Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 12
download
Mục tiêu của đề tài là xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có căn cứ khoa học trong giai đoạn tiếp theo, không chỉ đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, mà từ đó chất lượng đội ngũ CBCCX từng bước được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH THỊ TÂM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH THỊ TÂM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Võ Thy TrangS. THÁI NGUYÊN - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của cô giáo TS. Võ Thy Trang. Các số liệu và kết quả nghiên cứu có được trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố trong các công trình nghiên cứu trước đó. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trịnh Thị Tâm
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn ngày cho phép tôi được gửi lời cảm ơn trân trọng đến: Quý Thầy, Cô khoa kinh tế, khoa sau đại học trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu của học viên cao học, tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn này. Cô giáo TS.Võ Thy Trang người đã hướng dẫn khoa học của luận văn, giúp tôi hình thành lý tưởng các nội dung nghiên cứu từ thực tiễn để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Lãnh đạo, bạn bè và đồng nghiệp tại phòng Nội vụ huyện Đồng Hỷ đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trịnh Thị Tâm
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH .................................................................. viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa khoa học ....................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ ................................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ........................... 4 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4 1.1.2. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã ............................................................... 8 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ................ 9 1.1.4. Nội dung chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ................................. 13 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .... 17 1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở một số địa phương ở nước ta................................................................................................. 20 1.2.1. Kinh nghiệm ở Huyện Đan Phượng ................................................................ 20 1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 22 1.2.3. Kinh nghiệm của Huyện Bát Xát - Tỉnh Lào Cai ........................................... 24 1.2.4. Kinh nghiệm của Huyện Kim Bôi - Tỉnh Hòa Bình ....................................... 26 1.2.5. Những bài học rút ra cho huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ........................ 28 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 30 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 30
- iv 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 30 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 31 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................... 33 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 34 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 34 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã ........... 35 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ....................... 35 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................................................ 38 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Đồng Hỷ .................................... 38 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 38 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 39 3.1.3. Cơ cấu tổ chức hành chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................ 41 3.1.4. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện ........................ 43 3.2. Thực trạng tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Đồng Hỷ ......................................................................................................... 47 3.2.1. Thực trạng thể lực .......................................................................................... 47 3.2.2. Thực trạng về trí lực ........................................................................................ 49 3.2.3. Thực trạng về tâm lực ..................................................................................... 54 3.3. Phân tích nội dung chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ .................................................................................................................... 61 3.3.1. Thực trạng về công tác tuyển dụng ................................................................. 61 3.3.2. Thực trạng về công tác bố trí sử dụng ............................................................. 64 3.3.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng ..................................................... 67 3.3.4. Thực trạng về công tác đánh giá thực hiện công việc ..................................... 70 3.3.5. Thực trạng về chế độ chính sách đãi ngộ ........................................................ 71 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ............................................................................................. 72 3.4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển và quan điểm chính quyền huyện Đồng Hỷ 72 3.4.2. Chế độ, chính sách đối xử với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .................. 72
- v 3.4.3. Môi trường làm việc và điều kiện làm việc .................................................... 73 3.4.4. Nhận thức của cán bộ, công chức cấp xã ........................................................ 73 3.4.5. Văn hóa địa phương ........................................................................................ 74 3.5. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ......................................................................................................... 75 3.5.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 75 3.5.2. Những hạn chế ................................................................................................ 77 CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN.................................................................................................................. 81 4.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội và cải cách hành chính của huyện Đồng Hỷ .............................................................................................................................. 81 4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2020 – 2025 .... 81 4.1.2. Định hướng cải cách hành chính giai đoạn 2020-2025................................... 81 4.2. Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Đồng Hỷ ......................................................................................................... 82 4.2.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã................. 82 4.2.2. Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ .............................................................................................. 85 4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ......................................................................................................... 86 4.3.1. Giải pháp tuyển dụng và quy hoạch ................................................................ 86 4.3.3. Giải pháp đãi ngộ và tạo cơ hội cho cán bộ công chức ................................... 90 4.3.4. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ............................................. 90 4.3.5. Giải pháp xây dựng văn hóa công sở .............................................................. 93 4.4. Một số kiến nghị................................................................................................. 94 4.4.1. Đối với Trung ương ........................................................................................ 94 4.4.2. Đối với tỉnhThái Nguyên ................................................................................ 94 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 100
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BNV Bộ nội vụ 3 CBCC Cán bộ công chức 4 CBCCVC Cán bộ công chức viên chức 5 CBCCX Cán bộ công chức xã 6 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 7 CNXH Chủ nghĩa xã hội 8 HĐND Hội đồng nhân dân 9 KTXH Kinh tế xã hội 10 LLCT Lý luận chính trị 11 LĐHĐ Lao động hợp đồng 12 QHCB Quy hoạch cán bộ 13 QLNN Quản lý nhà nước 14 THPT Trung học phổ thông 15 TLTK Tài liệu tham khảo 16 TT Thông tư 17 SL Số lượng 18 UBND Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mẫu điều tra .............................................................................................. 32 Bảng 3.1. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ theo giới tính năm 2016-2018.......................................................................... 43 Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãcủa huyện Đồng Hỷ phân theo dân tộc năm 2018 ............................................................................. 45 Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ ......... 46 Bảng 3.4 Số liệu về khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 - 2018.................................................... 48 Bảng 3.5. Trình độ đào tạo chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ................................................................................................... 50 Bảng 3.6. Thực trạng trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ ........................................................................................ 51 Bảng 3.7. Thực trạng trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ, công chứccấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ ........................................................................................ 53 Bảng 3.8. Thực trạng về trình độ quản lý nhà nước CBCCX huyện Đồng Hỷ ........ 54 Bảng 3.9. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ thông qua mức độ hoàn thành công việc ................................................. 55 Bảng 3.10. Chất lượng của đội ngũ CBCCX thông qua kỹ năng giải quyết các công việc ........................................................................................................... 56 Bảng 3.11. Chất lượng của đội ngũ CBCCX thông qua thái độ, trách nhiệm với công việc .................................................................................................. 58 Bảng 3.12. Chất lượng của đội ngũ CBCCX thông qua phẩm chất đạo đức, lối sống59
- viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ theo giới tính .. 44 Biểu đồ 3.2. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ phân theo dân tộc ..................................................................................................... 45 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ phân theo độ tuổi ..................................................................................................... 46 Biểu đồ 3.4. Trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ .............................................................................. 50 Biểu đồ 3.5. Trình độ đào tạo lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ .............................................................................. 52 Biểu đồ 3.6. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ .............................................................................. 53 Hình Hình 2.1: Khung nghiên cứu ..................................................................................... 30 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ .......................................................... 39
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước Việt Nam; có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Nhân lực cấp xã bao gồm đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đội ngũ này có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước. Sở dĩ như vậy vì họ là những cán bộ trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi nhu cầu của dân cư, đảm bảo sự phát triển kinh tế của địa phương, duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã. Sự nghiệp đổi mới đất nước muốn thành công phải tạo sự chuyển biến tích cực từ cơ sở, mà sự chuyển biến ở cơ sở lại phụ thuộc rất quan trọng ở chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã (CBCCX). Nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ CBCCX, trong những năm qua, cấp ủy và chính quyền huyện Đồng Hỷ đã thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ CBCCX đáp ứng được cơ bản chức năng, nhiệm vụ được giao và đã đạt kết quả nhất định. Với tổng số CBCCX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tính đến hết năm 2018 đạt 374 cán bộ công chức xã, luôn đảm bảo về mặt thể lực, trình độ của CBCCX sơ cấp, trung cấp, cao đẳng giảm và trình độ đại học, thạc sỹ tăng lên hằng năm, đạo đức nghề nghiệp luôn thay đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu phục vụ dịch vụ người dân một cách tốt nhất... Tuy nhiên, trước thách thức mới, đội ngũ CBCCX của huyện Đồng Hỷ bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như nhiều xã chưa có đủ cán bộ theo đúng tiêu chuẩn, chức danh, cơ cấu chưa hợp lý, chất lượng đội ngũ CBCCX chưa đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ giữ vị trí lãnh đạo (đặc biệt là tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị), năng lực, kỹ năng mềm còn hạn chế, một số
- 2 còn thụ động, bảo thủ, quan liêu, làm việc theo kiểu kinh nghiệm, một bộ phận đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đứcquan liêu, hách dịch, cơ hội có tham vọng cá nhân…làm ảnh hưởng tới uy tín, vị thế của Đảng, chính quyền với nhân dân và hiệu quả công việc. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài " Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế của mình.. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có căn cứ khoa họctrong giai đoạn tiếp theo, không chỉ đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, mà từ đó chất lượng đội ngũ CBCCX từng bước được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể -Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. -Đánh giá được thực trạng chất lượng đội ngũ CBCCX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. - Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCCX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. -Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu +Về không gian: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. + Về thời gian: Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp từ năm 2016-2018 và thu thập và phân tích số liệu sơ cấp năm 2018, đề xuất các giải pháp giai đoạn 2020- 2025.
- 3 + Phạm vi về nội dung: Tập trung đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCCX tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa khoa học Ý nghĩa về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CBCCX. Ý nghĩa về thực tiễn: Đề tài đưa ra các giải pháp ứng dụng vào cơ quan hành chính huyện Đồng Hỷ trong nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCX. Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tại các địa phương khác có đặc thù tương tự và các đối tượng khác có quan tâm đến nội dung đề tài. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 4 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Cơ sở lý luận về chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm cán bộ Khái niệm 1: "Cán bộ: - Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước – cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học. - Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ".(Phạm Lê Liên,2016) Khái niệm 2: "Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam trong biên chế bao gồm: -Những người do bẩu cử để đảm nhiêm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; -Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; - Thẩm phán Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
- 5 quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; Người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn; - Những người được tuyển dụng, giao giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã". (Quốc hội,2003) Khái niệm 3: "Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước."(Quốc hội, 2008) “Cán bộ: Người phụ trách một công tác của chính quyền hay đoàn thể” (Nguyễn Lân, 2007) Khái niệm 4 "cán bộ cấp xã bao gồm các chức vụ sau: a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- 6 g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam." (Chính phủ, 2009) Theo tác giả, khái niệm về cán bộ hiểu như sau: Một là, cán bộ là những người thuộc biên chế nhà nước, làm việc tại cơ quan Đảng, đơn vị quản lý, hành chính, đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp nhà nước ... từ Trung ương đến địa phương và cơ sở. Hai là, cán bộ là những người có chức vụ trong một đơn vị để phân biệt với người không có chức vụ. 1.1.1.2. Khái niệm công chức Khái niệm 1 "Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật." (Quốc hội, 2008) Khái niệm 2: "công chức cấp xã bao gồm các chức danh sau: a) Trưởng Công an; b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng - thống kê; d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); đ) Tài chính - kế toán; e) Tư pháp - hộ tịch; g) Văn hoá - xã hội "(Chính phủ, 2009)
- 7 Khái niệm 3 "Quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định như sau: Đối với cấp xã loại 1: không quá 23 người. Đối với cấp xã loại 2: không quá 21 người Đối với cấp xã loại 3: không quá 19 người"(Chính phủ, 2019) Theo tác giả: Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 1.1.1.3. Khái niệm đội ngũ cán bộ, công chức Có nhiều quan niệm và nhiều cách hiểu khác nhau về đội ngũ. Trong các tổ chức chính trị -xã hội, khái niệm “đội ngũ” được sử dụng một cách rộng rãi như: “Đội ngũ giáo viên”; “Đội ngũ y bác sĩ”; “Đội ngũ công nhân lành nghề”;…Tất cả những khái niệm này đều xuất phát từ cách sử dụng từ ngữ trong quân sự về “đội ngũ” nhằm chỉ khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng chặt chẽ. Mặc dù có nhiều cách diễn tả nhưng đều có được hiểu theo một khái niệm thống nhất, đó là: Đội ngũ là một nhóm (tập hợp) người được tổ chức và tập hợp lại thành một đội, một lực lượng, có cùng mục đích và chí hướng. Theo tác giả: Đội ngũ là một nhóm người được tập hợp lại dưới sự dẫn dắt và điều hành của một người, hay nhóm người đứng đầu, có cùng lý tưởng, có cùng mục đích, gắn bó và đoàn kết với nhau cả về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần. Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức có thể hiểu là tập hợp lực lượng cán bộ, công chức trong một tổ chức nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà tổ chức giao phó. Đội ngũ CB, CC là tập hợp lực lượng CB, CC được bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm hay được phân công làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan nhà nước, trong các tổ chức chính trị - xã hội, trong cơ quan của Đảng,…
- 8 1.1.1.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Chất lượng của đội ngũ CBCCX được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, thị trấn đánh giá dưới góc độ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả công tác của họ. Chất lượng của đội ngũ CBCCX còn được đánh giá dưới góc độ khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người cán bộ, công chức đối với công vụ được giao. 1.1.2. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã 1.1.2.1. Tiêu chuẩn chung Cán bộ lãnh đạo cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây: "- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành, kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng, hành vi sai trái, lệch lạc, các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức lối sống; bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng; quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, sự nghiệp đổi mới của Đảng. -Nắm vững đường lối, chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc và mối quan hệ trong công tác của hệ thống chính trị. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức. -Gương mẫu trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh tự phê bình và phê bình; thể hiện rõ tinh thần tận tụy, trách nhiệm cao, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; đoàn kết nội bộ, quy tụ cán bộ, phát huy và sử dụng có hiệu quả sức mạnh của tập thể. -Luôn có ý thức trong việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; cầu thị, cầu tiến bộ; gương mẫu và thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức, năng lực công tác. Có lối sống giản dị, lành mạnh, trong sáng; có tác phong dân chủ, khoa học; tính
- 9 quyết đoán trong công việc. Không vi phạm những quy định của Đảng, Nhà nước về những điều đảng viên, cán bộ công chức không được làm. Kiên quyết ngăn ngừa, đấu tranh, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị. Giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, tự chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước nhân dân về những tiêu cực thuộc phạm vi mình phụ trách hoặc cùng phụ trách. Không định kiến, hẹp hòi; không cục bộ, tham vọng cá nhân, cơ hội và kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện đó. -Bản thân và gia đình gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghị quyết quy định của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc để người thân, gia đình lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để mưu lợi riêng. Có trách nhiệm với cuộc sống gia đình và cộng đồng; có ý thức chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và cán bộ, công nhân viên chức trong cơ quan, đơn vị; sâu sát với cơ sở, được nhân dân, cán bộ, đảng viên tín nhiệm. -Không vi phạm các tiêu chuẩn về chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng." (Bộ nội vụ, 2004) 1.1.2.2. Tiêu chuẩn cụ thể + Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ lãnh đạo cấp xã làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở cấp Trung Ương quy định. Cụ thể ngoài việc đảm bảo theo các quy định tại Nghị quyết TW 3 khóa VIII thì tuổi đời dưới 45 tuổi, trình độ học vấn phải đạt 12/12; LLCT phải đạt từ Trung cấp trở lên, và Chuyên môn phải từ Trung cấp trở lên. + Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ lãnh đạo cấp xã làm việc trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định. Cụ thể ngoài việc đảm bảo theo các quy định tại Nghị quyết TW 3 khóa VIII thì trình độ học vấn phải đạt 12/12; Lý luận chính trị phải đạt từ Trung cấp trở lên, và Chuyên môn phải từ Đại học trở lên. 1.1.3. ác tiêu ch đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng đội ngũ CBCCX bao gồm: thể lực, trí lực và tâm lực.
- 10 1.1.3.1. Về thể lực Thể lực là thể trạng sức khỏe của đội ngũ CBCCX. Trong đó thể trạng sức khỏe có tác động đến chất lượng lao động CBCCX cả hiện tại và tương lai. Người lao động nói chung, CBCCX nói riêng có sức khỏe tốt sẽ đem lại năng suất lao động cao hơn bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung công việc.Để đánh giá tiêu chí thể lực mỗi CBCCX được xem xét bởi một số chỉ tiêu sau: cân nặng, chiều cao và các chỉ số về bệnh tật. Yêu cầu về thể lực CBCCXlà tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng CBCCX, cũng như trong các hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch cán bộ nguồn, ... mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời công vụ của cán bộ, công chức. Trước khi tham gia vào nên công vụ, họ phải đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, công vụ mới được dự tuyển công chức. Trong quá trình công tác, họ phải có đủ sức khỏe để duy trì thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên tục với áp lực cao. Tiêu chí thể lực được đánh giá thông qua hiệu quả công việc mang lại, nó tác động đến chất lượng của công việc và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của CBCCX. 1.1.3.2.Trí lực Để đánh giá tiêu chí này căn cứ vào các tiêu chí như trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và trình độ quản lý Nhà nước. - Trình độ chuyên môn: là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Nó là tiền đề, là nền tảng cho việc nhận thức tiếp thu và đưa đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. - Trình độ lý luận chính trị: là cơ sở xác định quan điểm lập trường giai cấp công nhân của cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo cấp xã nói riêng. Thực tế cho thấy nếu cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ có sức thuyết phục nhân dân trong quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Khi được nhân dân kính trọng tin yêu, thì họ là những hạt nhân tích cực góp phần lớn vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 99 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn