Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái nguyên
lượt xem 13
download
Luận văn đã phân tích thực trạng và chính sách phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố. Đồng thời cũng đề xuất các biện pháp phát triển phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương và công trình nghiên cứu tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRUNG KIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRUNG KIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THU NGA THÁI NGUYÊN - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Học viên Nguyễn Trung Kiên
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Xin được bày tỏ lời cảm ơn tới tập thể giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Đặc biệt, xin được gửi lời tri ân sâu sắc tới TS. NGUYỄN THU NGA– người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và định hướng giúp tác giả để tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu này. Sau cùng, tác giả cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ về mọi mặt để tác giả có thể hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Trung Kiên
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................ viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Đóng góp khoa học của luận văn .................................................................. 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa................................ 5 1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 5 1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 12 1.1.3. Sự cần thiết phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................. 14 1.1.4. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 16 1.1.5. Công tác phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................... 19 1.1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV ......................................... 25 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa........................... 29 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................................. 29 1.2.2. Bài học kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 33 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 35
- iv 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 35 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 37 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 37 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng của doanh nghiệp ..................... 38 2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................................... 40 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................................................ 44 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 44 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 44 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên ........................ 46 3.2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 50 3.2.1. Phát triển quy mô số lượng doanh nghiệp.................................................. 50 3.2.2. Quy mô nguồn vốn và lao động ........................................................ 52 3.2.3. Hiệu quả kinh doanh ............................................................................. 55 3.2.4. Đóng góp vào sự phát triển KT-XH của tỉnh ........................................ 57 3.3. Thực trạng công tác phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 59 3.3.1. Xây dựng chủ trương, định hướng và chính sách phát triển của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 59 3.3.2. Công tác triển khai chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ phát
- v triển DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ....................................... 62 3.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển DNNVV của thành phố Thái Nguyên ............................................ 79 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái nguyên, Tỉnh Thái nguyên ............................................................... 81 3.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp..................................................... 81 3.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .................................................... 86 3.5. Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 90 3.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 90 3.5.2. Những hạn chế ...................................................................................... 92 3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 93 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................................................ 95 4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên ..................................................... 95 4.1.1. Quan điểm, phương hướng phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên ...................................................................... 95 4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 97 4.2. Các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .................................................................................................... 99 4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nhóm ngành ............................................................................................................... 99 4.2.2. Nhóm giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ......... 102 4.2.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển doanh
- vi nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................................... 108 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 112 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ...................................................................... 112 4.3.2. Kiến nghị với tỉnh Thái Nguyên ......................................................... 113 KẾT LUẬN .................................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 116 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân GTGT Giá trị gia tăng NHNN Ngân hàng nhà nước DNTMNVV Doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTHC Thủ tục hành chính CN Công nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt XNK Xuất nhập khẩu KT Kinh tế XTTM Xúc tiến thương mại TM Thương mại HH Hàng hóa DV Dịch vụ QLNN Quản lý nhà nước KD Kinh doanh NSLĐ Năng suất lao động LĐ Lao động CS Chính sách SP Sản phẩm GĐ Giai đoạn
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam .............. 6 Bảng 2.1. Quy mô mẫu điêù tra ...................................................................... 36 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-201947 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu dân cư và lao động thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 ....................................................................................... 48 Bảng 3.3. Các chỉ tiêu về y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 .......................................................... 49 Bảng 3.4. Số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 ....................................................................................... 50 Bảng 3.5. Số lượng DNNVV theo khu vực trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 .......................................................... 51 Bảng 3.6 Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế ............................ 51 Bảng 3.7. Vốn của DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 ....................................................................................... 52 Bảng 3.8. Số lao động của DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 .............................................................................. 54 Bảng 3.9. Doanh thu và lợi nhuận của DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 .......................................................... 55 Bảng 3.10.Năng suất lao động và lợi nhuận bình quân trên 1 lao động ......... 56 của DNNVV .................................................................................................... 56 Bảng 3.11 Tình hình đóng góp của DNNVV vào GDP của thành phố Thái Nguyên ............................................................................................ 57 Bảng 3.12 Tổng hợp lao động làm việc tại DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.................................................................................... 59 Bảng 3.13. Đánh giá của DNNVV về xây dựng chủ trương, định hướng và chính sách về phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Thái
- ix Nguyên ............................................................................................ 61 Bảng 3.14. Tình hình hỗ trợ DNNVV trong quá trình thành lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 ................................ 64 Bảng 3.15. Mức độ thuận lợi của các quy định pháp lý, thủ tục giấy tờ khi đăng ký thành lập, cấp phép và trong quá trình hoạt động ............. 65 Bảng 3.16. Tình hình hỗ trợ vốn cho DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 .......................................................... 66 Bảng 3.17. Đánh giá của DNNVV vừa về chính sách hỗ trợ vốn của thành phố Thái Nguyên............................................................................. 67 Bảng 3.18. Đánh giá mức thuế suất hiện nay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................................... 69 Bảng 3.19. Đánh giá của DNNVV vừa về chính sách hỗ trợ về thuế của thành phố Thái Nguyên............................................................................. 69 Bảng 3.20. Tình hình hỗ trợ về đất đai và mặt bằng kinh doanh cho DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 ............ 71 Bảng 3.21. Đánh giá của DNNVV vừa về chính sách hỗ trợ đất đai và mặt bằng kinh doanh của thành phố Thái Nguyên ................................ 72 Bảng 3.22. Tình hình hỗ trợ về thị trường cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 .......................................... 73 Bảng 3.23 .Đánh giá của DNNVV vừa về chính sách hỗ trợ thị trường của thành phố Thái Nguyên ................................................................... 74 Bảng 3.24. Tình hình hỗ trợ về khoa học công nghệ cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019.......................... 75 Bảng 3.25. Đánh giá của DNNVV vừa về chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ của thành phố Thái Nguyên ................................................... 76 Bảng 3.26. Tình hình hỗ trợ về nhân lực cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 .......................................... 77
- x Bảng 3.27. Đánh giá của DNNVV vừa về chính sách hỗ trợ nhân lực của thành phố Thái Nguyên ................................................................... 78 Bảng 3.28. Tổng hợp công tác kiểm tra về thuế các DNNVV tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 ................................................. 79 Bảng 3.29. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của DNNVV được điều tra ....... 82 Bảng 3.30. Đánh giá về cơ sở hạ tầng phục vụ cho SXKD của doanh nghiệp ......................................................................................................... 87 Bảng 3.31. Tổng hợp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ QLNN ................. 90 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ phiền hà của hoạt động kiểm tra, giám sát đối với DNNVV .......................................................................................... 81 Biểu đồ 3.2. Chiến lược kinh doanh của các DNNVV được điều tra ............. 82 Biểu đồ 3.3. Quy mô vốn điều lệ của DNNVV .............................................. 83 Biểu đồ 3.4. Cơ cấu trình độ lao động của DNNVV được điều tra trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................................... 84 Biểu đồ 3.5. Trình độ quản lý của DNNVV được điều tra trên địa bàn thành phố Thái Nguyên............................................................................. 85 Biểu đồ 3.6 Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ QLNN ......................... 89
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài DNNVV có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc phát triển DNNVV cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trường; tạo công ăn, việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn; duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống.... Việt Nam nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng, việc phát triển các DNNVV là điều kiện tiền đề để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Sự tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương các cấp. Theo Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, tính đến 31/12/2019 trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có 1557 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm đến 75%), loại hình doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu (chiếm 88%). Mặc dù doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì và phát triển, có sự tăng trưởng về mặt số lượng, nhưng tỷ lệ tăng trưởng bình quân còn thấp. Mặt khác, theo thống kê từ Sở Tài chính cho thấy, kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn còn thấp. Thực tế có thấy, công tác quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều khó khăn; việc xây dựng chủ trương, chính sách và định hướng về phát triển DNNVV chưa đảm bảo về thời gian, tiến độ; chính sách trợ giúp DNNVV về đất đai, vốn, thị trường, khoa học công nghệ,…còn vô cùng hạn chế. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên liên tục và chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo yêu cầu. Chính vì thế, công tác phát triển doanh nghiệp vẫn còn
- 2 nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng. Để góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển loại hình DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, nhằm huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, mặt bằng... trong nhân dân, cần thiết phải nghiên cứu để tìm những biện pháp phù hợp thúc đẩy các DNNVV trên địa bàn phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là vấn đề cấp thiết và có tính cơ bản, lâu dài đối với tỉnh Thái Nguyên trong quá trình hội nhập ngày một sâu rộng. Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái nguyên” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển của các DNVVN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm về phát triển DNVVN. - Đánh giá thực trạng phát triển của các DNVVN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua (2017 - 2019). - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển DNVVN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về phát triển DNNVV tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn của phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên bao
- 3 gồm các nội dung về xây dựng chủ trương, chính sách cho phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố, quá triển khai thực hiện và công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chủ trương, chính sách cho phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố. * Về không gian: Các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. * Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu về thực trạng phát triển của các DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019, giải pháp đề xuất nhằm hướng phát triển đến 2025. 4. Đóng góp khoa học của luận văn Luận văn vừa có ý nghĩa về mặt khoa học và có ý nghĩa về mặt thực tiễn: - Về khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và đưa ra các cơ sở thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số địa phương trong nước. - Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng và chính sách phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố. Đồng thời cũng đề xuất các biện pháp phát triển phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương và công trình nghiên cứu tiếp theo. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm bốn chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- 4 Chương 3: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa * Khái niệm doanh nghiệp Theo quy định của Luật Doanh nghiệp (2014), thì “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” (Quốc hội, 2008). Dựa trên quy định trên thì doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Là một tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản và trụ sở giao dịch. - Đơn vị đã được đăng ký và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và theo điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Quốc hội, 2008). * Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
- 6 Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Doanh nghiệp siêu Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nhỏ Ngành, nghề Tổng Số lao Tổng Số lao Số lao động nguồn vốn động nguồn động vốn Từ trên Từ trên 20 Từ trên 1. Nông, 10 người trở 20 tỷ đồng 10 đến tỷ đồng 200 đến lâm nghiệp xuống trở xuống 200 đến 100 tỷ 300 và thủy sản người đồng người Từ trên Từ trên 20 Từ trên 2. Công 10 người trở 20 tỷ đồng 10 đến tỷ đồng 200 đến nghiệp và xuống trở xuống 200 đến 100 tỷ 300 xây dựng người đồng người Từ trên Từ trên 10 Từ trên 3. Thương 10 người trở 10 tỷ đồng 10 đến tỷ đồng 50 mại và dịch xuống trở xuống 50 người đến 50 tỷ đến 100 vụ đồng người Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 Chúng ta thấy rằng việc phân loại quy mô doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam chủ yếu dựa vào 02 tiêu chí: - Thứ nhất: Dựa trên tổng nguồn vốn - Thứ hai: Dựa trên quy mô lao động * Khái niệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Theo quan điểm biện chứng thì thuật ngữ “phát triển” dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
- 7 Còn thuật ngữ “tăng trưởng” được dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật, nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Giữa tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, tăng trưởng là điều kiện của phát triển và phát triển lại là điều kiện để tạo ra những sự tăng trưởng mới với tốc độ và quy mô lớn hơn. Để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng các nhà nghiên cứu thường sử dụng một số tiêu chí đánh giá sự phát triển doanh nghiệp thông qua các tiêu chí tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp và các tiêu chí khác phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo khái niệm về phát triển kinh tế thì: Phát triển DNNVV là quá trình lớn lên về số lượng, quy mô của DN (lao động, nguồn vốn, doanh thu); hiệu quả hơn về chất lượng DN (lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên 01 lao động, lợi nhuận trên vốn… thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước) và có sự hoàn chỉnh hơn về cơ cấu DN theo vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế và ngành sản xuất kinh doanh (Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng, 2006). 1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Đinh Phi Hỗ (2015), doanh nghiệp nhỏ và vừa có những đặc điểm sau: - Thứ nhất, về vốn kinh doanh: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có quy mô vốn nhỏ, điều này làm cho doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào thị trường. Tuy nhiên, với quy mô vốn nhỏ đòi hỏi vòng quay vốn của doanh nghiệp phải nhanh. Mặt khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả, doanh nghiệp thường phải đa dạng các hình thức huy động vốn, đôi khi phải huy động cả những nguồn vốn không chính thức để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thứ hai, về công nghệ: Với quy mô hoạt động nhỏ chính vì thế doanh nghiệp nhỏ và vừa thường linh hoạt trong đổi mới công nghệ và trang thiết bị trong hoạt động
- 8 sản xuất kinh doanh, điều này giúp cho doanh nghiệp tồn tại và sống sót trên thị trường. - Thứ ba, về tổ chức quản lý DNNVV và người lao động: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô lao động không lớn. Điều này tạo điều kiện dễ dàng trong tổ chức hoạt động doanh nghiệp, cũng như giúp nhà quản trị thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) hoạt động sản xuất kinh doanh được dễ dàng hơn. - Thứ tư, về hình thức sở hữu: Hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp tư nhân hoặc trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thế Bính (2013), DNNVV ở các quốc gia đều có các đặc trưng cơ bản: - DNNVV có quy mô vốn và lao động nhỏ, lao động thủ công chiếm tỷ trọng lớn. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của DNNVV. - Ngành nghề kinh doanh của DNNVV chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực đòi hỏi ít vốn, thời gian chu chuyển vốn nhanh. - Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả. - Thị phần của các DNNVV không lớn, khả năng chi phối thị trường không cao. Thị trường thường phản ứng ít quyết liệt, thậm chí không có phản ứng trước những thay đổi chiến lược kinh doanh của DNNVV. Ở Việt Nam, Đào Duy Huân và Đào Duy Tùng (2012) cho biết, ngoài những đặc trưng chung, DNNVV còn có đặc trưng: - DNNVV thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. - Trình độ của chủ DN và người lao động không cao, đa phần chưa được đào tạo chính quy. - Khả năng tổ chức quản lý DN hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp. - Trình độ công nghệ, khả năng tài chính cho nghiên cứu triển khai thấp, khả năng tiếp cận thị trường không cao, nhất là thị trường nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn