intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng lao động của các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ THÙY LINH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ THÙY LINH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Túy THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn: "Nâng cao chất lượng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bắc Ninh, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thùy Linh . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của TS. Trần Văn Túy cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những sự giúp đỡ đó. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới: UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, phòng Quản lý lao động, các phòng ban, đơn vị của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, các trường đào tạo, đơn vị dạy nghề và các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Bắc Ninh. Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Bắc Ninh, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thùy Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ...............................................................................3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP .......................................................4 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng lao động trong các khu công nghiệp .......................4 1.1.1. Một số vấn đề chung về lao động .....................................................................4 1.1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng lao động trong các Khu công nghiệp ............8 1.1.3. Tính tất yếu khách quan phát triển nguồn lao động trong các KCN...............11 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng lao động trong các Khu công nghiệp ...............................................................................................................14 1.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng lao động trong các Khu công nghiệp .....24 1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng lao động trong các Khu công nghiệp của một số địa phương trong nước ................................................................24 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh .........................................................29 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................31 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................31 2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .........................................................................31 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................31 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin .....................................................................33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................33 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................38 2.3.1. Thế lực người lao động ...................................................................................38 2.3.2. Trình độ người lao động..................................................................................38 Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ............................................................40 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................40 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................40 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................42 3.2. Đặc điểm các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ..............................44 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ........44 3.2.2. Đặc điểm các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ...........................47 3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng lao động trong các KCN tỉnh Bắc Ninh .........48 3.3.1. Thực trạng chất lượng lao động tại các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .......48 3.3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng lao động đang áp dụng ở tỉnh Bắc Ninh .......65 3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................68 3.4.1. Thang đo của các yếu tố ..................................................................................68 3.4.2. Phân tích các nhân tố bằng mô hình EFA (Exploratory Factor Analysis) ......70 3.5. Đánh giá chung về chất lượng lao động tại các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh....76 3.5.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................76 3.5.2. Những hạn chế ................................................................................................78 3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................80 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH .......... 82 4.1. Quan điểm, định hướng và dự báo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2020 ..............................................................82 4.1.1. Quan điểm phát triển các Khu công nghiệp ....................................................82 4.1.2. Định hướng phát triển KCN tỉnh Bắc Ninh ....................................................82 4.1.3. Dự báo nhu cầu nguồn lao động cho các khu công nghiệp.............................85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................86 4.2.1. Giải pháp về thông tin và điều kiện làm việc ..................................................86 4.2.2. Giải pháp về giáo dục và đào tạo ....................................................................87 4.2.3. Giải pháp chính sách khuyến khích ................................................................90 4.2.4. Giải pháp phong cách làm việc .......................................................................92 4.2.5. Giải pháp Chính sách phúc lợi và thăng tiến ..................................................93 4.2.6. Các giải pháp khác ..........................................................................................94 4.3. Một số kiến nghị.................................................................................................95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98 PHỤ LỤC ...............................................................................................................100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BIZA : Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh BHXH : Bảo hiểm Xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CLNNL : Chất lượng NNL DN : Doanh nghiệp KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KCNC : Khu công nghệ cao KKT : Khu kinh tế KT - XH : Kinh tế - Xã hội NLĐ : Người lao động NNL : Nguồn nhân lực UBND : Uỷ ban nhân dân WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh ...................................................................43 Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh .....................................................43 Bảng 3.3: Diện tích các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .........................................45 Bảng 3.4: Tổng vốn đăng ký đầu tư trong các KCN tại Bắc Ninh đến 2014 ...........46 Bảng 3.5: Số lượng lao động trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................48 Bảng 3.6: Tỷ lệ lao động nữ tại một số Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................50 Bảng 3.7: Tình trạng sức khỏe người lao động .........................................................51 Bảng 3.8: Tình hình khám sức khỏe người lao động tại các Khu công nghiệp ........52 Bảng 3.9: Tỷ lệ lao động được đóng bảo hiểm và doanh nghiệp nợ bảo hiểm.........53 Bảng 3.10:Tình hình nhà ở của người lao động trong các Khu công nghiệp ...........54 Bảng 3.11: Thu nhập bình quân của người lao động theo loại hình doanh nghiệp ..55 Bảng 3.12: Tình hình thành lập công đoàn tại các khu công nghiệp ........................57 Bảng 3.13: Lao động tự nghỉ việc và vi phạm kỷ luật ..............................................58 Bảng 3.14: Số vụ gây rối mất trật tự chia theo loại hình doanh nghiệp ....................59 Bảng 3.15: Trình độ học vấn của lao động tại các khu công nghiệp ........................61 Bảng 3.16: Trình độ chuyên môn lao động trong các khu công nghiệp ..................61 Bảng 3.17: Số lượng lao động được đào tạo tại các Khu công nghiệp .....................63 Bảng 3.18: Số lao động làm trái ngành nghề ............................................................64 Bảng 3.19: Bảng chéo giữa học vấn và chất lượng lao động ....................................70 Bảng 3.20: Kiểm định Chi-Square ............................................................................71 Bảng 3.21: Kiểm định mối liên hệ giữa học vấn và chất lượng lao động .................71 Bảng 3.22: Kiểm định thang đo (Crombach’s Anpha) ............................................68 Bảng 3.23: Kiểm định KMO và Barlett’s .................................................................72 Bảng 3.24: Khả năng giải thích của mô hình ............................................................72 Bảng 3.25: Kết quả phân tích EFA của các yếu tố Rotated Component Matrixa .....72 Bảng 3.26:Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính bội .........................................74 Bảng 3.27: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động .........75 Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu lao động ..........................................................................85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Bắc Ninh từ xưa đã là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế của vùng Kinh Bắc, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc, có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, có tốc độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Việc xây dựng các khu công nghiệp (KCN) được xác định là nhân tố nòng cốt để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa. Bắc Ninh đã quy hoạch và xây dựng một số KCN tập trung như: khu công nghiệp Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong… Tính đến hết năm 2015, các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút 918 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 12,4 tỷ USD, trong đó có 581 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10,86 tỷ USD chiếm tỷ trọng 87,58% tổng vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp. Đa số các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp thuộc một số lĩnh vực như điện tử, cơ khí và công nghiệp hỗ trợ…. Các dự án này đều sử dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất các sản phẩm sạch, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Chính vì điều này các doanh nghiệp đòi hỏi một lượng lớn lao động có chất lượng cao để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, quá trình nâng cao chất lượng lao động trong các KCN đã bộc lộ một số hạn chế như: tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo mới chiếm 23,6% trên tổng số lao động, số lượng lao động làm trái ngành nghề còn chiếm trên 15% trong khi đó lại tập trung chủ yếu vào các lao động được đào tạo từ đại học trở lên. Ngoài ra, việc hỗ trợ cho người lao động còn hạn chế như: các doanh nghiệp mới xây dựng được trên 10% nhu cầu nhà ở cho các công nhân, thu nhập của lao động còn thấp, mức lương trung bình chỉ đạt khoảng trên 4 triệu/tháng gây khó khăn cho đời sống của người lao động,… Điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của các doanh nghiệp trong KCN. Nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp, yếu tố con người luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguồn lao động tại các KCN đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, phong phú và đa dạng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH. Tuy nhiên, vấn đề đào tạo, sử dụng và phát triển lao động ở tỉnh Bắc Ninh đang đặt ra hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn cần được phân tích đánh giá; nhất là cần được tổng kết để rút ra những vấn đề mấu chốt; đặc biệt là kịp thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị để đưa công tác này đi đúng quỹ đạo, phù hợp với quy luật khách quan. Xu thế thời đại, vấn đề toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều thách thức cho đất nước, trong đó có áp lực ngày càng tăng về việc chuẩn bị nguồn lao động thích ứng và đi kịp với yêu cầu của thời đại. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài "Nâng cao chất lượng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" làm đề tài luận văn nhằm góp phần giải quyết các yêu cầu thực tiễn đang đặt ra cho tỉnh nhà. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng lao động của các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng lao động tại các KCN. + Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động tại các KCN tỉnh Bắc Ninh. + Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là chất lượng của lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 + Phạm vi về thời gian: Tài liệu và các số liệu nghiên cứu đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, định hướng và các giải pháp đến năm 2020. + Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu đánh giá về thực trạng chất lượng của lao động đang làm việc trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra được các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng của lao động. Từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng lao động trong các KCN tại các địa phương nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng. - Là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý của tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN và các doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách và định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng lao động và sử dụng lao động có hiệu quả tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng lao động trong các khu công nghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài. Chương 3: Thực trạng về chất lượng lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng lao động trong các khu công nghiệp 1.1.1. Một số vấn đề chung về lao động 1.1.1.1. Khái niệm về lao động Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về lao động. C.Mác cho rằng, sức lao động hay năng lực lao động tồn tại trong thân thể con người, tức là thân thể người sống. Mỗi khi con người sản xuất ra giá trị sử dụng nào đó thì phải vận dụng tổng hòa thể lực và trí lực. Sức lao động là tổng hòa toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể sống của con người, mà con người có thể vận dụng trong quá trình lao động sản xuất. Như vậy, sức lao động là năng lực tồn tại trong cơ thể con người do con người chi phối. Sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. [17, trang 214] Trong Kinh tế thị trường thì lao động được hiểu là lực lượng và năng lực những người làm lao động sản xuất (bao gồm cả lao động thể lực và lao động trí tuệ) cũng tức là sức lao động. [8, trang 14]. Theo TS Đỗ Minh Cương thì: “Lao động là những cá nhân có nhân cách, có khả năng lao động sản xuất ” [11, trang 24] Lao động còn được hiểu là lực lượng lao động với kỹ năng tương ứng sử dụng các nguồn lực khác nhau tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường và xã hội. Thống nhất với các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng, lao động là năng lực mà các cá nhân sử dụng vào quá trình hoạt động, bao gồm cả số lượng các cá nhân cũng như tất cả các tiềm năng của cá nhân một con người sẵn sàng hoạt động trong một tổ chức hay xã hội. Nói cách khác, lao động là tổng hợp tất cả các cá nhân, cùng kiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức của họ để thành lập, duy trì, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức, của xã hội. Từ định nghĩa chung này có thể xem xét thuật ngữ lao động dưới một số khía cạnh khác nhau. Lao động theo nghĩa rộng: là con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một tổ chức, một doanh nghiệp (DN) có thể tham gia vào quá trình phát triển đất nước, lãnh thổ, DN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 Lao động theo nghĩa hẹp: là bộ phận dân số trong độ tuổi theo quy định của pháp luật đang tham gia lao động. Lao động được hiểu trên hai mặt là số lượng và chất lượng. Về số lượng, lao động là tổng thể những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ. Về chất lượng lao động (CLLĐ) thể hiện ở giới tính, sức khỏe, trình độ chuyên môn, ý thức, tác phong, thái độ làm việc của nguồn lao động. Việc nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cho lao động phải không ngừng “phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đực, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia ñình, cộng đồng và xã hội [12, trang 78]. 1.1.1.2. Khái niệm nguồn lao động (Nguồn nhân lực) Đến nay đã có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực (NNL). Theo Liên Hợp Quốc thì “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. [19, trang 143] Ngân hàng thế giới cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. [19, trang 63] Theo tổ chức lao động quốc tế thì NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. NNL được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, NNL bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. [8, trang 72] Theo nghĩa hẹp, NNL là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn lao động nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học… Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế chính trị có thể hiểu: nguồn lao động là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. 1.1.1.3. Khái niệm chất lượng lao động CLLĐ trong thời kỳ CNH, HĐH là một khái niệm mở, dễ thay đổi theo yêu cầu của các ngành kinh tế. Có thể hiểu, CLLĐ cao là một tập thể NLĐ trong đó các cá nhân đạt tới trình độ mà các ngành kinh tế đòi hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và khả năng thích ứng tính cách cá nhân đối với công việc. Nói cách khác, CLLĐ được thể hiện ở kiến thức, kỹ năng và thái độ đủ để hoàn thành xuất sắc các công việc chủ yếu, mang tính chiến lược của tổ chức. Hơn nữa, CLLĐ phải thể hiện được nguồn lao động đó có thể đạt được thành tích nhất định đáp ứng được công việc mà họ đã tham gia. [8, trang 25] CLLĐ là trạng thái nhất định của đội ngũ lao động, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất bên trong của lao động. 1.1.1.4. Khái niệm Khu công nghiệp Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu ra trong Quy chế KCN ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính Phủ: KCN được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 hiểu là KCN tập trung do Chính Phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định chuyên sản xuất công nghiệp thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Theo Luật Đầu tư (2014): KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Những định nghĩa trên đều phản ánh KCN với tư cách là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển, gồm những đặc điểm chủ yếu về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp với sự gia tăng về số lượng các xí nghiệp sản xuất công nghiệp đã đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phân bố các xí nghiệp công nghiệp với tư cách là những hoạt động sản xuất đặc thù. Sản xuất công nghiệp ngày càng đòi hỏi phải có không gian lãnh thổ tương đối riêng biệt, tách khỏi các khu dân cư với những điều kiện đặc thù về kết cấu hạ tầng sản xuất, về cơ chế chính sách phát triển. Do đó, sự hình thành và phát triển các KCN với tư cách là không gian lãnh thổ dành riêng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp là biểu hiện của trình độ tập trung sản xuất cao hơn, xuất phát từ yêu cầu mới đối với phát triển công nghiệp trên quy mô lớn của từng vùng kinh tế, từng quốc gia trên thế giới. Tính hiệu quả của sản xuất công nghiệp tập trung, với năng suất, chất lượng cao là nhân tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển KCN với quy mô và cơ cấu phù hợp. Chính vì vậy, KCN trở thành động lực của vùng kinh tế. Không có KCN phát triển thì không có vùng kinh tế trọng điểm theo ý nghĩa kinh tế thị trường. Như vậy, KCN là cấu trúc kinh tế phức tạp thể hiện sự tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp của các chủ thể kinh tế khác nhau trong một không gian lãnh thổ với những điều kiện chung về kết cấu hạ tầng, cơ chế chính sách phát triển. Sự hình thành các KCN xuất phát từ yêu cầu phát triển theo hướng tối ưu hoá của sản xuất công nghiệp dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ và các quan hệ thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 1.1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng lao động trong các Khu công nghiệp 1.1.2.1. Yếu tố về thể lực Thể lực của đội ngũ lao động: Là tình trạng sức khỏe, khả năng lao động của họ. Thể lực được biểu hiện qua tình trạng sức khỏe như: chiều cao, cân nặng trung bình, sức bền, độ dẻo dai, tình trạng bệnh tật,…. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên cả bên trong và bên ngoài, cả thể chất và tinh thần. Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, vừa là điều kiện của sự phát triển. Trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng CLLĐ cả trong hiện tại và tương lai. Lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc. Về giới tính: Giới tính là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp. Đối với lao động là nam giới, các doanh nghiệp thường sắp xếp cho những công việc nặng nhọc, độc hại hoặc thường xuyên đi xa…như trong các lĩnh vực cơ khí, thị trường, xây dựng….Nhưng đối với nữ giới thì phù hợp với các công việc có độ kiên nhẫn cao, chịu khó… như trong các lĩnh vực điện tử, giầy da, may mặc…Việc lựa chọn công việc theo giới tính cũng bắt buộc các doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở vật chất, các chính sách phù hợp với giới tính của người lao động của công ty mình, đảm bảo đời sống cho người lao động. Đối với lao động là nữ giới, nhà nước ta luôn có chính sách quan tâm đến lao động nữ. Trong Bộ luật Lao động có riêng một mục nói đến chế độ, chính sách dành riêng cho lao động nữ. Giới tính của lao động cũng có những nét đặc thù riêng. Đối với lao động là nam thì yêu cầu nâng cao chất lượng thường phù hợp với những công việc nặng nhọc dành cho phái nam và ngược lại. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cũng góp phần làm tăng thêm nguồn động viên tinh thần vô cùng quý giá để mỗi người được rèn luyện và giao lưu nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Độ tuổi liên quan đến trình độ, kinh nghiệm làm việc, tác phong, ý thức…của người lao động. Đối với những công việc khác nhau, việc sắp xếp cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 cần phải căn cứ vào độ tuổi. Những người có độ tuổi cao thường sức khỏe kém nhưng họ lại có nhiều kinh nghiệm trong công việc nên thường được bổ nhiệm làm các chức vụ quản lý hoặc trong các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng… những người trẻ thường có sức có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ nhanh, dám đương đầu với thử thách…nên thường được bố trí ở các lĩnh vực như điện tử, viễn thông…. Thể chất là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển nguồn lao động. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài, người lao động phải có thể chất tốt đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ mà doanh nghiệp đặt ra. Nếu người lao động có thể chất tốt, sẽ có một trí tuệ minh mẫn, dẻo dai hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra. Bởi vậy, khi tuyển dụng người lao động, các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào thể chất của người lao động (sức khỏe, chiều cao, trọng lượng, tuổi…) để sắp xếp công việc sao cho phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến sức khỏe người lao động bằng các biện pháp như khám sức khỏe định kỳ, trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, môi trường làm việc, chế độ ăn ca…giúp người lao động khỏe mạnh, an tâm công tác. 1.1.2.2. Yếu tố trình độ lao động Trình độ của lao động: là trí tuệ, chỉ số IQ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc. Bên cạnh sức khỏe, trí lực là một yếu tố không thể thiếu của lao động. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới, có khả năng làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động tiên tiến, hiện đại. Đó là những biểu hiện, phản ánh CLLĐ trong điều kiện hiện nay. Nhân tố trí lực thường được xem xét đánh giá trên hai giác độ: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành. Việc đánh giá hai yếu tố này thường dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau: + Trình độ văn hoá: là trình độ học vấn cao nhất của lao động. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 thực hiện những việc đơn giản nhằm duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân. + Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là trình độ nghiệp vụ được đào tạo về lĩnh vực nào đó, có thể là đào tạo nghề, đào tạo từ bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học... hoặc trong các chuyên ngành của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm giúp cho lao động đáp ứng yêu cầu tuyển mộ của DN trong tương lai. Trình độ chuyên môn còn biểu hiện ở kiến thức và những kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh cũng như các hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn của lao động kỹ thuật thường tính từ công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng). 1.1.2.3. Yếu tố về ý thức xã hội, tác phong làm việc Các yếu tố về ý thức xã hội bao gồm tập quán, đạo đức, hiểu biết và chấp hành pháp luật. Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. Tập quán hoặc xuất hiện và định hình một cách tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt. Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hoặc toàn xã hội). Đạo đức được xem là thành tố cơ bản của chất lượng lao động vì nó là nền tảng của mọi hành vi ứng xử và lối sống của một cá thể trong cộng đồng. Một người được coi là tốt theo nghĩa chung nhất trước hết phải có đạo đức tốt, khi xem xét chất lượng lao động cũng vậy. Một cá thể tốt, tập thể tốt, cộng đồng tốt trước hết phải được đánh giá thông qua có đạo đức tốt. Đạo đức như một nửa còn lại của một người lao động nếu xem phía bên kia là năng lực làm việc. Hiểu biết và chấp hành pháp luật: nguyên tắc căn bản để đánh giá chất lượng lao động về góc độ này là sự tuân thủ kỷ luật lao động và pháp luật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 Ngoài ra, những tập quán, thói quen của người lao động ở các vùng quê khác nhau (lạc hậu), cùng với sự thiếu hiểu biết và không chịu học hỏi có thể dẫn đến sự vô tình vi phạm pháp luật. Do vậy, hiểu biết và chất hành pháp luật vừa phản ảnh trình độ văn minh, nét văn hóa vừa phản ảnh cái ‘tốt’ (vì không vi phạm) của người lao động. Tác phong làm việc là cách ứng xử, cách làm việc, cách giao tiếp….. của người lao động trong công việc. Khi người lao động có tác phong làm việc chuyên nghiệp thì họ sẽ có trách nhiệm với công việc mình được giao, biết tìm tòi và học hỏi trong công việc, tuân thủ và chấp hành các nội quy mà công ty đề ra….Điều này giúp cho năng suất lao động tăng thêm, không còn tình trạng đi muộn về sớm, mức độ hoàn thành công việc tăng cao…Đây là yếu tố quan trọng trong việc tuyển dụng lao động của mỗi công ty, cũng như quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. 1.1.3. Tính tất yếu khách quan phát triển nguồn lao động trong các KCN 1.1.3.1. Đặc điểm của lao động trong các Khu công nghiệp Lao động trong các khu công nghiệp là toàn bộ những người làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và được các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trả lương. Trong quá trình hình thành và phát triển, lao động trong KCN ở nước ta đã và đang thể hiện những đặc điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất, đội ngũ người lao động phát triển nhanh về số lượng, song chất lượng chưa cao. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người lao động trong KCN xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ yếu như: Một là, dưới tác động của việc cải thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển KCN tại nhiều vùng miền, địa phương trong cả nước. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp thông qua mô hình KCN đã tạo ra sức cầu ngày càng lớn về sức lao động đối với các KCN là một trong những có sở để gia tăng nhanh chóng về số lượng người lao động làm việc trong các KCN nước ta thời gian qua. Thứ hai, xuất hiện nhiều yếu tố tác động làm tăng cung về sức lao động cho KCN trong quá trình CNH, HĐH theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0