intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2019-2021. Từ thực trạng phát triển DNNVV, người viết đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế NGUYỄN TUYẾT NGA Hà Nội, tháng 6 năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 820128 Họ và tên học viên: Nguyễn Tuyết Nga Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Phạm Thu Hƣơng Hà Nội, tháng 6 năm 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, tư liệu ghi trong luận văn là trung thực, đảm bảo khách quan khoa học và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 TÁC GIẢ Nguyễn Tuyết Nga
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ MỤC LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................... LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..................................................................................................................... 8 1.1 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................... 8 1.1.1 Khái niệm, tiêu chí xác định, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia ....................................................................................................................... 8 1.1.2 Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ....... 13 1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 17 1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................. 19 1.2 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................... 21 1.2.1 Khái niệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................... 21 1.2.2 Nội dung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ................................................. 23 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn ........ 27 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................... 30 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................................................ 35 2.1 Tổng quan về đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng ... 35 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư ............................................................................... 35 2.1.2 Đặc điểm kinh tế của thành phố Hải Phòng .................................................... 36 2.2 Thực trạng phát triển của các DNNVV tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2019 - 2021 ............................................................................................................... 38 2.2.1 Thực trạng phát triển quy mô số lượng DNNVV ............................................. 38 2.2.2 Thực trạng quy mô vốn và lao động của DNNVV............................................ 39 2.2.3 Thực trạng về kết quả kinh doanh .................................................................... 42
  5. 2.3 Thực trạng công tác phát triển DNNVV thành phố Hải Phòng ................... 44 2.3.1 Chủ trương, định hướng, chính sách phát triển DNNVV Hải Phòng .............. 44 2.3.2 Công tác triển khai chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của thành phố Hải Phòng ........................................................................... 45 2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển DNNVV tại Hải Phòng ...................... 47 2.4.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ................................................................. 47 2.4.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................................. 51 2.5 Đánh giá các thành công đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế về phát triển DNNVV tại thành phố Hải Phòng .................................................. 54 2.5.1 Thành công đạt được tại Hải Phòng trong sự phát triển DNNVV .................. 54 2.5.2 Những hạn chế phát triển DNNVV Hải Phòng ................................................ 55 2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế phát triển DNNVV tại Hải Phòng.......................... 56 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 59 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .............................. 60 3.1 Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển DNNVV tại Hải Phòng ....... 60 3.1.1 Quan điểm, phương hướng phát triển DNNVV Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 ............................................................................................................ 60 3.1.2 Mục tiêu phát triển DNNVV thành phố Hải Phòng ......................................... 65 3.2 Các giải pháp phát triển DNNVV Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 66 3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển DNNVV từ phía chính quyền thành phố Hải Phòng .... 66 3.2.2 Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hải Phòng ........................................................................................................................ 75 3.3 Kiến nghị, đề xuất đối với chính phủ .................................................................. 79 3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển DNNVV ............... 79 3.3.2 Chính sách kinh tế vĩ mô .................................................................................. 80 3.3.3 Triển khai các chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ........................... 80 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................85
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết STT Tiếng Anh Tiếng Việt tắt Foreign Direct 1 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Investment Gross Regional 2 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn Domestic Product Incremental Capital - 3 ICOR Hệ số sử dụng vốn Output Ratio Index of Industrial 4 IIP Chỉ số sản xuất công nghiệp Production Public – Private 5 PPP HÌnh thức đối tác công tư Partnership 6 RM Ringgit Malaysia Ringgit Small Business 7 SBA Cơ quan Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ Administration 8 SGD Dolar Singapore Đô la Singapore Total Factor 9 TFP Năng suất nhân tố tổng hợp Productivity U.S. Internal 10 IRS Sở thuế vụ Hoa Kỳ Revenue Service
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 CCN Cụm công nghiệp 3 CCHC Cải cách hành chính 4 CTCP Công ty cổ phần 5 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 6 CMCN Cách mạng công nghệ 7 CLKD Chiến lược kinh doanh 8 CNTT Công nghệ thông tin 9 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 10 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 11 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 12 DN Doanh nghiệp 13 DNQĐ Doanh nghiệp quân đội 14 ĐKKD Đăng ký kinh doanh 15 ĐTNĐ Đường thủy nội địa 16 GTGT Giá trị gia tăng 17 KNHĐV Khả năng huy động vốn 18 KHCN Khoa học công nghệ 19 NLCT Năng lực cạnh tranh 20 PTSX Phát triển sản xuất 21 UBND Ủy ban nhân dân 22 SXKD Sản xuất kinh doanh Nhân dân tệ, đơn vị tiền tệ của Trung 23 RMB Quốc 24 TCTD Tổ chức tín dụng
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU ....................................9 Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản .........................10 Bảng 1.3: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung Quốc ...................11 Bảng 1.4: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Lan ........................12 Bảng 1.5: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ......................14 Bảng 2.1: Số lượng DNNVV tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2019 – 2021 .......38 Bảng 2.2: Quy mô doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế .......................................38 Bảng 2.3: Vốn của DNNVV tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2019 – 2021 ........39 Bảng 2.4: Số người lao động của DNNVV tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2019 – 2021 ......................................................................................................41 Bảng 2.5: Doanh thu và lợi nhuận của DNNVV tại Hải Phòng giai đoạn 2019 – 2021 .........................................................................................................42 Bảng 2.6: Năng suất lao động và lợi nhuận bình quân trên một lao động của DNNVV ...................................................................................................43 Bảng 2.7: Hỗ trợ vốn đối với DNNVV Hải Phòng giai đoạn 2019 – 2021 ..............46 Bảng 2.8: Tình hình hỗ trợ về mặt bằng, đất đai cho DNNVV Hải Phòng giai đoạn 2019 - 2021 ..............................................................................................47
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.9: Quy mô vốn điều lệ của DNNVV ........................................................ 48 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu trình độ lao động của DNNVV được điều tra tại thành phố Hải Phòng ............................................................................................ 49 Biểu đồ 2.11: Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý nhà nước................ 53
  10. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trong nghiên cứu của mình, người viết mong muốn có những kết quả chủ yếu như sau: Hệ thống lại cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả đã xây dựng được khung lí thuyết nghiên cứu các tiêu chí xác định, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra khái niệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ; nội dung phát triển DNNVV; các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng phát triển DNNVV. Phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển DNNVV tại Hải Phòng giai đoạn 2019 - 2021 thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển DNNVV Hải Phòng dựa trên các tiêu chí như phát triển quy mô số lượng DNNVV, kết quả kinh doanh, quy mô nguồn vốn và lao động của DNNVV; đánh giá thực trạng công tác phát triển DNNVV Hải Phòng qua các chủ trương, kế hoạch mà chính quyền địa phương Hải Phòng thực hiện. Ngoài ra cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DNNVV tại thành phố Hải Phòng để thấy được thành công cũng như hạn chế, nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế đối với sự phát triển của DNNVV Hải Phòng. Đưa ra một số giải pháp phát triển DNNVV Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ trong việc hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cho DNNVV bao gồm việc hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển DNNVV; các chính sách kinh tế vĩ mô cùng việc hoàn thiện các yếu tố sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay các DNNVV chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp tại mỗi quốc gia, đồng thời cũng đóng góp 40 - 50% GDP trong cả nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, khu vực. Đối với Việt Nam, DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế tư nhân và có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2021, có tới 94% DN là các DNNVV trong hơn 300.000 DN tại Việt Nam. DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho người dân; tăng khả năng huy động nguồn lực xã hội cho sự phát triển, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện công tác phát triển các DNNVV, trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định "Nhà nước định hướng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự phát triển DNNVV”. Nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp đã được ban hành nhằm khuyến khích đầu tư, tạo dựng một môi trường thuận lợi, lành mạnh cho sự phát triển của các DNNVV. Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương và là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất tại miền Bắc bên cạnh Hà Nội và Quảng Ninh. Hải Phòng được xem là một trong những thành phố có nhiều tiềm năng, lợi thế và điều kiện thuận lợi để phát triển các DNNVV bởi hội tụ đầy đủ các yếu tố như: nguồn lao động, vị trí địa lí, các cơ chế chính sách phát triển DNNVV,…. Theo số liệu được thống kê tính đến cuối năm 2019, số DNNVV tại Hải Phòng chiếm đến 90%, đóng góp phần lớn vào ngân sách của thành phố. Tuy nhiên đầu năm 2020, đại dịch COVID 19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành của nền kinh tế. Doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh do lệnh giãn cách xã
  12. 2 hội, hạn chế tiếp xúc gây đứt gãy các chuỗi cung ứng. Các DNNVV trên cả nước nói chung và các DNNVV tại địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng đã phải đóng cửa tạm dừng hoạt động để thực hiện công tác chống dịch. Số lượng doanh nghiệp phải giải thể sau giãn cách xã hội tăng lên kéo theo các vấn đề về việc làm và an sinh xã hội. Việc khôi phục nền kinh tế, đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất cho các DNNVV đang được coi là nhiệm vụ quan trọng, tối ưu hàng đầu đối với các cấp chính quyền, địa phương và các DN trên cả nước, trong đó có thành phố Hải Phòng. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã tiếp cận các công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả sau: TS. Nguyễn Thị Kim Lý – Trường Đại học Thái Bình với bài viết: “Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển” đăng tải trên tạp chí tài chính đã chỉ ra rằng thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp những khó khăn do tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan, ảnh hưởng đến sự phát triển, hạn chế về quy mô, mức độ đóng góp vào nền kinh tế. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong thời đại mới. Thạc sĩ Phạm Đình Phước với đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon Tum” đã chỉ ra được những khó khăn cũng như cơ hội phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thạc sĩ Nguyễn Văn Trung với đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam” đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam và những vấn đề doanh
  13. 3 nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải. Đó là tiền đề quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp có thể khắc phục điểm yếu và phát triển những thế mạnh của DN Thạc sĩ Đinh Thị Hồng Liên với đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp” đã chỉ ra được những khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp đang gặp phải, cụ thể là những rào cản về vốn, nhân lực và các chính sách hỗ trợ từ cơ quan nhà nước. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để khắc phục các vấn đề này. Thạc sĩ Bùi Việt Cường với đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng” đã đi sâu vào việc phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với sự phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng. Từ việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu chỉ ra nguyên nhân dẫn đến điểm yếu và đề xuất giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp tại thành phố Hải Phòng. Sau khi tiếp cận, nghiên cứu các đề tài trên, tác giả nhận thấy rằng những nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều mặt của vấn đề phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phạm vi toàn Việt Nam và một số tỉnh khác. Đối với thành phố Hải Phòng, mới chỉ có một tác giả nghiên cứu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp chứ chưa nói đến tổng thể thành phố. Chính vì thế, tác giả đã đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận văn này như sau: - Thứ nhất, thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hải Phòng. - Thứ hai, thực trạng các chính sách của các cơ quan nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hải Phòng. - Thứ ba, đề xuất các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hải Phòng.
  14. 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2019-2021. Từ thực trạng phát triển DNNVV, người viết đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV ở thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề có thể thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” đề luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tiến hành tổng hợp, khái quát hệ thống cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa bàn cấp tỉnh; - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2019 – 2021 trên cơ sở lý luận đã xây dựng; - Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV tại thành phố Hải Phòng có thể đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các DNNVV tại Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà luận văn thực hiện nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến phát triển DNNVV tại thành phố Hải Phòng, các chủ thể phát triển DNNVV cùng với đối tượng tham gia thuộc các thành phần kinh tế có trên địa bàn thành phố. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về nội dung Đề tài luận văn nghiên cứu phát triển DNNVV dưới góc độ kinh tế; xem xét, phân tích chi tiết, đánh giá thực trạng sự phát triển của các DNNVV tại địa bàn thành phố Hải Phòng trên các nội dung như: tăng trưởng số lượng và trưởng thành quy mô của các DNNVV; gia tăng năng lực suất sản xuất kinh doanh của các
  15. 5 DNNVV; chuyển dịch cơ cấu khu vực DNNVV theo hướng tiến bộ; gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV; gia tăng đóng góp của các DNNVV vào sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. 4.2.2. Về không gian Các DNNVV tại thành phố Hải Phòng. 4.2.3. Về thời gian Luận văn tiến hành thực hiện các hoạt động nghiên cứu số liệu thực tế về sự phát triển của DNNVV tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2019 – 2021, đưa ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm hướng phát triển đến 2030 và tầm nhìn 2045. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận: đề tài luận văn dựa trên các cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về phát triển DN nói chung cũng như các chủ trương, phát triển DNNVV tại Hải Phòng nói riêng. Đồng thời luận văn cũng kế thừa những lý thuyết, quan điểm kinh tế hiện đại như phát triển DNNVV trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như trong quá trình hội nhập quốc tế, … 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng Luận văn được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống hóa, để nghiên cứu, phân tích những kết quả lý luận và thực tiễn phát triển DN nói chung và phát triển DNNVV nói riêng; kế thừa, chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển DNNVV. Thông tin về các DNNVV thuộc phạm vi của thành phố Hải Phòng được tiến hành thu thập từ các tài liệu khác nhau, do đó mà nhờ phương pháp hệ thống hóa giúp chúng ta có cách nhìn khái quát, khách quan về DNNVV, phát triển DNNVV cũng như thấy được các mối quan hệ giữa các thành yếu tố khác của nền kinh tế. Qua đó
  16. 6 có thể tổng quan được một cách chính xác, minh bạch sự phát triển DNNVV tại Hải Phòng mà tác giả nghiên cứu, đồng thời cũng cho thấy những vấn đề bất cập trong nghiên cứu của luận văn. Phương pháp tổng hợp, phân tích là phương pháp được sử dụng trong suốt luận văn từ việc tiến hành nghiên cứu tính chất, đặc điểm cùng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV trên địa bàn khu vực; tiến hành phân tích kết quả mà tác giả thu thập được trong phát triển DNNVV ở thành phố Hải Phòng; chỉ ra nguyên nhân từ việc phân tích các nhân tố, yếu tố và tổng kết kết quả nghiên cứu, cho ra nguyên nhân của những hạn chế trong sự phát triển của các DNNVV ở thành phố Hải Phòng. Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá, so sánh quá trình phát triển, tốc độ phát triển, … của các DNNVV tại Hải Phòng ứng với các giai đoạn, thời kỳ cụ thể. Phương pháp dự báo để thực hiện công tác dự báo các yếu tố có thể tác động, ảnh hưởng đến phát triển DNNVV, dự báo xu hướng của DNNVV trên địa bàn; những khó khăn, thuận lợi hay thách thức trong sự phát triển DNNVV trong giai đoạn tới để có thể có những hướng đi phù hợp, các biện pháp để khắc phục, hạn chế các khó khăn, thách thức đó. 5.2.2. Nguồn tài liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu nghiên cứu được sử dụng, tổng hợp và phân tích trong luận văn là các tài liệu đã được công bố trên các tạp chí, sách, báo, các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; các tài liệu thống kê của Tổng cục Thống Kê; cục Thống kê thành phố Hải Phòng cùng các tài liệu khác có liên quan của các cơ quan chuyên môn, quản lý thành phố Hải Phòng. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận chung về phát triển DNNVV trên địa bàn khu vực, tỉnh, thành phố, gồm các khái niệm, nội dung, chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV thành phố Hải Phòng.
  17. 7 Rút ra được những kinh nghiệm về phát triển DNNVV phù hợp cho địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian sắp tới từ những kinh nghiệm phát triển của một số địa phương trên cả nước. Đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát triển của các DNNVV trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 – 2021 theo hệ thống các chỉ tiêu đã xây dựng trong chương lý luận; đưa ra được các thành tựu, kết quả đạt được và những nguyên nhân, hạn chế của sự phát triển. Đề xuất các phương hướng và giải pháp phù hợp đối với sự phát triển của các DNNVV tại thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn chiến lược đến năm 2045. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển DNNVV. Chương 2: Thực trạng phát triển DNNVV tại thành phố Hải Phòng Chương 3: Một số giải pháp phát triển DNNVV tại thành phố Hải Phòng
  18. 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Khái niệm, tiêu chí xác định, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia Đối với sự phát triển của một quốc gia thì sự tồn tại và phát triển của DNNVV là điều vô cùng quan trọng, là yếu tố cũng như thành phần không thể thiếu của nền kinh tế. Việc tồn tại và phát triển của các DNNVV này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xoay quanh một quốc gia như tính chất ngành nghề, trình độ, điều kiện thuận lợi để phát triển của một vùng, lãnh thổ nhất định, … hay mục đích phân loại doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Việc xác định một doanh nghiệp là DNNVV trên thế giới chủ yếu dựa trên nhóm tiêu chí định tính và nhóm tiêu chí định lượng. Đối với nhóm tiêu chí định tính, đây là nhóm tiêu chí được dựa trên các đặc trưng cơ bản của DNNVV như mức độ phức tạp của quản lý thấp, trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, … Mặc dù các tiêu chí định tính này phản ánh đúng bản chất của nó, tuy nhiên thì trên thực tế lại khó có thể xác định được. Do đó mà các tiêu chí này thường chỉ được sử dụng như nguồn tham khảo hay kiểm chứng, ít được sử dụng để xác định quy mô của doanh nghiệp trong thực tế. Đối với nhóm tiêu chí định lượng, nhóm tiêu chí này được xây dựng trên các tiêu chí về tổng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, số lao động bình quân của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia khác nhau lại áp dụng các tiêu chí này không giống nhau, có quốc gia chỉ căn cứ vào số lao động hay tiêu chí về vốn kinh doanh, nhưng có quốc gia lại căn cứ vào tất cả các tiêu chí này. Các tiêu chí xác định DNNVV ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có sự khác nhau. Hơn nữa, các tiêu chí này không cố định mà có sự thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề, trình độ phát triển của từng giai đoạn, thời kỳ. Sự khác biệt ở mỗi quốc gia trong khái niệm DNNVV là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá quy mô doanh nghiệp và lượng hóa các chỉ tiêu này thông qua các
  19. 9 tiêu chuẩn cụ thể. Các tiêu chí đánh giá chung thường được các quốc gia sử dụng như số lượng lao động, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận. Tiêu chí số lượng lao động và nguồn vốn thường phản ánh quy mô cũng như các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Còn đối với các tiêu chí như doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng lại thể hiện đánh giá quy mô của kết quả đầu ra. Với mỗi tiêu chí đánh giá sẽ thể hiện những mặt tích cực cùng hạn chế riêng. Do đó mà việc phân loại DNNVV có thể dựa trên các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra hoặc có sự kết hợp của cả yếu tố đầu vào cũng như yếu tố đầu ra của doanh nghiệp. Ví dụ như tại EU, các tiêu chí để xác định DNNVV được căn cứ dựa trên yếu tố như số lượng nhân viên, doanh thu hoặc tổng tài sản của doanh nghiệp. Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở EU Doanh nghiệp Tiêu chí phân loại Đơn vị tính Doanh nghiệp nhỏ vừa Số lượng lao động tối Người 50 250 đa Doanh thu Triệu EURO 10 50 Tổng tài sản Triệu EURO 10 43 (Nguồn: SME definition, www.modcontractsuk.com) Tại Hoa Kỳ, các tiêu chí phân loại doanh nghiệp căn cứ trên số lượng tài sản sở hữu, số lượng nhân viên, thu nhập và có sự khác biệt giữa các ngành theo Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ (SBA). Ví dụ trong lĩnh vực sản xuất thì một công ty có từ 500 nhân viên trở xuống được coi là một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngược lại, đối với các công ty khai thác quặng đồng và niken thì số lượng nhân viên lên tới 1500 lao động vẫn được xác định là một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng giống như EU thì Hoa Kỳ phân loại rõ các công ty có số lượng nhân viên nhỏ hơn 10 thì được coi là các văn phòng nhỏ hay văn phòng tại nhà. Còn khi nói đến báo cáo thuế, Sở thuế vụ (IRS) thì sẽ không có sự phân nhóm doanh nghiệp
  20. 10 thành DNNVV mà tách các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân tự kinh doanh thành một nhóm và các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn thành một nhóm. Sở Thuế vụ phân loại các công ty có tài sản sở hữu từ 10 triệu đô la trở xuống là các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp lớn sẽ có tổng tài sản sở hữu trên 10 triệu đô la. Tại Nhật Bản, các tiêu chí xác định DNNVV dựa trên các chỉ tiêu về vốn và số lượng nhân viên trên các lĩnh vực sản xuất, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ được thể hiện rõ tại Bảng 1.2 sau: Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản Ngành Sản xuất Bán buôn Bán lẻ Dịch vụ Chỉ số Vốn (triệu JY) Tới 300 Tới 100 Tới 50 Tới 50 Số nhân viên Tới 300 Tới 100 Tới 50 Tới 100 (người) (Nguồn: Đại học SME Tokyo, 2008) Trong khái niệm DNNVV của Nhật Bản thì chỉ xác định hai chỉ tiêu là vốn và số lượng lao động. Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì Nhật Bản có quan niệm gần giống với Hàn Quốc, tiêu thức lao động thấp so với khu vực châu Á. Do vậy mà các nước có tiềm lực về kinh tế mạnh, nhưng có nguồn lao động, nhân lực hạn chế thì họ quan tâm đến vốn đầu tư nhiều hơn. Tại Hàn Quốc, việc xác định các DNNVV dựa trên Đạo luật khung về Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các DNNVV được xác định trên các tiêu chuẩn về quy mô và tính độc lập. Doanh nghiệp có số lao động toàn thời gian lớn hơn 1000 lao động hoặc có tổng tài sản trên 500 tỷ won sẽ bị loại khỏi danh sách DNNVV. Các tiêu chuẩn về quy mô để xác định DNNVV còn phụ thuộc vào từng ngành cụ thể như sau: Ngành Sản xuất: nhân viên dưới 300 lao động hoặc số vốn ít hơn 8 tỷ won. Ngành Khai thác, xây dựng và vận tải: dưới 300 lao động hoặc có số vốn ít hơn 3 tỷ won. Ngành Kinh doanh, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ: có số nhân viên từ 50 đến 300
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2