intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan BH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan BH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững, đúng định hướng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan BH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế LÊ ĐỨC ANH Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Họ và tên: Lê Đức Anh Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại cơ quan BH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Lê Đức Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thanh Bình người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cán bộ, công nhân viên cơ quan BH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Đức Anh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ................................................................... vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................................... vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................x MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................2 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài ...........2 3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 5. Kết cấu luận văn .................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC .....................................................................................................................6 1.1. Khái quát chung về quản lý thu BHXH bắt buộc ............................................6 1.1.1. Các khái niệm về BHXH ..............................................................................6 1.1.2. Mục tiêu và các nguyên tắc quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan nhà nước ........................................................................................................................8 1.1.3. Vai trò của công tác thu BHXH bắt buộc đối với cơ quan nhà nước .........10 1.2. Nội dung công tác thu BHXH bắt buộc .........................................................12 1.2.1. Quy trình nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc ...................................................12 1.2.2. Quản lý đối tượng và mức thu BHXH bắt buộc .........................................14 1.2.3. Công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc ........................................................20 1.2.4. Kiểm tra, thanh tra thu BHXH bắt buộc .....................................................25 1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thu BHXH bắt buộc .........................................26 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc ............................28 1.3.1. Nhân tố khách quan ....................................................................................28
  6. iv 1.3.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH THÀNH PHỐ HẠ LONG, QUẢNG NINH .....................................31 2.1. Giới thiệu tổng quan BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .............31 2.1.1. Giới thiệu chung về BHXH thành phố Hạ Long ........................................31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................31 2.1.3. Kết quả hoạt động trong những năm gần đây .............................................32 2.2. Thực trạng về công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh....................................................................................................35 2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc ...................................................35 2.2.2. Quản lý đối tượng và mức thu BHXH bắt buộc .........................................36 2.2.3. Công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc ........................................................48 2.2.4. Kiểm tra, thanh tra thu BHXH bắt buộc .....................................................55 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc ............................59 2.3.1. Nhân tố khách quan ....................................................................................59 2.3.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................................62 2.4. Đánh giá về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .........................................................................................63 2.4.1. Các thành tựu đạt được ...............................................................................63 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân ...............................................................................64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH .....67 3.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................67 3.1.1. Phương hướng phát triển chung của BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................................................67 3.1.2. Phương hướng phát triển công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................68 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................68
  7. v 3.2.1. Tăng cường quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ......69 3.2.2. Giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc ..........................................70 3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về BHXH bắt buộc ................71 3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý thu BHXH bắt buộc .................................................................................................................74 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra BHXH bắt buộc .........................77 3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH bắt buộc ...............................................................................................................................79 3.2.7. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan trong quá trình thu BHXH bắt buộc .................................................................................................................80 KẾT LUẬN ...............................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................83
  8. vi DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích BLĐTB&XH: Bộ lao động thương binh và xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BNN: Bệnh nghề nghiệp DN: Doanh nghiệp HCSN: Hành chính sự nghiệp HĐND: Hội đồng nhân dân KBNN: Kho bạc Nhà nước LĐ: Lao động NĐ-CP: Nghị định chính phủ NLĐ: Người lao động NSNN: Ngân sách nhà nước ÔĐ-TS: Ốm đau thai sản QĐ: Quyết định SXKD: Sản xuất kinh doanh TS: Tiến sĩ TT: Thông tư UBND: Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc ...................................................112 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại BHXH Hạ Long ..................................30 Hình 2.2: Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Hạ Long.....................35
  10. viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc thông thường (lao động Việt Nam) .............16 Bảng 1.2: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc thấp (lao động Việt Nam) ..........................165 Bảng 1.3: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc thông thường (lao động nước ngoài) .........176 Bảng 1.4: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc thấp (lao động nước ngoài) .......................176 Bảng 1.5: Mức lương đóng BHXH bắt buộc tối thiểu 1 tháng ...............................187 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...333 Bảng 2.2: Số lượng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020................................................................387 Bảng 2.3: Số lượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020.................................................................................409 Bảng 2.4: Tỷ lệ số lượng người lao động đã tham gia trên số người phải tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 .....................41 Bảng 2.5: Tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hạ Long tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 ...............................454 Bảng 2.6: Tiền lương bình quân đóng BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 .......................................................................................45 Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 ......................................................................................509 Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc theo khối ngành tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 .....................................................50 Bảng 2.9: Tình hình thực hiện thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 .........................................................................................................51 Bảng 2.10: Tình hình kiểm tra đóng BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 ................................................................................................562 Bảng 2.11: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020 .........................................................................................................58
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” luận văn đã trình bày khái quát được những vấn đề cơ sở lý luận chung về quản lý thu BHXH bắt buộc như: Khái quát chung về quản lý thu BHXH bắt buộc; Nội dung công tác thu BHXH bắt buộc và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc. Trên cơ sở những lý luận đó, luận văn đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Và từ đó chỉ ra kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH thành phố Hạ Long. Xuất phát từ những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH thành phố Hạ Long, kết hợp với nghiên cứu về lý luận, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long như: Tăng cường quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; Giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về BHXH bắt buộc; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý thu BHXH bắt buộc; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra BHXH bắt buộc; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH bắt buộc và giải pháp phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan trong quá trình thu BHXH bắt buộc.
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế độ BHXH bắt buộc là một chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của mỗi nước. Chế độ BHXH đã và đang góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ và từng bước giúp nước ta đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và công bằng xã hội. Thu BHXH bắt buộc là một khoản thu mang tính chất bắt buộc mang ý nghĩa kinh tế to lớn đối với NLĐ khi NLĐ xảy ra các rủi ro trong quá trình làm việc như: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động hoặc chết, … Mặt khác, chế độ BHXH còn thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc qua việc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít. Thông qua các hoạt động chi trả BHXH cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với mọi tầng lớp lao động trong xã hội. Hoạt động của hệ thống BHXH tại Việt Nam do Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức hoạt động không vì mục đích sinh lời. Vì vậy, quyền lợi của NLĐ khi tham gia chế độ BHXH bắt buộc luôn được đảm bảo đầy đủ và đúng quy định của pháp luật. Cơ quan BHXH thành phố Hạ Long là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, BHXH thành phố Hạ Long luôn được BHXH tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long quan tâm đầu tư trong quá trình hoạt động nên đã đạt được những tăng trưởng to lớn như: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ngày càng đa dạng, số lượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng và chất lượng hoạt động của quỹ cũng được cải thiện không ngừng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động của BHXH thành phố Hạ Long còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là công tác quản lý thu BHXH bắt buộc như: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc của khu vực ngoài quốc doanh vẫn còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng của nó; nhiều đơn vị sử dụng lao động cố tình không tham gia hoặc tham gia không đủ về số lượng hoặc mức đóng BHXH, … theo quy định hiện hành; việc giải quyết các khoản nợ tồn đọng BHXH còn hạn chế; công tác
  13. 2 tuyên truyền, thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm về pháp luật BHXH còn nhiều bất cập, …. Để phát huy tối đa vai trò của BHXH trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời khắc phục những tồn tại trong hoạt động của BHXH thành phố Hạ Long trong những năm gần đây, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài BHXH là một chính sách quan trọng hàng đầu của nhà nước, vì vậy công tác quản lý thu BHXH bắt buộc luôn là một đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu để khai thác và phát huy tối đa tác dụng của nó đối với nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiêm cứu về quản lý thu BHXH bắt buộc, trong đó có thể kể đến một số công trình sau: Tác giả Nguyễn Văn Châu, 2006, Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đề tài tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nước trên thế giới và thực tiễn hoạt động quản lý thu BHXH của Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2006 để xem xét khả năng thu BHXH để bù đắp các chế độ BHXH Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến công tác quản lý thu BHXH tại Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Kiều Anh, 2014, Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế Huế. Luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc và phân tích, đánh giá được thực trạng của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2013. Trên cơ sở lý luận và kết quả đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế.
  14. 3 Tác giả Đặng Thu Hoài, 2018, Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH; phân tích thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017; xác định các nhân tố tác động tới công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thành phố Hạ Long và đề xuất những giải pháp tăng cường công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh. Tác giả Trần Thị Thu Hoài, 2019, Pháp luật thu bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế Huế. Luận văn làm rõ khái niệm, vai trò, ý nghĩa của thu BHXH; phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về thu BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp; đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để chỉ ra những mặt còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại này đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nâng cao hiệu quả thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến công tác quản lý thu BHXH tại nhiều địa điểm khác nhau, trong đó có cả địa bàn thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, đối tượng, nội dung nghiên cứu không giống nhau hoặc tuy giống nhau về đối tượng, nội dung nghiên cứu nhưng phạm vi nghiên cứu về thời gian lại trong giai đoạn 2015-2017. Do vậy, có thể khẳng định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (phạm vi về thời gian) của đề tài này không có sự trùng lắp với nội dung của các nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích nghiên cứu * Mục tiêu chung Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững, đúng định hướng.
  15. 4 * Mục tiêu cụ thể gồm: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý thu BHXH bắt buộc nói chung và trên địa bàn Thành phố Hạ Long nói riêng của cơ quan BHXH thành phố. * Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. + Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020. + Phạm vi về nội dung: Nội dung nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mực đích nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết, các văn bản hiện hành liên quan đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu thống kê và tình hình thực tiễn để đánh giá hạn chế của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và xác định những vấn đề tồn tại cần giải quyết.
  16. 5 - Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu và liên kết các mặt, các bộ phận, các thông tin liên quan tác động tới công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. - Phương pháp hệ thống hóa: Sắp xếp các tri thức của đối tượng nghiên cứu trong đề tài công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước đã được phân tích và tổng hợp theo một cấu trúc nhất định nhằm tạo thành một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, từ đó giúp cho sự hiểu biết công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước được đầy đủ và chuyên sâu. - Phương pháp thống kê: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và làm rõ các xu hướng vận động của những vấn đề có liên quan làm căn cứ để lập luận nhằm minh chứng cho những nhận xét và kết luận của tác giả. 5. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận và các phục lục bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  17. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC 1.1. Khái quát chung về quản lý thu BHXH bắt buộc 1.1.1. Các khái niệm về BHXH a. BHXH Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cuộc sống của con người, các rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, để hạn chế, khắc phục hậu quả của những rủi ro đó, chúng ta đã sử dụng rất nhiều các biện pháp mà trong đó bảo hiểm là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Vì bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít nhằm chia nhỏ các rủi ro, tổn thất của một người cho nhiều người trong xã hội cùng gánh chịu. Bảo hiểm và BHXH đã có mầm mống từ rất lâu nhưng đạo luật đầu tiên về BHXH được xuất hiện tại Đức dưới thời Thủ tướng Bismarck (năm 1850) và được hoàn thiện trong giai đoạn từ năm 1883-1889 theo cơ chế ba bên: Người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Trong giai đoạn này, các chế độ BHXH chủ yếu được áp dụng là: Bảo hiểm ốm đau, rủi ro nghề nghiệp, tuổi già, tàn tật. Theo Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”. [5] Trong khái niệm của ILO, BHXH đã được đề cấp đến như một biện pháp bảo vệ mà xã hội cung cấp cho người lao động, nó đã thể hiện được cả hai mặt kinh tế và xã hội của BHXH. Theo khái niệm của BHXH Việt Nam: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với NLĐ thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ, nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già
  18. 7 và chết”. Khái niệm này cũng đề cập đến mặt kinh tế và xã hội của BHXH nhưng đã mở rộng hơn khái niệm của ILO vì đã đề cập đến nguồn hình thành của quỹ BHXH. Theo quy định tại Điều 3 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. [20] Từ các khái niệm trên, theo tác giả có thể hiểu “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ gặp phải biến cố, rủi ro về sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; BHXH gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân NLĐ và những người ruột thịt của NLĐ trực tiếp phải nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. BHXH về thực chất là một phương thức phân phối lại thu nhập bằng các kĩ thuật nghiệp vụ, nhằm góp phần cân bằng thu nhập bị mất hoặc giảm từ hoạt động nghề nghiệp bằng khoản trợ cấp từ BHXH”. b. BHXH bắt buộc Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13: “BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia”. Đồng thời, theo quy định trong Điều 4 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì BHXH bắt buộc tại Việt Nam hiện nay bao gồm 5 chế độ sau: - Ốm đau - Thai sản - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Hưu trí - Tử tuất. c. Quản lý thu BHXH bắt buộc Khi nói đến quản lý thu BHXH bắt buộc là nói đến mối quan hệ “ba bên” giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, trong đó: người lao động, người sử dụng lao động là đối tượng quản lý còn cơ quan BHXH đại diện cho Nhà
  19. 8 nước là chủ thể quản lý. Trong mối quan hệ này, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực hiện việc quản lý các hoạt động BHXH bắt buộc để đảm bảo điều tiết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động (do mâu thuẫn giữa việc người lao động muốn được đóng BHXH ở mức cao nhưng người sử dụng lao động lại muốn đóng BHXH ở mức thấp để giảm chi phí). Trong quá trình quản lý thu BHXH bắt buộc, Nhà nước tham gia với 2 tư cách: Thứ nhất, thông qua cơ quan lập pháp (Quốc hội) để đề ra luật BHXH, thông qua Chính phủ để ban hành các văn bản, quy định về BHXH bắt buộc. Thứ hai, Nhà nước thành lập cơ quan chuyên trách (BHXH Việt Nam) để thực hiện các chính sách BHXH bắt buộc đồng thời tham gia hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc với tư cách là những người sử dụng lao động tham gia nộp các khoản BHXH bắt buộc cho người lao động của mình (những lao động được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước). Hoạt động thu BHXH bắt buộc diễn ra thường xuyên, liên tục và rộng khắp vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý thu đòi hỏi các cơ quan thu BHXH bắt buộc phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để tổ chức nhịp nhàng các thao tác nghiệp vụ nhằm phối hợp hài hòa, chặt chẽ, khép kín với các bộ phận có liên quan trong chu trình thu từ địa phương đến trung ương. Nói cách khác, để quản lý thu BHXH bắt buộc đạt hiệu quả cao, việc xác lập quyền và trách nhiệm của ba bên tham gia (người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước) phải đầy đủ, rõ ràng. Đồng thời các bên tham gia phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đã được ban hành. Tóm lại, theo tác giả có thể hiểu “Quản lý thu BHXH bắt buộc là sự tác động của Nhà nước thông qua các quy định mang tính pháp lý bắt buộc các bên tham gia BHXH phải tuân thủ thực hiện; trong đó cơ quan BHXH sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp đặc thù tác động trực tiếp vào đối tượng đóng BHXH để đạt được mục tiêu đề ra”. 1.1.2. Mục tiêu và các nguyên tắc quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan nhà nước a. Mục tiêu quản lý thu BHXH bắt buộc
  20. 9 Theo Luật BHXH năm 2014, quản lý thu BHXH bắt buộc cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu sau: Thứ nhất, quản lý thu BHXH bắt buộc cần đảm bảo thu đúng đối tượng: Điều này nghĩa là mọi đối tượng theo quy định trong Luật BHXH đều phải được tham gia BHXH bắt buộc. Thứ hai, quản lý thu BHXH bắt buộc cần đảm bảo thu đủ số lượng: Điều này nghĩa là công tác thu phải đảm bảo cả về mặt số lượng người tham gia lẫn số tiền phải đóng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi được thụ hưởng các chế độ BHXH bắt buộc theo quy định. Thứ ba, quản lý thu BHXH bắt buộc cần đảm bảo thời gian theo Luật định: Điều này nghĩa là phải thực hiện đóng BHXH bắt buộc theo đúng thời quy định trọng luật BHXH cho từng đối tượng. b. Các nguyên tắc quản lý thu BHXH bắt buộc Theo Luật BHXH năm 2014, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc muốn đạt hiệu quả cao và đảm bảo tính thống nhất trong phạm vi cả nước thì quản lý thu BHXH bắt buộc phải quán triệt nghiêm túc các nguyên tắc sau: Nguyên tắc thứ nhất: Thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch: Nguyên tắc thống nhất là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý thu BHXH bắt buộc, điều này thể hiện qua việc Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách, chế độ về quản lý thu BHXH bắt buộc và thực hiện thống nhất trong phạm vi mỗi quốc gia, từ trung ương đến địa phương. Nguyên tắc dân chủ được thể hiện cụ thể bằng việc mọi đối tượng thuộc quy định của pháp luật đều được tham gia BHXH bắt buộc mà không phân biệt dân tộc, giới tính, … với mức độ đóng góp và chế độ hưởng thụ công bằng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2