intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chỉ ra tồn tại trong phát triển bền vững kinh tế rừng và những nguyên nhân của các tồn tại đó tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ HOÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ HOÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI HUY NHƯỢNG THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ: “Phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ số liệu và kết quả phân tích được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tác giả Trần Thị Hoài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Bùi Huy Nhượng - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Trần Thị Hoài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2 4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 3 Chương 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG BỀN VỮNG .................................................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận về rừng .............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm rừng ..................................................................................... 4 1.1.2. Vai trò của rừng .................................................................................... 6 1.1.3. Phân loại rừng .................................................................................... 13 1.2. Phát triển kinh tế rừng bền vững ............................................................ 20 1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế bền vững ................................................ 20 1.2.2. Phát triển kinh tế rừng ........................................................................ 24 1.2.3. Nội dung phát triển kinh tế rừng bền vững ......................................... 25 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế rừng ....................................... 26 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng phát triển kinh tế rừng bền vững ....................... 27 1.3.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên ....................................................... 27 1.3.2. Các nhân tố về kinh tế - kỹ thuật ........................................................ 28 1.3.3. Nhóm nhân tố nguồn lực xã hội .......................................................... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 1.4. Kinh nghiệm phát triển ngành rừng ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Vân Đồn ................................................. 30 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 30 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế rừng tại một số huyện của tỉnh Quảng Ninh .................................................................................. 32 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Vân Đồn trong việc phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững ................................................ 33 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 35 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 35 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 35 2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................. 35 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 36 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 37 2.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế ............................................................................. 37 2.3.2. Các chỉ tiêu xã hội .............................................................................. 37 2.3.3. Các chỉ tiêu môi trường ...................................................................... 37 2.3.4. Chỉ tiêu về nhận thức của người dân về bảo vệ rừng........................... 38 Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH .......... 39 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Vân Đồn ảnh hưởng phát triển bền vững............................................................................... 39 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 39 3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 41 3.1.3. Điều kiện xã hội ................................................................................. 49 3.2. Thực trạng phát triển bền vững kinh tế rừng tại huyện Vân đồn tỉnh Quảng Ninh .................................................................................. 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế rừng .................................................... 51 3.2.2. Phát triển bền vững kinh tế rừng và tác động tới các vấn đề xã hội ..... 63 3.2.3. Phát triển bền vững kinh tế rừng và các vấn đề môi trường ................ 65 3.3. Đánh giá chung về công tác phát triển bền vững kinh tế rừng tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh ................................................. 67 3.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 67 3.3.2. Một số tồn tại trong phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân đồn, tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 68 3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ....................................................... 69 Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................ 71 4.1. Phương hướng phát triển rừng tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.......... 71 4.1.1. Mục tiêu ............................................................................................. 71 4.1.2. Nhiệm vụ ............................................................................................ 71 4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế rừng tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 73 4.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới công tác tổ chức và chính sách ............. 73 4.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững kinh tế rừng ..................... 75 4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho cộng đồng .............................................................................. 78 4.2.4. Các giải pháp khác.............................................................................. 79 4.3. Những kiến nghị đối với UBND huyện Vân Đồn trong công tác phát triển rừng ...................................................................................... 80 KẾT LUẬN ................................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý BVR-PCCCR : Bảo vệ rừng - Phòng cháy chữa cháy rừng KT-XH : Kinh tế - xã hội PTNT : Phát triển nông thôn PTTH : Phổ thông trung học TDTT : Thể dục thể thao THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Giá trị lâm sản ngoài gỗ của Indonesia ..................................... 11 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất giai đoạn 2005-2010 ....................................... 42 Bảng 3.2. Cơ cấu ngành kinh tế................................................................ 42 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và tăng trưởng ngành nông nghiệp .................. 44 Bảng 3.4. Diện tích và sản lượng một số loại cây trồng ........................... 45 Bảng 3.5. Tình hình chăn nuôi ................................................................. 46 Bảng 3.6. Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh theo đơn vị hành chính.... 51 Bảng 3.7. Diện tích đất lâm nghiệp huyện Vân Đồn năm 2013 ................. 52 Bảng 3.8. Diện tích rừng trồng huyện Vân Đồn từ 2010 - 2013 ................ 54 Bảng 3.9. Kết quả công tác tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng ............ 56 Bảng 3.10. Tình hình khai thác sản phẩm lâm nghiệp huyện Vân Đồn năm 2010 - 2013 ....................................................................... 59 Bảng 3.11. Bảng đánh giá các loại cây lâm nghiệp ..................................... 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước, có ý nghĩa rất to lớn về kinh tế, quốc phòng, an ninh, phòng hộ, môi trường sinh thái. Rừng có vị trí quan trọng đối với nghề sản xuất vật chất đáp ứng nhu cầu đời sống của con người. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, rừng càng khẳng định vị trí của mình thông qua các mặt hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ lâm sản, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Hơn nữa sự duy trì phát triển kinh tế rừng là rất tất yếu khách quan phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội vùng miền núi. Diện tích đất lâm nghiệp tại huyện Vân Đồn chiếm khoảng 52% diện tích đất tự nhiên. Ngành lâm nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế tại huyện Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Đặc biệt phát triển rừng mang lại những hiệu quả kinh tế rất lớn. Những thuận lợi từ việc phát triển ngành lâm nghiệp đã thu hút nhiều hơn sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, phát triển kinh tế rừng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có của huyện Vân Đồn, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, còn bộc lộ nhiều yếu kém, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Một vài năm trở lại đây, tài nguyên rừng tại Vân Đồn đang có dấu hiệu cạn kiệt, môi trường sinh thái rừng có chiều hướng suy thoái, đời sống người dân có nguy cơ tách khỏi rừng, người dân sống phụ thuộc vào rừng chưa tìm được kế mưu sinh bền vững, hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đứng trước những vấn đề cấp thiết trên, việc đưa ra những chiến lược phát triển mang tính hiệu quả cao và bền vững là vô cùng quan trọng. Việc tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế, bảo vệ rừng chính là hành động góp phần thúc đẩy kinh tế huyện miền núi ổn định hơn, góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá cũng như nâng cao đời sống của nhân dân. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 2. Mục đích nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Thông qua đánh giá thực trạng phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế rừng một cách bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 2.2 Mục tiêu riêng Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững kinh tế rừng Phân tích thực trạng phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chỉ ra tồn tại trong phát triển bền vững kinh tế rừng và những nguyên nhân của các tồn tại đó tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp nhằm phát triển kinh tế rừng bền vững của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu phát triển kinh tế rừng bền vững từ năm 2010 - 2013 Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế rừng bền vững trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 4. Ý nghĩa của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực là căn cứ, cũng như gợi ý hữu ích cho các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu đề tài liên quan tới phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững Với việc đánh giá thực trạng kinh tế rừng, tình hình sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Vân Đồn, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, đề tài sẽ là căn cứ cũng như nguồn tài liệu tham khảo giúp cho huyện Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung có thể đưa ra các giải pháp, quy hoạch nhằm phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho bà con nông dân trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung nghiên cứu gồm 4 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế rừng bền vững. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chương 4: Một số giải pháp phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở lý luận về rừng 1.1.1. Khái niệm rừng Rừng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế, rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thức sự có được từ thế kỷ XIX. Cùng với sự ra đời của sinh thái học, các khái niệm về rừng và khoa học rừng dần dần được sáng tỏ: Theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái rừng được xem như là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển Mặt khác trên cơ sở học thuyết về rừng của morodov, Sukasov thì rừng được coi là một sinh địa quần lạc (Biogeocenose). Thực ra thì hai học thuyết này là không khác nhau về bản chất, nhung mỗi học thuyết nhấn mạnh về một khía cạnh đặc trưng riêng của rừng. Cả hai học thuyết đều sử dụng các nguyên lý cơ bản của sinh thái học khi nghiên cứu một đơn vị tự nhiên trong sinh quyển. Chung đều được thừa nhận và sử dụng trong khoa học nghiên cứu về rừng. Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên bao gồm các yếu tố sống và không sống, giữa chúng có sự trao đổi vật chất và năng lượng tạo nên một hệ thống ổn định. Nói cách khác, hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và các yếu tố môi trường vật lý, trong đó có sự tương tác giữa chúng với nhau. Các yếu tố môi trường vật lý trong hệ sinh thái bao gồm khí hậu (như nhiệt độ, độ ẩm), ánh sáng, không khí và các yếu tố dinh dưỡng (như N, P, K, Ca, Mg, Mo, H2O). Quần xã sinh vật bao gồm các loài thực vật, động vật, vi sinh vật. Đây là thành phần sống và biến động nhất trong hệ sinh thái. Xét về quan hệ dinh dưỡng, người ta chia các sinh vật ra làm 2 nhóm: (l) Sinh vật tự dưỡng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 hay sinh vật sản xuất, chủ yếu là các cây xanh có khả năng chuyển hóa năng lượng mặt trời nhờ quá trình quang hợp; (2) Sinh vật dị dưỡng bao gồm sinh vật tiêu thụ (chủ yếu là các loại động vật) và các sinh vật phân hủy (nấm và các vi sinh vật). Các sinh vật tiêu thụ lại được chia thành sinh vật tiêu thụ bậc 1, tiêu thụ bậc 2, tiêu thụ bậc 3. Học thuyết về "Quần lạc sinh địa" được Sukasov đưa ra vào năm 1964. Theo Sukasov quần lạc sinh địa là tổng hợp trên mặt đất nhất định các hiện tượng tự nhiên đồng nhất (khí quyển, đá mẹ, đất, thảm thực vật, thế giới động vật, vi sinh vật và các điều kiện thủy văn) có đặc thù riêng về sự tương tác giữa các hợp phần tổ thành. Chúng là một thể thốn ơ nhất biện chứng giữa các mâu thuẫn nội tại, và luôn vận động phát triển không ngừng. Theo nghĩa chung, quần lạc sinh địa là một khái niệm rộng bao gồm cả quần lạc sinh địa rừng và quần lạc sinh địa đồng cỏ. Một quần lạc sinh địa bao gồm các thành phần chủ yếu như sinh cảnh (ánh sáng, khí hậu, đất) và các quần lạc sinh vật (quần lạc thực vật, quần lạc động vật, quần lạc vi sinh vật). Bản chất của mối quan hệ giữa các hợp phần trong quần lạc sinh địa là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Sukasov gọi đây là quá trình sinh địa quần lạc, nó quyết định quá trình phát triển và diễn thế rừng. Mỗi một kiểu rừng có một quá trình sinh địa quần lạc đặc trưng do tổ thành tầng cây cao giữ vai trò quyết định. Trong đó loài cây lập quần ưu thế sinh thái) có vai trò chủ đạo trong việc hình thành nặn hoàn cảnh bên trong của quần thể (tiểu hoàn cảnh rừng). Chỉ có quần thể thực vật rừng mới có khả năng tạo nên "nội cảnh" riêng biệt khác với môi trường ba ngoài. Do vậy, đặc trưng cơ bản nhất của rừng là trong tô thành thực vật, loài cây cao phải chiếm ưa thế. Chúng có một mật độ nhất định mọc chung với nhau trên một diện tích nhất định luôn có sự tác động tương hô giữa các cây rừng với nhau và với môi trường tạo nên một tiểu hoàn cảnh riêng biệt... Quần lạc sinh địa rừng được hiểu là một khoảng rừng nhất định có sự đồng nhất về tổ thành cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 Nghĩa là đồng nhất về thảm thực vật, thế giới động vật, thế giới vi sinh vật, các điều kiện về khí hậu, đất đai. Trong đó có sự đồng nhất về các quá trình tác động qua lại lẫn nhau, có cùng một kiểu trao đổi vật chất và năng lượng giữa các hợp phần trong quần lạc và với môi trường. 1.1.2. Vai trò của rừng Rừng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về nguồn tài nguyên sinh vật. Rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong t ự nhiên. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên cảnh quan vì có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng có vai trò như sau: - Vai trò đối với môi trường + Khí hậu Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc giảm lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống trái đất, do rừng có độ che phủ lớn, rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và điều hòa lượng carbon trên trái đất do vậy rừng có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các loại thực vật sống có khả năng tích trữ lượng carbon trong khí quyển, vì vậy sự tồn tại của thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại hiện tượng nóng dần lên của trái đất. Theo thống kê thì trong đất (tính đến độ sâu 30m) carbon trong sinh khối và trong toàn bộ hệ sinh thái rừng là 638 Gt (Giga), lượng carbon này lớn hơn nhiều so với lượng carbon có trong khí quyển, do đó trong nghị định thư Kyoto nêu lên các giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính là tăng cường các hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái. Mối quan hệ giữa rừng và biến đổi khí hậu rất phức tạp.Các khu rừng một mặt có thể làm giảm biến đổi khí hậu bằng cách hấp thu carbon, trong khi mặt khác rừng có thể góp phần làm biến đổi khí hậu bị suy thoái hoặc phá hủy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 Phát triển công nghiệp cùng với việc gia tăng dân số, vấn đề về đất sản xuất và cư ngụ ngày càng được quan tâm. Đất đai không sinh thêm, muốn có chổ ở và làm việc con người buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng của rừng, điều này đồng nghĩa với việc tài nguyên rừng đang suy giảm và kéo theo những hậu quả nặng nề. Theo FAO (tổ chức lương thực thế giới) tính đến tháng 2/2011, cả thế giới đã mất hơn 13 triệu ha rừng, chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, rừng chỉ còn chiếm 31% diện tích các châu lục toàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ ha. Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC công bố năm 2007 cho thấy 20% lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính của thế giới được gây ra bởi việc sử dụng rừng cho mục đích khác bao gồm cả việc sử dụng rừng cho nông nghiệp đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho trái đất nóng dần lên. Trong thế kỉ XX, nhiệt độ trái đất tăng từ 0.20C đến 0.60C, tiếp tục trong suốt thế kỉ XXI, theo dự đoán của các nhà khoa học nhiệt độ của trái đất có thể tăng từ 1.10C đến 6.40C từ đây đến năm 2100, tuy nhiên theo khảo sát hiện tượng ấm dần lên của trái đất vẫn tiếp tục sau năm 2100 dù cho con người có ngừng thải khí độc gây hiệu ứng nhà kính đi chăng nữa, những thay đổi của khí hậu đang diễn ra hằng ngày hàng giờ bên cạnh chúng ta mà chúng ta là nạn nhân của hành động vô ý thức của chính bản thân mình. + Đất đai Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất: Đất tốt cho rừng hưng thịnh. Ở những nơi có rừng, đất được bảo vệ khá tốt, hạn chế hiện tượng bào mòn, sạt lở, nhất là ở những nơi có địa hình dốc, lớp đất mặt không bị mỏng giữ được hệ thống vi sinh vật và các khoáng, chất hữu cơ có trong đất. Cây cối lấy chất dinh dưỡng từ đất và trả lại cho đất một lượng sinh khối rất lớn, đây là nguồn làm cho đất rừng ngày càng trở nên màu mỡ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 Rừng mất thì đất kiệt, đất kiệt thì rừng cũng suy vong. Ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thoái hóa diễn ra mãnh liệt và nhanh chóng, khiến cho các vùng đất này hình thành khu đất trống, đồi trọc, trơ sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độ chua tăng cao, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến các sinh vật. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi cũng diễn ra nhanh, đất không còn độ bám dễ bị sạt lở. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói,quá trình đất mất mùn và thoái hóa sẽ xảy ra rất nhanh chống và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rữa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, đá ong, lại tăng cường lên làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Hiện nay nguồn tài nguyên đất đặc biệt là đất rừng đang ngày càng bị suy giảm do đó cần phải có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí nguồn đất và đất rừng để bảo vệ và phát huy tối đa tiềm năng của tài nguyên này. Bảo vệ nguồn nước, chống lũ lụt, giảm ô nhiễm môi trường Một vai trò không kém phần quan trọng của rừng là điều hòa nguồn nước, giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm, hạn chế hiện tượng lắng đọng, dòng sông, lòng hồ. Tăng lượng nước vào mùa khô, hạn chế nước vào mùa lũ. Một số nhà khoa học tin rằng lưu lượng nước chảy bề mặt giảm đi ở những nơi có đất rừng so với những khu vực đất trống đồi trọc đặc biệt là đất nông nghiệp, thông tin này được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu khác nhau có sử dụng hàng loạt kỹ thuật khác nhau. Nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng lưu lượng dòng chảy mặt tại nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với các khu vực canh tác nông nghiệp. Thêm vào đó rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn so với rừng trồng trong việc giảm dòng chảy mặt, nguyên nhân là do rừng trồng có lớp thảm mục ít và đã bị cơ giới hóa. Đây là yếu tố quan trọng của rừng trong việc ngăn chặn và làm giảm tác động của các cơn lũ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 Rừng còn là một nhà máy xử lí nước thải và cung cấp không khí trong lành khổng lồ. Rừng Cần Giờ tính theo lí thuyết có khả năng chịu tải lên đến 158.5m3/m2/năm, giữ một nhiệm vụ quan trọng là giảm tải ô nhiễm từ TP.Hồ Chí Minh ra biển Đông, hệ thống cây ngập mặn và tảo hấp thu CO2 thải O2 là “lá phổi xanh” của hơn 10 triệu dân thành phố. Rừng còn là một hệ thống rào chắn tự nhiên, chống lại hiện tượng cát bay, cát lấn, bảo vệ các vùng đất nội địa và hệ thống đê biển. Cung cấp các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng cho con người trong nhiều lĩnh vực như: Thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ nội thất, dược liệu, nghiên cứu khoa học,… + Đa dạng sinh học Việt Nam nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương, trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc xuống phía Nam với khoảng 1.650km. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên đất liền là 29.241km2 gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Về khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á nhiệt đới, ôn đới núi cao. Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu đã tạo nên tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và đặc sắc của Việt Nam, thể hiện ở trong các khu rừng rộng lớn về loài và nguồn gen. Đa dạng loài bao gồm: 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển.Rừng cung cấp nguồn gen về thực vật và động vật với 14.000 nguồn gen được bảo tồn và lưu giữ. Để gìn giữ nguồn tài nguyên đa dạng phong phú này, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu, quan trọng như: Độ che phủ của rừng liên tục tăng; mở rộng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên; thực hiện các hình thức bảo tồn chuyển chỗ bước đầu được phát triển; phát triển nhăn nuôi các loài nguy cấp quý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 hiếm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã dạt được trong thời gian qua công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã và đang có thách thức nhất định, đó là các hệ sinh thái rừng tự hiên bị tác động và số lượng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa đang tăng lên. Nguyên nhân gây ra việc suy giảm đa dạng sinh học là khai thác trái phép và quá mức tài nguyên sinh vật, buôn bán trái phép động vật hoang dã, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng một cách thiếu khoa học, sự xâm lấn các giống mới và các sinh vật ngoại lai. Một số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam: Danh mục thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam thuộc diện rất nguy cấp như hoàng đàn rủ, hoàng đàn, bách vàng, bách tán Đài Loan; 1 số cây thuốc quý như ba gạc hoa đỏ, sâm vũ diệp, tam thất hoang; các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam như giác đế Tam Đảo, sao lá cong; cây cảnh quý hiếm như lan hài đỏ, lan hài điểm ngọc, lan hài Tam Đảo, lan hài Hê-len. - Vai trò đối với kinh tế + Gỗ Rừng vừa là yếu tố bảo vệ môi trường nhưng cũng là một thành phần kinh tế quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Xuất khẩu gỗ là ngành xuất khẩu chủ lực của Malaysia, mỗi năm đóng góp vào nền kinh tế nước này khoảng 7 tỷ USD.Trong những năm gần đây, tình hình xuất gỗ của Việt Nam ngày một gia tăng đóng góp vào sự phát triển của đất nước (Nguồn Tạp chí gỗ Việt số 23 t-12/2010).Nếu như trong thập niên 90, ở vị trí mờ nhạt ban đầu thì nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuất khẩu đồ gỗ trong ASEAN với kim ngạch xuất khẩu là 4.6 tỷ USD năm 2012 (Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam). Tùy vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn gỗ huỳnh, săng le, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong nước mặn không bị hà ăn nên được làm ván các loại thuyền đi trên biển. Gỗ Lim, gỗ Sếu là thứ gỗ bền thiên niên nên được dùng làm đình chùa, cung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 điện. Một số loài được dùng làm hàng thủ công mĩ nghệ xuất khẩu, quà lưu niệm trong các khu dịch vụ du lịch. + Lâm sản ngoài gỗ Giá trị mà lâm sản ngoài gỗ mang lại là không hề nhỏ, theo ghi nhận có 150 loài LSNG có giá trị được buôn bán trên thị trường quốc tế, vào những năm 1990 trung bình giá trị trao đổi hàng năm lên đến từ 5 đến 10 tỉ USD. Chỉ lấy ví dụ mặt hàng mây của Indonesia trong các năm từ 1988 đến 1994 cho chúng ta thấy giá trị ngày càng tăng của loại lâm sản ngoài gỗ này (bảng 1). Số liệu thống kê của tổng cục hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm 11 tháng năm 2012 tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2011, tương đương với 191,2 triệu USD. Trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam với kim ngạch đạt 37 triệu USD, tăng 32,64% so với 11 tháng năm 2011 và tăng 94,35% so với tháng 11/2011 với kim ngạch đạt 4,7 triệu USD. Bảng 1.1. Giá trị lâm sản ngoài gỗ của Indonesia STT Năm Giá trị (Triệu USD) 1 1988 195 2 1989 57 3 1990 222 4 1991 277 5 1992 295 6 1993 335 7 1994 360 (Nguồn: Ngân hàng thế giới) Thực tế thì những con số trên thì cũng không ghi nhận đủ giá trị của lâm sản ngoài gỗ do rừng mang lại, ở một số nơi thì giá trị của nó còn có thể mang lại nguồn tài chính hơn cả gỗ. Theo FAO-1995, ở Zimbabwe có 237.000 người làm việc liên quan đến lâm sản ngoài gỗ, trong khi đó chỉ có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0