Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Lào Cai
lượt xem 6
download
Đề tài này nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó đưa ra đánh giá về chất lượng tín dụng chính sách xã hội và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN DUY ĐÔNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN DUY ĐÔNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ QUANG QUÝ THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và tất cả những trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ Trần Duy Đông
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn với đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai”, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng QLĐT sau đại học và các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với PGS. TS. Đỗ Quang Quý - người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai, UBND các huyện Bảo Thắng, Bắc Hà và Sa Pa; các tổ chức Chính trị - xã hội tỉnh Lào Cai; chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai và các Phòng Giao dịch trực thuộc cùng các đồng nghiệp đã cung cấp những số liệu khách quan và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng nhưng do khả năng, điều kiện và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi còn những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, lãnh đạo, đồng nghiệp và các bạn để giúp cho Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ Trần Duy Đông
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ........................................................................ viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 3.2. Về phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 3.2.1. Về phạm vi không gian ............................................................................... 2 3.2.2. Về phạm vi thời gian ................................................................................... 3 3.2.3. Về phạm vi nội dung ................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn.................................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 4 5. Kết cấu của luận văn.......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ........................................................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội ..... 5 1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội ........................................... 5
- iv 1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội............................ 6 1.1.3. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội ........................ 10 1.1.4. Quản lý chất lượng tín dụng .................................................................. 12 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội ....................................................................................................... 15 1.2. Những kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội ........................................................................................ 19 1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 19 1.2.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 25 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho chi nhánh Ngân hàng chính sách xã tỉnh Lào Cai ................................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 31 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 31 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 31 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 34 2.2.3. Phương pháp thống kê........................................................................... 34 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 35 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ............ 39 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.................................................................. 39 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Lào Cai .......... 39 3.1.2. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai .... 42 3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai ................................................................................................... 43 3.3. Đánh giá kết quả và những vấn đề tồn tại trong quản lý chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai ................................ 65 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 65
- v 3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại ...................................................................... 66 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai ........................................................................... 67 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI .............................................................................................. 70 4.1. Định hướng, mục tiêu hoạt động giai đoạn 2019 – 2023 ............................ 70 4.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng và mục tiêu hoạt động giai đoạn 2019 - 2023 ................................................................................................................. 70 4.1.2. Định hướng hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai.......................................... 72 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai ...................................................................................... 73 4.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, Chính quyền ....... 73 4.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai .......................................................................................... 74 4.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác ................................................ 75 4.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn ............. 76 4.2.5. Giải pháp đối với hộ vay vốn ................................................................ 77 4.3. Một số kiến nghị ........................................................................................... 77 4.3.1. Đối với Chính phủ ................................................................................. 77 4.3.2. Đối với UBND tỉnh ............................................................................... 78 4.3.3. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội .................................................. 78 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 82
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý GB Grameen Bank CSXH Chính sách xã hội HĐQT Hội đồng quản trị NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội PGD Phòng giao dịch RRTD Rủi ro tín dụng SKS Swayam Krishi SEWA Swashrayi Mahila Sewa Sahakari Bank TCTCVM Tổ chức Tài chính vi mô TK&VV Tiết kiệm và vay vốn UBND Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tình trạng nghèo và thu nhập bình quân hộ tỉnh Lào Cai .............. 41 Bảng 3.2: Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai, 2013 - 2017 ......................................................................... 46 Bảng 3.3: Kết quả các chương trình cho vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 – 2017 ..................................................................................... 48 Bảng 3.4: Cơ cấu các khoản cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 – 2017 ........................................... 49 Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng và số khách hàng có dư nợ tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013 - 2017................................................................ 50 Bảng 3.6. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ, giai đoạn 2013 – 2017.. .... 53 Bảng 3.7: Kết quả cho vay giai đoạn 2013 – 2017 ......................................... 58 Bảng 3.8: Vòng quay vốn tín dụng tại 3 huyện nghiên cứu ........................... 60
- viii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai ..................................................... 39 Hình 3.2: Tỷ lệ nghèo của các tỉnh ở Việt Nam năm 1999 và 2009 ............... 41 Đồ thị Đồ thị 3.1: Kết quả hoạt động tín dụng theo doanh số và dư nợ của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai .................................................... 44 Đồ thị 3.2: Tốc độ tăng trưởng số lượng hộ giao dịch tín dụng với chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai (ĐVT: %) ................................... 45 Đồ thị 3.3: Tỷ lệ nợ xấu tại các chương trình cho vay của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai, 2013 - 2017......................................... 51 Đồ thị 3.4: Số hộ nghèo và tỷ lệ giảm nghèo của ba huyện nghiên cứu ......... 55 Đồ thị 3.5: Dư nợ tín dụng tại các huyện, 2013 – 2017 .................................. 59 Đồ thị 3.6: Số khách hàng dư nợ tại các huyện, 2013 - 2017 ......................... 59 Đồ thị 3.7: Tác động của vốn vay tín dụng chính sách xã hội tới hộ vay vốn 62
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, nơi có 25 đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Tỉnh Lào Cai có tỷ lệ hộ nghèo cao và luôn đứng trong danh sách 10 tỉnh nghèo nhất ở Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội khó khăn ấy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân thông qua nguồn vốn vay ưu đãi mà Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là đơn vị đầu mối triển khai thực hiện. Sau 15 năm hoạt động, NHCSXH đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đồng thời khẳng định vai trò tiên quyết để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ mà Chính phủ Việt Nam cam kết hoàn thành. Kết quả sau 15 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai đã góp phần quan trọng vào thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Lào Cai trở thành một điểm sáng cho các địa phương khác để nhân rộng mô hình triển khai thực hiện công tác cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo bởi chất lượng tín dụng được đánh giá rất tốt. Qua quá trình các năm hoạt động, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giảm từ 0,229% năm 2013 xuống còn 0,075% năm 2017. So với hệ thống NHCSXH toàn quốc (tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh hiện nay chỉ chiếm 0,81% tổng dư nợ), tỷ lệ này là một kết quả đáng tự hào của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai vẫn chưa thực sự ổn định và tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro ở một số chương trình cho vay và tại một số huyện, nơi công tác quản trị của Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH còn yếu. Bên cạnh đó, dựa vào sứ mệnh và tầm nhìn trong tương lai, đối tượng giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo là những hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sống tại vùng sâu vùng xa với xuất phát điểm rất thấp do không tiếp cận được những thành tựu
- 2 của công cuộc tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng lại trong được đặt ra nhiệm vụ mới và cần thiết trở thành một vấn đề nghiên cứu nổi bật cho địa phương cũng như các cơ quan chức năng có liên quan. Trên cơ sở tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó đưa ra đánh giá về chất lượng tín dụng chính sách xã hội và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng. - Phân tích được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai. 3.2. Về phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về phạm vi không gian Luận văn lựa chọn 3 huyện đại diện cho tình hình trên địa bàn tỉnh để
- 3 phân tích sâu hơn. Đó là huyện Bảo Thắng, huyện Bắc Hà và huyện Sa Pa, trong đó hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng giảm dần theo thứ tự tương ứng. 3.2.2. Về phạm vi thời gian Số liệu phân tích và đánh giá từ năm 2013 đến 2017 và đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho giai đoạn 2019 - 2023. 3.2.3. Về phạm vi nội dung Xuyên suốt nội dung đề tài đều xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng trên nhiều cấp độ khác nhau nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh phân tích tổng quan chất lượng tín dụng của toàn bộ các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng trên địa bàn nghiên cứu, để đánh giá sâu và đưa ra giải pháp phù hợp, khả thi, đề tài tập trung vào ba chương trình tín dụng ưu đãi lớn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như sinh kế của hộ nông dân. Đó là Chương trình Cho vay hộ nghèo theo theo Nghị định số 78/2002/NĐ- CP; Chương trình Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg; Chương trình Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn 4.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài đã khái quát và củng cố được cơ sở khoa học về chất lượng tín dụng ưu đãi bao gồm tập hợp các khái niệm có liên quan, hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng và nhận diện được các yếu tố, các tác nhân tham gia có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi. Trên cơ sở này, đề tài góp phần đưa ra những gợi ý chính sách tín dụng ưu đãi có chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn, và quan trọng hơn là, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước cũng như đặc thù vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.
- 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá trung thực và khách quan hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai dựa theo chương trình cho vay và địa bàn hoạt động theo huyện. Những giải pháp mà tác giả đề xuất có thể được coi là cơ sở khoa học quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách (policy-makers) cũng như Ban Giám đốc NHCSXH tỉnh Lào Cai điều chỉnh và áp dụng phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như giảm gánh nặng ngân sách đang eo hẹp. Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để chia sẻ và nhân rộng những bài học thành công (PGD NHCSXH huyện Bảo Thắng) cho các huyện khác trong tỉnh hoặc và/các tỉnh địa bàn hoạt động khó khăn có đặc điểm kinh tế xã hội tương đồng. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai. Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai.
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Bank for Social Policies, viết tắt: VBSP) là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước (state-owned bank) được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo. Theo đó, NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương. Vốn Điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của NHCSXH là 99 năm. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào tình hình thực tế, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay và xử lý rủi ro đối với từng đối tượng chính sách do Thủ tướng chính phủ quyết định cho từng thời kỳ và thống nhất trong phạm vi cả nước (Chính phủ, 2002). Ngân hàng CSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng yếu thế trong cộng đồng như học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các địa bàn đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, … có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải
- 6 thiện điều kiện sống và thoát nghèo bền vững, đồng thời cải thiện môi trường, diện mạo khu vực nông thôn và bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh. Đây cũng là những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals, viết tắt: MDGS), mà 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015, trong đó có Việt Nam (http://www.un.org/millenniumgoals/). Vì vậy, sử dụng hiệu quả tín dụng ưu đãi nói chung và nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH là một yêu cầu cần thiết bởi ý nghĩa quan trọng của nó trên nhiều phương diện, bao gồm kinh tế, xã hội và chính trị. 1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội * Khái niệm tín dụng và tín dụng chính sách xã hội Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay. Hay nói cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế, trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng lớn giá trị hay hiện vật cho cá nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả với cùng mức lãi suất, cách thức vay mượn... (Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Lan, 2014). Như đã nêu trên, tín dụng chính sách xã hội là công cụ tài chính quan trọng, là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. * Tín dụng đối với người nghèo Tín dụng đối với hộ nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, tùy theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo nhanh chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng.
- 7 Tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo các mục tiêu nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng thương mại ở những yếu tố cơ bản sau: - Mục tiêu tín dụng: Tín dụng đối với hộ nghèo nhằm vào việc giúp những người nghèo đói có vốn sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận. - Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn mực nghèo đói được công bố trong từng thời kỳ. Thực hiện cho vay có hoàn trả (cả gốc và lãi) theo kỳ hạn đã thỏa thuận. - Phương thức cho vay: Tùy theo nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, địa phương khác nhau có thể qui định các điều kiện cho phù hợp với thực tế. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với hộ nghèo đó là: Phương thức cho vay được ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, khi vay vốn không phải thế chấp tài sản; vốn vay phải được đưa đến tận tay hộ nghèo; thủ tục cho vay phải đơn giản, thuận tiện; cho vay thông qua các Tổ TK&VV; ưu tiên cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh; kết hợp cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn, chuyển giao công nghệ và có sự giám sát chặt chẽ; có cơ chế khuyến khích các hộ vay trả nợ đúng hạn bằng cách cho vay tiếp với khoản vay lớn hơn. - Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay hộ nghèo do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ, lãi suất ưu đãi hơn so với lãi suất cho vay thương mại, song điều quan trọng nhất là cho vay đúng đối tượng, đúng cơ hội làm ăn, mức cho vay đúng yêu cầu của hộ nghèo. - Kì hạn cho vay: Tín dụng đối với hộ nghèo cần phải áp dụng kì hạn cho vay dài do hộ nghèo không có vốn tự có nên khi trả xong nợ, họ cũng sẽ hết vốn, không có vốn quay vòng. Cơ cấu vốn đầu tư chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, có độ rủi ro lớn so với các ngành khác. Công tác thu hồi vốn khó khăn, nên áp dụng hình thức thu nợ nhiều kì.
- 8 * Vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với hộ nghèo: Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, có nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn.Vốn, kĩ thuật, kiến thức làm ăn là chìa khóa để thoát nghèo. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào vòng luẩn quẩn, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi,cầm cố ruộng đất mong được đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn truyền thống, sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật là lực cản làm hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực. Một là, động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói: Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân: Già, yếu, ốm, đau, không có sức lao động, lười lao động, thiếu kiến thức trong sản xuất, do điều kiện tự nhiên bất lợi, thiếu vốn, … Trong thực tế bản chất những người nông dân đều cần cù, tiết kiệm, nhưng họ vẫn bị nghèo đói do thiếu vốn để sản xuất, thâm canh tăng vụ, phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn thoát nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù họ sẽ đầu tư vào sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Hai là, giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường: Việc cung ứng vốn cho người nghèo với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để xóa đói giảm nghèo thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc người đi vay phải tính toán để đạt hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích lũy kinh nghiệm. Sản phẩm làm ra được trao đổi trên thị trường giúp họ tiếp cận được với nền kinh tế thị trường một cách trực tiếp. Mặt khác, phương thức cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
- 9 khác được thực hiện ủy thác quản lý thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Từ phương thức này đã giúp cho các hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với các thông tin về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời giúp cho các tổ chức chính trị - xã hội có điều kiện thuận lợi hướng dẫn cách thức làm ăn cho hội viên của mình để nâng cao thu nhập. Ba là, tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn: Do hoàn cảnh bắt buộc để duy trì cuộc sống, những người nghèo thường chấp nhận đi vay nặng lãi với mức lãi suất cao. Chính vì thế, khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo với số lượng lớn thì không còn thị trường cho các chủ cho vay nặng lãi. Bốn là, cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới: - Tăng cường hiệu lực của các cấp Ủy, Chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở địa phương. - Thông qua các tổ chức tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau tăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. - Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh trật tự, an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế những mặt tiêu cực tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Năm là, góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội: Công tác tín dụng đầu tư cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp, góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động xã hội.
- 10 1.1.3. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội ❖ Khái quát chất lượng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội Chất lượng là một định nghĩa trừu tượng mà không thể đo lường và đánh giá chính xác như các chỉ tiêu định lượng. Vì vậy, cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra nhằm phục vụ cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và người tiêu dùng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Tổ chức kiểm tra chất lượng châu Âu (European Organization of Quality Control) cho rằng: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”. Theo William Edwards Deming (2012), cha đẻ của mô hình quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management, viết tắt: TQM) cho rằng “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”.Hoặc là, trong các định nghĩa của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9000:2000 có đề cập đến “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Ở đây, các bên có liên quan bao gồm khác hàng nội bộ - cán bộ nhân viên của tổ chức, những người cung ứng nguyên vật liệu, luật pháp… (Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2012). Dựa trên nền tảng định nghĩa về chất lượng, có thể suy rộng ra về chất lượng tín dụng. Đó là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Chất lượng tín dụng chính là chất lượng các món vay và được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được khách hàng sử dụng có mục đích, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn, bù đắp được chi phí và có lợi nhuận, có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội. - Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền mà Ngân hàng cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn