intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

55
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý dòng tiền ở Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dòng tiền ở Công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHAN LAN ANH QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHAN LAN ANH QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRÚC LÊ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019
  3. CAM KẾT Tôi xin cam kết bản luận văn này là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Học viên thực hiện Phan Lan Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, trước hết, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong Khoa Kinh tế Chính trị, ngành Quản lý kinh tế của Trường Đại học Kinh tế - Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần và toàn thể cán bộ chuyên viên Ban Tài chính kế toán Công ty đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có được những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... i DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP .................................................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dòng tiền................................... 5 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................. 5 1.1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dòng tiền tại các doanh nghiệp ............................ 10 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 10 1.2.2. Nội dung quản lý dòng tiền tại các doanh nghiệp ................................ 13 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý dòng tiền của Doanh nghiệp ...... 33 1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý dòng tiền ....................................... 37 1.3. Các bài học kinh nghiệm thực tiễn ............................................................... 42 1.3.1. Kinh nghiệm và bài học rút ra từ phân tích tình hình quản lý dòng tiền của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sài Gòn Co.op (SCID) ...................... 42 1.3.2 Kinh nghiệm và bài học rút ra từ công tác quản trị dòng tiền trong Công ty TNHH Chè Biên Cương.............................................................................. 43 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 45 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 45
  6. 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................. 45 2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ................................................... 46 2.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ...................................................... 47 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ................................................................ 48 2.2.2. Phương pháp so sánh............................................................................. 48 2.2.3. Phương pháp sơ đồ, biểu đồ .................................................................. 50 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN ..................... 51 3.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần ............................................................................................................ 51 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 51 3.1.2. Chức năng, ngành nghề kinh doanh ...................................................... 53 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy .......................................................................... 53 3.1.4. Trình độ nguồn nhân lực ....................................................................... 54 3.2. Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần ............................................................................... 55 3.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính đặc biệt là bộ phận quản lý dòng tiền của Tổng công ty ............................................................................................. 56 3.2.2. Các văn bản pháp lý, chính sách được sử dụng trong công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty .............................................................................. 57 3.2.3. Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dòng tiền của Tổng công ty………………………………………. ........................................................ 58 3.2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch dòng tiền của Tổng công ty .................... 61 3.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra giám sát quản lý dòng tiền tại Tổng công ty.................................................................................................... 76 3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần ................................................................. 78
  7. 3.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 78 3.3.2. Hạn chế.................................................................................................. 84 3.3.3 Nguyên nhân .......................................................................................... 89 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM - CÔNG TY CỔ PHẦN .................................................................. 93 4.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ............................ 93 4.1.1. Dự báo tình hình thị trường điện........................................................... 93 4.1.2. Định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.... 94 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần ........................................................... 96 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh: ....................................... 96 4.2.2. Giải pháp nâng cao doanh thu góp phần gia tăng dòng tiền vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh................................................................................ 97 4.2.3. Biện pháp giảm thiểu chi phí góp phần giảm dòng tiền ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh ......................................................................................... 99 4.2.4. Biện pháp tăng cường khả năng luân chuyển tiền tệ, giúp nâng cao dòng tiền vào của doanh nghiệp ............................................................................. 103 4.2.5. Các giải pháp khác .............................................................................. 104 4.3. Một số kiến nghị......................................................................................... 105 4.3.1. Kiến nghị đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam ................................... 105 4.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................ 106 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 110
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CP Cổ phần 2 CĐKT Cân đối kế toán 3 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 4 KH SXKD Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 KQKD Kết quả kinh doanh GCN Giấy chứng nhận đăng ký kinh 6 ĐKKD doanh Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn 7 NT2 Trạch 2 8 PVN Tập đoàn Dầu khí VIệt Nam Tổng công ty Điện lực Dầu khí 9 PV Power Việt Nam - CTCP 10 TCT Tổng công ty i
  9. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Dòng tiền vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1 Bảng 3.1 60 của PV Power giai đoạn từ 2016 - 2018 Dòng tiền ra trong hoạt động sản xuát kinh 2 Bảng 3.2 62 doanh của PV Power giai đoạn từ 2016 – 2018 Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư của PV 3 Bảng 3.3 64 Power giai đoạn 2016 -2018 Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư của PV Power 4 Bảng 3.4 65 giai đoạn 2016 – 2018 Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính của PV 5 Bảng 3.5 66 Power giai đoạn 2016 - 2018 Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính của PV 6 Bảng 3.6 67 Power giai đoạn 2016 - 2018 Bảng lưu chuyển tiền tệ của PV Power giai 7 Bảng 3.7 71 đoạn 2016 - 2018 8 Bảng 3.8 Phải thu, phải trả, hàng tồn kho 2016 - 2018 73 9 Bảng 3.9 Các chỉ số khả năng thanh toán của PV Power 78 Khả năng luân chuyển tiền của PV Power 2016 10 Bảng 3.10 83 - 2018 Vòng quay phải thu của các doanh nghiệp cùng 11 Bảng 3.11 84 ngành Vòng quay phải trả của các doanh nghiệp cùng 12 Bảng 3.12 84 ngành Thông tin đầu tư các dự án nhiệt điện sau cổ 13 Bảng 4.1 97 phần hóa ii
  10. DANH MỤC HÌNH STT Bảng Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PV Power 53 2 Hình 3.2 Cơ cấu lao động của PV Power 54 3 Hình 3.3 Sơ đồ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 58 4 Hình 3.4 Quy trình luân chuyển tiền của PV Power 60 Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn và các 5 Hình 3.5 69 khoản tương đương tiền (Giai đoạn 2016-2018) iii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, cân đối dòng tiền là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Dòng tiền là lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền được chuyển vào và ra khỏi một doanh nghiệp. Trước đây công tác quản lý dòng tiền ít được chú trọng tại các doanh nghiệp Việt Nam hơn so với các doanh nghiệp đa quốc gia, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, ngày càng nhiều doanh nghiệp tập trung vào công tác quản lý dòng tiền, đặc biệt là tại các Công ty và Tập đoàn lớn. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập ngày 17/5/2007 với mục tiêu tham gia xây dựng và phát triển nguồn điện. Trải qua 11 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là bước chuyển mình sang mô hình Công ty Cổ phần, cho đến nay Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV Power) đã trở thành nhà cung cấp điện năng lớn thứ 2 của đất nước sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Bước trong dòng chảy cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình PV Power dựa trên những lợi thế sẵn có về quy mô, về hệ thống quản trị tài chính phải có kế hoạch để đưa ra các giải pháp quản lý dòng tiền tập trung vào việc nâng cao tự động hóa, cũng như cải thiện hiệu quả trong việc quản lý các khoản phải thu và các khoản phải trả, giúp công ty có tầm nhìn và quản lý tốt hơn trạng thái dòng tiền của mình. Đặc biệt từ năm 2015 PV Power tiếp nhận vận hành nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất 1.200 MW (2x 600MW) từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Với đặc thù của nhà máy nhiệt điện than, vấn đề vận hành và áp lực trả nợ vay dài hạn đã khiến cho dòng tiền của PV Power gặp nhiều khó khăn hơn trước. Hàng năm, PV Power phải trả nợ gốc vay cho Dự 1
  12. án Vũng Áng 1 là: 3.000 tỷ VNĐ, trong khi khấu hao của nhà máy ở mức 1.450 tỷ đồng. Lợi nhuận bình quân của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 hàng năm là 600 tỷ như vậy nguồn lợi nhuận và khấu hao của nhà máy không thể bù đắp được số tiền phải trả nợ gốc, PV Power bắt buộc phải dùng nguồn tiền từ hoạt động của các nhà máy hiện hữu như nhà máy Cà Mau 1&2, Nhà máy Nhơn Trạch 1 để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Đồng thời trong năm 2019 PV Power đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 nằm trong quy hoạch điện VII, các dự án điện sử dụng năng lượng tái tạo, như vậy nhu cầu về vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và hoạt động đầu tư là vô cùng lớn. Để đáp ứng các nhu cầu đầu tư cũng như duy trì hoạt động một cách hiệu quả thì việc quản lý dòng tiền doanh nghiệp một cách hiệu quả là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần, yêu cầu của các chủ sở hữu của công ty là các cổ đông, đặc biệt là các quỹ đầu tư lớn cũng trở nên khắt khe hơn, không chỉ còn thuần túy quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến cả dòng tiền của doanh nghiệp. Với mục tiêu quản lý dòng tiền trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính để cân đối được dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp, từ đó gia tăng dòng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần” để làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. Đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn với kỳ vọng giải quyết được một số vấn đề tồn tại và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiệt hoạt động quản lý dòng tiền tại doanh nghiệp. Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng quản lý dòng tiền ở Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần đang diễn ra như thế nào? Những hạn chế và tồn tại trong 2
  13. quản lý dòng tiền tại Tổng Công ty? Lãnh đạo Tổng Công ty cần phải làm gì để nâng cao hoạt động quản lý dòng tiền trong thời gian tới? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu thực trạng quản lý dòng tiền ở Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dòng tiền ở Công ty. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận về dòng tiền và vai trò của công tác quản lý dòng tiền, từ đó làm cơ sở phân tích tình hình thực hiện quản lý dòng tiền của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam- CTCP. - Xem xét, đánh giá tình hình thực hiện quản lý dòng tiền trên cơ sở phân tích số liệu đã thu thập được để thấy rõ thực trạng, xu hướng biến động của dòng tiền vào và dòng tiền ra trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính, từ đó chỉ ra các điểm mạnh và hạn chế trong công tác quản lý dòng tiền. - Thông qua các kết quả phân tích vừa tổng hợp được để đề xuất với nhà quản lý những phương pháp, những định hướng có thể sẽ được thực hiện trong thời gian tới nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện những hạn chế còn tồn đọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần 3
  14.  Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần. Về thời gian: Nghiên cứu tình hình thực hiện các biện pháp quản lý dòng tiền của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam trong 3 năm từ 2016 – 2018, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu (thứ cấp, sơ cấp), phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu… 5. Kết cấu luận văn: Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần. Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần. 4
  15. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dòng tiền 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong một doanh nghiệp, bên cạnh các chỉ tiêu tài chính quen thuộc như doanh thu, lợi nhuận... thì việc quản lý dòng tiền một cách có hiệu quả ngày càng được chú trọng trong nền kinh tế hiện đại. Theo một nghiên cứu của Jessie Hagen of U.S. Bank cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp thất bại do quản lý dòng tiền kém hiệu quả tương đối lớn lên tới 82%. Do vậy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về công tác quản lý dòng tiền trong các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý dòng tiền tại các đơn vị này.  Các nghiên cứu nước ngoài Ali Uyar, 2009. The Relationship of Cash Conversion Cycle with Firm Size and Profitability: An Empirical Investigation in Turkey. Tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Istanbul (ISE) trong năm 2007. Tác giả sử dụng mô hình phân tích tương quan ANOVA và Pearson. Từ đó tác giả chỉ ra giữa vòng quay tiền mặt và khả năng sinh lời của doanh nghiệp có mối tương quan ngược chiều đáng kể với nhau, tức là doanh nghiệp có vòng quay tiền mặt các lớn thì khả năng sinh lời càng kém. Nguyên nhân là do hàng tồn kho bị ứ đọng, chậm thu hồi công nợ phải thu và thanh toán các khoản nợ quá sớm. Melita Stephanou Charitou, Maria Elfani, Petros Lois, 2010. The Effect Of Working Capital Management On Firm’s Profitability: Empirical Evidence From An Emerging Market. Trong bài báo này, tác giả đặt ra giả thuyết việc quản lý vốn lưu động dẫn đến việc tăng lợi nhuận. Sử dụng phân 5
  16. tích hồi quy nhiều biến, kết quả cho thấy vòng quay tiền mặt, cụ thể là ngày tồn kho, thời gian thu tiền hàng về và thời gian thanh toán ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khác liên quan đến quản trị dòng tiền của doanh nghiệp Eije Von H., Westerman W, 2002. Multinational Cash management and Conglomerate Discounts in the Euro Zone, “International Business Review, 11(4), pp.453-464 đã đưa ra lập luận, cần cân nhắc việc quản trị dòng tiền bao gồm các nhóm nhân tố - Khả năng thanh toán - Lợi nhuận - Rủi ro tài chính - Quản lý thanh khoản - Dự báo dòng tiền, tài trợ ngắn hạn khi thâm hụt ngân quỹ, và đầu tư khoản tiền thặng dư trong ngân quỹ. Tính thanh khoản lại được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, tính thanh khoản chưa phản ánh được đầy đủ nội dung của quản trị dòng tiền. Qua nghiên cứu này cho thấy, các tác giả đồng nhất giữa việc quản trị lợi nhuận, khả năng thanh khoản với quản trị dòng tiền. Thêm vào đó, quản trị dòng tiền còn bao gồm các chiến lược và kế hoạch thực hiện để tập trung quan tâm vào vốn lưu động, quản trị rủi ro và mối quan hệ với các ngân hàng thương mại. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền và kết quả tài chính doanh nghiệp Fionnuala M. Gormley, Nigel Meade, 2006. The utility of cashflow forecasts in the management of corporate cash balances. European Journal of Operational Research, 182(2), Ensilvier. Trong bài báo này, tác giả đã chỉ ra việc quản trị và dự báo dòng tiền giúp công ty tiết kiệm chi phí giao dịch thông qua mô hình Penttinen, mối liên hệ giữa dự báo dòng tiền và chi phí 6
  17. giao dịch. Theo đó nếu doanh nghiệp dự báo có hiệu quả sẽ tiết kiệm chi phí giao dịch (chi phí chuyển đổi chứng khoán ngắn hạn thành tiền hoặc ngược lại). Tác giả cũng đã đánh giá được hiệu quả của việc dự báo, song chưa phân tích tác động của quản trị dòng tiền tới hiệu quả của việc dự báo. Để việc dự báo dòng tiền hiệu quả, nhà quản trị tài chính cần có những thông tin phù hợp và đáng tin cậy. Vậy, các nhà quản trị tài chính dựa vào đâu để quản trị dòng tiền và dự báo dòng tiền của doanh nghiệp? Đó chính là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo một số quan điểm của các tác giả khác, việc xem xét dòng tiền của Doanh nghiệp trên bảng lưu chuyển tiền tệ (Cash flow Statement) là việc đánh giá dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp trong các hoạt động: sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính.  Các nghiên cứu trong nước Quản lý dòng tiền có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả thực hiện các công trình nghiên cứu về quản lý dòng tiền và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền. Những công trình này đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng nền tảng lý luận về quản lý dòng tiền và các giải pháp nâng cao công tác quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp. Nguyễn Thị Hoa, 2016 “Hoạt động quản trị dòng tiền tại Công ty TNHH Chè Biên Cương” – Luận văn thạc sĩ đã đưa ra giải pháp quản trị dòng tiền ở tất cả các giai đoạn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ giai đoạn tạo tiền tới sử dụng tiền để đáp ứng khả năng chi trả. Tuy nhiên, tác giả lại chưa đề cập chi tiết đến việc tính toán để lượng hóa các chỉ tiêu. Đỗ Hồng Nhung, 2014 “Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam” – Luận án tiến sĩ đã đưa ra tiền đề cần thiết để xây dựng mô hình ngân quỹ tối ưu phù hợp với các doanh nghiệp chế biến thực 7
  18. phẩm niêm yết Việt Nam. Trên cơ sở thống kê, phỏng vấn, phân tích, kiểm định và đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết Việt Nam, tác giả đã đề xuất 3 giải pháp trực tiếp (3 giải pháp về dự báo dòng tiền, xây dựng ngân quỹ tối ưu và quản trị công nợ), nhóm giải pháp bổ trợ và kiến nghị các điều kiện để thực hiện các nhóm giải pháp này nhằm tăng cường quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên chưa lượng hóa được đầy đủ các nhân tố khách quan tác động tới nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp là giới hạn của nghiên cứu này. Nội dung quản trị dòng tiền dựa trên quản lý và duy trì ngân quỹ tối ưu đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam đã được đề cập một phần trong luận án tiến sỹ của Phan Hồng Mai, 2012 “Quản lý tài sản tại các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam”. Trong luận án, tác giả đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữa thu hồi công nợ và tìm kiếm nguồn tài trợ đối ứng với khoản phải thu nhưng chưa phản ánh toàn diện nội dung của quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành xây dựng nói riêng. Quản lý tiền trong luận án được tác giả đề cập với mục đích nhằm quản lý tài sản của doanh nghiệp ngành xây dựng, trong đó tiền là một khoản mục trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp này. Như vậy, có thể thấy, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề liên quan đến quản trị, quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện mang tính định tính và định lượng về vấn đề này, đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị dòng tiền của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện năng - một ngành sản xuất có tính chất đặc thù tại Việt Nam. 8
  19. 1.1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Các công trình nghiên cứu của nước ngoài và trong nước đã cung cấp một khuôn khổ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú về công tác quản lý dòng tiền tại doanh nghiệp. Có thể tổng kết quản lý dòng tiền được các nghiên cứu đề cập đến như sau:  Quản lý tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn  Quản lý quỹ, quản lý nguồn vốn  Các chính sách tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của Doanh nghiệp  Lập kế hoạch và dự thảo dòng tiền trong tương lai  Các giải pháp nâng cao công tác quản lý dòng tiền tại các doanh nghiệp Như vậy công tác quản lý dòng tiền trong các doanh nghiệp là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu cả trong nước và quốc tế quan tâm. Mỗi đề tài nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu khác nhau, với hệ thống báo cáo tài chính khác nhau của các doanh nghiệp khác nhau (về quy mô, về đặc điểm của doanh nghiệp, về ngành nghề kinh doanh, về hoạt động dòng tiền…). Trong các nghiên cứu nói trên chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến ngành nghề kinh doanh giống như ở Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần. Ngành điện là một ngành rất đặt thù khi có nhu cầu vốn đầu tư ban đầu rất lớn nhưng lại có tốc độ thu hồi vốn rất chậm so với các ngành nghề khác, đặc biệt sự cạnh tranh mới chỉ có xuất phát từ người bán mà không có sự cạnh tranh của người mua do tại Việt Nam chỉ duy nhất EVN được phép thực hiên mua điện. Từ thực tại đó đòi hỏi công tác quản lý dòng tiền phải hết sức chặt chẽ thì mới có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài quản lý dòng tiền dòng nghiệp, tác giả rút ra được những thành tựu và hạn chế của các công 9
  20. trình nghiên cứu. Từ đó, đề tài của tác giả đã kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu và tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh đặc thù của quản lý dòng tiền trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng, đó là ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần. Với nội dung như vậy, đề tài này có ý nghĩa thiết thực với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần. Luận văn định hướng nghiên cứu ứng dụng vào thực tế đưa ra đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của Công ty. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dòng tiền tại các doanh nghiệp 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản  Doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. (Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc Hội nước Việt Nam ban hành ngày 26/11/2013).  Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông phải chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3, tối đa không hạn chế; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác, trừ cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.  Quản lý 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2