intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài lầ phân tích thực trạng công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu, đánh giá những thành công, tồn tại từ đó luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ THANH HẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ THANH HẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH LAI CHÂU Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.31.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ TÌNH THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 1 năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thanh Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Dương Thị Tình đã dành thời gian, tâm huyết để hướng dẫn nghiên cứu và hoàn thành đề tài Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu ”. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban lãnh đạo, cùng các anh em bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong việc thu thập số liệu để hoàn thiện bản luận văn này. Thái Nguyên, tháng 1 năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thanh Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 3 5. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI .......................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về BHXH và quản lý chi BHXH ................................................... 5 1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội ................................................................. 5 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và gia đình của họ ........ 11 1.1.3. Quản lý chi BHXH .......................................................................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 39 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên .................................. 39 1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi BHXH tại tỉnh Bắc Ninh ........................................ 41 1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý chi BHXH tại tỉnh Lai Châu ......... 43 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 45 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 45 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 45 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 45 2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu, xử lý số liệu ................................................... 46 2.2.4. Phương pháp phân tích thống kê ..................................................................... 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.3. Các chỉ tiêu phân tích ......................................................................................... 47 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH LAI CHẤU ................................................................................... 49 3.1. Khái quát về BHXH tỉnh Lai Châu .................................................................... 49 3.1.1. Chức năng ....................................................................................................... 49 3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn ...................................................................................... 49 3.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................................. 51 3.2. Thực trạng công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu .................. 55 3.2.1. Phân cấp thực hiện quản lý chi BHXH tỉnh Lai Châu .................................... 55 3.2.2. Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội .................. 58 3.2.3. Quản lý lập dự toán chi BHXH ....................................................................... 63 3.2.4. Quản lý quy trình tổ chức thực hiện chi trả BHXH ........................................ 64 3.2.5. Lập báo cáo quyết toán chi bảo hiểm xã hội ................................................... 76 3.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát chi BHXH .......................................................... 77 3.2.7. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo .............................................................. 79 3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Lai Châu, tỉnh Thái nguyên ....................................................................................................... 79 3.3.1. Nhóm nhân tố pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước về BHXH ....... 79 3.3.2. Yếu tố thuộc về đối tượng hưởng chế độ BHXH............................................ 79 3.3.3. Nhóm các nhân tố thuộc về đội ngũ cán bộ BHXH ........................................ 80 3.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức chi trả BHXH ............................................... 80 3.3.5. Yếu tố ảnh hưởng của nguồn tiếp cận thông tin ............................................. 81 3.4. Đánh giá chung về quản lý chi BHXH tỉnh Lai Châu ............................................ 81 3.4.1. Những kết quả chủ yếu ................................................................................... 81 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 82 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH LAI CHÂU ................................................................ 85 4.1. Quan điểm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển BHXH............... 85 4.1.1. Quan điểm phát triển BHXH .......................................................................... 85 4.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển bảo hiểm xã hội .................... 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 4.2. Quan điểm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quản lý chi BHXH tỉnh Lai Châu ..................................................................................................................... 87 4.2.1. Quan điểm quản lý chi BHXH tỉnh Lai Châu .................................................. 87 4.2.2. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của quản lý chi BHXH tỉnh Lai châu ...... 87 4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHXH tỉnh Lai Châu .................................... 89 4.3.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý chi ....................................................................... 89 4.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý đối tượng hưởng, điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH ............................................................................................................ 89 4.3.2. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện chi trả BHXH phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn tỉnh ........................................................................... 91 4.3.3. Tăng cường hoạt động hậu kiểm của BHXH tỉnh, phối hợp với các ngành thực hiện kiểm tra, thanh tra trong công tác chi BHXH tại đơn vị SDLĐ................ 92 4.3.4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức BHXH; bố trí cán bộ kiêm nhiệm thực hiện các nhiệm vụ hợp lý; thực hiện tốt quy định về cải cách thủ tục hành chính ...................................................... 92 4.3.5. Đầu tư hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ........................... 94 4.3.6. Chú trọng công tác quản lý hoạt động chi trả BHXH tại các xã, phường thông qua cơ quan Bưu điện ..................................................................................... 95 4.4. Kiến nghị ............................................................................................................ 96 4.4.1. Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ................................................................ 96 4.4.2. Đối với BHXH tỉnh Lai Châu ......................................................................... 97 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 100 PHỤ LỤC: PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................... 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KCB : Khám chữa bệnh KTXH : Kinh tế xã hội LĐ : Lao động NLĐ : Người Lao động QLNN : Quản lý nhà nước SDLĐ : Sử dụng lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đội ngũ cán bộ BHXH tỉnh Lai Châu năm 2018...................................54 Bảng 3.2: Đối tượng hưởng và giá trị tham gia BHXH tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018 ...........................................................................................56 Bảng 3.3: Đánh giá công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH Tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018 ...........................................................................62 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chênh lệch dự toán chi BHXH Tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................63 Bảng 3.5: Nguồn chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng tại BHXH Tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................66 Bảng 3.6: Kết quả chi trả trợ cấp 1 lần từ nguồn quỹ BHXH chi trả .....................68 Bảng 3.7: Kết quả chi trả trợ cấp 1 lần có nguồn từ NSNN và quỹ BHXH chi trả giai đoạn 2016 - 2018 .......................................................................69 Bảng 3.8: Kết quả thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 -2018..............................................................72 Bảng 3.9: Đánh giá công tác chi trả các chế độ BHXH tỉnh Lai Châu ..................74 Bảng 3.10: Đánh giá công tác quyết toán chi BHXH tỉnh Lai Châu ........................76 Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả thanh tra công tác chi trả các chế độ BHXH tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018.............................................................77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH ........................62 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình chi trả chế độ BHXH ngắn hạn ......................................72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói bảo hiểm xã hội (BHXH) có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động và gia đình họ khi mà họ gặp những rủi ro bất ngờ như: tai nạn lao động, ốm đau, thai sản…làm giảm hoặc mất sức lao động gây ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động (NLĐ). Bởi lẽ, khi người lao động gặp những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập BHXH sẽ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước. Do vậy, mặc dù có những tổn thất về thu nhập nhưng với sự bù đắp của BHXH đã phần nào giúp người lao động có được những khoản tiền nhất định để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình họ. Chính do có sự thay thế và bù đắp thu nhập này, BHXH làm cho người lao động ngày càng yêu nghề hơn, gắn bó với công việc, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình bè bạn và cộng đồng hơn; là sợi dây ràng buộc, kích thích họ hăng hái tham gia sản xuất hơn, gắn kết người lao động lại gần nhau hơn, từ đó nâng cao được năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần nâng cao chính cuộc sống của những người tham gia BHXH. BHXH là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ lao Động - Thương binh và Xã hội về BHXH, của bộ y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Tài chính đối với các quỹ BHXH, BHYT. BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý từ Trung ương đến địa phương. BHXH gồm nhiều hoạt động: Chi BHXH, thu BHXH, giải quyết chế độ chính sách BHXH, tiếp nhận và quản lý hồ sơ, kiểm tra, giám định bảo hiểm y tế…trong đó chi BHXH là một công tác cốt yếu và là trọng tâm của ngành BHXH góp phần thực thi chính sách BHXH của Nhà nước đối với người lao động, BHXH là một đơn vị độc lập về tài chính, vì vậy quản lý chi BHXH là công tác cơ bản góp phần quyết định đến sự tồn tại, phát triển của quỹ BHXH và việc giải quyết các chế độ chính sách cho người tham gia BHXH cũng như ổn định cuộc sống cho các cán bộ viên chức trong ngành BHXH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm Thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 03 xã và 02 phường). Dân số: toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống. BHXH tỉnh Lai Châu đã có số đơn vị và người dân tham gia BHXH khá đông trên địa bàn [20]. Trong thời gian qua, BHXH tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào việc đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người dân tham gia BHXH, đạt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu. Cho đến nay, BHXH tỉnh Lai Châu đã tổ chức chi trả các chế độ BHXH cho hàng triệu đối tượng thụ hưởng chế độ bảo hiểm ngắn và dài hạn, đảm bảo chi đúng chi đủ, chi kịp thời và chi tận tay đối tượng, giúp cho người lao động tỉnh Lai Châu an tâm làm việc, phát huy hết năng lực để đóng góp cho nền kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc quản lý chi BHXH tỉnh Lai Châu còn nhiều bất cập, hạn chế như: mục tiêu, nguyên tắc quản lý chi chưa thực sự như mong muốn, quản lý giải quyết chế độ chính sách còn chưa kịp thời, hay bị trễ hẹn, thủ tục còn nhiều rườm rà, mất nhiều thời gian. Để hoàn thiện hơn công tác chi BHXH trên địa bàn tỉnh Lai Châu cần phân tích đánh giá cụ thể về công tác này. Từ những lý do trên và tính cấp thiết của việc hoàn thiện quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh Lai Châu, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu” để làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu, đánh giá những thành công, tồn tại từ đó luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu trong tương lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi bảo hiểm xã hội - Phân tích thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2018; Đánh giá những thành công, tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2018. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2018 và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu đến năm 2025. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại BHXH tỉnh Lai Châu - Về thời gian: Số liệu thứ cấp: sử dụng các số liệu thống kê về thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2018 để phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đến năm 2025. Số liệu sơ cấp: Điều tra các nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước cho các đối tượng hưởng BHXH, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi BHXH, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi BHXH tại tỉnh Lai Châu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu được thực hiện, dự kiến sẽ có những đóng góp sau: ♦ Về cơ sở khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi BHXH. ♦ Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu. Đưa ra những thành công, tồn tại trong công tác quản lý và nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi BHXH tại tỉnh Lai Châu đến năm 2025. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là bản báo cáo cho lãnh đạo tỉnh Lai Châu, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và là tài liệu tham khảo trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo về tài chính, bảo hiểm, quản lý kinh tế, kinh tế y tế… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 4 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi bảo hiểm xã hội Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu. Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh Lai Châu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận về BHXH và quản lý chi BHXH 1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội * Khái niệm Bảo hiểm xã hội Đứng dưới góc độ pháp luật, BHXH là một chế định bảo vệ người lao động sử dụng nguồn đóng góp của người sử dụng người lao động và được tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người lao động được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc trong trường hợp người lao động bị chết. Theo tổ chức lao động quốc tế ILO: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Theo luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 [16], BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. * Bản chất Bảo hiểm xã hội BHXH là thu nhập khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến mức nào đó. Nền kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện, càng chứng tỏ được những mặt ưu điểm hơn. Vì vậy, có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. Đóng vai trò như một vị cứu tinh cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro làm giảm thu nhập trong cuộc sống. Có thể nói nhu cầu về BHXH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 thuộc về nhu cầu tự nhiên của con người. Xuất phát từ nhu cầu cần thiết để đảm bảo cho các tiêu chuẩn hay giá trị cho cuộc sống tối thiểu. BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển ở một mức nào đấy. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện, có thể nói BHXH là nhu cầu cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn hay giá trị cho cuộc sống tối thiểu. Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. BHXH được xem như là một hệ thống các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nói chung. Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể nói là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp… hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản… Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu. Ngoài ra còn được hỗ trợ của Nhà nước khi có sự thâm hụt quỹ (thu không đủ chi), chính vì vậy mà chính sách BHXH nằm trong hệ thống chung của chính sách về kinh tế xã hội và là một trong những bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quản lý đất nước của Quốc gia. Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động Quốc tế (ILO) cụ thể hóa như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật. + Xây dựng điều khiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. * Chức năng của Bảo hiểm xã hội BHXH được xem như là một loạt các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nói chung do vậy BHXH có chức năng: Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ dẫn đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, người lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH. Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Bởi cũng giống như nhiều loại hình Bảo hiểm khác, BHXH cũng dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít, do vậy mọi người lao động khi tham gia BHXH đều bình đẳng trong việc đóng góp vào quỹ cũng như được bình đẳng trong quyền lợi nhận được từ các chế độ BHXH. Người tham gia để tạo lập quỹ BHXH là tập hợp tất cả những người đóng BHXH từ mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội, các lĩnh vực này bao gồm tất cả các loại công việc từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến công việc nặng nhọc độc hại. Do vậy, BHXH xã hội hóa cao hơn hẳn các loại hình BHXH khác đồng thời cũng thể hiện tính công bằng xã hội cao. BHXH là đòn bẩy, khuyến khích người lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất và từ đó nâng cao năng suất lao động: BHXH góp phần kích thích người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội góp phần tăng mối quan hệ tốt đẹp và gắn bó lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước. BHXH thực hiện chức năng điều hoà lợi ích giữa ba bên: người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đồng thời làm giảm bớt mâu thuẫn xã hội, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. BHXH còn thực hiện chức năng giám đốc bởi BHXH tiến hành kiểm tra, giám sát việc tham gia thực hiện chính sách BHXH của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, góp phần ổn định xã hội. * Quỹ Bảo hiểm xã hội Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ này được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành. Có thể hiểu quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH: người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước bù thiếu nhằm mục đích chi trả cho các chế độ BHXH và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH. Như vậy, quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ và bù thiếu. Quỹ này được quản lý theo cơ chế cân bằng thu chi do đó quỹ BHXH không đơn thuần ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự biến động theo chiều hướng tăng lên hoặc thâm hụt. Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, do rủi ro được dàn trải cho số đông người tham gia. Đồng thời quỹ này cũng góp phần giảm chi ngân sách cho Nhà nước; khi có biến cố xã hội xảy ra như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, quỹ BHXH cũng là một khoản không nhỏ giúp Nhà nước thay cho cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, … - Nguồn hình thành quỹ BHXH là phạm trù kinh tế - xã hội tổng hợp, mặc dù tính xã hội được thể hiện nổi trội hơn. Theo các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế là nền tảng của BHXH vì chỉ khi người lao động có thu nhập đạt đến một mức độ nào đó thì việc tham gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 BHXH mới thiết thực và có hiệu quả. Cũng theo các nhà kinh tế, BHXH chỉ có thể phát triển được theo đúng nghĩa trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá tức là người tham gia BHXH phải có trách nhiệm đóng góp BHXH để bảo hiểm cho mình từ tiền lương/thu nhập cá nhân, người sử dụng lao động cũng phải đóng góp BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn từ quỹ lương của doanh nghiệp/ đơn vị đồng thời Nhà nước cũng có phần trách nhiệm bảo hộ quỹ BHXH như đóng góp thêm khi quỹ BHXH bị thâm hụt. Như vậy: - Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Người sử dụng lao động: sự đóng góp này không những thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động đồng thời còn thể hiện lợi ích của người sử dụng lao động bởi đóng góp một phần BHXH cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động của mình đồng thời cũng giảm bớt được những tranh chấp. Thông thường phần đóng góp này được xác định dựa trên quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp. Người lao động: hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới chủ yếu vẫn thực hiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng vì vậy người tham gia phải đóng góp cho quỹ mới được hưởng BHXH. Người lao động tham gia đóng góp cho mình để bảo hiểm cho chính bản thân mình. Thông qua hoạt động này người lao động đã dàn trải rủi ro theo thời gian, khoản đóng góp vào quỹ BHXH chính là khoản để dành dụm, tiết kiệm cho về sau bằng cách là hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro xảy ra. Khoản trợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở theo nguyên nhân. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm: Quỹ BHXH được nhà nước bảo hộ và đóng góp khi quỹ bị thâm hụt không đủ khả năng để chi trả cho các chế độ xã hội. Nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đều đặn, ổn định. Nguồn thu từ sự hỗ trợ Ngân sách Nhà nước đôi khi là khá lớn, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và quan trọng. Có thể nói hoạt động của chính sách BHXH mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì chẳng khác nào đứa trẻ mới tập đi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 Các nguồn khác: như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH... Đây là phần thu nhập tăng thêm đô bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh lời. Việc đầu tư quỹ nhàn rỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết, an toàn và mang tính xã hội. Phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện vẫn còn hai quan điểm: + Căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp. + Căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp. - Mức đóng góp BHXH: Ở một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi một phần bằng nhau. Một số nước khác lại quy định quỹ BHXH do người lao động và người sử dụng lao động đóng, Chính phủ sẽ bù thiếu. Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau: Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất của BHXH nhằm đảm bảo ổn định, duy trì cuộc sống cho người lao động đồng thời góp phần ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ khi mà đối tượng tham gia gặp rủi ro và các chế độ được BHXH trợ cấp là 9 chế độ BHXH đã nêu trong công ước 102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ. Trong thực tế việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn ra thường xuyên trên phạm vi rộng, hầu hết các nước trên thế giới đều có những khoản chi thường xuyên là chi lương hưu và trợ cấp tuất. Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH: Ngoài việc trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng để chi cho các khoản chi phí quản lý như: tiền lương cho cán bộ làm việc trong hệ thống BHXH, khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2