intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng phát triển việc làm cho người nông dân nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, từ đó, nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp phù hợp đảm bảo phát triển bền vững tại địa phương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NĂM 2021 PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ngành: Quản lý kinh tế PHẠM THÀNH DƯ PHẠM THÀNH DƯ
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ngành: Quản lý kinh tế PHẠM THÀNH DƯ Hà Nội - 2021
  3. Ơ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Họ tên học viên: Phạm Thành Dư Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên Hà Nội - 2021
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hay công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả những hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được tác giả gửi cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Học viên Phạm Thành Dƣ
  5. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững” là nội dung tôi đã lựa chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian hoàn thành các học phần trong Chương trình cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế tại trường Đại học Ngoại thương. Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên - giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể các thầy giáo, cô giáo Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Khoa Sau đại học trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời cũng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ đang công tác tại Thị xã Đông Triều, đặc biệt là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên tôi hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn này. Học viên Phạm Thành Dƣ
  6. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... xi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ...................................................6 8. Kết cấu luận văn ................................................................................................6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .....................................................7 1.1. Tổng quan về phát triển việc làm cho lao động nông thôn .........................7 1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................................7 1.1.2. Lao động nông thôn ................................................................................10 1.1.3. Phát triển việc làm cho lao động nông thôn ..........................................13 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển việc làm cho lao động nông thôn ...................13 1.2.1. Khái niệm phát triển việc làm cho lao động nông thôn ........................13
  7. iv 1.2.2. Nội dung phát triển việc làm cho lao động nông thôn ..........................14 1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển việc làm cho lao động nông thôn ............18 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển việc làm cho lao động nông thôn.....................................................................................................................20 1.3. Thực tiễn phát triển việc làm cho lao động nông thôn của một số nƣớc trên thế giới...........................................................................................................24 1.3.1. Đài Loan .................................................................................................24 1.3.2. Thái Lan ..................................................................................................26 1.4. Thực tiễn phát triển việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phƣơng tại Việt Nam ...........................................................................................27 1.4.1. Bắc Ninh ..................................................................................................27 1.4.2. Vĩnh Phúc ................................................................................................29 1.4.3. Thanh Hóa ...............................................................................................31 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH ................33 2.1. Giới thiệu chung về thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ........................33 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...........................................................33 2.1.2. Điều kiện kinh tế .....................................................................................36 2.1.3. Điều kiện văn hóa- xã hội .......................................................................39 2.2. Phân tích thực trạng lao động và việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2020 ...................................40 2.2.1. Tình hình lao động nông thôn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh...40 2.2.2. Tình hình việc làm cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................................42 2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển việc làm cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững .43
  8. v 2.3. Phân tích thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2020 ........................................46 2.3.1. Công tác đào tạo nghề .............................................................................46 2.3.2. Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ..................................56 2.3.3. Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động ...........................................57 2.3.4. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm ....................................................58 2.4. Thuận lợi và khó khăn phát triển việc làm theo hƣớng phát triển bền vững cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................................................61 2.4.1. Thuận lợi..................................................................................................61 2.4.2. Khó khăn ..................................................................................................64 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................69 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ...........................70 3.1. Quan điểm và định hƣớng về phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ...................................................................................................70 3.1.1. Dự báo về lao động việc làm trên địa bàn ..............................................70 3.1.2. Quan điểm ................................................................................................71 3.1.3. Định hướng..............................................................................................72 3.2. Một số giải pháp chủ yếu về phát triển việc làm cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng phát triển bền vững ...........75 3.2.1. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua hoạt động đào tạo nghề chuyên sâu ................................................................................................75 3.2.2. Thu hút đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ..........................82 3.2.3. Xuất khẩu lao động .................................................................................84
  9. vi 3.2.4. Đẩy mạnh phân công lao động, phát triển ngành nghề mới nhằm thu hút và tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn .................................87 3.2.5. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp .................................................................................................................91 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... xiii
  10. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chữ viết đầy đủ Ý nghĩa FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance USD United States Dollar Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Local Economic Chương trình Phát triển Kinh tế LED Development Địa phương GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Association of South East ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Asian Nations GO Gross Output Giá trị sản xuất VA Value Added Giá trị gia tăng CN - XDCB Công nghiệp – Xây dựng cơ bản CNH Công nghiệp hóa LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội TM - DV Thương mại - Dịch vụ UBND Ủy ban nhân dân XKLĐ Xuất khẩu lao động LLLĐ Lực lượng lao động
  11. viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang Hình 2.1: Vị trí địa lý thị xã Đông Triều ..................................................................33 Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế của thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 .....................37 Hình 2.3: Thu nhập bình quân đầu người của thị xã Đông Triều giai đoạn 2018- 2020 ...........................................................................................................................38 Hình 2.4: Số lượng lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 ...................................................................................................................................40
  12. ix DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai thị xã Đông Triều năm 2020 ..........................35 Bảng 2.2: Tình hình dân số thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 .......................37 Bảng 2.3: Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều tính đến năm 2020.............................................................................41 Bảng 2.4: Tình hình việc làm của lao động nông thôn thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020..................................................................................................................42 Bảng 2.5: Số lượng lao động nông thôn được đào tạo của thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 .........................................................................................................46 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động nông thôn được đào tạo phân theo đối tượng đào tạo giai đoạn 2018-2020 ..................................................................................................47 Bảng 2.7: Cơ cấu lao động nông thôn được đào tạo phân theo ngành nghề đào tạo giai đoạn 2018-2020 ..................................................................................................49 Bảng 2.8: Chương trình đào tạo lao động nông thôn của thị xã Đông Triều tính đến năm 2020 ...................................................................................................................51 Bảng 2.9: Cơ cấu lao động nông thôn được đào tạo phân theo hình thức đào tạo giai đoạn 2018-2020 .........................................................................................................51 Bảng 2.10: Quy mô chi phí đầu tư đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 ........................................................................................52 Bảng 2.11: Cơ cấu kinh phí dành cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 ..............................................................................53 Bảng 2.12: Chi phí cho công tác quản lý đào tạo nghề lao động nông thôn của thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 ..............................................................................56 Bảng 2.13: Phân bố lao động xuất khẩu của thị xã Đông Triều theo thị trường tính đến năm 2020 ............................................................................................................57
  13. x Bảng 2.14: Kết quả hoạt động của phiên giao dịch việc làm tại thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 ..................................................................................................59 Bảng 2.15: Công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác đào tạo lao động nông thôn cho người lao động tại thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 ...............................64 Bảng 2.16: Tình hình nhân sự phòng lao động thương binh xã hội thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 ........................................................................................65 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu việc làm trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2021 - 2025 ...........................................................................................................................70
  14. xi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài: “Phát triển việc việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững” Tác giả: Phạm Thành Dƣ Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên 1. Lý do chọn đề tài: Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề có tính toàn cầu và mối quan tâm của tất cả các chính phủ . Đối với Việt Nam, khi nền kinh tế đất nước đang trong quá trình phát triển, thu nhập quốc dân hàng năm tăng lên đáng kể, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, an ninh - chính trị tương đối ổn định thì tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm lại diễn ra trên phạm vi rộng và có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là đối với lực lượng lao động nông thôn có trình độ thấp. Vấn đề phát triển việc làm cho lao động nông thôn theo hướng phát triển bền vững có ý nghĩa thực tiễn đối với đời sống kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Tại địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh công tác phát triển việc làm đối với lao động nông thôn hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế và vướng mắc cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn. Vì vậy, phát triển việc làm cho người lao động nông thôn theo hướng phát triển bền vững tại địa phương là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành và toàn xã hội. Bằng các giải pháp có tính bền vững như khôi phục và phát triển các làng nghề; sớm xây dựng và thực hiện chính sách trợ cấp cho người lao động thất nghiệp; đẩy mạnh việc đào tạo nghề; duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động; tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm; phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn tại địa phương. Mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
  15. xii Xuất phát từ những lý do trên nên người viết lựa chọn đề tài: "Phát triển việc việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững” là vấn đề có tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, là một trong những vấn đề quan trọng của khoa học pháp lý Việt Nam, rất cần được nghiên cứu một cách cơ bản ở nước ta hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Dựa trên phân tích thực trạng phát triển việc làm cho người nông dân nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, từ đó, nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp phù hợp đảm bảo phát triển bền vững tại địa phương trong thời gian tới. 3. Nội dung chính: Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về phát triển việc làm cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. 4. Kết quả đạt đƣợc Thông qua thực hiện đề tài, luận văn đã có những đóng góp cụ thể như: đã đánh giá, phân tích những yếu tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn đối với công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn từ đó chỉ ra các cơ hội, thách thức nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn một cách bền vững thông qua hoạt động đào tạo nghề; thu hút đầu tư; xuất khẩu lao động; đẩy mạnh phân công lao động, phát triển ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp....
  16. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, là mối quan tâm của chính phủ các quốc gia trên thế giới, từ những nước phát triển đến các quốc gia đang phát triển. Đối với mỗi quốc gia, phát triển việc làm là giải pháp căn bản để ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế. Tình trạng thiếu việc làm đang là vấn đề thời sự đối với lao động nông thôn. Khu vực nông thôn tập trung đại bộ phận lực lượng lao động của cả nước và tốc độ tăng khoảng 2,5%/năm (Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, năm 2020). Tại Việt Nam, cung và cầu lao động ở nông thôn chưa cân đối. Ở khu vực nông thôn, cầu lao động tăng chậm làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cân đối lớn. Nguyên nhân chính do hậu quả để lại của mức sinh cao trong khoảng 20 năm trước dẫn đến dân số bước vào độ tuổi lao động tăng cao trong những năm gần đây (Báo cáo Tổng Cục thống kê, 2020). Cơ hội tạo ra là nguồn cung lao động dồi dào cho nền kinh tế, nhưng cũng là những thách thức đối với vấn đề phát triển việc làm. Theo lý thuyết, tăng trưởng kinh tế sẽ thu hút thêm lao động giải quyết việc làm (Vụ Thống kê dân số và lao động, 2019). Trong những năm qua, tại Việt Nam tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 2,8%, nhưng mỗi năm khu vực nông nghiệp chỉ tạo thêm được số việc làm mới bằng 1,2% lực lượng lao động, điều đó dẫn đến sự thu hút ít hơn số lượng lao động tăng thêm mỗi năm là gần 1 triệu người (98,8%) (Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2019, Vụ Thống kê dân số và lao động). Việc làm là vấn đề nan giải ở nông thôn Việt Nam do sự phát triển của nông nghiệp không thể giải quyết hết lao động tăng thêm ở nông thôn những năm qua. Ngoài ra, lao động nông thôn ở Việt Nam phần lớn nằm trong khu vực kinh tế phi chính thức và tính ổn định không cao. Thu nhập của lao động nông thôn còn thấp, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không nhiều và rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp rất lớn đối với lao động nông thôn Việt Nam
  17. 2 (Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2019, Vụ Thống kê dân số và lao động).Vì vậy, phát triển việc làm bền vững tại nông thôn đang là vấn đề cấp bách và thiết thực. Thị xã Đông triều nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Quảng Ninh từng bước được quan tâm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động làm việc của tỉnh. Hàng năm, thị xã đều xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức các chủ trương, chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước cho đào tạo nghề, cho người học nghề nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm, giảm nghèo, tạo điều kiện cho người lao động tích cực tham gia học nghề, phát triển việc làm một cách bền vững. Bên cạnh đó, lao động nông thôn của thị xã Đông Triều, Quảng Ninh cũng không nằm ngoài thực trạng chung của lao động nông thôn của tỉnh và toàn quốc, do xuất phát điểm là huyện nông nghiêp trọng điểm của tỉnh, lực lượng lao động trong khu vực nông thôn, nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, số lao động chưa qua đào tạo nghề còn nhiều, với sự phát triển nhanh của thị trường lao động, nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã đã bộc lộ hạn chế về số lượng và chất lượng, nhân lực có tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp, đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu trong một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn còn thiếu, thị xã chưa thành lập Trung tâm dạy nghề cấp huyện do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thị xã (UBND thị xã Đông Triều, 2020). Xuất phát từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, lao động nông thôn chiếm tới 54,8% lực lượng lao động xã hội nhưng vẫn còn bất cập nhiều mặt, nhất là cơ cấu và trình độ tay nghề (UBND thị xã Đông Triều, năm 2020). Do đó, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này trở nên cấp bách và cần thiết nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, bổ sung thêm kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, giúp họ có được việc làm, nâng cao năng suất lao động, cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.
  18. 3 Nhận thức được vai trò quan trọng này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế với hy vọng đóng góp một phần công sức của mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng phát triển kinh tế xã hội ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay tại địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu Lĩnh vực lao động việc làm nói chung và việc làm nông thôn nói riêng đã có khá nhiều nghiên cứu ở các quy mô và địa bàn khác nhau. Các viện nghiên cứu, các trường đại học cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn lao động và việc làm tại Việt Nam qua đó tổng kết hình thành lý luận về lao động và việc làm. Trên thế giới, lĩnh vực việc làm bền vững đã được triển khai nghiên cứu từ khá sớm. Năm 1999, ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) đã đưa nội dung phát triển việc làm bền vững vào trong 4 mục tiêu cơ bản trong chương trình hành động của ILO (ILO, 1999). Ý tưởng về việc làm bền vững và thỏa đáng là kim chỉ nan đối với ILO, là điểm cốt lõi để xóa bỏ đói nghèo, hướng tới việc chia sẻ lợi ích công bằng hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, với mục đích khiến toàn cầu hóa công bằng hơn. Năm 2007 tại Hội thảo “Xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam - Thái Lan "về việc làm bền vững tại Thái Lan đã đưa ra các biểu hiện cụ thể của việc làm bền vững. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào khối các lao động làm việc tại các doanh nghiệp chưa đề cập đến lao động nông thôn (Hội thảo Xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam - Thái Lan, 2007). Ở Việt Nam, năm 2009 chương trình việc làm quốc gia giai đoạn 2005-2010 đã được ILO công nhận là khung chương trình phát triển việc làm bền vững quốc gia, tính đến 31/1/2009, Việt Nam đã đạt mức 1 (stage 1- preparatory phase). Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu về việc làm nông thôn như sau:
  19. 4 Tác giả Hoàng Kim Cúc năm 2004 đã đưa ra một số giải pháp phát triển việc làm nông thôn như sau: (1) Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; (2) Nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đối với lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp cần đa dạng hoá loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp với khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng xã nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp; (3) Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn. Đây là hình thức phát triển việc làm và xã hội hoá giải quyết việc làm dựa trên các quan hệ kinh tế thị trường, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của các vùng, hướng phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn và (4) Tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế và phát triển việc làm cho lao động nông thôn, trong những năm qua nguồn nhân lực đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn chưa tương ứng với đóng góp của lĩnh vực này cho nền kinh tế quốc dân và khả năng phát triển việc làm. Nông nghiệp sử dụng ¾ lực lượng lao động nhưng chỉ nhận được hơn 10% đầu tư của cả nước. Tác giả Đỗ Minh Cương năm 2002 đưa ra các giải pháp sau: (1) Hoàn thiện chính sách kinh tế; (2) Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chính sách và các hình thức tôn vinh lao động giỏi và các nghệ nhân; (3) Chính sách phát triển thị trường lao động tiếp tục hoàn thiện pháp luật và chính sách nhằm mở rộng thị trường lao động; (4) Chính sách xuất khẩu lao động và (5) Xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Khẩn trương xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người mất việc có điều kiện ổn định đời sống và nhanh chóng tìm được việc làm mới. Như vậy, các nghiên cứu về việc làm nói chung và việc làm nông thôn nói riêng khá đa dạng nhưng chưa có nghiên cứu nào về phát triển việc làm cho lao động nông thôn theo hướng phát triển bền vững cho một địa phương cụ thể là các thành phố, thị xã, cụ thể như trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
  20. 5 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài đề xuất giải pháp phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: phát triển việc làm cho lao động nông thôn theo hướng phát triển bền vững tại thị xã Đông Triều - Phạm vi: Trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh với diện tích 39.658 ha. - Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều, Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020, đề xuất giải pháp phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh cho giai đoạn 2020-2025; 5. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển việc làm cho lao động nông thôn; + Đánh giá thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020; + Đề xuất một số giải pháp phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững đến năm 2025. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả triển khai phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó kết hợp các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp và phương pháp chuyên gia, dựa trên những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quan đến phạm vi nghiên cứu để làm rõ vấn đề mà đề tài đề cập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2