intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

39
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan, thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế trong công tác này qua đó đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH HỮU THÀNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH HỮU THÀNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HƢỚNG DẪN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI GS. PHAN HUY ĐƢỜNG Hà Nội – 2018
  3. CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2018 . Tác giả luận văn Đinh Hữu Thành
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, các cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu, học tập tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô trong khoa Kinh tế Chính trị và cán bộ Phòng đào tạo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi. Cô đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt thời gian em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến để em hoàn thành luận văn của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 . Tác giả luận văn Đinh Hữu Thành
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ............................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dự án..................................... 4 1.2. Lý luận chung về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình .................... 6 1.2.1. Khái niệm: ............................................................................................... 6 1.2.2 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước: ................................................................................................ 10 1.2.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý các dự án đầu tư XDCT sử dụng vốn NSNN ............................................................................................... 21 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN ................................................................................. 24 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 26 2.1. Hƣớng tiếp cận trong nghiên cứu ............................................................. 26 2.2. Một số phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................. 26 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG ................................................ 29 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA HUYỆN .............. 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................... 29 3.1.2 Cơ sở hạ tầng: ........................................................................................ 30
  6. 3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ................................. 34 3.2.1. Thực trạng QLDA đầu tư xây dựng. ................................................... 344 3.2.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. .............................................................................................. 400 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QLDA ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 ........................... 511 3.3.1. Những thành tựu đạt được .................................................................. 511 3.3.2. Những hạn chế trong quản lý dự án đầu tư xây dựng .......................... 55 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 59 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................... 62 4.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ CÔNG TRUNG HẠN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ................................................................................................................. 62 4.1.1. Bối cảnh và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ................................... 62 4.1.2. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 ...................... 64 4.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG. .............................................................................. 67 4.2.1.Nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược, quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch gắn với kế hoạch chi tiêu trung hạn và đầu tư công trung hạn ..................................................................................... 68 4.2.2. Hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự
  7. án hạn chế thất thoát sử dụng vốn .................... Error! Bookmark not defined.69 4.2.3. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư .............. 70 4.2.4. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình ............................................................................. 72 4.2.5. Nâng cao kỷ luật và chất lượng quyết toán vốn đầu tư ........................ 73 4.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng đầu tư ............................................................................................................... 79 4.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ........... 81 4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương ................... 81 4.3.2. Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội ............................................... 83 4.3.3. Kiến nghị với Kiến nghị đối với UBND huyện Đan Phượng ................. 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1. CĐT Chủ đầu tƣ 2. DAĐT Dự án đầu tƣ 3. CTXD Công trình xây dựng 4. ĐTXD Đầu tƣ xây dựng 5. ĐTPT Đầu tƣ phát triển 6. KCN Khu công nghiệp 7. NSNN Ngân sách nhà nƣớc 8. UBND Ủy ban nhân dân 9. XDCT Xây dựng công trình 10. XDCT Xây dựng công trình 11. GPMB Giải phóng mặt bằng 12. GSĐGĐT Giám sát đánh giá đầu tƣ 13. GTVT Giao thông vận tải 14. HĐND Hội đồng nhân dân 15. QLDA Quản lý dự án 16. QSDĐ Quyền sử dụng đất 17. TMĐT Tổng mức đầu tƣ 18. TTHC Trung tâm hành chính i
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN huyện Đan 1 Bảng 3.1 31 Phƣợng 2011 - 2015 Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và thu tiền 2 Bảng 3.2 32 sử dụng đất huyện Đan Phƣợng 2011 - 2015 Cơ cấu nguồn thu NSNN huyện Đan Phƣơng 2011 - 3 Bảng 3.3 33 2015 Chi ngân sách huyện Đan Phƣơng giai đoạn 2011 - 4 Bảng 3.4 34 2015 Chi đầu tƣ XDCT trong tổng chi ĐTPT huyện Đan 5 Bảng 3.5 35 Phƣơng 2011 - 2015 Cơ cấu chi đầu tƣ XDCT theo nguồn vốn huyện 6 Bảng 3.6 37 Đan Phƣợng giai đoạn 2011 - 2015 Cơ cấu đầu tƣ XDCT NSNN theo lĩnh vực huyện 7 Bảng 3.7 39 Đan Phƣợng quản lý giai đoạn 2011 - 2015 Bảng 3.8 Kết quả thực hiện quyết toán vốn đầu tƣ giai đoạn 8 47 2011 - 2015 ii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1 Quá trình quản lý dự án 7 2 Sơ đồ 2 Quy trình nghiên cứu 28 iii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động đầu tƣ xây dựng công trình là hoạt động đầu tƣ thiết yếu, tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền KTXH, là tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Thông qua đầu tƣ xây dựng công trình, cơ sở vật chất và năng lực sản xuất của nền kinh tế đƣợc tăng cƣờng, đổi mới, hoàn thiện và hiện đại góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong thời gian qua cùng với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN. Nhiều dự án đầu tƣ trong huyện đã đƣợc đầu tƣ và từng bƣớc phát huy hiệu quả, nhất là việc triển khai đầu tƣ các dự án trọng điểm, các dự án kết cấu hạ tầng làm nền tảng cho sự phát triển KTXH của huyện tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót nhƣ: Việc lập quy hoạch dự án; lập kế hoạch vốn; vấn đề kiểm tra giám sát, đánh giá đầu tƣ; việc thanh quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng … Với mục tiêu nâng cao các mặt đã đạt đƣợc và khắc phục những thiếu sót trong công tác đầu tƣ xây dựng công trình nhằm tiếp tục xây dựng huyện Đan Phƣợng giàu đẹp, văn minh. chuyển dịch theo hƣớng phát triển thƣơng mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; phát triển nông nghiệp ven đô; phát triển đô thị theo hƣớng từng bƣớc đầu tƣ xây dựng các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, thƣơng mại… Đồng thời dễ đầu tƣ hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, khớp nối với khu vực nội đô, các công trình dân sinh thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục đầu tƣ xây dựng các trƣờng học đạt chuẩn, tu bổ, tôn tạo các công trình di tích văn hóa, di tích lịch sử, các công trình vƣờn hoa… tạo môi trƣờng xanh, sạch, đẹp cho huyện do vậy cần có vốn đầu tƣ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc 1
  12. cũng nhƣ việc tăng cƣờng quản lý nguồn vốn này. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, huyện Đan Phƣợng cần hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ, chống thất thoát, lãng phí, dàn trải, nợ tồn đọng vốn đầu tƣ xây dựng công trình từ ngân sách. Đây thực sự là một vấn đề rất quan trọng cần đƣợc nghiên cứu làm rõ cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy đề tài “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội” đã đƣợc tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan, thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế trong công tác này qua đó đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan, thành phố Hà Nội. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây. - Đề xuất và kiến nghị giải pháp hoàn thiện công tác QLDA đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan Phƣợng - thành phố Hà Nội thời gian tới. 2
  13. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nêu trên, luận văn cần trả lời 2 câu hỏi chính: - Trong thời gian qua công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan, thành phố Hà Nội diễn ra nhƣ thế nào? - Huyện Đan Phƣợng sẽ có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: của luận văn là công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Địa bàn huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng từ năm 2011-2015, đề xuất giải pháp trong thời kỳ 2016-2020. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 04 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan Phƣợng Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan Phƣợng. 3
  14. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dự án Công tác quản lý dự án đã trải qua một thời kỳ dài phát triển và đã đạt đƣợc những thành công đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tƣ. Do tầm quan trong của công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, nên trong thời gian qua có nhiều tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu đi sâu về quản lý dự án ở nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: Phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính dự án; các kỹ thuật và công cụ quản lý dự án; và các công cụ lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra dự án; các quy trình quản lý dự án; quản lý rủi ro của các dự án... . Tiêu biêu trong số đó là các bài viết sau: - Tác giả Nguyễn Duy Thành (2010) với đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình qua Kho bạc Nhà nước hiện nay” tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ qua hệ thống Kho bạc, cũng nhƣ thực trạng và những hạn chế đang diễn ra, các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ qua hệ thống KBNN. - Tác giả Nguyễn Văn Dung (2010) với đề tài “Quản trị dự án hiện đại” đã đề cập thiết lập các mục tiêu và giới hạn của dự án, các phƣơng pháp để kiểm soát và duy trì dự án theo quỹ đã cam kết. Tác giả chỉ dừng lại ở nghiên cứu chi phí thực hiện dự án, chƣa nghiên cứu các nội dung khác của quản lý dự án. Có thể áp dụng vào luận văn phƣơng pháp nghiên cứu để kiểm soát dự án theo chi phí, tổng mức đầu tƣ của dự án. - Tác giả Nguyễn Mạnh Hà, 2012 với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu” - Bộ Quốc phòng. Hà Nội. 4
  15. Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác QLDA đầu tƣ của Bộ Tổng tham mƣu, đã đƣa ra các cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện về công tác QLDA tại Bộ Tổng tham mƣu. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là về công tác QLDA đầu tƣ tại một đơn vị sử dụng vốn NSNN trong quốc phòng. - Hoàng Thị Ngọc Diệp, 2013 với đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đại học Kinh tế Mỏ - Địa chất. Nội dung đề tài tập trung thống kê, mô tả quá trình tổ chức ĐTXD của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010. Đề tài làm rõ một số vấn đề về quản lý ĐTXDCT của tỉnh Quảng Ninh; Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA đầu tƣ xây dựng tỉnh Quảng Ninh. - Tác giả Trần Ngọc Sơn (2008) với đề tài “Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh” tập trung nghiên cứu thực trạng công tác đầu tƣ xây dựng và quản lý đầu tƣ xây dựng thời gian 2002- 2006 của tỉnh Bắc Ninh. - Tác giả Đinh Khánh Công (2008) với đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước” tập trung nghiên cứu trình tự, thủ tục hoàn thành của một dự án đầu tƣ xây dựng. - Tác giả Đậu Hƣơng Lan (2007) với đề tài “Quản lý đầu tư XDCT nguồn vốn ngân sách qua tỉnh Nghệ An” đã phân tích việc quản lý hoạt đông đầu tƣ XDCT từ khâu lập quy hoạch,kế hoạch, thực hiện đầu tƣ cho đến việc phát huy hiệu quả của nó. Nhìn chung các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tƣ nói chung, quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình nói riêng ở một khía cạnh cụ thể. Ngoài ra, còn có một số bài báo, công trình nghiên cứu, luận án, luận văn …. với các cách tiếp cận khác 5
  16. nhau trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình cũng đã đề cập đến những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, vấn đề quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện còn chƣa đƣợc đề cập đến nhiều, đặc biệt là các bài viết về huyện Đan Phƣợng. Do vậy, đề tài: “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội” là một đề cần phải phân tích và nghiên cứu một cách cụ thể hơn nữa, có hệ thống hơn nữa. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa, chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp khảo sát những vấn đề mới nảy sinh, nhất là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dự án, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đan Phƣợng trong thời gian tới. 1.2. Lý luận chung về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình 1.2.1. Khái niệm: * Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: - Khái niệm:“QLDA là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án, là việc huy động các nguồn lực và tổ chức các công nghệ để thực hiện được mục tiêu đề ra”. Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lƣợng công việc; chất lƣợng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tƣ xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trƣờng trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác đƣợc thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Trình tự quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau: + Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt 6
  17. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng để xem xét, quyết định đầu tƣ xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; + Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lƣợng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác; + Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. Có thể sơ lƣợc quá trình thực hiện quản lý dự án đầu tƣ xây dựng nhƣ sơ đồ sau. Mục đích, ý tƣởng Chủ đầu tƣ Chuẩn bị dự án Dự án đƣợc phê duyệt Thực hiện dựa án Dự án đƣợc nghiệm thu Kết thúc dự án Sơ đồ 1: Quá trình quản lý dự án Nguồn: Tài liệu quản lý dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội. 7
  18. - Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCT: Theo Điều 62, Luật xây dựng năm 2014. Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau: + Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc. + Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nƣớc quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao đƣợc Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nƣớc. + Thuê tƣ vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ. + Chủ đầu tƣ sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng. + Chính phủ quy định chi tiết về mô hình, tổ chức và hoạt động của các ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. * Các dự án đầu tƣ hiện nay thƣờng do chủ đầu tƣ trực tiếp QLDA là hình thức Chủ đầu tƣ sử dụng bộ máy cơ quan, đơn vị của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tƣ với 2 mô hình sau: + Mô hình 1: Chủ đầu tƣ không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, mô hình này đƣợc áp dụng với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tƣ dƣới 5 tỷ đồng, khi bộ máy của Chủ đầu tƣ kiêm nhiệm đƣợc việc quản lý thực hiện dự án. Mô hình này ít đƣợc áp dụng 8
  19. + Mô hình 2: Chủ đầu tƣ thành lập Ban QLDA để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Với hình thức này thì phải đảm bảo nguyên tắc: * Ban QLDA do Chủ đầu tƣ thành lập, là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tƣ. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban QLDA do Chủ đầu tƣ giao. * Ban QLDA có tƣ cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của Chủ đầu tƣ để tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này thƣờng đƣợc áp dụng nhiều. * Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Khái niệm: Là quá trình tiến hành và quản lý các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng, tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tƣ xây dựng, dự án đƣợc thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tƣ xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng. - Đặc điểm của các dự án đầu tư sử dụng NSNN: +Một là, quy mô và vốn đầu tƣ lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN. Ví dụ, ở nƣớc ta trong những năm qua, chi NSNN cho đầu tƣ không ngừng tăng lên cả tuyệt đối và tƣơng đối. Tỷ trọng vốn đầu tƣ trong tổng chi ngân sách thƣờng chiếm khoảng 40% trong khi số vốn đầu tƣ từ NSNN và không ngừng tăng lên. Vốn đầu tƣ XDCT từ NSNN thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu ( khoảng 92 - 95%) trong tổng chi đầu tƣ của NSNN ở nƣớc ta. + Hai là, có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng. Nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc, nhƣng khi thực hiện đầu tƣ thì Nhà nƣớc lại uỷ thác việc quản lý sử dụng cho các chủ đầu tƣ để triển khai kế hoạch của Nhà nƣớc, tạo ra sự tách rời giữa quyền sở hữu và sử dụng vốn. 9
  20. Với đặc điểm này, nếu cơ chế quản lý của Nhà nƣớc không hoàn thiện thì có thể dẫn đến tình trạng các chủ đầu tƣ quản lý sử dụng vốn tìm cách chiếm đoạt vốn của Nhà nƣớc khi có cơ hội. + Ba là, chi ngân sách cho đầu tƣ XDCT đƣợc thực hiện qua nhiều cấp ngân sách. Theo cơ chế quản lý vốn đầu tƣ ở nƣớc ta hiện nay, việc chi đầu tƣ XDCT đƣợc thực hiện qua nhiều cấp ngân sách nhƣ: chi từ nguồn ngân sách trung ƣơng cho hoạt động đầu tƣ của các bộ, ngành, chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho địa phƣơng; chi từ ngân sách địa phƣơng cho các dự án thuộc địa phƣơng quản lý. Thực tế nêu trên dễ dẫn đến tình trạng xin - cho, kéo theo đó là việc phát sinh các tiêu cực, lãng phí do đầu tƣ không đúng nội dung hoặc đầu tƣ dàn trải. + Bốn là, nguồn vốn đầu tƣ mà các chủ đầu tƣ sử dụng phải đƣợc tạm ứng, nghiệm thu và thanh toán theo qui định của Nhà nƣớc. Nếu các thủ tục còn rất rƣờm rà, phức tạp và nhiều kẽ hở, thì không chỉ có thể gây khó khăn trong việc thực hiện cho cả chủ đầu tƣ và các nhà thầu mà còn tạo nhiều điều kiện cho việc bị lợi dụng để chiếm đoạt, biến thủ, tham ô vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. 1.2.2 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN: 1.2.2.1. Những vai trò của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: - Thúc đẩy phát triển kinh tế: Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nƣớc sẽ cung cấp kinh phí đầu tƣ cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nƣớc là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trƣờng khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2