Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ
lượt xem 7
download
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN HỒNG KHÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ XÃ - HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN HỒNG KHÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ XÃ - HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ QUANG QUÝ THÁI NGUYÊN - 2016
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, ngày 07 tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Khánh
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đỗ Quang Quý, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 07 tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Khánh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3 5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN .................................................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm và vai trò của sản xuất nông nghiêp ...................................... 4 1.1.2. Khái niệm rau an toàn ............................................................................. 6 1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật của sản xuất rau an toàn ............................................ 8 1.1.4. Vai trò của sản xuất rau an toàn .............................................................. 9 1.1.5. Quy trình sản xuất rau an toàn .............................................................. 10 1.1.6 Hiệu quả sản xuất, hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp ..................... 13 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau an toàn ..................... 20 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 23 1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn tại một số địa phương của nước ta ....... 23 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .. 25 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 27 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 27
- iv 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27 2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin ................................. 27 2.2.2. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu .................... 28 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 30 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất ........................................ 30 2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh ..................... 30 2.3.3. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất RAT ................................. 31 Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI TỨ XÃ .................................................................................................... 33 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 33 3.1.1. Điều kiện Tự nhiên................................................................................ 33 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 36 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tứ Xã .... 40 3.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã .......................................... 41 3.2.1. Diện tích và chủng loại rau an toàn....................................................... 41 3.2.2. Năng suất và sản lượng rau an toàn ...................................................... 42 3.2.3. Tình hình sử dụng giống ....................................................................... 45 3.2.4. Tình hình áp dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất. ............................. 46 3.2.5. Tình hình tiêu thụ .................................................................................. 47 3.2.6. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại các hộ điều tra ............................. 48 3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn ................................................... 54 3.3.1. Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn theo nhóm hộ ......................... 54 3.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn theo nhóm cây trồng .............. 55 3.3.3. Hiệu quả xã hội và môi trường từ sản xuất rau an toàn của xã Tứ Xã . 57 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau an toàn ...................... 58 3.4.1. Những phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực bên trong đến sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân ............................................................. 58 3.4.2. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn ................... 62
- v 3.5. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã .................................................................................. 63 3.5.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 63 3.5.2. Những mặt còn hạn chế......................................................................... 64 3.5.3. Nguyên nhân .......................................................................................... 64 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ TỨ XÃ, HUYỆN LÂM THAO .. 66 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ......................... 66 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã ..... 69 4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất ................................................... 69 4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ rau sản xuất theo quy trìnhVietGAP .................................................................................................. 72 4.2.3.Giải pháp đào tạo, tập huấn cho người sản xuất và người tiêu dùng ..... 72 4.2.4. Các giải pháp về chính sách .................................................................. 76 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 77 4.3.1. Đối với tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 78 4.3.2. Đối với huyện Lâm Thao ...................................................................... 78 4.3.3. Đối với xã Tứ Xã................................................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm BVTV : Bảo vệ thực vật CC : Cơ cấu HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã KHCN : Khoa học công nghệ NN : Nông nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn RAT : Rau an toàn SL : Số lượng TB : Trung bình THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã Tứ Xã giai đoạn 2013-2015 ....................................................................................... 36 Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã Tứ Xã giai đoạn 2013-2015 ... 37 Bảng 3.3. Diện tích và chủng loại rau an toàn tại xã Tứ Xã giai đoạn 2013-2015 ....................................................................................... 42 Bảng 3.4. Năng suất rau an toàn của xã Tứ Xã giai đoạn 2013 - 2015 .......... 43 Bảng 3.5. Sản lượng rau an toàn của xã Tứ Xã qua 3 năm............................. 44 Bảng 3.6. Nguồn gốc giống trong sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã ............. 46 Bảng 3.7. Đặc điểm của các hộ điều tra .......................................................... 48 Bảng 3.8. Diện tích đất trồng rau an toàn của các hộ điều tra ........................ 49 Bảng 3.9. Chi phí sản xuất 1 sào (360m2)/năm rau an toàn ............................... 50 Bảng 3.10. Chí phí đầu tư rau an toàn theo loại cây trồng ............................. 51 Bảng 3.11. Kết quả sản xuất rau an toàn của các nhóm hộ điều tra ............... 52 Bảng 3.12. Kết quả sản xuất rau an toàn theo nhóm cây trồng ...................... 53 Bảng 3.13. Hiệu quả sản xuất rau an toàn của các nhóm hộ .......................... 54 Bảng 3.14. Hiệu quả sản xuất rau an toàn theo nhóm cây trồng .................... 56 Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa thu nhập và biến độc lập của sản xuất rau an toàn ....................................................................................... 60 Bảng 3.15. Kết quả hồi quy rau an toàn .......................................................... 60 Bảng 3.16. Hệ số hồi quy trong mô hình sản xuất rau an toàn ....................... 61 Bảng 3.17. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng việc sản xuất rau an toàn của các hộ .............................................................................................. 62
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phát triển sản xuất rau an toàn cũng như bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào, muốn tồn tại và phát triển, đứng vững trên thương trường thì vấn đề hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Qua mỗi thời kỳ sản xuất kinh doanh phải phân tích tìm ra những thuận lợi, khó khăn những vấn đề còn tồn tại, từ đó có được hướng khắc phục tổ chức sản xuất, trong chu kỳ sản xuất sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp hàng hoá hội nhập một yêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa dạng các sản phẩm cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng có HQKT cao, để làm sao cùng với diện tích đó nhưng có thể mang lại HQKT gấp rất nhiều lần. Do đó, ngành trồng trọt không thể thiếu việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng theo thế mạnh của từng vùng. Rau an toàn là loại cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, đang được xem là đối tượng quan trọng nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp.Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta thì mục tiêu ăn no không còn là vấn đề lớn; mà vấn đề ăn ngon, đảm bảo sức khoẻ đang là vấn đề quan tâm của người tiêu dùng. Vì vậy, các sản phẩm rau an toàn ngày càng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của các gia đình. Xuất phát từ thực tế trên tỉnh Phú Thọ đã triển khai chương trình sản xuất rau an toàn. Từ đó đến nay vẫn duy trì và phát triển, tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch các vùng sản xuất rau. Lâm Thao cũng là một trong những huyện quy hoạc vào vùng sản xuất rau an toàn. Tứ Xã là là xã nông nghiệp của huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý rất thuận lợi. Đặc biệt Tứ xã có điều kiện về thổ nhưỡng, thủy lợi, thời tiết rất phù hợp cho sản xuất trồng rau. Với lợi thế vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, và sự quan tâm của nhà
- 2 nước cũng như điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sản xuất rau an toàn của xã Tứ Xã những năm vừa qua luôn đạt được sản lượng cao. Mặc dù đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ làm cho người nông dân tin tưởng vào cái mới song vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong sản xuất rau an toàn: Đó là người nông dân chưa thực sự chủ động trong sản xuất, ruộng đất còn manh mún chưa tập trung đó là những khó khăn cho người nông dân trong việc đầu tư thâm canh, chăm bón. Quy trình sản xuất rau an toàn đôi khi không tuân thủ triệt để nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ làm người tiêu dùng giảm độ tin cậy. Từ những hạn chế đó đã làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã cả về số lượng và chất lượng. Từ đó, để phát huy những tiềm năng, lợi thế và khắc phục những hạn chế trong việc sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất rau an toàn của xã tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về sản xuất rau an toàn và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn. - Phân tích hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2015. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ. 3.2.Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Không gian đề tài nghiên cứu là vùng sản xuất rau an toàn tại địa bàn xã Tứ Xã huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, và các thị trường tiêu thụ rau an toàn của Tứ Xã. - Thời gian: từ năm 2013 - 2015. - Nội dung: Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới hiệu quả sản xuất rau an toàn. Cụ thể những đóng góp mới của Luận văn: Một là, hệ thống hóa được lý luận về rau an toang và hiệu quả sản xuất rau an toàn Hai là, Phân tích thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã huyện Lâm Thao. Ba là, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã huyện Lâm Thao trong thời gian tới. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn bao gồm có 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất rau an toàn. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng về hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ. Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ.
- 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm và vai trò của sản xuất nông nghiêp *Khái niệm Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản xã hội sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. *Vai trò của sản xuất nông nghiệp Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực - thực phẩm cho xã hội đại bộ phận là sản phẩm nuôi sống con người và không có một ngành sản xuất nào thay thế được. Khi xã hội càng phát triển đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu về lương thực-thực phẩm tăng về số lượng và chất lượng, chủng loại do 2 yếu tố sau: - Thứ nhất là do sự tăng lên không ngừng của dân số - Thứ hai là do sự tăng lên của nhu cầu bản thân con người. Do vậy, chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới đáp ứng được nhu cầu tăng lên thường xuyên đó. Hàng năm, trên toàn thế giới, với sự ổn định khoảng 300 triệu hộ nông dân đã đóng góp, giữ vai trò là lực lượng chủ đạo trong nền nông nghiệp toàn cầu. Sản xuất ra khoảng trên 2000 triệu tấn lương thực; trên 200 triệu tấn hạn có dầu và khoảng 1000 triệu tấn thịt, sữa, trứng,hàng tỷ ra, quả cung cấp cho gần 7 tỷ người[5].
- 5 Ở nước ta với trên 11 triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra một khối lượng nông sản thực phẩm lớn không những đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân cả nước mà còn vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá. Là đơn vị kinh tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm chủ các tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất. Với quy mô nhỏ hộ sản xuất có thể dễ dàng loại bỏ những dự án sản xuất, những sản phẩm không còn khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường để sản xuất loại sản phẩm thị trường cần mà không sợ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu do cấp trên quy định. Mặt khác với mục đích lợi nhuận, các hộ sản xuất phải làm quen và dần dần thực hiện chế độ hạch toán kinh tế để hoạt động sản xuất có hiệu quả, đưa hộ sản xuất đến một hình thức phát triển cao hơn. Do đó, kinh tế hộ sản xuất có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu của thị trường, từ đó có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội. Hộ sản xuất cũng là lực lượng thúc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở nước ta phát triển cao hơn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hộ gia đình sản xuất hàng hoá đã mạnh dạn đầu tư, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, từng bước khắc phục dần tình trạng sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp sang sản xuất tập trung với quy mô hàng hoá nông sản không ngừng tăng lên. Từ đó tạo nên vùng chuyên môn hoá, tập trung hoá và thâm canh cao, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất hàng hoá phát triển sẽ kéo theo theo các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là công nghiệp chế biến nông - lâm sản,
- 6 dịch vụ phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp và các hoạt động kinh tế khác trong nông thôn. Làm cho kinh tế nông thôn phát triển đa dạng và chuyển dịch dần theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập Trong điều kiện ngành kinh tế nông thôn phát triển còn chậm, dân số nông thôn tăng nhanh, vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề bức xúc thì phát triển hộ nông dân sản xuất hàng hoá có một ý nghĩa to lớn. Bởi vì, hộ nông dân sản xuất hàng hoá phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm, thu hút được lao động đang dư thừa trong nông thôn, nhất là số lao động số trẻ thiếu việc làm đang có xu hướng gia tăng hiện nay. Mặt khác, hộ sản xuất hàng hoá phát triển làm tăng thêm thu nhập của người lao động, đời sống người dân được cải thiện, giảm hộ đói nghèo, tăng nhanh hộ khá giầu, góp phần thúc đẩy kết cấu hạ tầng trong nông thôn. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Ngoài các vai trò trên khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quí cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năngcạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường. 1.1.2. Khái niệm rau an toàn Sản xuất rau là một ngành trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, muốn hiểu về rau an toàn chúng ta đi từ khái niệm về nền nông nghiệp. Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam có hai quan niệm về nền nông nghiệp sạch là: Nông nghiệp sạch tương đối và nông nghiệp sạch tuyệt đối [10]. - Nông nghiệp sạch tương đối: Là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện pháp thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học kỹ thuật cao với các biện pháp
- 7 hữu cơ, sinh học để giảm thiểu tới mức thấp nhất việc sử dụng các loại phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học nhằm hạn chế tối đa tác động xấu của sản xuất đến môi trường. Đồng thời các sản phẩm sản xuất không có hoặc có dưới mức cho phép các dư lượng chất độc nền nông nghiệp này được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển[9]. - Nông nghiệp sạch tuyệt đối: Là nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học. Nền nông nghiệp này người ta áp dụng các biện pháp hữu và sinh học, trở lại với chế độ canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón hoá học hay thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Nó được trồng trong nhà kính nhà lưới để cách ly với các yếu tố độc hại của môi trường bên ngoài. Nền nông nghiệp này chủ yếu chỉ được áp dụng ở các nước phát triển vì họ có nền nông nghiệp tiên tiến có điều kiện về kinh tế để đầu tư vốn cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp[9]. Xuất phát từ những quan điểm đó mà Tổ chức y tế thế giới (WHO) tổ chức nông lương thế giới (FAO)[4], thì rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng không bị dư hại, dập nát, héo úa, không ngâm, ủ bằng chất hoá học độc hại. - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat (NO3) và kim loại nặng ở dưới mức cho phép. - Rau không bị sâu bệnh không có vi sinh vật cho người và gia súc. Ngoài ra, Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ có quan niệm về rau sạch như sau: [15]. - Rau an toàn (rau sạch tương đối) là loại rau mà lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat,hàm lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây
- 8 hai tồn đọng trong rau an toàn không vượt quá mức cho phép của tổ chức y tế thế giới (WHO). - Rau sạch tuyệt đối: "Ngoài các tiêu chuẩn trên còn không được dùng thuốc hoá học và thuốc trừ sâu trong canh tác. Ngoài các quan niệm trên, Trần Khắc Thi coi sản phẩm rau là rau an toàn thì phải đáp ứng các yêu cầu sau [16]. - Rau phải sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn tạp chất, thu đúng độ chín, khi rau có chất lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh có bao bì vệ sinh hấp dẫn. - Đồng thời rau an toàn phải an toàn về chất lượng: Tức là dư lượng thuốc về bảo vệ thực vật, dư lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng và dư lượng vi sinh vật gây hại trong rau không vượt quá mức cho phép của tổ chức y tế thế giới (WHO). 1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật của sản xuất rau an toàn Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học. Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều lao động Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá cao, sản phẩm rau an toàn có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó bảo quản và vận chuyển. Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ, nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ mọi thời điểm trong năm. Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn: - Quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt
- 9 - Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất) và đặc điểm sản phẩm nên gây ra cho người sản xuất, cung ứng khó chủ động được hoàn toàn về số lượng và chất lượng rau ra thị trường. Điều này dẫn tới sự dao động lớn về giá cả, số lượng, chất lượng rau trên thị trường. Tiêu dùng rau an toàn còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán, thói quen người tiêu dùng. Xu hướng phát triển ở nước ta hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang tăng nhanh tạo ra thị trường tiêu thụ rau an toàn phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. 1.1.4. Vai trò của sản xuất rau an toàn Trong bữa ăn hàng ngày, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các loại vitamin A, B, C, D, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần cho sự phát triển của con người. Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh. Chất xơ trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những biến cố về ung thư phổi [12] Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình. Rau là cây ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30-40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp 75 – 85 ngày, rau gia vị chỉ 15 – 20 ngày một vụ… cho nên một năm có thể trồng được 2 – 3 vụ, thậm chí 4 – 5 vụ [8]. Cây rau còn là
- 10 cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất. Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được cả lao động và những tư liệu sản xuất khác. Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, 1 ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 – 5 lần so với trồng lúa. Vì vậy trồng rau là nguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ [11]. Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến. Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Sản xuất rau tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt, dưa chuột… đóng góp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và mở rộng quan hệ quốc tế. Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái. 1.1.5. Quy trình sản xuất rau an toàn Trước tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều, vấ n đề ATVSTP đươ ̣c mo ̣i người quan tâm và nhu cầ u sử du ̣ng RAT ngày càng tăng....Các chương trình sản xuất rau an toàn đã được khởi sướng và thực hiện ở một số vùng theo quyết định số 67/1998/QĐ - BNN – KHCN ngày 28/04/1998 của Bộ NN và PTNT về quy định tạm thời sản xuất rau an toàn. Gần đây, Bộ NN và PTNT ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn” thay thế văn bản trên theo quyết định số 04/2007/QĐ – BNN[20]. Theo quy định này rau sản xuất theo quy trình an toàn phải đảm
- 11 bảo điều kiện sản xuất RAT như về nhân lực, về đất trồng, phân bón, nước tưới, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh...Về nhân lực, rau sản xuất theo quy trình an toàn người sản xuất phải được tập huấn kĩ thuật sản xuất RAT. Đất trồng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về mức độ ô nhiễm trong đất không được quá mức quy định cho phép. Phân bón cần sử dụng phân bón trong danh mục quy định, không có nguy cơ ô nhiễm. Trong sản xuất RAT, vấn đề nước tưới trong sản xuất RAT cũng rất quan trọng, nước tưới phải đảm bảo không ô nhiễm, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, không sử dụng nước thải công nghiệp, nói chung nguồn nước cho vùng sản xuất RAT cần được kiểm tra định kì đột xuất. Cùng với đó kĩ thuật canh tác, công tác phòng trừ sâu bệnh cũng phải tuân thủ theo quy trình. Ngoài ra, rau sản xuất theo quy trình an toàn cần đảm bảo các điều kiện về thu hoạch bảo quản, công bố tiêu chuẩn chất lượng, RAT trước khi lưu thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng và phải có tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát. Quy trình RAT mới ban hành đã đầy đủ và chi tiết hơn, được tổ chức triển khai rộng khắp cả nước nhưng mới chỉ dừng lại ở các quy định cụ thể về điều kiện sản xuất rau an toàn, chưa đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể nên việc thực hiện chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩ n RAT. * Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) IPM là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “Integrated Pests Management”, có nghĩa là quản lý tổng hợp dịch hại bảo vệ cây trồng. Biện pháp IPM là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng tất cả những kĩ thuật thích hợp trên cơ sở sinh thái. Định nghĩa khoa học hơn của IPM là: sử dụng những nguyên tắc sinh thái hợp lý (mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái, cân bằng sinh học trong tự nhiên, quy luật tự điều chỉnh, quy luật hình tháp số lượng..) [6].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 98 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
147 p | 80 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 73 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
113 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về giáo dục từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
98 p | 45 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định
140 p | 47 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 73 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn