intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

50
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nợ thuế Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN NGỌC ANH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN NGỌC ANH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. THỊNH VĂN VINH THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn "Công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc" là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng nguồn tài liệu từ báo cáo tổng kết công tác thuế của Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên; báo cáo của Đội quản lý nợ thuộc Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên; các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Vĩnh Phúc, ngày tháng 3 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu từ thầy hướng dẫn, Đội Quản lý nợ Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Qua đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: - Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo sau đại học và các Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. - PGS.TS. Thịnh Văn Vinh - người hướng dẫn khoa học - đã dành nhiều thời gian quý báu để chỉ dẫn về đề tài và định hướng phương pháp nghiên cứu trong thời gian tôi tiến hành thực hiện luận văn. - Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẻ và động viên, khuyến khích cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn! Vĩnh Phúc, ngày tháng 3 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .................................. 3 5. Bố cục của luận văn................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ .................................................................................................... 5 1.1.Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế .............................................................. 5 1.1.1. Tổng quan về nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế và quản lý nợ thuế ............... 5 1.1.2. Đặc điểm của quản lý nợ thuế ............................................................. 14 1.1.3. Nội dung của quản lý nợ thuế ............................................................. 15 1.1.4. Vai trò của quản lý nợ thuế ................................................................. 17 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế ......................... 18 1.2.1. Nhóm yếu tố khách quan .................................................................... 18 1.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan ........................................................................ 21 1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số Chi cục Thuế và bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên .......................... 22 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số Cơ quan Thuế của Việt Nam .... 22 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên ... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  6. iv Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 29 2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 29 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................. 29 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin, dữ liệu ............................................ 30 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 30 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 30 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TP VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC .......................... 34 3.1. Sơ lược bối cảnh kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2011-2015 .......................................... 34 3.1.1. Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, phát triển, điều kiện tự nhiên - xã hội của Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ............................ 34 3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................................... 36 3.2. Kết quả thu thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên ........................ 39 3.3. Thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên giai đoạn 2013 - 2015 .................................................................................................. 40 3.3.1.Tình hình nợ thuế ................................................................................ 40 3.3.2. Quá trình thực hiện công tác Quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên .................................................................................... 48 3.3.3. Kết quả hoạt động quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2013-2015..................................................................... 56 3.4.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................. 58 3.5.Đánh giá về công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên trong giai đoạn 2013 – 2015 ......................................................................... 60 3.5.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  7. v 3.5.2. Hạn chế .............................................................................................. 62 3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 64 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TP VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC ............................................................................................... 67 4.1. Mục tiêu, quan điểm trong giai đoạn tới của Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên .... 67 4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên ....................................................................................... 72 4.2.1. Công tác chỉ đạo ................................................................................. 73 4.2.2. Phân loại nợ thuế ................................................................................ 76 4.2.3. Phân loại đối tượng nộp thuế .............................................................. 77 4.2.4. Theo dõi nợ thuế ................................................................................. 78 4.2.5. Đôn đốc, thu hôì nợ thuế .................................................................... 79 4.2.6. Xử lý các đối tượng cố ý nợ thuế ........................................................ 81 4.2.7. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế .................................................... 82 4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp. ......................................................... 83 4.3.1. Về cơ chế, chính sách của Nhà nước .................................................. 83 4.3.2. Về sự phối kết hợp giữa các phòng ban, cơ quan, tổ chức có liên quan ..... 86 4.3.3. Về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý ............................ 87 4.3.4. Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ................................ 88 4.3.5. Về công tác quản lý cán bộ thuế ......................................................... 89 KẾT LUẬN ................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách Nhà nước QLN & CCNT : Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế QLN : Quản lý nợ TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp số thu ngân sách và nợ thuế qua các năm ..................... 40 Bảng 3.2. Phân loại nợ thuế theo tính chất nợ của 3 năm .............................. 41 Bảng 3.3. Phân loại nợ thuế theo khu vực kinh tế của 3 năm ........................ 43 Bảng 3.4. Phân loại nợ thuế theo sắc thuế của 3 năm ................................... 45 Bảng 3.5. Phân loại nợ thuế theo ngành nghề của năm 2015 ........................ 47 Bảng 3.6. Kết quả thu nợ đọng thuế giai đoạn 2013 - 2015 .......................... 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ nợ thuế giai đoạn 2013 - 2015 ..................................... 41 Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng nợ của các sắc thuế trong tổng số thuế nợ năm 2015 .. 46 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế ................................................ 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quản lý nợ thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, là một trong những chức năng chính của mô hình quản lý thuế theo chức năng, kể từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực (01/7/2007) đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới. Đây là mô hình có vai trò rất quan trọng trong việc tự chịu trách nhiệm và nâng cao ý thức tuân thủ Pháp luật thuế của người nộp thuế (NNT). Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho Ngân sách Nhà nước (NSNN); Chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế. Những kết quả thu được từ công tác Quản lý nợ thuế là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý thuế. Việc triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế sửa đổi bổ sung đã tạo cơ sở pháp lý để đổi mới công tác Quản lý nợ thuế; Đồng thời, việc quản lý tốt nợ đọng thuế và cưỡng chế nợ thuế lại có tác động sâu sắc tới công tác quản lý thuế, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức cả từ phía người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế. Quản lý nợ thuế là một trong bốn chức năng chính cơ bản của mô hình Quản lý thuế hiện đại. Bộ máy Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (QLN & CCNT) được hình thành xuyên suốt theo hệ thống từ cấp Tổng Cục Thuế đến cấp Cục Thuế và Chi cục Thuế. Với bộ máy và khuôn khổ pháp lý hiện nay, trên cơ sở triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ tin học thì về cơ bản công tác QLN & CCNT đã tương đối đầy đủ các điều kiện để đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  12. 2 Trong bối cảnh chung của đất nước, Ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Chi cục Thuế Thành phố (TP) Vĩnh Yên nói riêng đã và đang triển khai công tác quản lý thuế nói chung, trong đó có công tác quản lý nợ thuế. Thực tế thời gian qua cho thấy công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, mặc dù đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và hết sức mềm dẻo linh hoạt, song công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, cùng với việc tăng số thu thuế thì số nợ thuế cũng ngày một tăng cao, việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế vẫn rất khó thực hiện. Đứng trước thực trạng đó, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của toàn Ngành nói chung và tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên nói riêng đang là vấn đề đòi hỏi sự cải tiến, hoàn thiện hơn nữa. Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và qua công tác tìm hiểu tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài: “Công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nợ thuế Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ thuế Chi cục Thuế TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 2015. - Đề xuất giải pháp để tăng cường công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  13. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên,ư tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. 3.2.2. Phạm vi về không gian Đề tài chọn địa điểm nghiên cứu tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 3.2.3. Phạm vi về thời gian Về mặt thời gian đề tài sẽ phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2015. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn của luận văn nằm ở vấn đề phân tích và đánh giá được thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ trên những phân tích đó và nhìn nhận thực tiễn khách quan của ngành Thuế Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao công tác Chi cục Thuế TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đứng trước tình hình hiện nay có nhiều khó khăn trong công tác quản lý nợ thuế, việc đưa ra những đánh giá về thực trạng và những giải pháp kèm theo là điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  14. 4 rất cần thiết đối với ngành Thuế Vĩnh Phúc và có ý nghĩa thực tiễn đối với đơn vị nghiên cứu của luận văn. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  15. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế 1.1.1. Tổng quan về nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế và quản lý nợ thuế 1.1.1.1. Tổng quan về nợ thuế. a. Nợ thuế. Nợ thuế là hiện tượng người nộp thuế không nộp đầy đủ và đúng hạn số thuế phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật thuế. Người nợ thuế là các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế còn nợ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật. Tiền thuế nợ là các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan Thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhưng đã hết thời hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp vào NSNN. Khoản nợ là số tiền thuế nợ được cơ quan có thẩm quyền xác định tại một thời điểm theo từng lần phát sinh phải nộp của một người nộp thuế nhất định. Khái niệm này cho biết cơ quan quản lý thuế cần phải theo dõi, đôn đốc thu số thuế nợ của những người nộp thuế nào, với những khoản thuế gì. Tuổi nợ là khoảng thời gian liên tục tính từ thời điểm bắt đầu nợ phát sinh đến thời điểm khoản nợ đó được cơ quan thuế thống kê. Nợ thuế luôn gắn với một yếu tố quan trọng là thời gian nợ. Rõ ràng, xét trên bình diện tổng thể, không kể những trường hợp đặc biệt, với cơ quan thuế, việc nợ thuế càng ít và càng ngắn thì càng tốt. Với những khoản nợ quá hạn, tuổi nợ càng dài thì Nhà nước càng thiệt và mức độ rủi ro trong thu hồi nợ càng cao. Do vậy, khái niệm này là một tiêu chí rất cần quan tâm trong quản lý nợ thuế, và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  16. 6 có thể coi nó là một trong những tiêu chí không thể không sử dụng trong phân loại nợ thuế. Mức nợ là số tiền thuế nợ của người nộp thuế tại một thời điểm ở một ngưỡng nhất định. Mức nợ phản ánh độ lớn của khoản nợ ở những quãng phân loại nhất định. Một khoản nợ ở mức nợ lớn là khoản nợ cần quan tâm xử lý nhiều hơn so với những khoản nợ ở mức nhỏ. Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày tiếp theo ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản thuế nợ (ngày thanh toán) là ngày khoản nợ được nộp vào NSNN, hoặc ngày có hiệu lực thi hành của văn bản xóa nợ, miễn nộp hoặc xử lý bằng các hình thức khác. Số ngày nợ thuế của một khoản thuế nợ là khoảng thời gian liên tục tính theo ngày, kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm kết thúc tính nợ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật. b. Phân loại nợ thuế - Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ thuế Khả năng thu hồi nợ được xác định dựa trên những thông tin về người nợ thuế như: Mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của người nợ thuế. Khả năng thu hồi nợ chính là phần trăm thành công trong việc thu hồi lại các khoản nợ. Đối với các khoản nợ thuế, với tình trạng nợ thuế xảy ra liên tục như hiện nay, việc đánh giá khả năng thu hồi nợ thuế là rất quan trọng. Dựa vào điều này, nợ thuế được phân thành ba loại: Nợ có khả năng thu, Nợ khó thu và Nợ không có khả năng thu. Nợ có khả năng thu: Nợ có khả năng thu là số tiền nợ thuế của những người nợ thuế được xác định phải nộp vào NSNN nhưng còn trong thời hạn nộp thuế hoặc đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật mà chưa nộp, và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  17. 7 không thuộc các trường hợp nợ thuộc nhóm nợ khó thu và nơ không có khả năng thu. Nói cách khác, thuộc vào nhóm này là nợ thuế của những người nộp thuế vẫn đang lao động hoặc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, không có dấu hiệu bất thường trong chấp hành pháp luật thuế, không lâm vào tình trạng quá khó khăn dẫn đến không có khả năng nộp thuế, Tùy theo yêu cầu quản lý, cơ quan thuế có thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thành các loại: tiền thuế nợ từ 1 đến 30 ngày, tiền thuế nợ từ 31 ngày đến 90 ngày, tiền thuế nợ từ 91 đến 120 ngày và tiền thuế nợ từ 121 ngày trở lên; tiền thuế đang khiếu nại; tiền thuế đã hết thời gian gia hạn nộp thuế. Mốc nợ thuế 90 ngày là mốc quan trọng vì nó liên quan đến thời điểm xác định một trong những dấu hiệu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế theo Luật Quản lý thuế. Nợ khó thu: Nợ khó thu là nợ thuế của những người nộp thuế đang rất khó khăn về tài chính, chẳng hạn như đang bị đình trệ sản xuất, kinh doanh trong một thời gian dài; đang phải tạm dừng kinh doanh do gặp khó khăn; đang lâm vào tình trạng phá sản, thua lỗ kéo dài... hoặc không phải gặp khó khăn tài chính nhưng là đối tượng có ý thức chấp hành pháp luật rất kém, cố tình nợ thuế dây dưa kéo dài, có nhiều thủ đoạn đối phó, trốn tránh nghĩa vụ thuế và việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế với những đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn. Thuộc về nợ khó thu còn có loại nợ thuế của những đối tượng thực tế không còn tồn tại nhưng không làm các thủ tục chấm dứt hoạt động và quyết toán thuế với cơ quan thuế (nợ thuế của các doanh nghiệp bỏ trốn). Hầu hết đây là các trường hợp cố tình nợ để trốn thuế. Việc truy tìm và xử lý theo pháp luật các trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, khoản nợ thuế của những đối tượng này không chỉ dừng lại ở mức khó thu mà có thể nói là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  18. 8 rất khó thu. Đôi khi, xét về lý thuyết thì một khoản nợ là khó thu, nhưng xét về thực tế quản lý lại là một khoản nợ không thể thu hồi, bởi các cơ quan pháp luật có thể truy bắt được thủ phạm nhưng họ không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ thuế đã nợ. Nợ không có khả năng thu: Việc phân loại nợ trong nhóm này chủ yếu căn cứ vào tình trạng tồn tại của người nộp trong nhóm này. Nợ thuế thuộc loại này là nợ thuế của các DN đã giải thể, phá sản nhưng không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ thuế và cũng chưa làm thủ tục để xóa nợ thuế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nhóm này cũng bao gồm các khoản nợ của người nộp thuế là các cá nhân đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự nhưng chưa được xóa nợ thếu theo quy định của pháp luật. Ý nghĩa của cách phân loại theo khả năng thu hồi nợ Phân loại nợ thuế theo tiêu thức này không chỉ giúp cơ quan thuế có biện pháp đôn đốc thu nợ thuế hoặc tổ chức cưỡng chế thuế, mà còn có biện pháp xử lý phù hợp, như khoanh nợ, gia hạn nộp thuế, xóa nợ,... - Căn cứ vào nội dung nợ thuế Nợ thuế, phí thông thường: Nợ trong nhóm này thường bao gồm các khoản nợ phát sinh từ số thuế, phí phải nộp do người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế mà không bao gồm số thuế, phí bị truy thu, bị phạt chậm nộp do cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện. Nợ phạt thuế, phí: Theo Luật Quản lý thuế hiện nay về việc cơ quan thuế xử phạt thuế, phí đối với người nộp thuế vi phạm về thuế thì sẽ có nhiều loại vi phạm tương ứng với từng nội dung vi phạm, và tương ứng với đó là các khoản nợ phát sinh cho từng lần vi phạm. Do đó, trong nhóm nợ phạt thuế, phí này còn có thể chia ra thành các khoản mục nợ như: nợ do phạt chậm nộp, nợ phạt thiếu thuế phải nộp, nợ phạt trốn thuế, nợ phạt vi phạm thủ tục về thuế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  19. 9 Nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm tra: Đây là khoản nợ thuế mà cơ quan thuế sau quá trình kiểm tra, thanh tra đã phát hiện thêm số thuế phải nộp mà đơn vị bỏ ngoài sổ sách, không kê khai hoặc khai không chính xác ở tất cả các loại hồ sơ khai thuế trong năm tính thuế. Ở thời điểm cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra thì theo quy định số thuế này đã phải được nộp vào ngân sách nhưng có thể đơn vị do vô tình hoặc cố ý đã kê khai sai. Số thuế phát hiện thêm này được coi là nợ thuế của những người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra. Việc theo dõi nợ thuế theo nhóm này giúp cho cơ quan thuế đánh giá được các mức độ vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế trong từng thời kỳ cụ thể. Ý nghĩa của cách phân loại theo nội dung nợ Việc phân loại nợ theo nội dung nợ giúp thực hiện đúng trình tự thu thuế khi cưỡng chế thuế theo Luật Quản lý thuế. Theo đó, tiền thuế phải được thu trước tiền phạt. - Căn cứ vào thời gian nợ thuế Căn cứ vào tiêu thức này, nợ thuế được chia thành: nợ trong hạn và nợ quá hạn Nợ trong hạn: Nợ thuộc nhóm này bao gồm các khoản nợ thuế vẫn còng trong thời hạn nộp thuế, chẳng hạn như: nợ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ân hạn thuế; nợ thuế trong hạn do được gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với khoản nợ thuế trong hạn thì việc nợ thuế là đương nhiên, không phải là vấn đề đáng lo ngại trong quản lý thuế. Tuy nhiên, nợ thuế trong hạn cũng cần theo dõi để nắm bắt, đôn đốc thu nộp kịp thời khi đến thời hạn nộp thuế. Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là những khoản nợ đến hạn trả theo quy định của pháp luật, hoặc theo thông báo hoặc được ghi trên quyết định của cơ quan thuế đến hạn nộp, mà chưa nộp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  20. 10 Ý nghĩa của cách phân loại theo thời gian nợ Việc phân loại nợ thuế theo thời gian nợ chỉ ra rằng, cơ quan thuế cần tập trung nguồn lực để xử lý các khoản nợ quá hạn, bởi nợ trong hạn là hành vi hợp pháp của người nộp thuế, không làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia. Nhưng nợ quá hạn là hành vi không tuân thủ đúng pháp luật về thuế, ảnh hưởng đến nguồn ngân sách quốc gia, cần nhanh chóng xử lý. Như vậy, đối với nợ trong hạn, cơ quan thuế theo dõi, nhắc nhở. Đối với nợ quá hạn, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp phù hợp để nhanh chóng thu hồi. - Căn cứ vào đối tượng nợ thuế Căn cứ vào đối tượng nợ, nợ thuế có thể được phân chia cụ thể thành các nhóm đối tượng theo tính chất sở hữu, loại hình hoặc đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh,... Theo đó, nợ thuế có thể chia thành các nhóm sau: Nợ thuế của doanh nghiệp nhà nước Nợ thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nợ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể Nợ thuế của các đối tượng khác Ý nghĩa của cách phân loại theo đối tượng nợ: Cách phân loại này cho thấy mức độ nợ của từng đối tượng, qua đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ của từng nhóm đối tượng. Cách phân loại này cũng giúp cơ quan thuế tập trung nguồn lực vào nhóm đối tượng có rủi ro cao trong thu hồi nợ. - Căn cứ vào tính chất nợ Căn cứ vào tính chất nợ, nợ thuế được chia thành: nợ thông thường; nợ chờ xử lý Nợ thông thường: Nợ thông thường là số tiền nợ thuế của người nộp thuế mà khoản thuế nợ đã được xác định rõ ràng, không có sai sót, không có nhầm lẫn, không có khiếu nại, không thuộc diện xét miễn, giảm thuế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2