intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hình thức công - tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hình thức công - tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các chiến lược và giải pháp cho các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống VTHKCC theo hình thức đầu tư công - tư trên địa bàn Tỉnh, từ đó đưa ra các khuyến nghị và giải pháp để phát triển hệ thống bền vững và hiệu quả nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hình thức công - tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔ TẤN VIỆT PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT THEO HÌNH THỨC CÔNG - TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110 MÃ SỐ HỌC VIÊN: 2141444 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023
  2. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và Tên: Ngô Tấn Việt Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 15/07/1995 Nơi sinh: Quảng Nam Quê quán: Bình Phước Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 160 đường 154, P. Tân Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM Điện thoại: 0365132074 Email: baptanviet@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Đại học Hệ đào tạo: Vừa làm vừa học Thời gian đào tạo: năm 2015 – 2019 Nơi học: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh Ngành học: Công nghệ Kỹ Thuật Ô tô Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: 2019 2. Thạc sĩ Hệ đạo tạo Thời gian đào tạo: 2020 - 2022 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM Ngành học: Quản lý kinh tế Tên đồ án, luận văn hoặc môn thi tốt nghiệp: “Phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: 10h15 ngày 28/5/2023 tại phòng F1-704 Khoa kinh tế Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Khánh III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Từ tháng 06/2017 Trung Tâm SHLX Đại Giáo viên đến nay Học An Ninh Nhân Dân
  3. TÓM TẮT Đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, điều này dẫn đến nhu cầu phát triển loại hình vận tải hành khách phù hợp. Trong đó, loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhờ tính linh hoạt, chi phí đầu tư hợp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội cao, không chỉ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà còn là xu hướng di chuyển trọng yếu trong tương lai của hầu hết các thành phố trên thế giới. Mục tiêu của đề tài là đề xuất chiến lược phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hình thức đối tác công - tư tại tỉnh Đồng Tháp và đề ra các giải pháp khả thi để triển khai chiến lược. Luận văn đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp chuyên gia. Công cụ sử dụng để thực hiện là EFE, IFE, PESTLE, SWOT, QSPM, cụ thể: Phân tích môi trường kinh doanh, khái quát điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ; Tổng hợp hình thành ma trận SWOT để hình thành các nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT; Ma trận hoạch định chiến lược QSPM cho điểm hấp dẫn đối với lần lượt các nhóm chiến lược. Từ đó chọn các chiến lược ưu tiên cho phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hình thức đầu tư công – tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Kết quả nghiên cứu luận văn đã đề xuất được các nhóm giải pháp để thực hiện chiến lược ưu tiên bao gồm: tăng cường quản lý quy hoạch tích hợp, tăng cường quản lý đảm bảo hiệu quả hoạt động, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật cơ chế chính sách, nâng cao mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý giao thông, phát triển nguồn nhân lực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
  4. ABSTRACT The urbanization process is rapidly taking place, leading to the demand for the development of a suitable passenger transportation mode. Among them, the public bus transportation mode is highly favored by most cities due to its flexibility, reasonable investment cost, and high socio-economic efficiency, not only at present but also as a development trend in the future. The objective of the study is to formulate a strategy for “The development of a public bus transportation system through public-private partnerships (PPP) contract in Dong Thap” and propose solutions for implementing the strategy. The thesis has used descriptive statistical methods, synthesis statistics, comparative methods, and expert methods. The tools used to implement this include EFE, IFE, PESTLE, SWOT, and QSPM matrices, specifically: Analyzing the business environment to outline strengths, weaknesses, opportunities, and threats; Synthesizing the SWOT matrix to form strategic groups: SO, ST, WO, and WT; Formulating the QSPM matrix to prioritize strategic groups. From there, selecting priority strategies for developing the public bus transportation system through PPP contract in Dong Thap; Proposing solution groups to implement priority strategies, including enhancing integrated planning management, enhancing operational management, improving legal documents, policies, and mechanisms, improving the relationship between the public sector (government) and private sector (business), developing infrastructure, organizing traffic management, and developing human resources for public bus transportation.
  5. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những sự giúp đỡ và hỗ trợ từ các thầy cô và nhân viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh, giảng viên hướng dẫn Luận văn và giảng dạy các kiến thức môn Tài chính công và ngân sách nhà nước. Thầy đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và hướng dẫn tận tình, những kiến thức này không chỉ giúp tôi hoàn thành tốt Luận văn trong suốt quá trình nghiên cứu mà còn giúp tôi áp dụng vào thực tiễn và hỗ trợ công việc của mình. Đồng thời, tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các lãnh đạo của Sở, Ban, ngành của Tỉnh Đồng Tháp vì đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …tháng…năm…… Học Viên Ngô Tấn Việt
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 6 năm 2023 Học viên Ngô Tấn Việt
  7. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. iii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu trước ................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7 6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 8 7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 9 8. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 9 Chương 1: ...................................................................................................................... 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT THEO HÌNH THỨC CÔNG – TƯ ......... 10 1.1 Sự cần thiết và yêu cầu khi xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của hệ thống .............................................................................................. 10 1.2 Khái quát về VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công – tư ......................... 11 1.2.1 Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt ........................................................ 11 1.2.2 Công - tư và vai trò của công - tư trong phát triển dự án công cộng ........... 15 1.3 Khung lý thuyết về phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư .................................................................................................... 18 1.3.1 Khái niệm về phát triển hệ thống VTHKCC theo hình thức công - tư ........ 18 1.3.2 Cách tiếp cận phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư ................................................................................................ 19 1.3.3 Nội dung phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư ........................................................................................................ 21 1.3.4 Các nguyên tắc phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư ................................................................................................ 22 1.4 Các tiêu chí, chỉ tiêu, phương pháp xác định chiến lược phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư ........................................... 24 1.4.1 Các tiêu chí phát triển bền vững của hệ thống ............................................. 24
  8. 1.4.2 Các chỉ tiêu phát triển bền vững của hệ thống ............................................. 26 1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức hợp tác đối tác công - tư .............................................. 26 1.5.1 Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống ....... 26 1.5.2 Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống ....... 28 1.6 Kinh nghiệm về phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư và bài học rút ra cho tỉnh Đồng Tháp ................................................ 29 1.6.1 Kinh nghiệm các nước trên thế giới............................................................. 29 1.6.2 Kinh nghiệm tại một số đô thị Việt Nam ..................................................... 31 1.6.3 Kinh nghiệm về phát triển dự án đầu tư hợp tác công - tư có liên quan...... 32 1.6.4 Bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư cho tỉnh Đồng Tháp ............................................... 33 Chương 2: ...................................................................................................................... 36 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT THEO HÌNH THỨC CÔNG - TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP .... 36 2.1 Tổng quan thực trạng về phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư tại tỉnh Đồng Tháp ............................................................. 36 2.1.1 Tổng quan về mạng lưới VTHKCC tại tỉnh Đồng Tháp ............................. 36 2.1.2 Tổng quan thực trạng hợp tác đầu tư công - tư trong phát triển hệ thống ... 36 2.2 Các tiêu chí, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá thực trạng phát triển bền vững hệ thống VTHKCC theo hình thức công tư tại tỉnh Đồng Tháp .................................... 38 2.2.1 Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển bền vững hệ thống VTHKCC theo hình thức công tư tại tỉnh Đồng Tháp ......................................... 38 2.2.2 Phương pháp xác định chiến lược phát triển bền vững hệ thống VTHKCC theo hình thức công tư tại tỉnh Đồng Tháp ........................................................... 39 2.3 Phân tích thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư tại tỉnh Đồng Tháp ...................... 41 2.3.1 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống ..................................................................................................................... 41 2.3.2 Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống ..................................................................................................................... 48 2.4 Đánh giá chung thực trạng phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư tại tỉnh Đồng Tháp ............................................................. 55 2.4.1 Đánh giá một số chỉ tiêu khai thác và tiếp cận dịch vụ xe buýt .................. 55 2.4.2 Những mặt được và các hạn chế trong phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư tại tỉnh Đồng Tháp ................. 58 2.4.3 So sánh dịch vụ VTHKCC tại các địa phương khác trong cả nước ............ 63
  9. 2.4.4 Đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài ........ 65 Chương 3: ...................................................................................................................... 68 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT THEO HÌNH THỨC CÔNG - TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ................ 68 3.1 Định hướng phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư trên địa bàn Tỉnh Đồng tháp .............................................................. 68 3.1.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 68 3.1.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 68 3.1.3 Các chiến lược phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư trên địa bàn Tỉnh Đồng tháp.................................................. 69 3.2 Giải pháp chiến lược phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ...................................................... 76 3.2.1 Các giải pháp chung cho các chiến lược ...................................................... 76 3.2.2 Các giải pháp cụ thể cho từng chiến lược phát triển bền vững hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức công - tư trên địa bàn Tỉnh Đồng tháp .. 77 3.3 Các kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển bền vững hệ thống VTHKCC theo hình thức đầu tư công - tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ....... 84 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................i PHỤ LỤC I ...................................................................................................................... v CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT THEO HÌNH THỨC CÔNG – TƯ ............................................................................................. v PHỤ LỤC II............................................................................................................... xviii KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TUYẾN BUÝT TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................................................................................................... xviii PHỤ LỤC III ................................................................................................................. 24 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VTHKCC BẰNG XE BUÝT TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................................................................................ 24 PHỤ LỤC IV ................................................................................................................. 38 DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH ĐỒNG THÁP PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH ......................................................................................................... 38 PHỤ LỤC VI ................................................................................................................. 39 VỐN ĐẦU TƯ CSHT ĐỂ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................................................................................ 39
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CLDV Chất lượng dịch vụ CSHT Cơ sở hạ tầng GTCC Giao thông công cộng GTVT Giao thông vận tải GTTM Giao thông thông minh HK Hành khách KHCN Khoa học công nghệ KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông PTVT Phương tiện vận chuyển PTBV Phát triển bền vững PTCC Phương tiện công cộng PTCN Phương tiện cá nhân QLNN Quản lý nhà nước SGTVT Sở Giao thông Vận tải QLBT GTCC&ĐKT Quản lý - bảo trì Giao thông công cộng và Đăng kiểm thủy VTHKCC Vận tải hành khách công cộng i
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Ma trận QSPM ............................................................................................... 41 Bảng 2.1 Các tuyến VTHKCC bằng xe buýt hiện hữu tại tỉnh Đồng Tháp .................. 49 Bảng 2.2 Giá vé xe buýt tại Đồng Tháp ........................................................................ 53 Bảng 2.3 Mức độ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân bằng xe buýt tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 – 2020 .......................................................................................... 56 Bảng 2.4 So sánh các chỉ tiêu mức độ khai thác hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh thành phố và Hà Nội ............................................................... 57 Bảng 2.5 So sánh các chỉ tiêu phát triển hệ thống VTHKCC của Đồng Tháp với một số tỉnh thành phía Nam và Hà Nội ..................................................................................... 58 Bảng 2.6 So sánh khả năng thích ứng của Dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Đồng Tháp với các tỉnh thành phố .......................................................................................... 63 Bảng 2.7 Ma trận Đánh giá các yếu tố bên trong IFE ................................................... 65 Bảng 2.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE .................................................. 66 Bảng 3.1 Ma trận QSPM cho nhóm S - O ..................................................................... 72 Bảng 3.2 Ma trận QSPM cho nhóm S - T ..................................................................... 72 Bảng 3.3 Ma trận QSPM cho nhóm W - O ................................................................... 73 Bảng 3.4 Ma trận QSPM cho nhóm W - T .................................................................... 74 Bảng 3.5 Mức độ ưu tiên các nhóm chiến lược ............................................................. 75 ii
  12. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ phân loại Tuyến VTHKCC bằng xe buýt............................................. 13 Hình 1.2 Mô hình phát triển bền vững .......................................................................... 19 Hình 2.1 Đồ thị biểu diễn tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 2011-2022 ...... 42 Hình 2.3 Hiện trạng CSHT phục vụ xe buýt tại tỉnh Đồng Tháp .................................. 51 Hình 2.4 Sơ đồ cấp quản trị chiến lược VTHKCC tỉnh Đồng Tháp ............................. 52 Hình 3.1 Đề xuất quản lý quy hoạch tích hợp trong đô thị ........................................... 79 Hình 3.2 Nhà chờ xe buýt hỗ trợ NKT tại HCM và Hà Nội ......................................... 83 iii
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, điều này dẫn đến sự gia tăng của phương tiện giao thông công cộng với tốc độ gia tăng ngày càng lớn, tạo ra những thách thức lớn về giao thông cho các thành phố lớn trên thế giới và ở Việt Nam. Để giải quyết tình trạng này, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt điển hình, trong đó có quyết định số 13/2015/QĐ-TTg, quy định rõ về quy hoạch, đầu tư và phát triển, ưu tiên bố trí đầy đủ kinh phí từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ hoạt động điều chỉnh và thực hiện các giải pháp khuyến khích khai thác VTHKCC. Tại Việt Nam, hầu hết các thành phố sử dụng loại hình VTHKCC chủ yếu là xe buýt đô thị. Hiện nay, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại bằng xe buýt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt khoảng 10%, các thành phố khác chỉ đạt dưới 5%. Trong khi đó, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại bằng PTCC ở các thành phố tương tự trên thế giới rất cao (thường >25%). Ngoài ra, xe buýt mới chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của một số tầng lớp như học sinh, sinh viên, người cao tuổi, chưa thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân. Trong những năm gần đây, hệ thống xe buýt đã cải thiện nhưng vẫn chưa thu hút đủ hành khách. Nguyên nhân gồm hệ thống xe cũ nát, ô nhiễm, thiếu tiện ích như wifi và thông tin lộ trình. Thu nhập thấp làm giảm chất lượng dịch vụ và hạ tầng xe buýt cũng còn hạn chế. Giá vé cao so với thu nhập và thiếu bãi giữ xe làm cho nhiều người không sử dụng xe buýt. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng đã giải quyết nhiều khía cạnh của lĩnh vực VTHKCC như: xây dựng các mô hình quản lý, hoàn thiện công tác QLNN, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá, tăng cường hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ…Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt theo hình thức đầu tư công - tư hướng bền vững cho địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, để tiến hành đánh giá lại thực trạng nhằm đề ra các kế hoạch, giải pháp, phương hướng nhằm hỗ trợ thực hiện phát triển, tinh chỉnh dịch vụ, tối ưu hệ thống VTHKCC theo hình thức đầu 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2