Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu tổng thể của đề tài "Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh" là phân tích thực trạng chuỗi cung ứng và thực trạng triển khai các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 – 2021, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng này trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế ĐÀM THỊ THANH HÒA Quảng Ninh - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Họ và tên học viên: Đàm Thị Thanh Hòa Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bình Quảng Ninh - 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Quảng Ninh, ngày tháng năm 2022 Học viên Đàm Thị Thanh Hòa
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các quý cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô Trường Đại học Ngoại thương đã trao dồi kiến thức cho tôi để tôi có thể hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Thị Bình – người đã tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn tôi để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập trung hoàn thiện luận văn này. Tuy nhiên, do thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được chia sẻ cũng như ý kiến đóng góp từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp cùng người thân để nâng cao khả năng nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Ninh, tháng 02 năm 2022 Tác giả Đàm Thị Thanh Hòa
- iii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG........................................10 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng ......................................................................10 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng......................................................................10 1.1.2. Thành phần của chuỗi cung ứng ...........................................................11 1.1.3. Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng ....................................................14 1.1.4. Phân loại chuỗi cung ứng .......................................................................15 1.2. Tổng quan về giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ...................................18 1.2.1. Khái niệm giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ....................................18 1.2.2. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ...........19 1.2.3. Nội dung các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ...............................20 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi cung ứng ..........................23 1.3. Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu tại một số địa phương và bài học cho tỉnh Quảng Ninh .........................26 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ........................................................26 1.3.1. Bài học cho tỉnh Quảng Ninh ...................................................................30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017 – 2021..............................32 2.2.1. Mô phỏng chuỗi cung ứng mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu ....................34 2.2.2. Các khâu trong chuỗi cung ứng mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu ...........35 2.2.3. Thực trạng triển khai giải pháp phát triển chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu ...........................................................................................................44
- iv 2.2.4. Đánh giá các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu ............................................................................................................................48 2.3. Thực trạng chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 – 2021 .........................................................53 2.3.1. Khái quát về chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản xuất khẩu ...............53 2.3.2. Các khâu trong chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản xuất khẩu ..........55 2.3.3. Các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản xuất khẩu ............................................................................................................................61 2.3.4. Đánh giá thực trạng và hiệu quả các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu ...................................................................................64 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 .........................................................................68 3.1. Mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................68 3.1.1. Mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu ......................68 3.1.2. Mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu .....................68 3.2. Cơ hội và thách thức đối với phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh .........................................................69 3.2.1. Cơ hội .......................................................................................................69 3.2.2. Thách thức ...............................................................................................71 3.3. Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................72 3.3.1. Nâng cao năng lực khai thác và nuôi trồng ...........................................72 3.3.2. Hỗ trợ hoạt động thu mua thuỷ sản .......................................................73 3.3.3. Nâng cấp công nghệ chế biến .................................................................74 3.3.4. Mở rộng thị trường xuất khẩu ................................................................75 3.3.5. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng ...........................................................76 3.4. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh ...........................................................................................77
- v 3.4.1. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ ......................................................78 3.4.2. Mở rộng thị trường xuất khảu ................................................................79 3.4.3. Xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu ..........................................80 3.5. Một số kiến nghị triển khai giải pháp đề xuất ...........................................81 KẾT LUẬN ..............................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ được viết tắt 1 HTX Hợp tác xã 2 CP Cổ phần 3 FTA Khu vực mậu dịch tự do đối với kinh doanh 4 OCOP One commune one product
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2021 .....................................................................................................36 Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 - 2021 ..............................................................39
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng .......................................12 Hình 1.2. Các dòng chopher (2011), trong chuỗ .......................................................14 Hình 1.3. Chuên lãnh điên lãnh đạo và điều phối chuỗi: Theo Hug: Theo Hugos (2010), .......................................................................................................................16 Hình 1.4. Chuh 1.4. động tái sản xuất. Chuỗi cung ứng khép kín tối đa hóa lợi ích kinh tế dự ...................................................................................................................17 Hình 1.5. Giri 1.5. triển chuỗi cung ứng, tăng cường liên kết theo chiều nga .........22 Hình 1.6. Ginh 1.6. cung ứng liên kết chặt chẽ, không bị đứt gãy. Li ......................23 Hình 2.1. Sơ đ thung ứng xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh gồm ..............................34 Hình 2.2. Số lượng tàu cá hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 – 2021 ...............................................................................................................38 Hình 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2021 ...........................................................................................................................43 Hình 2.4. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản và thuỷ sản chế biến của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2021 ................................................................................................44 Hình 2.5. Mô hình chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh gồm các thành ..........................................................................................................................54 Hình 2.6. Diện tích và giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2021 .......................................................................................................56 Hình 2.7. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2021 ...........................................................................................................................60
- ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh Học viên: Đàm Thị Thanh Hòa Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Bình 1, Mục tiêu Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu tổng thể của đề tài là phân tích thực trạng chuỗi cung ứng và thực trạng triển khai các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 – 2021, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng này trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: Những mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: Khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng; - Phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng, thực trạng các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 - 2021; - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 2, Nội dung chính Kết cấu luận văn bao gồm 3 phần với nội dung chính như sau: Trong chương 1, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết tổng quan về chuỗi chung ứng bao gồm các khái niệm, thành phần, phân loại và dòng chảy của chuỗi cung ứng. Trong đó làm nổi bật những nội dung cụ thể của tổng quan giải pháp phát triển chuỗi cung ứng như: Khái niệm, nguyên tắc xây dựng, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó cũng đưa ra những kinh nghiệm từ các địa phương khác. Trong chương 2, tác giả lựa chọn tập trung và nghiên cứu và phân tích hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thủy sản và nông sản giai đoạn 2017 – 2021. Tác giả
- x đã khái quát về mô hình chuỗi cung ứng của 2 mặt hàng và nêu ra các khâu trong chuỗi cung ứng từ đó nêu ra các giải pháp đang áp dụng cho việc phát triển chuỗi cung ứng của hai mặt hàng xuất khẩu thủy sản và nông sản. Đây là cơ sở để tác giả đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc xây dựng các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của hai mặt hàng này. Chương 3. Từ mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng của tỉnh Quang Ninh giai đoạn 2022-2025. Tác giả phân tích cơ hội và thách thức đối với phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng hai mặt hàng xuất khẩu thủy sản và nông sản của tỉnh Quảng Ninh 3, Kết luận – Khuyến nghị Thông qua những phân tích, tác giả đưa ra được những giải pháp thấy rằng có thể góp phần vào phát triển chuỗi cung ứng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Quảng Ninh như đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thì cần nâng cao năng lực khai thác và nuôi trồng, hỗ trợ hoạt động thu mua thuỷ sán, nâng cấp công nghệ chế biến, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường xuất khẩu; còn đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu thì cần đẩy mạng liên kết sản xuất, tiêu thụ; cần xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu để có thể mở rộng đa dạng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuỗi cung ứng là hệ thống các tổ chức, con người và cơ sở hạ tầng có liên quan đến việc đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung ứng là quá trình chuyển đổi từ các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất thành những sản phẩm hoàn chỉnh và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng (Christopher, 2011). Chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng đối với các thành phần trong chuỗi bởi liên kết trong chuỗi cung ứng đảm bảo các yếu tố đầu vào và đầu ra cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Đồng thời, quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Đối với nền kinh tế, xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và tạo động lực cho phát triển kinh tế bền vững. Phát triển chuỗi cung ứng là quá trình làm biến đổi, thúc đẩy, hoàn thiện số lượng và chức năng của các thành viên trong chuỗi cung ứng và chất lượng các mối liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng Negi và Anand 2014). Kết quả hướng của các giải pháp hướng tới là cải tiến, hoàn thiện chuỗi cung ứng hiện có và xây dựng các mô hình chuỗi cung ứng mới thoả mãn mục tiêu tối đa hoá giá trị cho toàn chuỗi cung ứng. Các giải pháp được thực hiện để phát triển chuỗi cung ứng bao gồm nâng cao năng lực sản xuất, chế biến; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; đầu tư nâng cấp các hoạt động hỗ trợ chuỗi cung ứng và các biện pháp đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Ngày nay, phát triển chuỗi cung ứng thường gắn với gia tăng giá trị cho sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Quảng Ninh là một trong số ít những địa phương có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đối thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy giao thương trong khu vực và quốc tế. Ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, tỉnh uỷ và UBND tỉnh Quảng Ninh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển hội nhập kinh tế quốc tế và khẳng định đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong giai
- 2 đoạn 2017 – 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh có sự tăng trưởng ổn định. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh là 1.420 triệu USD, đến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh đạt 1.852 triệu USD (Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2021). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Quảng Ninh gồm than, vật liệu xây dựng, dệt may, nông sản, thuỷ sản,… Trong đó, sự phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng nông sản, thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh còn tồn tại nhiều hạn chế như: Năng lực sản xuất thấp khiến chất lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu chưa cao, công nghệ trong khâu chế biến còn lạc hậu, nguồn nguyên liệu cho chế biến chưa đáp ứng yêu cầu (ví dụ, các nhà máy chế biến thuỷ sản của tỉnh chỉ hoạt động khoảng 40% công suất); xuất khẩu hàng nông sản thô, sản phẩm tươi sống chiếm tỷ trọng cao và thị trường xuất khẩu chưa đa dạng (riêng thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng khoảng 30%),… Nguyên nhân của thực trạng này là do sự thiếu liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu các mặt hàng này. Những hạn chế kể trên khiến giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu của địa phương còn thấp. Trong khi đó, nông sản, thuỷ sản không chỉ có vai trò quan trọng trong kinh tế địa phương mà còn là ngành sản xuất thu hút lượng lớn lao động của tỉnh. Do đó, cần thiết có các nghiên cứu về chuỗi cung ứng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Quảng Ninh (cụ thể trong nghiên cứu này là các mặt hàng nông sản, thuỷ sản) nhằm đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của các mặt hàng này. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng và phát triển chuỗi cung ứng. Ở một góc độ nhất định, liên quan đến luận văn này có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau: Tác giả Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2018) thực hiện đề tài “Nâng cao giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Luận án tiến sĩ đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và phát triển chuỗi giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.
- 3 Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và phân tích giá trị gia tăng cho doanh nghiệp ở từng khâu, từng hoạt động rất cụ thể trong chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Tác giả phân tích vấn đề dựa trên góc nhìn về kỹ thuật, thương mại, mối quan hệ giữa các đối tượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Nghiên cứu cũng chưa phân tích rõ về liên hệ mô hình chuỗi cung ứng với giá trị gia tăng trong chuỗi. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Tác giả La Nguyễn Thùy Dung (2017) nghiên cứu “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm lúa gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa ở tỉnh An Giang’’. Từ việc phân tích thực trạng sản xuất lúa, chế biến và tiêu thụ gạo trên địa bàn tỉnh An Giang; phân tích giá trị gia tăng và phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị; phân tích mức độ đóng góp từ giá trị gia tăng được phân phối đến thu nhập của hộ trồng lúa. Nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo, cải thiện thu nhập cho hộ trồng lúa tại An Giang, tác giả xuất một số giải pháp đối với nông hộ như: Nâng cao chất lượng lúa giống; nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và khả năng tiếp cận thị trường để giảm chi phí sản xuất; chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa nông hộ với nông hộ, nông hộ với thương lái và nông hộ với hợp tác xã, tổ hợp tác. Tác giả Vũ Đức Hạnh (2015) trong công trình “Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình” đã phân tích những ưu điểm và hạn chế của của các hình thức liên kết phổ biến trong tiêu thụ nông sản ở tỉnh Ninh Bình. Trong đó, hình thức liên kết phi chính thống, tức là hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp hay người thu gom trong tiêu thụ sản phẩm nhưng không qua hợp đồng chính thống, có mức độ tuân thủ các điều khoản thỏa thuận của hộ nông dân và của cơ sở thu gom thấp hơn so với các hình thức liên kết chính thống. Mặc dù vậy, đa số các hộ vẫn sẽ tiếp tục tham gia hình thức thỏa thuận này trong thời gian tới bởi vì hộ có thể bán được sản phẩm nhanh chóng, thủ tục đơn giản, giá cả được thỏa thuận phải chăng tùy theo biến động của thị trường. Tác giả Nguyễn Ngọc Trung (2018) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng ngành thuỷ sản tại tỉnh Bến Tre” đã phân tích về những
- 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc liên kết chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp với nhau, sự ảnh hưởng của việc tham gia vào chuỗi cung ứng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản tại tỉnh Bến Tre. Thông qua nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà quản lý sự hiểu biết về ảnh hưởng của liên kết chuỗi cung ứng lên kết quả kinh doanh. Tác giả đã chỉ ra để cải thiện kết quả kinh doanh, các tổ chức cần phảii tăng cường liên kết không chỉ với nhà cung cấp mà với cả khách hàng bởi vì cả hai loại liên kết trên đều ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra tầm ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng. Do đó để phát triển chuỗi cung ứng và tăng sự liên kết thì cần đẩy mạnh hợp tác với các đối tác bên ngoài, có sự cam kết mạnh mẽ, xây dựng niềm tin cũng như chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của tổ chức với các đối tác. Tác giả Huỳnh Thị Thu Sương (2012) tiến hành nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ”. Trong nghiên cứu, tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng đồ gỗ trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu phát triển hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ nhằm từng bước thiết lập hệ thống tương đương về đo lường, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá sự hợp tác và đề xuất các giải pháp khả thi. Tác giả Đinh Văn Thành (2010) với nghiên cứu “Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”, đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tham gia của hàng nông sản- một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu cũng như đi sâu phân tích, đánh giá cụ thể năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của 09 mặt hàng nông sản Việt Nam.
- 5 Tác giả Võ Hồng Tú & Nguyễn Thuỳ Trang (2022), Trường Đại học Cần Thơ với đề tài “Giải pháp phát triển chuỗi giá trị Khóm Cầu Đức tỉnh Hậu Giang”, đăng trên tạp chí Khoa học đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu về Khóm cầu Đức là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh Hậu Giang tuy nhiên thì thực trạng sản xuất và tiêu thụ của ngành hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Thông qua những công cụ phân tích chuỗi giá trị, nghiên cứu chỉ ra rằng kênh tiêu thụ thông qua thương lái vẫn là kênh chính, chiếm tỷ trọng khoảng 89%, tỷ lệ ký hợp đồng tiêu thụ giữa nông dân với doanh nghiệp còn khá hạn chế. Kênh tiêu thụ thông qua du lịch cộng đồng đã góp phần mang về giá trị gia tăng cao cho người nông dân. Về cơ cấu chi phí sản xuất khóm, kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí giống, phân và lao động thuê chiếm tỷ trọng lớn. Để phát triển sinh kế cho nông hộ trồng khóm, tiết giảm chi phí là tất yếu và cụ thể là chi phí giống và đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa để giảm chi phí thuê mướn lao động. Có thể thấy, các nghiên cứu trước đây đã hệ thống hoá các lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; các lý luận về phát triển mô hình chuỗi ứng và chuỗi giá trị theo tiếp cận giá trị gia tăng. Các nghiên cứu đã đề cập tới các chuỗi giá trị của các mặt hàng xuất khẩu như nông sản, thuỷ sản theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong các nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng và liên kết giá trị của một hoặc một nhóm mặt hàng của một địa phương hoặc nghiên cứu chung cho Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu đã công bố nào về phát triển chuỗi cung ứng đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh. Cũng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về thực trạng triển khai các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thuỷ sản đã được tỉnh Quảng Ninh áp dụng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng thể: Mục tiêu nghiên cứu tổng thể của đề tài là phân tích thực trạng chuỗi cung ứng và thực trạng triển khai các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 – 2021, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng này trong
- 6 thời gian tới. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, những mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: - Khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng; - Phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng, thực trạng các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 - 2021; - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực: thuỷ sản xuất khẩu và nông sản xuất khẩu và các giải pháp đang áp dụng nhằm phát triển chuỗi cung ứng của các sản phẩm này tại tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu về thực trạng chuỗi cung ứng và các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Quảng Ninh được thu thập trong giai đoạn 5 năm 2017 – 2021. Tác giả lựa chọn thời gian này bởi đây là thời gian tỉnh Quảng Ninh thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tái cơ cấu các ngành sản xuất của tỉnh, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp đề xuất phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh được đề xuất cho giai đoạn 2022 – 2025 - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm than, vật liệu xây dựng, nông sản, thuỷ sản, dệt may,… Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả lựa chọn nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu của hai nhóm mặt hàng xuất khẩu chính là nhóm hàng thuỷ sản và nhóm
- 7 hàng nông sản. Lý do là chuỗi cung ứng của các nhóm hàng này có sự tham gia của nhiều mắt xích khác nhau như các hộ sản xuất nông nghiệp, ngư dân, các hợp tác xã, các tiểu thương, các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu,.... Đồng thời, đây là những chuỗi cung ứng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết, dịch bệnh, thường xảy ra sự mất cân bằng về cung - cầu. Trong khi đó, những ngành sản xuất này lại đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương do thu hút lượng lớn lao động và đóng góp khoảng 30% trong quy mô kinh tế của địa phương. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Quy trình nghiên cứu Trong nghiên cứu này, quy trình thực hiện nghiên cứu của tác giả như sau: Bối cảnh và thực trạng Cơ sở lý luận về chuỗi chuỗi cung ứng mặt hàng Sự cần thiết cung ứng và phát triển nghiên cứu xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh chuỗi cung ứng Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng Đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng Các bước trong quy trình nghiên cứu của luận án: Bước 1: Phân tích tính cấp thiết của đề tài qua việc phân tích cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và phát triển chuỗi cung ứng, đồng thời đánh giá bối cảnh và thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh để thấy được sự cần thiết nghiên cứu
- 8 Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở tính cấp thiết nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, tác giả đã xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Cụ thể, tác giả đã rà soát các công trình nghiên cứu đã công bố, đặc biệt chú trọng các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng ở khu vưc Quảng Ninh để xác lập các mục đích và phạm vi nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của đề tài được xác định là phân tích thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng này. Bước 3: Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng này. Bước 4: Đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu. Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng. Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng, thực trạng các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2017 – 2021. Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu để lập luận cho các giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng của các sản phẩm này tại tỉnh Quảng Ninh. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 233 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn