intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí" nghiên cứu thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng than tại công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng của công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG …….o0o……. LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THAN CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ Ngành: Quản lý Kinh tế LÊ THỊ HỒNG TRANG Hà Nội – 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THAN CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8310110 Họ tên học viên: Lê Thị Hồng Trang Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Trịnh Thị Thu Hƣơng Hà Nội – 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và hoàn toàn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Học viên thực hiện Lê Thị Hồng Trang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương đã dành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sung cũng như chỉnh sửa nội dung và hình thức luận văn. Tác giả đồng gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thầy cô giáo khoa Sau đại học trường Đại học Ngoại thương, thư viện trường Đại học Ngoại thương, Ban Lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp tại công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí đã tận tình chỉ bảo, góp ý và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, bố mẹ và anh chị đã động viên, khích lệ và giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Học viên thực hiện Lê Thị Hồng Trang
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................................. vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................................................5 1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng .........................................................................5 1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................5 1.1.2. Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng ..........................................6 1.2. Khái quát về quản lý chuỗi cung ứng ...........................................................9 1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................9 1.2.2. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng ...................................................10 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chuỗi cung ứng...............................10 1.2.4. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp ..................13 1.3. Quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phân phối .......................14 1.3.1. Đặc điểm của quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp phân phối ...............................................................................................................14 1.3.2. Nội dung quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp phân phối ......15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THAN CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ .........................29 2.1. Giới thiệu về công ty.....................................................................................29 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................29 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................29 2.1.3. Phạm vi kinh doanh ................................................................................31 2.2. Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí ...........................................................................................32 2.2.1. Mục tiêu...................................................................................................32
  6. iv 2.2.2. Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng than .......................................................33 2.2.3. Nội dung quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí ........................................................................................34 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí.................................................................................46 2.3.1. Kết quả đạt được .....................................................................................46 2.3.2. Hạn chế, khó khăn..................................................................................48 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn ....................................................51 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THAN CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG NHIÊN LIỆU ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ.............................................................................................53 3.1. Dự báo về định hƣớng phát triển chuỗi cung ứng than cho các NMNĐ tại Việt Nam ..........................................................................................................53 3.1.1. Dự báo về nhu cầu than .........................................................................53 3.1.2. Dự báo về định hướng phát triển chuỗi cung ứng than cho các NMNĐ ...............................................................................................................56 3.2. Định hƣớng phát triển của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí .................................................................................................................57 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí ..........................................................58 3.3.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch .........................................................58 3.3.2. Hoàn thiện hình thức lựa chọn nhà cung cấp ......................................59 3.3.3. Thực hiện đa dạng hóa nguồn cung cấp ...............................................60 3.3.4. Xây dựng và hoàn thiện phương án vận chuyển than bằng đường bộ về nhà máy .........................................................................................................63 3.4. Kiến nghị .......................................................................................................64 3.4.1. Đối với Bộ Công Thương .......................................................................64 3.4.2. Đối với Bộ Tài nguyên Môi trường ........................................................65 KẾT LUẬN ..............................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Từ Tiếng Việt Trung tâm Điều độ Hệ A0 thống điện Quốc gia ĐVVT Đơn vị vận tải EDI Electronic Data Interchanges Trao đổi dữ liệu điện tử EFT Electronic funds transfer Chuyển tiền điện tử EOQ Economic Order Quantity Mô hình đặt hàng kinh tế Electricity Power Trading Công ty mua bán điện – Tập EPTC Company đoàn Điện lực Việt Nam EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam IT Information Technology Công nghệ thông tin NMNĐ Nhà máy nhiệt điện PVN PetroVietNam Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Tổng công ty Điện lực Dầu khí PV Power PetroVietnam Power Việt Nam – CTCP Công ty Cung ứng nhiên liệu PV Power Fuel PetroVietnam Power Fuel Điện lực Dầu khí PV Power Ha Công ty Điện lực Dầu khí Tinh Hà Tĩnh Supply Chain Operation Mô hình tham chiếu hoạt động SCOR Research chuỗi cung ứng TCVN Tiêu chuẩn quốc gia Tập đoàn Công nghiệp Than - TKV Khoáng sản Việt Nam
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng: 2.1: Dự báo nhu cầu sử dụng than của NMNĐ Vũng Áng 1 năm 2022 ........36 Bảng 2.2: Đặc tính kỹ thuật than của NMNĐ Vũng Áng 1 .....................................49 Bảng 2.3: Thống kê thời gian không bốc dỡ than Quý IV/2020, Quý I, II, III, IV/2021 tại cảng Nhà máy ........................................................................................50 Bảng 3.1: Nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2050 ..............................................53 Bảng: 3.2: Dự kiến sản lượng than khai thác trong nước đến năm 2050 như sau ....54 Bảng 3.3: Cân đối cung - cầu than nội địa đến năm 2050 ........................................55 Bảng 3.4: Dải đặc tính kỹ thuật than nhập khẩu đề xuất ..........................................61 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương .................................................................................................................8 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí ...............30 Hình 2.2: Chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí ......................................................................................................................33 Hình 2.3: Tỷ trọng sản lượng điện của NMNĐ Vũng Áng 1 qua các năm ..............47 Hình 3.1: Mô hình định hướng phát triển chuỗi cung ứng than cho NMNĐ ...........57
  9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 dựa trên các yếu tố của mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng – SCOR (Supply Chain Operation Research). Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp công ty hoàn thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của mình. Kết quả nghiên cứu của luận văn mang tính ứng dụng, phục vụ trực tiếp cho các nhà máy nhiệt điện, giúp các đơn vị phụ trách quản lý chuỗi cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện như PVN, EVN, TKV và các doanh nghiệp khác lựa chọn được mô hình quản lý chuỗi cung ứng than tối ưu, góp phần quyết định chất lượng than, giá than, thời gian cung ứng… Qua đó, đáp ứng được mục tiêu sản xuất điện ổn định, hạ giá thành sản xuất điện, nâng cao tính cạnh tranh của các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn thị trường điện cạnh tranh sắp tới.
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước. Trong số các nguồn năng lượng, nhiệt điện than đang bị xem là một trong những tác nhân làm gia tăng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, song việc phát triển nguồn năng lượng “giá rẻ” này vẫn rất cần thiết khi nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng tăng cao. Chính vì thế, dự thảo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn 2045 (Quy hoạch Điện VIII) vẫn chú trọng duy trì phát triển nhiệt điện than. Cụ thể, đến năm 2030 nhiệt điện than chiếm 27% trong tổng công suất lắp đặt nguồn điện; giảm xuống 23% vào năm 2035 sẽ và tiếp tục giảm còn 21% và 18% trong vào năm 2040 và 2045. Như vậy, trong thời gian tới, nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, đảm bảo nhiên liệu than cho phát điện là “bài toán khó” của hầu hết các nhà máy nhiệt điện hiện nay, do thiếu than không còn là dự báo, cảnh báo, mà là thực tế nhức nhối. Theo dự thảo quy hoạch phân ngành than trong quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhu cầu than cho sản xuất điện được dự báo đạt 93 triệu tấn vào năm 2030, tăng lên 103,36 triệu tấn vào năm 2035 và 110,19 triệu tấn vào năm 2045. Trong khi đó, sản lượng than thương phẩm khai thác trong nước dự kiến chỉ đạt 48,7 triệu tấn (năm 2030), 44,03 triệu tấn (năm 2035) và 46,34 triệu tấn (năm 2040). Trong bối cảnh nguồn cung năng lượng có nhiều biến động phức tạp, khó lường do các yếu tố về khả năng khai thác, dịch bệnh, căng thẳng thương mại giữa các quốc gia..., việc nghiên cứu triển khai một chiến lược dài hạn về quản lý chuỗi
  11. 2 cung ứng than trong trung và dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí”. 2. Tình hình nghiên cứu Trên thế giới, thuật ngữ chuỗi cung ứng đã phát triển từ những năm 1980 nhưng tại Việt Nam, thuật ngữ này còn khá mới mẻ, đặc biệt là chuỗi cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu bước đầu quản lý chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng than nói riêng: Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011) đã trình bày cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn về quản lý chuỗi cung ứng của các mô hình thành công nổi bật trên thế giới như mô hình quản lý chuỗi cung ứng của các công ty Wal-Mart, Dell, E-Mart. Qua đó chỉ ra các bài học từ chính sách quản lý chuỗi cung ứng như bài học về thu mua và phân phối, bài học về quản lý vận tải, quản trị tồn kho. Tuy nhiên, các bài học này còn khá tổng quát và chưa gắn liền với các doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Lê Thanh Phong (2012) trình bày cơ sơ lý luận, đặc điểm, các thành phần, mô hình đặc trưng quản lý chuỗi cung ứng của Tập đoàn Toyota, một trong những mô hình đặc trưng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam về hoạch định chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, tổ chức chuỗi cung ứng và kiểm tra chuỗi cung ứng vật tư. Tuy nhiên, những bài học rút ra sẽ phát huy hiệu quả hơn khi áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất thay vì các doanh nghiệp phân phối. Phạm Việt Hùng (2016) đã trình bày cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng than, kinh nghiệm của thế giới trong việc xây dựng chuỗi cung ứng than nhập khẩu cho các nhà máy nhiệt điện và thực tiễn của Việt Nam. Từ đó xây dựng mô hình tổng quát chuỗi cung ứng than nhập khẩu cho các trung tâm điện lực tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất điện, giảm giá thành và dẫn tới giảm giá bán điện.
  12. 3 Tuy nhiên, theo các tài liệu tác giả đã tìm hiểu thì hiện nay chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn tới để phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng than tại công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng của công ty. - Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: + Phân tích những vấn đề về lý thuyết chuỗi cung ứng và hoạt động quản lý chuỗi cung ứng; + Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng than của công ty cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1; + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chuỗi cung ứng than. - Phạm vi nghiên cứu + Nội dung nghiên cứu: Chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí. + Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu chuỗi cung ứng và hoạt động quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí từ năm 2015 đến tháng 3 năm 2022. + Phạm vi không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu chuỗi cung ứng than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí.
  13. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đảm bảo luận văn mang tính khoa học và thực tiễn cao, hoàn thành được các nhiệm vụ và mục đích nêu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ nguồn tài liệu nội bộ của công ty (các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm…) và nguồn tài liệu từ bên ngoài (sách, báo, tạp chí ngành và mạng Internet,..). Đồng thời, tác giả sử dụng đồng bộ các phương pháp: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh kết hợp để xử lý thông tin. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này được sử dụng linh hoạt nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra hiệu quả nhất. 6. Bố cục luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng than của công ty Cung ứng nhiên liệu Điện lực Dầu khí
  14. 5 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng 1.1.1. Khái niệm Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn trong việc xây dựng và phát triển các mối liên kết trong chuỗi cung ứng. Lần đầu tiên, cụm từ “đứt gãy chuỗi cung ứng” trở thành câu chuyện “nóng” hơn bao giờ hết và là đề tài nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng thể hiện từ việc các nhà máy không thể cung cấp đủ hàng hóa vì thiếu nguyên liệu, nhiên liệu hoặc lao động, cho đến việc hàng hóa đã được sản xuất ra không thể vận chuyển kịp thời và đầy đủ đến nhà phân phối do thiếu phương tiện vận tải hoặc do các biện pháp phong tỏa. Lý do tương tự ảnh hưởng đến dòng chảy hàng hóa từ nhà phân phối đến người tiêu dùng. Và cuối cùng là giá nhiên liệu quá cao đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng dành cho sản xuất. Chuỗi cung ứng cho tới nay đã không còn là một chủ đề quá mới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau. Theo Ganesham, Ran and Terry P.Harison (1995) thì “chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng”. Trong khi đó, theo D.M.Lambert, M.C.Cooper và J.D.Pagh (1998) thì “chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi các doanh nghiệp với nhau, mà là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, và quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau”. Như vậy, chuỗi cung ứng là hệ thống không chỉ bao gồm các doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối sản phẩm mà còn bao gồm hệ thống kho vận, hệ thống bán lẻ và khách hàng của nó. Trong quá trình vận hành của chuỗi, đòi hỏi các nhà phân phối phải gia tăng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, như vậy các nhà phân
  15. 6 phối đóng vai trò là nhân vật chủ chốt có đặc quyền trong việc làm chủ dòng thực tế và dòng thông tin trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng dần trở thành một nhân tố cốt lõi để doanh nghiệp vận hành tốt và phát triển. 1.1.2. Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng Theo Lambert và cộng sự (2005), một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ được cấu “ thành từ 5 thành phần cơ bản có vai trò và tầm quan trọng riêng, phối hợp nhịp nhàng với nhau, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng: ” Nhà cung cấp Nhà cung cấp nguyên liệu được đánh giá là một trong những yếu tố quan “ trọng nhất của một chuỗi cung ứng, vì có nguyên liệu thì mới có thể sản xuất. Nhà cung cấp nguyên liệu và nhà sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy quản lý chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và đặc biệt quan trọng với chất lượng của sản phẩm đầu ra. ” Nhà sản xuất Nhà sản xuất là nơi tiếp nhận nguyên liệu thô và hoàn thiện thành sản phẩm “ để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng tới tay khách hàng, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Sau khi nhận được nguyên liệu đầu vào, nhà sản xuất tiến hành tạo ra các sản phẩm dựa trên những công nghệ của mình, đưa vào sản phẩm giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Một lần nữa, có thể khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, nếu như một trong hai thành phần gặp trục trặc sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. ” Nhà phân phối Sau khi các sản phẩm đã được hoàn thiện, nhà phân phối sẽ giúp các doanh “ nghiệp đưa sản phẩm đến tay tất cả những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, một nhà phân phối không thể đảm nhiệm vai trò đưa sản phẩm tới tất cả những khách hàng trên thị trường, bởi họ thường trao đổi hàng hóa với số lượng lớn và ít khi bán lẻ cho các khách hàng. Chính vì vậy, nhà phân phối sẽ liên kết với những đại lý bán lẻ, ví dụ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… để chuyển hàng hóa đến tay người tiêu
  16. 7 dùng. Nhờ có nhà phân phối mà toàn bộ quá trình tiêu thụ sản phẩm được thực hiện một cách hài hòa, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Chính vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của nhà sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng, nhà phân phối đã và đang trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. ” Đại lý bán lẻ Nằm ngay sau nhà phân phối trong mô hình chuỗi cung ứng, đại lý bán lẻ có nhiệm vụ bán lẻ hàng hóa cho khách hàng của họ, bao gồm việc cung cấp các sản phẩm cho các cá nhân hoặc tổ chức tại một điểm cố định hoặc không cố định thông qua các dịch vụ liên quan. Thông thường, các đại lý sẽ nhập một lượng lớn các sản phẩm hàng hóa trong tồn kho, sau đó sẽ bán lẻ lại cho những người muốn mua hàng với khối lượng nhỏ hơn. Siêu thị, cửa hàng tạp hóa,… chính là những đại lý bán lẻ nằm trong chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp. Ngoài ra, thông qua tiếp xúc, đại lý bán lẻ còn là kênh thông tin cung cấp phản hồi cụ thể của người tiêu dùng, phản ánh được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến sản phẩm theo hướng hoàn thiện hơn. Ngƣời tiêu dùng Khách hàng là đối tượng cuối cùng trong chuỗi cung cứng, họ là người sẽ tiêu thụ hàng hóa và cũng là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng, chi phối định hướng và hành động của các yếu tố còn lại. Người tiêu dùng có thể tìm mua sản phẩm tại những nhà phân phối với một số lượng lớn, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp. Đa phần, người tiêu dùng đều lựa chọn những đại lý bán lẻ để mua các sản phẩm và những nhà phân phối cũng hiếm khi bán hàng cho người tiêu dùng nhỏ lẻ. Để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng và liên tục thay đổi của người tiêu dùng, các yếu tố của chuỗi cung ứng phải kịp thời thích nghi, điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi, nhằm thỏa mãn khách hàng khi cần.
  17. 8 Nhà Nhà Nhà Nhà Người Cung cấp Sản xuất Phân phối Bán lẻ Tiêu dùng Dòng Sản phẩm Dòng Tài chính Dòng Thông tin Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dƣơng Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí chuỗi cung ứng điện tử Supply Chain Insight 2014, số 1, trang 15. Ngoài ra các thành phần trong chuỗi cung ứng còn được kết nối thông qua các dòng vận động: Dòng sản phẩm Dòng sản phẩm là dòng của sản phẩm vật chất từ nhà cung cấp đến khách hàng. Dòng chảy này thường là đơn hướng, tức là nó chỉ chảy một hướng từ nhà cung cấp đến khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, khi khách hàng trả lại sản phẩm, dòng chảy đôi khi đi theo hướng ngược lại. Một luồng nguyên vật liệu điển hình thường bắt đầu từ việc nhà cung cấp nguyên liệu thô cho nhà sản xuất đến kho và phân phối cho khách hàng cuối cùng Dòng tài chính Dòng tài chính liên quan đến sự di chuyển tiền từ khách hàng đến nhà cung cấp. Thông thường, khi khách hàng nhận được sản phẩm và kiểm tra nó, khách hàng sẽ thanh toán và tiền sẽ chuyển về nhà cung cấp. Tuy nhiên, đôi khi tài chính chảy theo hướng khác (từ nhà cung cấp đến khách hàng) dưới hình thức ghi nợ.
  18. 9 Dòng thông tin Dòng thông tin là dòng thông tin hai chiều, từ nhà cung cấp đến khách hàng và từ khách hàng trở lại nhà cung cấp. Thông tin lưu chuyển giữa khách hàng và nhà cung cấp bao gồm báo giá, đơn đặt hàng, tình trạng giao hàng, hóa đơn, khiếu nại của khách hàng,… Để chuỗi cung ứng thành công, cần phải có sự tương tác liên tục giữa nhà cung cấp và khách hàng. Trong nhiều trường hợp, các đối tác khác như nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần đều tham gia vào mạng thông tin. 1.2. Khái quát về quản lý chuỗi cung ứng 1.2.1. Khái niệm Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa, khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng. Theo Mentez và cộng sự (2001), quản lý chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung. Theo Viện quản trị cung ứng (2000), quản lý chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công. Còn theo Hội đồng chuỗi cung ứng (2003), quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra hàng tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng. Như vậy, quản lý chuỗi cung ứng có thể hiểu là quá trình quản lý các hoạt động trong một chuỗi cung ứng, bao gồm hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả quy trình sản xuất, vận chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ,...
  19. 10 giữa các thành viên của chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối cùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. 1.2.2. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, một chuỗi cung ứng hiệu quả phải đạt được mục tiêu “5 đúng”: Đúng chất lượng, Đúng nhà cung cấp, Đúng số lượng, Đúng thời điểm, Đúng giá. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp sẽ thỏa mãn được nhu cầu khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Trong khi đó, đối với bộ phận chiến lược quản lý chuỗi cung ứng, người ta đặt ra 8 mục tiêu, bao gồm: Đảm bảo cho hoạt động của công ty được liên tục, ổn định; Mua được hàng với giá cạnh tranh; Mua hàng một cách khôn ngoan; Dự trữ ở mức tối ưu; Phát triển những nguồn cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy; Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng hiện có; Tăng cường hợp tác với các phòng ban khác trong công ty và Thực hiện mua hàng một cách có hiệu quả. Có thể nói, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời cả mức độ dịch vụ khách hàng và mức hiệu quả của sự điều hành nội bộ ở các công ty trong chuỗi cung ứng. Dịch vụ khách hàng ở mức căn bản nhất nghĩa là tỉ lệ hoàn thành đơn hàng với mức độ cao thích hợp; tỉ lệ giao hàng đúng giờ cao; tỉ lệ khách hàng trả lại sản phẩm thấp với bất kỳ lý do nào. Tính hiệu quả nội bộ của các công ty trong chuỗi cung ứng đồng nghĩa với các tổ chức này đạt tỉ lệ hoàn vốn đầu tư đối với hàng tồn kho và các tài sản khác là cao; tìm ra nhiều giải pháp để giảm thấp hơn chi phí vận hành và chi phí bán hàng. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý chuỗi cung ứng 1.2.3.1. Sự bất ổn về mặt môi trường Môi trƣờng doanh nghiệp Yếu tố này liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp và cấp độ của sự tin tưởng và cam kết giữa các bên. Môi trường doanh nghiệp cũng liên quan đến kì vọng của công ty về chất lượng, thời gian giao hàng, sự cạnh tranh trong ngành và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để có thể
  20. 11 đáp ứng kịp thời và hiệu quả với nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp nhận ra rằng, việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài là lựa chọn tối ưu, ngay cả khi việc này đồng nghĩa với gia tăng sự bất ổn trong hoạt động. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Henry (2012) sự bất ổn định về mặt môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng rủi ro này có thể phòng tránh, giảm thiểu nếu như doanh nghiệp chủ động hình thành mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp chủ chốt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc lên chiến lược để giải quyết sự bất ổn về môi trường trong chuỗi cung ứng, để giúp cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của chính phủ Việc chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc nhập khẩu nguyên vật liệu thô, sản phẩm từ nước ngoài hay sử dụng nguyên liệu trong nước. Ngoài ra, nó còn bao gồm việc chính phủ thực thi các chuẩn mực, quy định, chính sách, tiêu chuẩn ngành. Mặt khác, việc tăng cường giao dịch từ thị trường nước ngoài cũng mang đến nhiều vấn đề phức tạp như rào cản ngôn ngữ, vận chuyển, chi phi vận chuyển, tỷ giá, thuế quan và các thủ tục pháp lý. Bất ổn từ môi trƣờng nƣớc ngoài Khi doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên liệu thô từ thị trường nước ngoài, cần thiết phải nắm rõ các nhân tố môi trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi, cụ thể sự bất ổn chính trị tại một nước sẽ làm tăng rủi ro của các nhà cung cấp tại nước đó, làm dẫn đến quyết định không đầu tư hay là thay đổi chiến lược và quyết định của doanh nghiệp. Những bất ổn có thể gặp là về tôn giáo, môi trường, ngôn ngữ, văn hóa, hạn chế trong giao tiếp, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động chuỗi cung ứng. 1.2.3.2. Công nghệ thông tin Công cụ hỗ trợ giao tiếp Các công cụ này được sử dụng để hỗ trợ việc truyền tải thông tin, dữ liệu và giao, tiếp giữa các bên thương mại, cụ thể bao gồm các công cụ như mạng intranet),
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2