intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

37
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa vấn đề lý luận khoa học về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán; Nghiên cứu yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của BVSC; Đề xuất giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho BVSC, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ TRÀ MY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ TRÀ MY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8310110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THÙY NHI HÀ NỘI - NĂM 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN ******* Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn. Các kết quả nghiên cứu có tính độc lập và chưa được công bố toàn bộ nội dung bất kỳ ở đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn được chú thích rõ ràng nguồn gốc, minh bạch, rõ ràng, trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Hà Nội, ngày ___ tháng ___ năm 2022 Tác giả Lê Trà My
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng tập thể các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính quốc gia. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn luận văn của tôi, Tiến sĩ Bùi Thị Thùy Nhi đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin cám ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Học viện, thầy chủ nhiệm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những người quan tâm đến luận văn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết Nội dung tắt 1 CTCK Công ty chứng khoán 2 CCQ Chứng chỉ quỹ 3 BLPH Bảo lãnh phát hành 4 TCPH Tổ chức phát hành 5 BVSC Công ty chứng khoán Bảo việt 6 TTCK Thị trường chứng khoán 7 TVĐTCK Tư vấn đầu tư chứng khoán 8 VN Việt Nam 9 WTO Tổ chức thương mại thế giới 10 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 11 HCM Hồ Chí Minh 12 HN Hà Nội 13 NLCT Năng lực cạnh tranh 14 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
  6. iv 15 HSX Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh 16 NY Niêm yết 17 WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) 18 IMD Viện quốc tế về Phát triển Quản lý của Thụy Sĩ (International Institute for Management Development)
  7. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Bảng 1-1: Đánh giá các yếu tố bên trong công ty .....................................................29 Bảng 2-1: Tổng Doanh thu thực hiện năm 2020 so với kế hoạch năm và so với cùng kỳ năm 2019 ..............................................................................................................69 Bảng 2-2: Doanh thu tư vấn và bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán thực hiện năm 2020 so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm 2019 ..........................................70 Bảng 2-3: Lãi, lỗ các tài sản tài chính của BVSC 9 tháng đầu năm 2021 ................74 Bảng 2-4: Giá trị khối lượng giao dịch thực hiện trong quý 3 năm 2021 của BVSC và của Nhà đầu tư ......................................................................................................75 Bảng 2-5: Kết quả kinh doanh thực hiện (TH) của BVSC năm 2020 so với kế hoạch (KH) và cùng kỳ năm 2019 .......................................................................................78 Bảng 2-6: Điểm chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản của BVSC theo CAMEL ...................................................................................................................................80 Bảng 2-7: Điểm yếu tố chất lượng quản trị theo CAMEL ........................................85 Bảng 2-8: Phí giao dịch cổ phiếu và trái phiếu niêm yết của các CTCK .................89 Bảng 2-9: Biểu phí lưu ký, phí giao dịch áp dụng đến hết 31/12/2021 ....................92 Bảng 2-10: Thị phần môi giới cổ phiếu,CCQ tại sàn HOSE trong 5 năm (2016- 2020)..........................................................................................................................96 Bảng 2-11: Thị phần môi giới trái phiếu Chính phủ tại sàn HNX trong 5 năm (2016- 2020) và nửa đầu năm 2021 ....................................................................................101 Bảng 3-1: Thay đổi lợi nhuận hàng năm của BVSC giai đoạn 2017-2020 ............114 Biểu đồ Biểu đồ 2-1: Tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư qua các năm ...53 Biểu đồ 2-2: Giá trị giao dịch chứng khoán tại HOSE (tỷ đồng)..............................53
  8. vi Biểu đồ 2-3: Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư trong nước từ 2017 – T10 2021 .......................................................................................................54 Biểu đồ 2-4: Tỷ lệ tài khoản chứng khoán của Đài Loan giai đoạn 1985-2017 .......55 Biểu đồ 2-5: Giá trị giao dịch theo ngày ...................................................................56 Biểu đồ 2-6: Vốn điều lệ 6 CTCK lâu đời nhất Việt Nam (tỷ đồng) ........................61 Biểu đồ 2-7: Sự thay đổi Vốn điều lệ của CTCK từ khi thành lập tới 30/06/2020 (tỷ đồng)..........................................................................................................................63 Biểu đồ 2-8: Cơ cấu Nguồn Vốn của BVSC giai đoạn 2018-2020 ..........................64 Biểu đồ 2-9: Biến động Vốn chủ sở hữu của BVSC.................................................65 Biểu đồ 2-10: Top 10 CTCK về vốn chủ sở hữu ......................................................66 Biểu đồ 2-11: Tổng Doanh thu hoạt động của BVSC giai đoạn 2016 – 2020 ..........67 Biểu đồ 2-12: Cơ cấu Doanh thu hoạt động của BVSC qua các năm (2016-2020) .68 Biểu đồ 2-13: 20 CTCK có Doanh thu hoạt động lớn nhất năm 2020 (tỷ đồng) ......71 Biểu đồ 2-14: Tổng Doanh thu của BVSC trong 3 quý đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 ...................................................................................................................72 Biểu đồ 2-15: Thay đổi Cơ cấu doanh thu hoạt động của BVSC từ quý 1 tới quý 3 năm 2021 ...................................................................................................................73 Biểu đồ 2-16: Doanh thu các mảng nghiệp vụ 9 tháng 2021 so với cùng kỳ 2020 ..73 Biểu đồ 2-17: Lợi nhuận của BVSC giai đoạn 2016 – 2020 ....................................75 Biểu đồ 2-18: Doanh thu hoạt động và Lợi nhuận sau thuế của BVSC giai đoan 2016 – 2020 ...............................................................................................................76 Biểu đồ 2-19: 20 CTCK có Lợi nhuận sau thuế lớn nhất năm 2020 (tỷ đồng) .........77 Biểu đồ 2-20: Lợi nhuận sau thuế của BVSC 9 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ 2020 ...........................................................................................................................78 Biểu đồ 2-21: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của BVSC - ROE và ROA ..................79 Biểu đồ 2-22: Chỉ số ROA (trái) và ROE (phải) của 4 CTCK đối thủ qua các năm 79 Biểu đồ 2-23: Tỷ lệ an toàn Vốn khả dụng của BVSC .............................................82 Biểu đồ 2-24: Cơ cấu và biến động lao động tại BVSC ...........................................83 Biểu đồ 2-25: Điểm số nhóm chỉ tiêu quản trị theo CAMEL của BVSC theo năm .86 Biểu đồ 2-26: Thị phần môi giới cổ phiều, CCQ của top 10 CTCK trên sàn HOSE 2018-2020..................................................................................................................98
  9. vii Biểu đồ 2-27: Thị phần môi giới CP, CCQ trên HOSE theo quý (2019Q2-2021Q3) ...................................................................................................................................99 Biểu đồ 2-28: Sự trỗi dậy của gương mặt mới-thị phần môi giới 5 CTCK trong top 10 .............................................................................................................................100 Hình Hình 1-1: Mô hình kim cương của M. Porter ...........................................................26 Hình 2-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức ...............................................................................59
  10. viii Mục lục MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ...........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ....................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ..................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...........................................................6 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.................................................................................................7 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ....................7 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm công ty chứng khoán.............................................7 1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán .............................................................10 1.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty chứng khoán .................12 1.2. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ..........................................................................................................19 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ...........................................................19 1.2.2. Các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh ............................................25 1.2.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán ..................30 1.2.4. Các yếu tố bên trong quyết định đến đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán...............................................................................................31 1.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................................47 1.2.6. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán ........47
  11. ix CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT ............................................50 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và Công ty Cổ phần chứng khán Bảo Việt ..........................................................50 2.1.1. Quá trình phát triển của thị trường Chứng khoán Việt Nam ...................50 2.1.2. Sự hình thành và phát triển Công ty CP chứng khoán Bảo Việt.............57 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP chứng khoán Bảo Việt.......60 2.2.1. Thực trạng về năng lực tài chính của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt ...................................................................................................................60 2.2.2. Thực trạng về năng lực quản trị điều hành – chất lượng nguồn nhân lực của Công ty CP chứng khoán Bảo Việt .....................................................82 2.2.3. Thực trạng về chất lượng sản phẩm– loại hình sản phẩm, dịch vụ; chính sách giá của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt ......................................86 2.2.4. Thực trạng về năng lực công nghệ của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt .............................................................................................................93 2.2.5. Thực trạng về chất lượng dịch vụ ............................................................95 2.2.6. Uy tín, thương hiệu của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt.................102 2.3. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt .............................................................................................104 2.4. Thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP chứng khoán Bảo Việt ........................................................................................................107 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT ....................................111 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .............................................................................................................111 3.1.1. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam: .....................111 3.1.2. Mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ..........................112 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT .....................................................................113
  12. x 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính ........................................113 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành – chất lượng nguồn nhân lực ........................................................................................115 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phát triển sản phẩm, dịch vụ – loại hình sản phẩm, dịch vụ, chính sách giá và năng lực công nghệ .............116 3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ - uy tín, thương hiệu......118 KẾT LUẬN .............................................................................................................120 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trải qua chặng đường hơn 20 năm phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã chuyển biến đáng kể, ngày một hoàn thiện và hiệu quả hơn từ khi mới đi vào hoạt động năm 2000. Khuôn khổ pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ; sản phẩm, dịch vụ của thị trường ngày càng đa dạng và mở rộng; năng lực quản lý, điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được nâng cao. Quy mô vốn hóa TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc, từ mốc sơ khai chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP tại năm 2000, đến giữa tháng năm 2020 giá trị vốn hóa TTCK đạt 94,8% GDP. Điều này đã góp phần định hình hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thị trường tiền tệ - tín dụng. Cùng với sự gia tăng về quy mô, số lượng công ty chứng khoán (CTCK) trên thị trường cũng tăng vọt. Từ khởi điểm chỉ là 6 CTCK, số lượng CTCK trên thị trường Việt Nam có thời điểm lên tới con số hơn 100, sau nhiều cuộc sáp nhập, giải thể hiện vẫn có 74 CTCK trên thị trường. Chính quy mô thị trường ngày một lớn mạnh như vậy tạo ra rất nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho các CTCK hoạt động hiệu quả. Với tư cách là một chủ thể trên TTCK, các CTCK đã và đang góp phần làm tăng tính sôi động và hiệu quả của thị trường và nhờ đó, hiệu quả hoạt động của CTCK cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, so với các đối thủ là các CTCK nước ngoài, năng lực cạnh tranh (NLCT) của các CTCK Việt Nam vẫn được đánh giá là thấp. Đặc biệt, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), là Công ty chứng khoán đầu tiên được thành lập và tiên phong trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng trong những năm gần đây đã đánh mất vị thế và bị các CTCK trẻ hơn vượt mặt về thị phần. Trước áp lực đang được tạo ra bởi hội nhập kinh tế, bởi sự hiện diện của các CTCK nước ngoài vượt trội về đẳng cấp tại Việt Nam cũng như áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các CTCK trong nước khác, BVSC sẽ khó phát triển bền vững, khó đảm đương được trọng trách trên TTCK nếu không tiếp tục nâng cao NLCT. Cạnh tranh và bài toán phân tích NLCT của doanh nghiệp tại Việt Nam là vấn đề luôn thu hút được nhiều sự quan tâm từ nhiều đối tượng khác nhau. Có thể nói các đề tài nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh đã được thực hiện với tần suất dày đặc trong những năm gần đây và phổ biến tại mọi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Đối với lĩnh vực tài chính - chứng khoán, con số các đề tài nghiên cứu về năng
  14. 2 lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cụ thể đã lên tới con số vài chục đề tài, trong đó các đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán cũng chiếm một phần không nhỏ. Các đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chứng khoán khá đa đạng, phong phú. Với vai trò một trung gian tài chính quan trọng của TTCK, các CTCK nói chung và công ty BVSC nói riêng sẽ không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên TTCK, đảm bảo chỗ đứng vững chắc, vị thế vững chắc để phát triển bền vững. Tuy nhiên với số lượng các CTCK tăng nhanh và đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch chứng khoán trên thị trường, CTCK tại Việt Nam chưa thực sự có các nghiên cứu chuyên sâu về NLCT của họ. Chính vì lý do đó, tác giả đã lựa đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt” để nghiên cứu. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là công ty chứng khoán hàng đầu và uy tín trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và đầu tư chuyên nghiệp cho tất cả các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, các quỹ và ngân hàng đầu tư danh tiếng trong nước và nước ngoài. Được thành lập từ năm 1999 với cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (nay là Tập đoàn Bảo Việt), trực thuộc Bộ Tài chính, BVSC kế thừa thương hiệu uy tín và thế mạnh tài chính của một Tập đoàn tài chính bảo hiểm hùng mạnh. Với vai trò Công ty chứng khoán đầu tiên được thành lập và tiên phong trên thị trường chứng khoán, BVSC đã liên tục nâng cao năng lực tài chính, không ngừng củng cố hoạt động, đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và trở thành một trong những công ty chứng khoán uy tín hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. BVSC đã liên tiếp được đón nhận các giải thưởng và bình chọn đánh giá của các tổ chức lớn có uy tín trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Về lĩnh vực tư vấn, với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, BVSC đã được vinh danh với giải thưởng “Nhà tư vấn M&A tiêu biểu” do báo Đầu tư Chứng khoán và Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp tổ chức trong hai năm liên tiếp 2011&2012, năm 2014,2015 BVSC một lần nữa được vinh danh là Tổ chức Tư vấn cổ phần hóa tiêu biểu nhất. Các thương vụ M&A do BVSC tư vấn cũng được bình chọn là những thương vụ tiêu biểu nhất trên thị trường. Về lĩnh vực môi giới, BVSC đã từng liên tục giữ vị trí trong TOP 10 CTCK có thị phần giao dịch lớn nhất trên 2 sàn HSX và HNX và trong TOP 3 CTCK có thị phần môi giới trái phiếu lớn nhất thị trường. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, BVSC gặp phải sự cạnh tranh đáng kể từ các công ty chứng khoán nước ngoài cũng như sự nổi lên của các
  15. 3 công ty chứng khoán nội địa. Trong bối cảnh đó, BVSC đã phải thực hiện nhiều phương án đối phó với tình trạng này. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID – 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Vì vậy, luận văn sẽ tìm hiểu thực tế, lý do cho việc giảm vị thế và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty BVSC. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Từ khi thị trường chứng khoán của Việt Nam ra đời và phát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thị trường tài chính, thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng. Trong đó, chủ đề về năng lực cạnh tranh trong các công ty chứng khoán đã thu hút nhiều mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về năng lực cạnh tranh, về hoạt động công ty chứng khoán và nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán. - Sách tham khảo “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế” của GS.TS Chu Văn Cấp, NXB Chính trị quốc gia (2003); - “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, NXB Lao động – xã hội (2005); - “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Vũ Trọng Lâm, NXB Chính trị quốc gia (2006); - “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” của tác giả Trần Sửu, NXB Lao động (2006); - “Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ” của GS.TS Phạm Quang Trung, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân (2006) Một số công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán: - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Duy Hùng (2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân. - Nguyễn Duy Thanh, Phạm Long (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty chứng khoán – Một nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 214 tháng 4/2015. - Lê Đức Tố (2018), Năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán trong điều kiện hiện nay, Tạp chí Tài chính tháng 6/2018.
  16. 4 - Vũ Thanh Hương và Ngô Thanh Loan (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Công thương tháng 6/2017. .......... Các công trình nghiên cứu trên đã nhấn mạnh đến sự phát triển mạnh mẽ của các công ty chứng khoán ở Việt Nam, trở thành chủ thể trung gian quan trọng trên thị trường, cung cấp hầu hết mọi dịch vụ từ môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn… Tuy nhiên, trong quá trình cạnh tranh, nhiều công ty chứng khoán tiềm lực yếu đã và sẽ bị đào thải hoặc bị sáp nhập và thị trường chỉ còn lại những công ty có năng lực, cung cấp được những dịch vụ làm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng. Các công trình nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán hiện nay tại Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các công ty trong thời gian tới. Tuy vậy, trong phạm vi hiểu biết của học viên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng như đánh giá khả năng cạnh tranh của BVSC thông qua một hệ thống các tiêu chí về tài chính. Vì vậy, luận văn này không hoàn toàn trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã có, đồng thời có một số đóng góp mới về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán BVSC. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Hệ thống hóa vấn đề lý luận khoa học về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán; - Nghiên cứu yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của BVSC; - Đề xuất giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho BVSC, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn do COVID-19.
  17. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Để đảm bảo xây dựng và phân tích được dữ liệu minh bạch nhằm phản ánh tốt nhất kết quả nghiên cứu, tác giả sử dụng đối tượng nghiên cứu là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), với tìm hiểu thực tế một số “case study” từ các CTCK niêm yết khác trên TTCK Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Bao gồm Hội sở của BVSC tại Thủ đô Hà Nội và chi nhánh BVSC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Về mặt thời gian: học viên tiến hành khảo sát, thu thập số liệu trong giai đoạn 2016 – 2020, trong đó một số phân tích dựa vào dữ liệu kể từ khi TTCK Việt Nam thành lập đến nay và một số số liệu được cập nhật cho tới năm 2021. Theo đó, giới hạn phạm vi nghiên cứu này sẽ không làm ảnh hưởng tới kết quả tổng thể cũng như mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Các đơn vị được nhắc đến trong nghiên cứu đều có tính tiêu biểu cao. Mặt khác, luận văn cũng sẽ đưa ra những phân tích, nhân định có tính tổng quát đối với từng vấn đề, những nhận định này sẽ được làm rõ hơn qua việc phân tích môi trường cạnh tranh và CTCK cụ thể. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán... nói riêng. Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập các nguồn dữ liệu qua việc sử dụng hồ sơ, báo cáo, tài liệu có sẵn Phương pháp nghiên cứu: Từ quan điểm của M. Porter, Thompson – Strickland và các lý thuyết khác, với 13 nhóm yếu tố bên trong cấu thành NLCT của một công, tác giả xác định đi sâu phân tích 06 nhóm yếu tố phản ánh NLCT của BVSC, bao gồm: (i) Chất lượng sản phẩm của CTCK; (ii) Chất lượng dịch vụ khách hàng của CTCK; (iii) Thương hiệu, uy tín và hoạt động xúc tiến của CTCK; (iv) Tiềm lực tài chính của CTCK; (v) Tiềm lực về vốn trí tuệ của CTCK;
  18. 6 (vi) Trình độ công nghệ của CTCK. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn vận dụng mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland [2, tr. 21] để phân tích, đánh giá hệ thống 06 yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của BVSC, bao gồm yếu tố về tiềm lực tài chính; vốn trí tuệ; chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ; chất lượng dịch vụ; thương hiêu, uy tín và hoạt động xúc tiến. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLCT của BVSC như: - Xây dựng mô hình tổ chức chặt chẽ, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên, xác định các tiêu chí thực hiện trong thu hút nhân tài, nghiên cứu phát triển sản phẩm nhằm cụ thể hoá và nâng cao năng lực trí tuệ cho các CTCK; - Xây dựng yêu cầu về công nghệ tổng thể cho hoạt động của CTCK, xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ cập nhật của công nghệ cũng như ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm dịch vụ, các vấn đề liên quan đến giao dịch trực tuyến đảm bảo thông suốt 24/24, suôn sẻ… được cụ thể hoá thành các yêu cầu cần có nhằm đẩy mạnh năng lực công nghệ cho sự phát triển của CTCK. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm các phần mở đầu, kết luận và 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Chương 2: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cồ phần chứng khoán Bảo Việt Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt
  19. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm công ty chứng khoán 1.1.1.1. Khái niệm Theo quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của UBCKNN "CTCK là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH thành lập hợp pháp tại Việt nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số các loại hình kinh doanh chứng khoán". Tại Việt Nam, theo Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 của Quốc hội thì Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty TNHH thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh theo Giấy phép do UBCKNN cấp, theo đó CTCK được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh sau: - Môi giới chứng khoán - Tự doanh chứng khoán - Bảo lãnh phát hành chứng khoán - Tư vấn đầu tư chứng khoán Như vậy, CTCK được hiểu là một tổ chức tài chính trung gian được thành lập theo pháp luật, thực hiện một và/hoặc một số hoạt động trên TTCK. 1.1.1.2. Đặc điểm công ty chứng khoán CTCK là một tổ chức tài chính trung gian hoạt động trên TTCK - một thị trường có mức độ nhạy cảm cao và có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Do vậy, CTCK thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện, tức là để có thể tiến hành một hoặc một số các hoạt động trên TTCK, CTCK phải đáp ứng các điều kiện do luật pháp qui định cũng như những nguyên tắc ứng xử riêng của ngành chứng khoán. Điều kiện này chính là những đặc điểm khác biệt giữa hoạt động của CTCK với hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. Đặc điểm này bao gồm: - Công ty chứng khoán là tổ chức trung gian về giao dịch: TTCK hoạt động với đặc điểm khác biệt với các thị trường khác là người mua và người bán không trực tiếp gặp nhau để thoả thuận giá và tiến hành giao dịch, mà họ phải giao dịch thông qua hệ thống các CTCK. CTCK có nhiệm vụ nhận lệnh của
  20. 8 người mua và người bán, sau đó nhập các lệnh này vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động so khớp các lệnh với nhau, cuối cùng sẽ đưa ra một mức giá khớp tốt nhất với một khối lượng khớp nhất định. Ngày nay khách hàng có thể tự nhập các lệnh giao dịch trực tuyến (online) trên các nền tảng giao dịch do CTCK cung cấp, - Công ty chứng khoán là trung gian cung cấp thông tin: Công ty chứng khoán với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao trong việc thu thập xử lý và phân tích thông tin liên quan đến chứng khoán thành những thông tin có ích, phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư của CTCK cũng như của nhà đầu tư. CTCK sẽ cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư… Nhờ đó, khách hàng có thể được sử dụng những thông tin một cách có hiệu quả với chi phí thấp hơn rất nhiều so với vịêc họ tự thu thập, xử lý thông tin. - CTCK là tổ chức trung gian về vốn giữa người mua và người bán: Đặc điểm này của CTCK được thể hiện trong nghiệp vụ cho vay ứng trước, cho vay ký quỹ… CTCK sẽ hỗ trợ vốn cho khách hàng khi khách hàng đã thực hiện lệnh bán thành công nhưng tiền chưa kịp về tài khoản hoặc trong trường hợp khách hàng muốn mua số chứng khoán nhiều hơn số tiền đang có dựa trên một tỷ lệ nhất định. Công ty chứng khoán sẽ hưởng lãi suất trên số vốn hỗ trợ cho nhà đầu tư. Điều này sẽ giúp khách hàng có thêm cơ hội đầu tư, đồng thời tạo thu nhập cho CTCK. - Công ty chứng khoán là tổ chức trung gian về rủi ro: Với những ưu thế về thông tin, nguồn vốn, CTCK có thể giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua hoạt động uỷ thác đầu tư, bảo lãnh phát hành chứng khoán. CTCK có thể tập trung vốn của khách hàng có nhu cầu, sau đó thực hiện giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua các danh mục đầu tư hiệu quả hơn, chia sẻ rủi ro với các tổ chức phát hành thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành. - Công ty chứng khoán là trung gian thanh toán: Công ty chứng khoán là một thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán và thành viên của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, qua đó thực hiện chức năng của một trung gian thanh toán. Chức năng này được thể hiện thông qua việc thanh toán giữa người mua và người bán trên TTCK. Trên cơ sở dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán gửi về, CTCK sẽ thực hiện việc hạch toán tiền và chứng khoán cho người bán và người mua. - Đặc điểm về xung đột lợi ích giữa CTCK và khách hàng:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2