hiệu lực, hiệu quả KTSTQ về TGHQ để thực sự góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước ........................................................ 83 4.2.3. Xây dựng và áp dụng chuẩn mực KTSTQ về TGHQ................... 86 4.2.4 Tăng cường đào tạo kỹ năng KTSTQ về TGHQ, trong đó chú trọng kỹ năng về kế toán, kiểm toán, phát hiện gian lận thương mại ...................... 92 4.2.5 Giải pháp đối với đối tượng KTSTQ về TGHQ ............................ 93 4.2.6 Giải pháp phối hợp ........................................................................ 95 4.3.Kiến nghị về phía nhà nước .................................................................... 100 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CBCC Cán bộ công chức 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 DN Doanh nghiệp 4 GATT Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 5 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan 6 NK Nhập khẩu 7 NSNN Ngân sách nhà nước 8 TCCB Tổ chức cán bộ 9 TCHQ Tổng cục hải quan 10 TGHQ Trị giá Hải quan 11 THC Terminal handling charge (tạm dịch: Phí xếp dỡ) 12 TTXLTT Thu thập xử lý thông tin 13 VNACCS/VCIS Hệ thống thông quan tự động một cửa quốc gia 14 WCO Tổ chức hải quan thế giới 15 WTO Tổ chức thương mại thế giới 16 XK Xuất khẩu 17 XNK Xuất nhập khẩu i
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Số thu ngân sách của Cục hải quan thành phố Hà Nội 42 Số liệu kết quả kiểm tra sau thông quan tại Cục hải 2 Bảng 3.2 59 quan thành phố Hà Nội Số thu từ kiểm tra sau thông quan so với tổng số thu 3 Bảng 3.3 60 thuế tại Cục hải quan thành phố Hà Nội Số thu từ kiểm tra sau thông quan trong các năm tại 4 Bảng 3.4 61 Cục hải quan thành phố Hà Nội Số thu từ KTSTQ về TGHQ so với tổng số thu thuế 5 Bảng 3.5 kiểm tra sau thông quan về các lĩnh vực khác tại Cục 61 hải quan thành phố Hà Nội Số liệu về vụ xử lý vi phạm hành chính trong các cuộc 6 Bảng 3.6 62 KTSTQ về TGHQ 7 Bảng 3.7 Số liệu công chức Chi cục kiểm tra sau thông quan 67 ii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang Bộ máy kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan 1 Hình 3.1 43 thành phố Hà Nội Mô hình tổ chức nhân sự của Chi cục kiểm tra sau 2 Hình 3.2 45 thông quan iii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Hiện nay Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế.Hoạt động xuất nhập khẩu luôn được đẩy mạnh, nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cùng với đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, hành vi trốn thuế và gian lận thuế cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hải quan không những phải đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước mà còn phải bảo đảm cho những nhu cầu hết sức thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu – đó là thông quan nhanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính.Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và xử lý vi phạm (nếu có). Chuyển sang KTSTQ tức là cho phép hàng hóa thông quan sau đó sẽ kiểm tra sâu, rộng hơn hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Cũng có thể thấy rằng, việc chuyển động kiểm tra TGHQ từ việc kiểm tra trực tiếp đối với hàng hóa ngay tại cửa khẩu, chuyển sang việc kiểm tra gián tiếp chủ yếu qua chứng từ, sổ sách của đơn vị xuất, nhập khẩu hàng hóa là công việc mà hải quan chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất và thực tế. Công tác KTSTQ về TGHQ hiện đang có chiều hướng tăng lên, có nhiều vướng mắc và hiệu quả còn thấp. Các hình thức gian lận ngày càng gia tăng và tinh vi như khai báo trị giá thấp hơn giá thực tế phải thanh toán, không tính hoặc không khai báo chi phí hoặc trị giá các khoản trợ giúp, phí bản quyền, phí giấy phép… do không phải xuất trình tại thời điểm thông quan hàng hóa. Đồng thời, thẩm định về tính trung thực, chính xác nội dung các chứng từ mà doanh nghiệp đã khai, 1
  12. nộp, xuất trình với cơ quan hải quan và làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro cho việc đánh giá tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp của ngành hải quan còn nhiều hạn chế. Do vậy, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình, Cục hải quan thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp chỉ đạo các đơn vị thuộc và siết chặt công tác quản lý thuế, tập trung vào các hình thức gian lận thương mại mới phát sinh, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là các hình thức gian lận về TGHQ. Việc nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động chống gian lận TGHQ qua hoạt động KTSTQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nộihiện nay là rất cần thiết, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện phát huy hơn nữa các kết quả đã đạt được đồng thời giúp cho hoạt động KTSTQ về TGHQ khắc phục được những hạn chế tồn tại. Không những giúp phát hiện ra những vụ việc gian lận, truy thu được số thuế lớn cho ngân sách mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đặc biệt, các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật sẽ được hưởng các cơ chế doanh nghiệp ưu tiên, được tạo thuận lợi tối đa trong việc thực hiện thủ tục thông quan. Là công chức trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực KTSTQ về TGHQ.Sau khi được tiếp thu kiến thức của khóa đào tạo thạc sỹ của Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là “Chống gian lận về trị giá hải quansau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội”. 2. Câu hỏi nghiên cứu Quá trình nghiên cứu luận văn tập trung vào việc trả lời câu hỏi: Trong thời gian tới, Cục hải quan thành phố Hà Nội cần phải thực hiện những giải pháp hữu hiệu nào để chống được gian lận trị giá hải quanqua hoạt động kiểm tra sau thông quan để hoàn thiện quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn? 2
  13. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, phân tích rõ thực trạng, đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm chống gian lận TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về gian lận TGHQ, nội dung hoạt động chống gian lận qua hoạt động KTSTQ. Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn để hình thành khung lý luận của đề tài. + Khảo sát, phân tích làm rõ thực trạng gian lận và đánh giá nội dung KTSTQ về TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. Qua đó chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu. + Nêu rõ phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các điểm yếu và hoàn thiện nội dung hoạt động KTSTQ nhằm chống gian lận về TGHQ của Cục hải quan thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chống gian lận về TGHQ bằng công cụ sau thông quan. -Phạm vi nghiên cứu: +Phạm vi không gian: Chi cục KTSTQ và các Chi cục hải quan trực thuộc Cục hải quan thành phố Hà Nội. +Phạm vi thời gian: Khảo sát thực trạng hoạt động chống gian lận về TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016; đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2017-2020. +Phạm vi nội dung nghiên cứu: có nhiều loại gian lận thương mại, hoạt động chống gian lận không chỉ riêng của ngành Hải quan mà có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng khác. Do phạm vi điều chỉnh rộng nên phạm vi 3
  14. nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực gian lận TGHQ và hoạt động chống gian lận là hoạt động KTSTQ. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về chống gian lận trị giá hải quan sau thông quan tại cấp Cục của ngành hải quan. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng chống gian lận trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. Chương 4: Phương hướng và giải pháp chống gian lận trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. 4
  15. Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝLUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHỐNG GIAN LẬN TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CẤP CỤC CỦA NGÀNH HẢI QUAN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các nghiên cứu đi trước có liên quan đến nội dung KTSTQ về TGHQ, trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu trong và ngoài ngành hải quan như: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành hải quan “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2004 - 2006”, chủ nhiệm Nguyễn Viết Hồng (năm 2005). Phạm vi đề tài này chủ yếu đánh giá thực trạng KTSTQ giai đoạn từ 2004 đến 2006 và đưa ra một số giải pháp ban đầu về nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan. - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Xây dựng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan” (năm 2007) do Vụ chính sách thuế và Tổng Cục Hải quan thực hiện; “Kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu – Thực trạng và giải pháp” (năm 2008) do tiến sĩ Nguyễn Thị Thương Huyền và tiến sĩ Nguyễn Việt Cường làm chủ nhiệm; -Luận văn thạc sĩ “Chống gian lận thương mại qua giá qua hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam”, (năm 2008) của tác giả Nguyễn Thị Thủy, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận và thực tiễn chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam, bảo đảm chống thất thu ngân sách và tạo điều kiện lành mạnh hóa môi trường trên thị trường cạnh tranh nội địa. - Luận văn thạc sĩ “Gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu tại Cục hải quanthành phố Hồ Chí Minh- nghiên cứu, thực 5
  16. trạng và giải pháp”, (năm 2009) của tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã nêu được một số lý luận cơ bản liên quan đến trị giá tính thuế trong hải quan. Đánh giá thực trạng công tác phòng chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế tại Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh khoảng thời gian áp dụng trị giá tính thuế theo GATT từ năm 2004 đến 2009 và đã đưa ra một số giải pháp cho Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh về công tác chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế đến năm 2009. - Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về kiểm tra sau thông quan, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn áp dụng của hải quan Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (năm 2009),Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật quốc tế về KTSTQvà áp dụng cho Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Chi (năm 2011) khẳ ng đinh ̣ rằ ng song song với sự phát triể n của thương ma ̣i là gian lâ ̣n thương ma ̣i, đă ̣c biê ̣t là gian lâ ̣n về tri ̣giá và phân loa ̣i hàng hóa có thuế suấ t cao. Do đó , nâng cao hiê ̣u quả công tác kiể m tra sau thông quan là điều tất yế u. Sử du ̣ng phương pháp nghiên cứu thố ng kê, tổ ng hơ ̣p, luâ ̣n văn đã đưa ra những con số về kim nga ̣ch xuấ t nhâ ̣p khẩ u , số thuế thu ngân sách nhà nước của ngành hải quan , số cuô ̣c kiể m tra sau thông quan…Tuy nhiên , do số liê ̣u chỉ cập nhật từ năm 2006 đến năm 2010 trong bố i cảnh Luâ ̣t hải quan sửa đổ i bổ sung 2005 nên chưa làm rõ đươ ̣c các tồ n ta ̣i , vướng mắ c theo cơ chế chiń h sách và tình hình thực tế hiện nay. - Đề án cấp ngành hải quan “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thông quan điện tử”, chủ nhiệm đề tài Văn Bá Tín (năm 2012) đã tâ ̣p trung nghiên cứu thực tra ̣ng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t, phương pháp, thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng kiể m tra sau thông quan trong điề u kiê ̣n thông quan điê ̣n tử . Từ đó, đề xuất một số phương pháp 6
  17. kiể m tra sau thông quan đối với các liñ h vực cu ̣ thể : trị giá tính thuế, gia công, sản xuất xuất khẩu , mã số hàng hóa , hàng hóa nhập khẩu đươ ̣c miễn thuế trong liñ h vực đầ u tư... Số liệu của đề tài được thố ng kê từ năm 2007 đến năm 2012; chưa đươ ̣c câ ̣p nhâ ̣t cho đế n năm 2015, đă ̣c biê ̣t là giai đoa ̣n biế n đô ̣ng lớn khi hải quan Viê ̣t Nam áp du ̣ng cơ chế mô ̣t cửa quố c gia V NACCS/VCIS từ ngày 01/04/2014 và chưa áp dụng Luật hải quan năm 2014. - Tác giả T ạ Thị Mão năm 2013 chủ biên cuốn “Xây dựng phần mềm thu thập và khai thác thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan”.Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của hải quan Nhật Bản - mô hình KTSTQViệt Nam triển khai từ năm 2014, tác giả xây dựng mô hình giả định gắn với bộ tiêu chí quản lý rủi ro để xác định nhóm doanh nghiệp trọng điểm cần kiểm tra sau thông quan, nhóm mặt hàng nhạy cảm yêu cầu KTSTQkịp thời... Đồng thời hướng dẫn công chức thực hiện KTSTQ các bước tra cứu, tìm dữ liệu phục vụ công tác KTSTQ theo hướng áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại. - Luận văn thạc sĩ “Kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Thanh Lam ( năm 2016), Đại học kinh tế-Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nêu được một số vấn đề lý luận chung về công tác kiểm tra sau thông quan. Đồng thời, phân tích thực trạng; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân những tồn tại, yếu kém của KTSTQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Qua đó, luận văn cũng đề xuất một số nhóm giải pháp chung nhất nhằm hoàn thiện công tác KTSTQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. Qua đó nghiên cứu KTSTQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội nhưng luận văn chỉ đề cập các vấn đề chung không đi sâu nghiên cứu KTSTQ về TGHQ. - Báo cáo tổng kết công tác kiể m tra sau thông quan các năm 2014 - 2016 và tài liệu Hội nghị chuyên đề KTSTQ các năm 2014 -2016 của Cục 7
  18. hảiquanthành phố Hà Nội tổ ng hơ ̣p những số liê ̣u mới nhấ t và chiń h xác nhấ t về các cuô ̣c kiể m tra sau thông quan , số thuế truy thu của Cu ̣c hải quan thành phố Hà Nội. Qua các báo cáo có thể nhâ ̣n thấ y mô ̣t số điể m yế u của nghiê ̣p vu ̣ đươ ̣c chỉ ra năm t rước đươ ̣c đinh ̣ hướng , thay đổ i , nâng cao, hoàn thiện trong các năm sau . Tuy nhiên , chưa có mô ̣t báo cáo nào tổ ng hơ ̣p đươ ̣c cả mô ̣t chă ̣ng đường phát triể n của kiể m tra sau thông quan về TGHQ ta ̣i Cục hải quan thành phố Hà Nội giai đoa ̣n 2014 - 2016. Ngoài ra, các bài báo, bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các bài hội thảo khoa học có liên quan, đề cập đến TGHQ, pháp luật về TGHQ có thể kể đến như: Bài hội thảo khoa học “Kiểm tra trị giá tính thuế - Nghiệp vụ không thể thiếu trong công tác chống gian lận thuế xuất, nhập khẩu”( năm 2012), Nguyễn Thị Lan Hương, Học viện Tài chính, Tr 108 – 112; “Ngăn ngừa gian lận trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu”, (năm 2013) Lâm Hoàn, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, Tr20 -Tr 32 ; “Giới thiệu về cơ chế xác nhận trước mã số, xuất xứ và TGHQ”, (năm 2013) Bình Minh; Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, Tr 5 – Tr 19; “Giải trình, làm rõ một số vấn đề trong dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi)”, (năm 2013) Thu Trang, báo Hải quan, Tr 4 …. Hầu hết các nghiên cứu, luận văn thạc sỹ đều đưa ra kiến nghị về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác KTSTQ và công tác TGHQ. Theo đó, tập trung chủ yếu vào 5 nhóm giải pháp sau: Một là, kiến nghị về hoàn thiện hành lang pháp lý về KTSTQ và TGHQ. Hai là, hoàn thiện về quy trình thủ tục KTSTQ và TGHQ. Ba là, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ công chức trong quá trình thực hiện nghiệp vụ KTSTQ. Bốn là, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng chịu sự kiểm tra sau thông quan.Năm là, tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin với các cơ quan khác trong và ngoài ngành. Đây là những vấn đề cốt yếu nhất trong nội dung KTSTQ 8
  19. cũng như KTSTQ về TGHQ đã được nghiên cứu, làm rõ từng phần mà tác giả có thể kế thừa để tham khảo. Khoảng trống nghiên cứu: Từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy: -Các tài liệu, đề tài, công trình nghiên cứu nêu trên thực hiện trong bối cảnh KTSTQ ở Việt Nam còn rất sơ khai, thực tiễn chưa đang kể, phạm vi vĩ mô như mô hình kiểm sau thông quan về TGHQ Hải quan Việt Nam. Nội dung chưa bàn sâu về gian lận TGHQ và chưa được khảo sát một cách hệ thống thực trạng chống gian lận TGHQ. Mỗi một Cục hải quan khác nhau lại có những điều kiện khác nhau để áp dụng vào thực tế.Đề tài không trùng lặp với những đề tài đã được công bố.Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã nêu ra những khoảng trống về lý luận cần nghiên cứu và có kế thừa một số kết quả nghiên cứu về lý luận của các công trình trên trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Việc nghiên cứu làm rõ thực trạng để đề xuất các giải pháp xác thực, khả thi để kịp thời khắc phục những bất lợi hiện nay vẫn là vấn đề thời sự. 1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chống gian lận trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cấp Cục của ngành Hải quan 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về gian lận trị giá hải quan 1.2.1.1. Các khái niệm cơ bản - Khái niệm về gian lận thương mại Gian lận thương mại theo Từ điển tiếng Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian thương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc", "kẻ buôn bán gian lận và trái phép". Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hoặc cử chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa người khác. Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền với 9
  20. thành ngữ "buôn gian, bán lận" và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khóe lừa lọc khách hàng hoặc người khác để thu lời bất chính. Hành vi "buôn gian, bán lận" trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như: hàng xấu nói tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu giếm, lậu thuế … Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận được thể hiện trong lĩnh vực thương mại. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua hoặc người bán, cũng có khi là cả người mua và người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính từ thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. - Khái niệm về gian lận trong lĩnh vực Hải quan Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận thương mại của chủ hàng trong hoạt động xuất khẩu để trốn tránh việc kiểm soát và quản lý của Hải quan. Vấn đề này được Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là WCO) chú ý từ những ngày mới thành lập. Trong Bản khuyến nghị về giúp đỡ hành chính lẫn nhau do Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế đưa ra ngày 5/12/1975 cũng đã đề cập vấn đề giúp đỡ hành chính lẫn nhau về chống gian lận thương mại. Qua nhiều lần bổ xung, thảo luận, đến 9/6/1977 định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan mới được Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế đưa ra trong Công ước quốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong ngăn chặn, trấn áp và điều tra các vi phạm Hải quan - Công ước Nairobi. Khái niệm về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan được Công ước Nairobi nêu ra như sau: "Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi phạm pháp luật Hải quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, hoặc thu được một khoản lợi nhuận nào đó qua việc vi phạm pháp luật này". 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2