intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính tại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính và thực trạng công tác giám sát hợp nhất TĐTC tại Việt Nam, nghiên cứu đề xuất và khuyến nghị giải pháp tăng cường giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm ngăn ngừa các rủi ro lan truyền gây bất ổn đến hệ thống tài chính nói riêng và nên kinh tế nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ HỒNG PHƯƠNG GIÁM SÁT HỢP NHẤT CÁC TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ HỒNG PHƯƠNG GIÁM SÁT HỢP NHẤT CÁC TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chuyên ngành: Thạc sĩ Quản lý Kinh tế Mã số: 8.31.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HOÀNG HIỂN HÀ NỘI - NĂM 2023
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIÁM SÁT HỢP NHẤT TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH ................................................................................................................ 11 1.1 Lý luận chung về tập đoàn tài chính ............................................................. 12 1.1.1 Khái niệm tập đoàn tài chính tại một số quốc gia trên thế giới ................ 12 1.1.2 Quan điểm của Việt nam về TĐTC ............................................................ 15 1.2 Khái niệm và các nguyên tắc về giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính ........ 18 1.2.1Khái niệm về giám sát hợp nhất.................................................................. 18 1.2.2Nguyên tắc và mô hình giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính ................... 18 1.3 Nội dung giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính............................................. 21 1.2.1 Các Quyết định ban hành từ 2013 đến 2018 [5] ....................................... 21 1.2.2 Các Quy định sau năm 2018 ...................................................................... 24 1.2.3 Mức đủ vốn phân tích các chỉ tiêu theo CAMELS, gồm ............................ 25 1.2.4 Rủi ro tập trung .......................................................................................... 25 1.2.5 Giao dịch nội bộ và giao dịch với các bên liên quan ................................ 26 1.2.6 Quản trị ...................................................................................................... 26 1.3 Kinh nghiệm giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính tại một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam........................................................................ 27 1.3.1 Kinh nghiệm của châu Âu [15] .................................................................. 28 1.3.2 Kinh nghiệm Hàn Quốc [21]...................................................................... 31 1.3.3 Kinh nghiệm của Indonesia [5].................................................................. 34 1.3.4 Kinh nghiệm của Mỹ [5] ............................................................................ 34 1.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................. 48 1.4.1 Bài học về mô hình giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính ........................ 50 1.4.2 Bài học về nguyên tắc và phương pháp giám sát hợp nhất ....................... 51 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................ 55 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT HỢP NHẤT TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ................................................................ 56
  4. 2.1 Xu hướng hình thành tập đoàn tài chính tại Việt Nam ................................. 56 2.1.1 Bối cảnh ra đời mô hình tập đoàn tài chính có công ty mẹ là ngân hàng . 56 2.1.2 Bối cảnh ra đời mô hình tập đoàn tài chính có công ty sở hữu tài chính (FHC) .................................................................................................................. 67 2.1.3 Bối cảnh ra đời mô hình tập đoàn tài chính hàng ngang .......................... 68 2.2 Thực trạng công tác giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính tại Việt Nam 69 2.2.1 Nội dung giám sát hợp nhất ....................................................................... 69 2.2.2 Kết quả giám sát hợp nhất Tập đoàn tài chính .......................................... 69 2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giám sát tập đoàn tài chính hiện nay ..................................................................................................................... 78 2.3.1 Những thuận lợi.......................................................................................... 78 2.3.2 Khó khăn ..................................................................................................... 79 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 82 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT HỢP NHẤT CÁC TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH ................................................................................... 83 3.1. Nhóm giải pháp ............................................................................................ 83 3.1.1 Xây dựng mô hình hệ thống các cơ quan tham gia giám sát các tập đoàn tài chính ............................................................................................................... 83 3.1.2 Xây dựng khuôn khổ pháp lý giám sát tập đoàn tài chính ......................... 85 3.1.3 Xây dựng ngưỡng an toàn tài chính đối với Tập đoàn tài chính......................... 88 3.1.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin giám sát hợp nhất TĐTC ..................... 92 3.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 93 3.2.1 Kiến nghị đối với Quốc hội ........................................................................ 93 3.2.2 Kiến nghị đối với Chính Phủ ...................................................................... 94 3.2.3. Kiến nghị đối với Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia ............................ 95 Tóm tắt Chương 3 ............................................................................................... 98 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 102
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT BHC : Tập đoàn tài chính ngân hàng (Bank Holding Company) BKS : Ban kiểm soát BTC : Bộ tài chính CTCK : Công ty chứng khoán CTQLQ : Công ty quản lý quỹ HĐQT : Hội đồng quản trị FHC : Công ty nắm giữ vốn (Financial Holding Company) IMF : Quỹ tiền tệ thế giới LNST : Lợi nhuận sau thuế NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại TCTD : Tổ chức tín dụng TĐTC : Tập đoàn tài chính TĐKTNN : Tập đoàn kinh tế nhà nước VCSH : Vốn chủ sở hữu UBGSTCQG : Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1: Theo dõi quy mô Vốn tự có và Vốn cấp 1 qua các thời điểm ........................ 70 Bảng 2: Theo dõi mức độ an toàn vốn các thời điểm .................................................... 70 Bảng 3: Theo dõi cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế ................................................... 72 Bảng 4: Theo dõi giao dịch tiền gửi từ mẹ sang con/ công ty liên kết và ngược lại ..... 77 Bảng 5: Thống kê tình hình sở hữu các Tập đoàn tài chính (thời điểm 31/12/2021) ... 78 Bảng 6: Thống kê một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Thời điểm 31/12/2021 .................. 78
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Hiện nay, trên thế giới xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự giao thoa giữa các nền kinh tế lớn, giữa các quốc gia là chuỗi những hoạt động thương mại nhằm hướng tới một nền kinh tế mới phát triển và thịnh vượng. Quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đã làm gia tăng các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là các tập đoàn tài chính với nhiều hình thái đa dạng, cấu trúc phức tạp hơn dẫn đến các sản phẩm tài chính, dịch vụ tài chính ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp đan xen lẫn nhau gây nhiều rủi ro hiện hữu cho nội bộ tập đoàn, cho hệ thống tài chính và cho nền kinh tế. Ở Việt Nam, cùng với xu hướng phát triển thị trường tài chính trên thế giới, thị trường tài chính trong nước đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như chất lượng trong những năm vừa qua. Đóng góp cho sự phát triển đó, có sự đóng góp quan trọng của các tập đoàn tài chính (TĐTC) lớn, khu vực trở thành hạt nhân quan trọng trong thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Các TĐTC với đặc thù có khả năng huy động, tập trung và sử dụng rộng rãi, có hiệu quả các nguồn lực vật chất và vốn trong xã hội, hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế trong thực hiện đầu tư các dự án lớn, quan trọng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh nền kinh tế nói chung, và hệ thống tài chính nói riêng trong khu vực và quốc tế. Trong những năm qua, mô hình TĐTC đang ngày càng trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam với quy mô cũng như tốc độ phát triển mạnh. Trong 5 năm trở lại đây, tổng tài sản của các TĐTC chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng tài sản của toàn hệ thống tài chính, và dư nợ cho vay đối với nền kinh tế của các TĐTC chiếm tỷ trọng gần 70% tổng lượng vốn cung ứng của hệ thống tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh và mạnh của khu vực tài chính, bên cạnh độ
  8. 2 mở lớn của nền kinh tế Việt Nam, cũng như xu thế phát triển công nghệ tài chính trên thế giới, hoạt động của các TĐTC ở Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp, xuất hiện rủi ro, rủi ro tập trung, rủi ro lan truyền, rủi ro quản trị, rủi ro hoạt động …. Các TĐTC thường gây ra những vấn đề mới cho các cơ quan quản lý do các tập đoàn này có thể làm tăng rủi ro mới và làm trầm trọng thêm những rủi ro hiện có. Đặc biệt, các hoạt động kinh doanh liên ngành của chúng có thể liên quan đến những hạng mục rủi ro đáng kể như rủi ro chéo, nguy cơ lan truyền rủi ro phát sinh từ các giao dịch nội bộ,… Hơn nữa, do các TĐTC có quy mô lớn với cấu trúc phức tạp và tính liên kết cao nên khi xảy ra rủi ro có thể đưa đến rủi ro hệ thống nghiêm trọng, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính đã cho thấy những tác động rất lớn của các TĐTC đối với sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như các nền kinh tế trên thế giới. Các quy định điều tiết và giám sát thị trường tài chính đã không bao quát được toàn bộ các hoạt động của các TĐTC, cũng không đánh giá được đầy đủ những tác động và chi phí của các hoạt động này. Hiện nay trên thị trường tài chính Việt Nam, hình thức nhóm các công ty Mẹ - con, hay một người/một nhóm người nắm quyền chi phối tập đoàn tài chính có xu hướng phát triển khá nhanh, trong đó công ty mẹ là một ngân hàng đầu tư đồng thời vào các công ty con trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, qua đó có thể dẫn đến rủi ro lan truyền. Bên cạnh đó, xu hướng các ngân hàng tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau, kết hợp với việc đầu tư vào doanh nghiệp phi tài chính đã hình thành nên mối quan hệ sở hữu phức tạp giữa ngân hàng và doanh nghiệp, làm tăng thêm khả năng xảy ra rủi ro, tác động lan truyền gây ra bất ổn đến nền kinh tế. Ngoài ra, mô hình TĐTC có một người hoặc một nhóm người chi phối đến hoạt động của tập đoàn tài chính thông qua hình thức là cổ đông hoặc có quyền chi phối đến công ty/ nhóm các công ty có mối quan hệ lẫn nhau cũng rất dễ tạo ra những rủi ro trong nội bộ tập đoàn qua đó lại tác
  9. 3 động ngược lại đến nền tài chính. Với quy mô và mức độ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, để đảm bảo an toàn cho TĐTC, thị trường tài chính (TTTC) thì việc giám sát hoạt động của các TĐTC cũng như đánh giá tác động của các TĐTC đến thị trường tài chính, đến kinh tế vĩ mô là rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, học viên xác định giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính là một trong những nội dung quan trọng trong việc giúp ổn định hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế. Việc theo dõi, giám sát hợp nhất các TĐTC sẽ làm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ phá sản của tập đoàn, ngân hàng và các doanh nghiệp liên quan, đồng thời ngăn ngừa sự mất ổn định cũng như đe dọa đổ vỡ cho hệ thống tài chính. Xuất phát từ thực tế khách quan trên, đặt ra bài toán cần phải nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về giám sát hợp nhất và thực trạng công tác giám sát hợp nhất các TĐTC tại Việt Nam, nhằm làm rõ bản chất và luận cứ khoa học, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, quản lý, giám sát và vận hành hiệu quả thị trường tài chính nói chung, TĐTC nói riêng, là lý do mà học viên nghiên cứu lựa chọn chủ đề “Giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính tại Việt Nam” cho đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản lý kinh tế tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1 Quan điểm nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về thị trường tài chính nói chung và giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính nói riêng đã thu hút sự quan tâm lớn các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, với số lượng nghiên cứu lớn và không ngừng bởi tính đa dạng và phức tạp của nó. 2.2 Tài liệu quốc tế - Rủi ro ở các TĐTC và nguyên tắc giám sát. Năm 1999 và tháng 9/2012,
  10. 4 Diễn đàn chung [7] đưa ra nghiên cứu về những nguyên tắc chung nhất trong giám sát các TĐTC, kết quả nghiên cứu trở thành tài liệu quan trọng cho nhiều quốc gia Châu Âu tham khảo và đưa vào xây dựng khung nguyên tắc giám sát TĐTC ở quốc gia mình. Tuy vậy, các nội dung về định dạng và nội dung tiêu chí giám sát TĐTC chưa được đề cập trong tài liệu này. Song, ở khía cạnh các rủi ro chéo, RRTT trong công tác giám sát các TĐTC được Diễn đàn chung lần thứ 19 (2008) [8] đề xuất, tập trung vào loại hình TĐTC ngân hàng. Trước đó, năm 2002, nghiên cứu của Ủy ban châu Âu (EC, 2002) [6] về nhận diện (định tính và định lượng) các TĐTC đã đề cập tổng quát về những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất phải thực hiện nhằm giám sát bổ sung các TĐTC. Nghiên cứu này hướng dẫn được một số phương pháp tính mức đủ vốn bổ sung đối với TĐTC, tuy nhiên các nội dung giám sát bổ sung khác chưa được tài liệu hướng dẫn cụ thể. Khái niệm và phân loại các TĐTC được Viện ổn định tiền tệ và tài chính đưa ra năm 2010 [9], tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào các yếu tố cấu thành để xác định vốn thực của TĐTC và giám sát chỉ tiêu mức đủ vốn của TĐTC ở khu vực châu Âu. - Basel đưa ra nhận diện, phân loại và các tiêu chuẩn phòng ngừa rủi ro, trở thành nguyên tắc quan trọng trong quản trị rủi ro ở các nước trên thế giới. Trước diễn biến phức tạp của hoạt động khu vực tài chính, mà hệ lụy điển hình là các cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử đều liên quan đề khu vực ngân hàng – tài chính, công bố của Basel [15] tuy không có tính áp đặt áp dụng, song được nhiều quốc gia tự nguyện áp dụng và là nghiên cứu có tính toàn diện về rủi ro khu vực tài chính – ngân hàng. Cụ thể, năm 1974, tại TP. Basel, Thụy Sĩ, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) được thành lập bởi NHTW của 10 nước phát triển (G10). Sau đó, BCBS tiến hành chuẩn hóa các quy định về vốn, đo lường vốn trong ngành ngân hàng. Năm 1988, Ủy ban này ban hành hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng, trong đó yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể
  11. 5 xảy ra. Theo Basel I, tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu (tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro - CAR) là 8%. Văn bản chuẩn hóa này được gọi là Hiệp ước về vốn của Basel, áp dụng trong các nước thành viên G10 kể từ năm 1992, nhưng sau đó có rất nhiều nước khác trên thế giới tự nguyện tuân thủ. Ngày 26/6/2004, phiên bản mới của Basel I được ban hành sau cuộc khủng hoảng ngân hàng những năm 1990. Basel II có hiệu lực từ tháng 1/2007 và được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2009, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ năm 2010. Hiệp ước về vốn Basel II là tập hợp các quy định được đề xuất đối với ngành ngân hàng. Đây là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước Basel trong đó đưa ra các nguyên tắc chung, và các Luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Basel II hướng tới 3 mục tiêu chính: đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu; thực hiện rà soát giám sát; tuân thủ nguyên tắc thị trường. Hiệp ước về vốn Basel II của Ủy ban Basel đã khuyến nghị các ngân hàng (đặc biệt yêu cầu các ngân hàng áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản và tiên tiến) phải thực hiện Kiểm tra sức căng (Stress test -ST) đối với rủi ro tín dụng như một công cụ quản lý rủi ro để đánh giá được sức khỏe của vốn cũng như phần vốn đệm của ngân hàng. Phân tích kết quả Kiểm tra sức căng, ngân hàng có thể đánh giá độ nhạy của các hệ số tín dụng và các phương pháp ứng phó khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra nhằm đảm bảo tính phù hợp của hệ số tín dụng; đồng thời xác định các mối tương quan “ngầm” trong danh mục để đưa ra các quyết định phù hợp liên quan đến phân bổ danh mục. Quan trọng hơn cả, dựa vào kết quả Kiểm tra sức căng, ngân hàng có thể đánh giá được yêu cầu về vốn đối với các trạng thái dài hạn dưới sức ép của môi trường tín dụng không thuận lợi có thể xảy ra trong tương lai và có thể xác định được ngưỡng cảnh báo về tình hình thị trường. Ngày 12/9/2010, chuẩn mực vốn Basel III được BCBS đưa ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu những năm
  12. 6 2007 - 2010, Basel III ra đời nhằm bổ sung, khắc phục những hạn chế của Basel II, chủ yếu về quản lý thanh khoản, yêu cầu vốn đệm theo chu kỳ của nền kinh tế, giới hạn tỷ lệ đòn bẩy vốn. Basel III có hiệu lực từ năm 2013 và được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ 1/1/2019. (Lộ trình thực thi Hiệp ước Basel III) - Về nghiên cứu thực nghiệm, các nghiên cứu tập trung tìm hiểu chủ yếu đến khía cạnh hoạt động tín dụng và cho thấy, hoạt động tín dụng có tác động RRTT lớn nhất đến họat động tài chính. Cụ thể: Adebola và cộng sự (2011)[16] đã sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để phân tích tác động các yếu tố quyết định đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Hồi giáo ở Malaysia. Bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 2007-2009, kết quả nghiên cứu cho rằng, lãi suất cho vay có mối quan hệ cùng chiều đến nợ xấu trong khi chỉ số giá sản xuất lại có mối quan hệ ngược chiều đến nợ xấu. Thiagarajan và cộng sự (2011)[17] đã nghiên cứu các yếu tố tác động tới rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Ấn Độ. Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 22 ngân hàng thuộc khu vực do nhà nước sở hữu và 15 ngân hàng thuộc khu vực do tư nhân sở hữu trong giai đoạn từ năm 2001-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối quan hệ cùng chiều và tác động rất mạnh giữa rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm và rủi ro tín dụng ngân hàng năm hiện hành. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng với độ trễ sau hai năm. Hasan và Karakaya (2014)[18] đã sử dụng phương pháp hồi quy GMM để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của 23 TĐTC ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2003-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của 1 năm trước, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô cũng tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng GDP tác động cùng chiều trong khi lạm phát tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.
  13. 7 2.3 Tài liệu nghiên cứu trong nước - Nghiên cứu về rủi ro TĐTC và mô hình giám sát thu hút nhiều quan tâm, song còn nhiều khoảng trống nghiên cứu. Nghiên cứu của Thanh Nga và cộng sự (2014)[1] đã tổng hợp một cách khái quát các khái niệm về TĐTC của quốc tế, đồng thời chỉ ra một số phương thức, mô hình giám sát của các nước này đối với TĐTC. Trên cơ sở những kinh nghiệm và bài học rút ra, nhóm đi vào khuyến nghị một số chính sách trong việc xây dựng mô hình hệ thống các cơ quan tham gia giám sát các TĐTC và khuôn khổ pháp lý giám sát các TĐTC. Đồng thời, cũng khuyến nghị cho Việt Nam xây dựng các quy định về an toàn tài chính đối với TĐTC, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin giám sát TĐTC. Tuy nhiên Đề tài dừng ở nội dung nghiên cứu (i) Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện cấu trúc tập đoàn có công ty mẹ là ngân hàng (BHC); TĐTC có công ty mẹ là công ty chứng khoán hoặc bảo hiểm (FHC) mà (ii) chưa nghiên cứu, nhận diện cấu trúc TĐTC hàng ngang (horizontal group structure) và nguyên nhân, phương pháp nhận diện rủi ro trong nội bộ TĐTC và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro tập trung TĐTC. Nghiên cứu của Thái và Minh Nguyệt (2018), đã thống kê, tìm hiểu về nội dung giám sát và hệ thống chỉ tiêu giám sát TĐTC trên thế giới, đồng thời đề tài nghiên cứu việc sử dụng các phương pháp mô hình định lượng để đo lường mức độ lành mạnh của các TĐTC trước các cú sốc kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu của Hưng và cộng sự (2011)1 đã đề cập sơ lược xu thế hình thành nhóm các công ty Mẹ - con hoạt động theo mô hình các TĐTC tại Việt Nam (tính tới năm 2010) đã đề cập đến lỗ hổng pháp lý trong giám sát TĐTC tại Việt Nam. Tuy nhiên chưa nghiên cứu nội dung định dạng (định tính và định lượng) TĐTC và các nội dụng cụ thể liên quan đến giám sát các TĐTC. Nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013)[5] trên cơ sở xem xét 1 Tô Ngọc Hưng và cộng sự (2011), Hệ thống giám sát tài chính quốc gia, Đề tài cấp Nhà nước KX.01.14/06-10 của Học Viện Ngân hàng
  14. 8 một cách hệ thống cả lý luận và thực tiễn để bước đầu hình thành ở Việt Nam: (i) bộ chỉ tiêu giám sát tài chính an toàn vĩ mô và vi mô; (ii) mô hình định lượng phục vụ giám sát an toàn tài chính vĩ mô và vi mô; (iii) các quy chuẩn và chỉ tiêu giám sát TĐTC; và (iv) mô hình giám sát toàn hệ thống tài chính trong giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn 2030. Cách tiếp cận của nghiên cứu chủ yếu dựa trên các nguyên nhân gây bất ổn và khủng hoảng tài chính (các biến số kinh tế, tài chính), các chủ thuyết giám sát tài chính hiện đại; các thông lệ, chuẩn mực quốc tế tốt trong giám sát tài chính (nhất là ngân hàng), đặc biệt bộ các chỉ tiêu giám sát tài chính được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác khuyến dụng. Nghiên cứu của Thăng và Vân (2013)[5] quan tâm làm rõ các vấn đề lựa chọn mô hình giám sát tài chính quốc gia theo mô hình giám sát phân tán hay hợp nhất còn nội dung lựa chọn mô hình giám sát TĐTC-ngân hàng tại Việt Nam chưa được đề cập. Nghiên cứu của Hải Yến (2010)[4] đề cập được khá chi tiết sự hình thành, phát triển và mô hình tổ chức của các TĐTC ngày nay (quốc tế và xu hướng tại Việt Nam). Định nghĩa về các TĐTC theo quan điểm của Mỹ, châu Âu, và một số diễn đàn kinh tế cũng được đề cập tương đối rõ. Đề tài nghiên cứu cũng đưa ra được một số khuyến nghị nhằm tạo điều kiện cho việc xây dựng mô hình TĐTC tại Việt Nam (khuôn khổ pháp lý cho thành lập các TĐTC, xây dựng và phát triển đồng bộ TTTC, lựa chọn…). Đề tài chưa đề cập đến các vấn đề giám sát hợp nhất, an toàn tài chính đối với TĐTC tại Việt Nam. 2.4. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu - Nhìn chung, nghiên cứu về TĐTC, khu vực ngân hàng và mô hình giám sát đã thu hút khá lớn các nghiên cứu từ các cơ quan hoạch định, cho đến các nhà nghiên cứu và trình bày cơ bản các vấn đề về: (1) xu thế hình thành nhóm các công ty Mẹ - con hoạt động theo mô hình các TĐTC tại Việt Nam; (2) Nội dung, chỉ tiêu giám sát hợp nhất TĐTC tại Việt Nam; (3) Bước đầu hình thành ở
  15. 9 Việt Nam: (i) bộ chỉ tiêu giám sát tài chính an toàn vĩ mô và vi mô; (ii) mô hình định lượng phục vụ giám sát an toàn tài chính vĩ mô và vi mô; (iii) các quy chuẩn và chỉ tiêu giám sát TĐTC; và (iv) mô hình giám sát toàn hệ thống tài chính trong giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn 2030 với cách tiếp cận của nghiên cứu chủ yếu dựa trên các nguyên nhân gây bất ổn và khủng hoảng tài chính (các biến số kinh tế, tài chính), các chủ thuyết giám sát tài chính hiện đại. - Các công trình nghiên cứu cũng đã làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, từ thực tế cho thấy rõ việc cần thiết đưa ra các quy định về TĐTC, giám sát hoạt động của tập đoàn tài tài chính trong giai đoạn hiện nay. - Trong phạm vi hiểu biết của học viên, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về giám sát hợp nhất các TĐTC tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính và thực trạng công tác giám sát hợp nhất TĐTC tại Việt Nam, nghiên cứu đề xuất và khuyến nghị giải pháp tăng cường giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm ngăn ngừa các rủi ro lan truyền gây bất ổn đến hệ thống tài chính nói riêng và nên kinh tế nói chung. 3.2 Mục đích cụ thể Hệ thống hóa các tài liệu trong và ngoài nước về giám sát hợp nhất TĐTC; Phân tích thực trạng công tác giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất một số giải pháp về tăng cường công tác giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính tại Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính theo quan điểm nhận diện tập
  16. 10 đoàn tài chính của Việt Nam hiện nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Tổng hợp, phân tích về nội dung, quy trình và chỉ tiêu giám sát hợp nhất các TĐTC theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1 Phương pháp luận Trong quá trình thực hiện luận văn đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, tính logics và tính thực tiễn theo mục tiêu đã đặt ra. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp khoa học kinh tế cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp diễn giải, quy nạp, so sánh, để xác lập các luận chứng, luận cứ cho các đánh giá thực tế và giải pháp đề xuất. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn đóng góp các giải pháp để hoàn thiện khuôn khổ về giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính hiện nay ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng ngay trong công tác giám sát hiện nay và là tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn cũng như các chuyên gia tài chính trong và ngoài nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tên viết tắt, danh mục bảng và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính. Chương 2: Thực trạng về cồng tác giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính. Chương 3: Giải pháp tăng cường giám sát hợp nhất tập đoàn tài chính.
  17. 11 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIÁM SÁT HỢP NHẤT TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Từ cuối thế kỷ XIX, các Tập đoàn kinh tế trên thế giới đã được hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ về số lượng, tạo nên những cơ sở vật chất quan trọng cho việc nâng cao tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng ngày càng lớn đến sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ - thông tin và sự nới lỏng của các quy định pháp lý về lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã tạo điều kiện cho các TĐTC ra đời. Kể từ khi ra đời các TĐTC đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế thế giới, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các quốc gia đó, các quốc gia có sự tham gia sản xuất, cung ứng của các TĐTC. Thực tiễn cho thấy, các tập đoàn tài chính đều là những nhóm tổ chức tài chính lớn hoạt động theo mô hình mẹ con, có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động phi tài chính đã nhanh chóng xuất hiện và ngày càng trở thành những thành viên lớn nhất và năng động nhất tham gia thị trường tài chính. Hơn nữa, quy mô lớn, hoạt động đan xen giữa các sản phẩm tài chính trong nội bộ tập đoàn, cũng như sự phức tạp trong cấu trúc doanh nghiệp của các tập đoàn tài chính có thể đưa đến rủi ro hệ thống nghiêm trọng và do đó có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Tại nhiều quốc gia trên thế giới trước đây chỉ ra rằng các cơ quan quản lý, giám sát an toàn tài chính vẫn tiến hành giám sát tập đoàn tài chính theo chuyên ngành, nghĩa là giám sát riêng lẻ các công ty trong tập đoàn tài chính hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm do chưa có khung giám sát nào giải quyết các vấn đề tổng thể giữa các ngành tài chính với nhau ở cấp độ toàn tập đoàn tài chính. Cách tiếp cận giám sát khép kín như vậy làm nảy sinh
  18. 12 nhiều khoảng trống và khe hở pháp lý về giám sát đã tạo điều kiện cho các tập đoàn lợi dụng để lách luật. Thêm nữa cách tiếp cận đó cho thấy nhiều hạn chế bởi không tính đến những rủi ro phát sinh hoặc làm trầm trọng thêm ở cấp độ tập đoàn và cũng không tính được việc những rủi ro từ lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong tập đoàn tương tác với nhau và ảnh hưởng đến cả tập đoàn như thế nào, tác động đến hệ thống tài chính ra sao. Tuy nhiên gần đây, nhiều tổ chức tài chính quốc tế uy tín và nhiều quốc gia đã có nhiều thảo luận, thống nhất chung nhằm khuyến cáo về sự cần thiết đưa tập đoàn tài chính vào Luật và tiến hành ban hành các quy định giám sát đối tượng này. Nội dung chương này sẽ tổng kết những kinh nghiệm chung nhất của quốc tế về nhận diện tập đoàn tài chính và giám sát hợp nhất các tập đoàn tài chính. 1.1 Lý luận chung về tập đoàn tài chính 1.1.1 Khái niệm tập đoàn tài chính tại một số quốc gia trên thế giới 1.1.1.1 Quan điểm của diễn đàn Joint Forum Diễn đàn Joint Forum là diễn đàn do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS), tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) và Hiệp hội quốc tế về giám sát bảo hiểm (IAIS), diễn đàn cho rằng TĐTC là “bất kỳ nhóm công ty nào cùng chịu sự kiểm soát chung hoặc chịu ảnh hưởng chi phối chung, bao gồm cả công ty nắm giữ vốn có hoạt động chủ yếu là hoạt động tài chính ít nhất là 2 trong 3 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán hoặc bảo hiểm”. Như vậy cách hiểu này2, TĐTC gồm các đặc điểm sau: một là đó phải là “nhóm các công ty”; hai là, nhóm các công ty này “chịu ảnh hưởng chi phối chung”; ba là, phải “hoạt động ít nhất hai trong số ba lĩnh vực chính là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm”; bốn là “hoạt động kinh doanh cốt lõi của nhóm các công ty này phải là hoạt động tài chính”. 2Quan điểm được phát triển từ Báo cáo năm 1995 do Nhóm ba bên (bộ ba cơ quan quản lý Ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm thực hiện thông qua nghiên cứu thực tiễn tại 12 quốc gia (Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà lan, Luxembourg, Mỹ, Nhật, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Ý) lên thành tài liệu tham vấn năm của Ủy ban Basel về thanh tra ngân hàng – ngân hàng thanh toán quốc tế BIS với nội dung “Các nguyên tắc thanh tra giám sát các TĐTC”.
  19. 13 1.1.1.2 Theo quy định của Châu Âu Theo Ủy ban Châu Âu (2011)[15], tập đoàn tài chính có nghĩa là một tập đoàn, khi mà tổ chức giữ vai trò đứng đầu là một tổ chức được quản lý, hoặc ít nhất một trong những công ty con của tập đoàn đó là một tổ chức được quản lý. Đồng thời chúng phải đáp ứng các điều kiện sau: Một là, khi đứng đầu tập đoàn là một tổ chức được quản lý, thì: (i) Tổ chức đó phải là công ty mẹ của một công ty trong lĩnh vực tài chính, hoặc là nắm giữ cổ phần tại một công ty trong lĩnh vực tài chính; (ii) Ít nhất có một công ty trong tập đoàn phải ở trong lĩnh vực bảo hiểm và một công ty phải ở trong lĩnh vực ngân hàng hoặc dịch vụ đầu tư; (iii) Hoạt động của các công ty trong lĩnh vực bảo hiểm và/hoặc của các tổ chức trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ đầu tư đều phải ở mức độ trọng yếu; Hai là, khi đứng đầu tập đoàn không phải là một tổ chức được quản lý, thì: (i) Hoạt động của tập đoàn phải nằm chủ yếu trong lĩnh vực tài chính; (ii) Ít nhất có một công ty trong tập đoàn phải ở trong lĩnh vực bảo hiểm và một công ty phải ở trong lĩnh vực ngân hàng hoặc dịch vụ đầu tư; (iii) Hoạt động của các công ty trong lĩnh vực bảo hiểm và/hoặc của các tổ chức trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ đầu tư đều phải ở mức độ trọng yếu. 1.1.1.3 Theo Quy định của Mỹ Mỹ không có quy định cụ thể về TĐTC như Ủy ban Châu Âu mà chỉ có các quy định về các công ty sở hữu vốn ngân hàng (Bank holding company – BHC) và công ty sở hữu vốn tài chính (Financial holding company – FHC). Theo Luật về Công ty sở hữu vốn ngân hàng (BHC Act) năm 1956, công ty sở hữu vốn ngân hàng (BHC) được định nghĩa là: Bất kỳ một công ty nào trực tiếp hay gián tiếp sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ ít nhất 25% vốn có quyền biểu quyết của một ngân hàng, nhằm mục đích kiểm soát việc điều hành hoặc ra chính sách của các ngân hàng đó. Ngoài ra, Luật cũng cho phép công ty BHC được quyền sở hữu các công ty phi ngân hàng, tuy nhiên phạm vi hoạt động của các công ty này phải liên quan đến hoạt động ngân hàng, ví dụ cho vay trả góp,
  20. 14 cho thuê tài chính, định giá bất động sản, tư vấn tài chính và tư vấn các dịch vụ bảo hiểm. Trong khi đó, công ty sở hữu vốn FHC là một chủ thể tài chính tham gia vào nhiều loại hoạt động tài chính đa dạng bao gồm: khai thác bảo hiểm, tự doanh và bảo lãnh chứng khoán, cung cấp các dịch vụ tư vấn chứng khoán, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư.. và tham gia vào các hoạt động phi ngân hàng khác. Luật Gramm-Leach-Bliley năm 1999 quy định một BHC và FHC không được tham gia vào các hoạt động không phải tài chính/ ngân hàng. Như vậy, có thể thấy tại Mỹ, các TĐTC hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực tồn tại chủ yếu dưới hình thức công ty mẹ và công ty sở hữu vốn FHC 1.1.1.4 Theo quy định của Hàn Quốc [22] Theo Luật Financial holding company Act – FHC, điều kiện để trở thành tập đoàn tài chính (FHC) như sau: (i) Phải chi phối và hoạt động chủ yếu là phải chi phối công ty tài chính hoặc công ty liên quan mật thiết đến kinh doanh tài chính. (ii) Phải chi phối công ty tài chính, hoặc công ty liên quan mật thiết đến kinh doanh tài chính thông qua phương pháp sở hữu cổ phiếu (cổ phần). (iii) Phải chi phối ít nhất 01 công ty tài chính trở lên và tổng tài sản của FHC phải lớn hơn 500 tỷ KRW. FHC được phân loại theo các loại thành (1) Bank holding company Atc và Provincial Bank holding company; (2) Non-Bank holding company. Trong Luật cũng quy định: (1) BHC phải chi phối ít nhất một công ty tài chính bao gồm ngân hàng và P-BHC thuộc BFC, chi phối ít nhất một ngân hàng địa phương, không chi phối ngân hàng lớn hoặc BFC. (2) Non-Bank holding company là FHC không chi phối ngân hàng hoặc BHC. Cụ thể được chia thành các công ty bảo hiểm, công ty đầu tư và các Non- Bank holding company khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2