Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 6
download
Đề tài góp phần hệ thống hoá cơ sở khoa họcvề hiệu quả sản xuất của nghề tiểu thủ công nghiệp; đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.... Mời các bạn cùng tham khảo
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ THU HIỀN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI CÁC LÀNG NGHỀ XÃ TIÊN PHONG, THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ THU HIỀN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI CÁC LÀNG NGHỀ XÃ TIÊN PHONG, THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG THÁI NGUYÊN - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn: “Hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tác giả. Các kết quả và thông tin trong luận văn là do tác giả thu thập từ các tài liệu thứ cấp và điều tra thực tế tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, ngày 7 tháng 4 năm 2017 Tác giả Vũ Thu Hiền
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn của mình: Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Xuân Dũng đã rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, dạy bảo tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của cán bộ công nhân viên Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và và các ban ngành để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 7 tháng 4 năm 2017 Tác giả Vũ Thu Hiền
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP..................................................... 5 1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất của nghề tiểu thủ công nghiệp ........ 5 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 5 1.1.2. Các đặc trưng nổi bật của nghề mây tre đan ......................................... 14 1.1.3. Vai trò của ngành nghề mây tre đan ..................................................... 18 1.1.4. Nội dung đánh giá hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan ....................... 20 1.1.5. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan ......... 22 1.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan ở một số địa phương Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 27 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .................................................... 27 1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 31
- iv Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 34 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 34 2.2.1. Chọn điểm và mẫu nghiên cứu.............................................................. 34 2.2.2. Thu thập thông tin ................................................................................. 36 2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, viết báo cáo .................... 36 2.2.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 36 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 37 Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI CÁC LÀNG NGHỀ XÃ TIÊN PHONG, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................................................................... 41 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 41 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 41 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 43 3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..... 46 3.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ...................................... 49 3.2.1. Đặc điểm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã Tiên Phong ...... 49 3.2.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan trên địa bàn xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên................................................ 52 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .......... 68 3.3.1. Nguồn nguyên liệu sản xuất ................................................................... 68 3.3.2. Lao động, kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất ..................................... 70 3.3.3. Điều kiện sản xuất ................................................................................... 71 3.3.4. Kinh nghiệm của các hộ làng nghề mây tre đan ....................................... 72 3.3.5. Tình hình đầu tư dụng cụ sản xuất cho nghề mây tre đan.......................... 73 3.3.6. Trình độ kỹ năng tay nghề ..................................................................... 74 3.3.7. Yếu tố thị trường và tiêu thụ sản phẩm ................................................. 75
- v 3.3.8. Ảnh hưởng của các chính sách đến hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan ..................................................................................................... 75 3.3.9. Chất lượng sản phẩm............................................................................. 78 3.4. Đánh giá chung hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên ........................ 78 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 78 3.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 80 3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 84 Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI LÀNG NGHỀ TIÊN PHONG, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN .................................... 86 4.1. Phương hướng nhằm tăng hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại làng nghề Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới..................................................................................................... 86 4.1.1. Phương hướng phát triển chung làng nghề mây tre đan ....................... 86 4.1.2. Mục tiêu chung ...................................................................................... 87 4.1.3. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 87 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên......... 89 4.2.1. Đầu tư vốn và công nghệ mới vào sản xuất cho các làng nghề mây tre đan ...................................................................................................... 89 4.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm ....................... 92 4.2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ và mở rộng quy mô sản xuất .................... 93 4.2.4. Tăng cường liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ........ 94 4.2.5. Quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất .............................................................................. 95 4.2.6. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................. 98 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt BNN&PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BQ Bình quân BTC Bộ Tài chính CC Cơ cấu CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hóa CP Chính phủ ĐBSH Đồng bằng sông Hồng DN Doanh nghiệp GO Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian KD Kinh doanh KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động MI Thu nhập hỗn hợp MTĐ Mây tre đan MTĐ Mây tre đan NĐ Nghị định NLN Nông lâm nghiệp NN Ngành nghề NNNT Ngành nghề nông thôn PTNT Phát triển nông thôn SX Sản xuất
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại đất thị xã Phổ Yên ................... 42 Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của thị xã Phổ Yên năm 2013-2015 .... 44 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế thị xã Phổ Yên 2013 - 2015 ........... 47 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu về ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xã Tiên Phong thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2015 ..................... 49 Bảng 3.5. Giá trị sản xuất ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xã Tiên Phong thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015 ..... 50 Bảng 3.6. Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất và các hộ làm nghề MTĐ ở các thôn điều tra của xã Tiên Phong ................................................ 52 Bảng 3.7. Tình hình lao động nghề MTĐ của xã Tiên Phong năm 2015 ............ 53 Bảng 3.8. Năng lực sản xuất một số sản phẩm chính của làng nghề MTĐ ......... 54 Bảng 3.9. Vốn trong các hộ làm nghề mây tre đan ............................................. 56 Bảng 3.10. Giá trị sản xuất một số sản phẩm chính của làng nghề MTĐ xã Tiên Phong .......................................................................................... 57 Bảng 3.11. Kết quả và hiệu quả sản xuất nia năm 2015 ........................................ 59 Bảng 3.12. Kết quả và hiệu quả sản xuất mẹt năm 2015 ....................................... 60 Bảng 3.13. Kết quả và hiệu quả sản xuất thúng năm 2015.................................... 61 Bảng 3.14. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của hộ năm 2015 ........................ 63 Bảng 3.15. Cơ cấu sản phẩm bán ở các hình thức khác nhau năm 2015............... 64 Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm mây tre đan xã Tiên Phong năm 2015 .................................................................................. 66 Bảng 3.17. Nguyên liệu chính trong sản xuất làng nghề mây tre đan ................... 69 Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu về lao động và cơ sở sản xuất tại các làng nghề mây tre đan xã Tiên Phong .................................................................. 70 Bảng 3.19. Kinh nghiệm làm nghề mây tre đan của lao động chủ hộ ................... 72 Bảng 3.20. Các trang thiết bị chủ yếu cho hoạt động của nghề MTĐ ................... 73 Bảng 3.21. Ý kiến của các chủ hộ về hệ thống giao thông .................................... 76
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biều đồ 3.1. Giá trị sản xuất CN-TTCN giai đoạn 2013 - 2015.......................51 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả sản xuất các sản phẩm của nghề mây tre đan .......62 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Hình thức tổ chức chế biến và tiêu thụ sản phẩm mây tre đan .. 18 Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm mây tre đan tại xã Tiên Phong ............ 65
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đổi mới nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung, vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định và liên tục. Đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế có vai trò quan trọng của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Việc phát triển ngành nghề TTCN không chỉ tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội. Để phát triển ngành nghề nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, nhất là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định 66/2006/NĐ- CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn đã có nhiều bước phát triển rõ rệt. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Sản xuất ngành nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. Nhiều cơ sở và các hộ dân sản xuất ngành nghề đã bước đầu khẳng định được uy tín chất lượng và thương hiệu hàng hóa của mình đối với khách hàng trong nước và thế giới. Theo số liệu của Bộ Công thương, tính đến năm 2015 cả nước có trên 3.000 làng nghề TTCN, tạo việc làm cho khoảng 6 triệu lao động thường xuyên và 14 triệu lao động thời vụ. Trong đó có 713 làng nghề mây tre đan phân bố trên cả nước, hàng năm tạo việc làm cho khoảng 350 nghìn lao động nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm mây tre đan tăng lên nhanh chóng, từ 219 triệu USD năm 2007 lên 432 triệu USD năm 2012 và đạt khoảng gần 630 triệu USD năm 2015. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều làng nghề TTCN nói chung, làng nghề mây tre đan nói riêng. Hiện tại toàn tỉnh có 162 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận, trong đó có 8 làng nghề sản xuất sản phẩm mây tre đan nằm rải rác ở các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đại Từ, Thị xã Phổ Yên và Tp Thái Nguyên. Năm
- 2 2015 các làng nghề TTCN của tỉnh tạo ra việc làm thường xuyên cho trên 22.000 lao động nông thôn với giá trị sản xuất đạt gần 6.500 tỷ đồng (tăng hơn 2.400 tỷ đồng so với năm 2011).Giá trị khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đạt bình quân trên 4.300 tỷ đồng/năm. Xã Tiên Phong nằm ở phía đông nam của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 14.93 km2, dân cư phân bố đều ở 11 thôn và 27 xóm. Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Xã hiện có bốn làng nghề được công nhận là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung, và 3 làng nghề mây tre đan là Hảo Sơn, Thù Lâm và Nguyễn Hậu. Làng nghề mây tre đan thôn Thù Lâm có 580 hộ, thôn Hảo Sơn có 240 hộ, thôn Nguyễn Hậu có 150 hộ với thu nhập bình quân 3 - 4,5 triệu đồng/ hộ/tháng. Nhưng trong thực tế gần đây, sản xuất nghề mây tre đan vẫn mang tính chất thủ công trong các hộ các gia đình, các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ công nghệ thấp, trang thiết bị sản xuất thô sơ, chi phí sản xuất tăng, doanh thu giảm nên hiệu quả kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm nên cần phải có giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thúc đẩy ngành nghề tại địa phương phát triển đúng hướng và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường. Xuất phát từ thực tế trên, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” mang ý nghĩa thực tiễn cao, và được chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất của nghề tiểu thủ công nghiệp.
- 3 - Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả sản xuất ngành nghề mây tre đan tại các làng nghề tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan trong các cơ sở, các hộ gia đình sản xuất và tiêu thụ tại các làng nghề mây tre đan tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về không gian: Tại địa bàn xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung ở các làng nghề mây tre đan tại xã Tiên Phong. - Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thống kê qua 3 năm (từ năm 2013 đến năm 2015), số liệu điều tra năm 2015 và số nghiên cứu đề xuất, phương hướng và giải pháp phát triển nghề mây tre đan đến năm 2020. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất của nghề tiểu thủ công nghiệp - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu quan trọng góp phần gợi ý chính sách cho xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên nói riêng, tỉnh Tỉnh Thái Nguyên nói chung trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan. Ngoài ra đề tài cũng là một tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- 4 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 04 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất của nghề tiểu thủ công nghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất của nghề tiểu thủ công nghiệp 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Nghề tiểu thủ công nghiệp - Nghề thủ công là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định nhưng phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay. Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên; công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản. - Thủ công nghiệp là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các nghề thủ công. Cũng có khi gọi là ngành nghề thủ công. - Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp là lĩnh vực sản xuất bao gồm các nghề thủ công và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ các nghề thủ công phát triển thành. - Làng nghề tiểu thủ công nghiệp là làng có nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển với một tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu nhập từ nghề TTCN nhất định, trở thành nguồn thu nhập quan trọng không thể thiếu được của người dân trong làng. Nhiều nước trên thế giới lấy tỷ lệ 20% hay 30%, ở Việt Nam đang có xu hướng lấy tỷ lệ 30% hay 50% số hộ dân làm nghề và thu nhập của làng từ nghề thủ công. Tỷ lệ đó được duy trì và ổn định trong nhiều năm. Nhiều ý kiến hiện nay đã thống nhất phân chia các ngành nghề thủ công truyền thống thành các nhóm chính là: - Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài, thêu, ren, khảm, thảm, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, chạm mạ vàng bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan các loại,.. - Các ngành nghề sản xuất các, cụ sản xuất như: rèn sắt, làm cầy bừa, nông cụ đóng thuyền,...
- 6 - Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: dệt chiếu, làm nón, đan mành, rổ, rá, nong, nia, sọt, bồ,...; bện thừng, chạo dệt vải. - Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, hàn,đúc, đồng, gang, sản xuất vật liệu xây dựng,… - Các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát làm bún, bánh, đường mật, làm đậu tương, đậu phụ, miến, nấu rượu, chế biến hải sản các loại,… 1.1.1.2. Vai trò của nghề tiểu thủ công nghiệp Những đóng góp của ngành nghề thủ công nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn trong những năm gần đây đã khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, cụ thể như sau: - Thứ nhất, góp phần giải quyết việc làm, tạo điều kiện phân bổ lại và sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn. Trong những năm gần đây phát triển ngành nghề nông thôn là một chủ trương đúng đắn và đã thu hút nhiều lao động tại địa bàn nông thôn vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới và mở ra nhiều nghề mới khác, nhiều dịch vụ có liên quan. - Thứ hai, tạo thu nhập cho người lao động đồng thời nâng cao năng suất lao động xã hội. Giải quyết việc làm, làng nghề thủ công mỹ nghệ phát triển gắn bó chặt chẽ với đời sống hàng ngày, với loại hình du lịch, thúc đẩy phát triển và giao lưu văn hóa khu vực và dân tộc. - Thứ ba, góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa dân tộc. Giá trị của nghề truyền thống có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng có hai điểm không thể bỏ qua, đó là những giá trị công nghệ bí truyền và những nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa dân tộc mà nghề truyền thống mang lại. Chính vì vậy việc phát triển các ngành nghề và các làng nghề truyền thống chính là việc giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta. - Thứ tư, đóng góp cho sự phát triển và tăng tiềm lực kinh tế của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới.
- 7 1.1.1.3. Nghề mây tre đan Mây tre đan là đồ đan bằng mây, tre. Mây là chỉ cây leo, lá xẻ thuỳ sâu, cuống lá có gai, thân dài và mềm, thường dùng để buộc hoặc đan các đồ dùng trong nhà. Sợi mây. Ghế mây. Roi mây. Tre là loài cây cao thuộc họ lúa, thân rỗng, mình dày, cành có gai, thường dùng để làm nhà, rào giậu, đan phên, làm lạt... Đan là hoạt động làm cho vật hình thanh mỏng hoặc sợi luồn qua lại với nhau, kết lại thành tấm như đan phên, đan rổ, rá, nia, thúng, mẹt... Nghề mây tre đan là nghề đan các loại sản phẩm dựa vào nguyên liệu là mây tre, như nghề đan mây, song, tre nứa, giang, lá, cỏ, cói… Chỉ hàng hóa được làm chủ yếu từ những nguyên liệu thô có sẵn trong tự nhiên như: Mây, tre, giang, nứa,… Các sản phẩm mây tre đan chủ yếu được các nghệ nhân làm bằng phương pháp thủ công truyền thống hoặc có sự trợ giúp của các loại máy móc nên có độ tinh xảo và giá trị sử dụng, giá trị nghệ thuật cao mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Mây tre từ bao đời nay đã gắn bó rất mật thiết với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ mây tre với bàn tay khéo léo, nhân dân ta đã làm ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của chính mình. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đã có rất nhiều sản phẩm có khả năng thay thế các sản phẩm từ mây tre ra đời, tuy nhiên, từng bước mây tre đã khẳng định lại vị trí của mình. Hiện nay, mây tre đan không chỉ được biết đến với những sản phẩm gia dụng như rổ, giá, mâm mây…mà còn nhận được sự quan tâm với những sản phẩm cao cấp được xử lý theo công nghệ hiện đại như bàn ghế tre, tủ mây… Những sản phẩm từ mây tre đan đem lại không khí ấm áp trong gia đình, sự thanh nhã và phù hợp với thẩm mỹ của người Việt Nam, không những được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật, EU, Hàn Quốc, Mỹ… Ngành nghề sản xuất mây tre đan đang đóng góp một phần to lớn trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở các làng nghề như Chương Mỹ (Hà Tây), Xâm Dương, Xuân Lai (Bắc Ninh), Trung Chánh (Bình Định)…vừa có thể tham gia sản xuất tại
- 8 địa phương hoặc có thể tham gia vào các công ty chuyên sản xuất đồ mây tre đan như Barotex, Tre Việt, Haproximex, Artex Duy Thành, Hoa Lư Handycraft… 1.1.1.4. Hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan a. Khái niệm Hiệu quả sản xuất là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động sản xuất. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả sản xuất là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động sản xuất làm xuất hiện phạm trù hiệu quả sản xuất. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, làng nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp... Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hoá, tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiệu quả sản xuất là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước [11]. Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vĩ mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong quan hệ các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng 2 đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm hiệu quả kỹ thuậtcủa việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật
- 9 và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả sản xuất là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị phải tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả. Về phạm trù hiệu quả sản xuất, từ trước đến nay các nhà kinh tế cũng có nhiều khái niệm khác nhau: - Hiệu quả sản xuất so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế với thành quả có ích đạt được [10]. - Hiệu quả sản xuất là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định [15]. - Hiệu quả sản xuất được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này cho biết quy mô của hiệu quả sản xuất chứ chưa cho phép xác định đúng mức hiệu quả vì điều mong đợi của nhà đầu tư là đạt kết quả với chi phí ít nhất chứ không phải đạt kết quả với bất cứ giá nào. - Quan điểm cho rằng hiệu quả sản xuất được tính toán bằng cách so sánh kết quả sản xuất với chi phí đầu tư để làm ra kết quả sản xuất ấy. Theo quan điểm này thì các nhà kinh tế tương đối thống nhất với nhau ở phương pháp xác định hiệu quả sản xuất là xác định được mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất.
- 10 Ưu điểm của phương pháp đánh giá này là xác định rõ hiệu quả của các nguồn lực sản xuất, so sánh được hiệu quả sản xuất từ các quy mô sản xuất không đều. Nhược điểm của phương pháp xác định này không cho phép xác định được quy mô của hiệu quả sản xuất một cách tổng quát. - Quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất bằng cách so sánh các lượng biến động của kết quả sản xuất và lượng biến động của chi phí để có được kết quả sản xuất. Phương pháp này có thể dùng lượng biến động tuyệt đối hoặc dùng số tương đối. Quan điểm này phát huy ưu điểm khi đánh giá hiệu quả sản xuất của nhà sản xuất do đầu tư chiều sâu hoặc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, muốn nói đến phần đầu tư tăng thêm. Phương pháp này có hạn chế là bỏ qua hiệu quả sản xuất của tổng chi phí đã đầu tư. Như vậy các quan điểm hiệu quả sản xuất đều thống nhất bản chất của nó là muốn thu được kết quả phải bỏ ra chi phí nhất định về vật tư tiền vốn, lao động. So sánh kết quả sản xuất với chi phí đầu tư để có được kết quả đó sẽ có được hiệu quả sản xuất. Chênh lệch này càng cao thì hiệu quả sản xuất càng lớn. Trong điều kiện tài nguyên khan hiếm thì tiêu chuẩn của hiệu quả là cực đại lợi nhuận và cực tiểu chi phí. Tuy nhiên kết quả thu được rất phong phú và đa dạng có thể đạt được mục tiêu kinh tế, có thể đạt được mục tiêu xã hội... Vì vậy có thể khái quát chung: hiệu quả sản xuất là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, biểu hiện thuần tuý bằng những chỉ tiêu kinh tế như giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận,... tính trên lượng chi phí đầu tư. Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa chi phí đầu tư và kết quả sản xuất đạt được. Hiệu quả kinh tế - xã hội là mối tương quan so sánh giữa đầu tư chi phí và kết quả thu được trên cả 2 phương diện kinh tế và xã hội. Có nhiều ý kiến cho rằng khi đánh giá hiệu quả sản xuất cần phải xem xét hiệu quả sản xuất trong mối tương quan với hiệu quả xã hội của tổng thể nền kinh tế ở giai đoạn trước mắt và lâu dài vì hiệu quả sản xuất và hiệu quả xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các nước theo mô hình sản xuất TBCN, nền kinh tế vận động theo quy luật kinh tế cơ bản của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 249 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 244 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 123 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 173 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 153 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 173 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 142 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 148 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 117 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 136 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 114 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 34 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn