intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

50
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài "Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên" là đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯU HOÀNG NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯU HOÀNG NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 31 01 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN Hà Nội, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và có tính kế thừa từ các website, các công trình nghiên cứu. Các giải pháp nêu trong Luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Tác giả LƯU HOÀNG NAM
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn với đề tài: “Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên”, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và toàn thể quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ban giám đốc, các Phòng Nghiệp vụ chuyên môn - Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hưng Yên và các cán bộ tín dụng Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hưng Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thị Bích Loan đã tận tình hướng dẫn và đưa ra nhận xét, góp ý để tôi hoàn thiện Luận văn này một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Lưu Hoàng Nam
  5. MỤC LỤC Mở đầu 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6 7 Kết cấu của luận văn 7 Cơ sở khoa học về quản lý hoạt động cho vay của Ngân Chương 1 8 hàng Hợp tác xã Tổng quan về Ngân hàng Hợp tác xã và hoạt động cho vay 1.1 8 của Ngân hàng Hợp tác xã 1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng Hợp tác xã 8 Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác 1.1.2 15 xã 1.2 Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã 25 1.2.1 Khái niệm quản lý hoạt động cho vay 25 1.2.2 Nội dung quản lý hoạt động cho vay 26 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động cho vay 41 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay 44 Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của một số chi 1.3 nhành ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - bài học kinh 46 nghiệm cho chi nhánh Hưng Yên 1.3.1 Kinh nghiệm của NHHT Chi nhánh Hà Nam 46 1.3.2 Kinh nghiệm của NHHT Chi nhánh Thái Bình 48 1.3.3 Kinh nghiệm của NHHT Chi nhánh Hải Dương 50 1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho NHHT Chi nhánh Hưng Yên 53 Tiểu kết Chương 1 55 Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Chương 2 56 Hợp tác Chi nhánh Hưng Yên 2.1 Khái quát về Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hưng Yên 56 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 56
  6. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Ngân hàng Hợp tác xã 2.1.2 56 Chi nhánh Hưng Yên Kết quả hoạt động kinh doanh của NHHT Chi nhánh 2.2 64 Hưng Yên Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh 2.2.1 64 Hưng Yên Tình hình hoạt động kinh doanh của NHHT Chi nhánh 2.2.2 66 Hưng Yên Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác – 2.2.3 76 Chi nhánh Hưng Yên giai đoạn từ năm 2018 – 2020 Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp 2.3 77 tác xã chi nhánh Hưng Yên giai đoạn từ năm 2018 - 2020 2.3.1 Quản lý đối tượng cho vay 77 2.3.2 Quản lý thời hạn cho vay 81 2.3.3 Quản lý theo hình thức bảo đảm 81 2.3.4 Quản lý hoạt động cho vay theo quy trình cho vay 82 Quản lý hoạt động cho vay thông qua thực hiện quản lý 2.3.5 89 nợ xấu và quản lý dự phòng tổn thất RRTD Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động cho vay 2.4 93 của NHHT Chi nhánh Hưng Yên 2.4.1 Những kết quả đạt được 93 2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 95 Tiểu kết Chương 2 98 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động cho vay Chương 3 99 tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hưng Yên Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và xu hướng 3.1 quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và quản lý hoạt 99 động cho vay của NHHT Chi nhánh Hưng Yên 3.2 Phương hướng, nhiệm vụ của NHHT đến năm 2025 100 Định hướng, mục tiêu hoạt động của NHHT Chi nhánh 3.3 102 Hưng Yên đến năm 2025 3.3.1 Định hướng hoạt động 102 3.3.2 Mục tiêu hoạt động 104 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động 3.4 105 cho vay tại NHHT Chi nhánh Hưng Yên
  7. 3.4.1 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ 105 3.4.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ 111 3.5 Kiến nghị 115 3.5.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ, ngành 115 3.5.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 116 3.5.3 Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 117 Tiểu kết Chương 3 119 Kết luận 120 Danh mục công trình của tác giả 122 Tài liệu tham khảo 123
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CBTD Cán bộ tín dụng KTNB Kiểm tra nội bộ HTX Hợp tác xã NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã NHHTXVN Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam NHHT Ngân hàng Hợp tác NHNN Ngân hàng Nhà nước NVTD Nghiệp vụ tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm RRTD Rủi ro tín dụng QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng QTDND Quỹ tín dụng nhân dân XLRR Xử lý rủi ro Tiếng Anh ROA Return on Asset Thu nhập trên tổng tài sản ROE Return on Equity Thu nhập trên vốn chủ sở hữu CO- Co-operative bank of Ngân hàng Hợp tác xã Việt OPBANK VietNam Nam CIC Credit information centre Trung tâm thông tin tín dụng
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2018 – 2021 65 Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2018 - 2021 68 Bảng 2.3 Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2018 - 2021 70 Bảng 2.4 Số liệu chuyển tiền giai đoạn 2018 - 2021 75 Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 - 2021 77 Bảng 2.6 Dư nợ cho vay theo đối tượng giai đoạn 2018 – 2021 78 Bảng 2.7 Dư nợ cho vay các QTDND giai đoạn 2018 – 2021 78 Dư nợ cho vay Doanh nghiệp và cá nhân giai đoạn 2018 – Bảng 2.8 80 2021 Bảng 2.9 Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay giai đoạn 2018 – 2021 81 Bảng 2.10 Dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm giai đoạn 2018 – 2021 81 Tình hình kiểm tra Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay Bảng 2.11 85 vốn giai đoạn 2018-2021 Bảng 2.12 Quy định về thời gian thẩm định tài sản đảm bảo 87 Kết quả quyết định cho vay vốn sau thẩm định khách hàng và Bảng 2.13 88 kiểm tra sử dụng vốn vay, TSBĐ giai đoạn từ năm 2018 -2021 Bảng 2.14 Tình hình nợ xấu từ năm 2018 - 2021 89 Bảng 2.15 Tình hình trích lập dư phòng RRTD giai đoạn 2018 - 2021 92 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ tín dụng trong hệ thống NHHT 30 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 57 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Cơ cấu nguồn vốn năm 2021 66 Hình 2.2 Cơ cấu sử dụng vốn năm 2021 69 Hình 2.3 Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2018 – 2021 71 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2018 - Hình 2.4 71 2021 Hình 2.5 Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng cho vay từ năm 2018 - 2020 90
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong bất cứ thời kỳ nào, ngành Ngân hàng cũng được coi là huyết mạch của cả nền kinh tế; hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã luôn nỗ lực, tích cực tự đổi mới, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Trong các hoạt động của ngân hàng, cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng. Cho vay là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu và cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro của các ngân hàng. Hậu quả của rủi ro trong hoạt động cho vay luôn có tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Do đó, quản lý hoạt động cho vay không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần vào sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Gần 30 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương), hiện có Trụ sở chính tại Hà Nội với 32 Chi nhánh, 67 Phòng giao dịch và gần 1200 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên ở các xã, phường hoạt động trên địa bàn 57/63 tỉnh, thành phố trong những năm qua đã không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị thế là ngân hàng của tất cả các Quỹ tín dụng nhân dân, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cũng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. 1
  11. Để thực hiện mục tiêu phát triển an toàn - bền vững, đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thì hoạt động cho vay phải được quản lý, kiểm soát có hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ hoạt động cho vay và tăng thêm lợi nhuận để nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước. Kể từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên đã chú trọng tới công tác quản lý hoạt động cho vay tại Chi nhánh và đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên vẫn còn tồn tại những hạn chế như: nợ xấu cao, công tác xử lý nợ xấu còn chậm; hoạt động cho vay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; dư nợ cho vay bị giảm sút. Do đó, vừa để đảm bảo tăng trưởng cho vay, vừa để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay vốn thì công tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên là rất quan trọng và cần thiết. Từ nhận thức được yêu cầu của thực tiễn, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên” để làm đề tài Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Hành chính Quốc gia, với mong muốn đưa ra các giải pháp hữu ích để góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay tại Chi nhánh Hưng Yên, nơi học viên đang công tác. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các công trình khoa học liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng luôn được quan tâm và mang tính thời sự cấp bách, cần tiếp tục hoàn thiện các luận cứ khoa học và thực tiễn. Hiện nay, có khá nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động cho vay của ngân hàng, dưới đây là một số công trình nghiên cứu mà tác giả được tiếp cận: 2
  12. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Kim Đính (năm 2015), “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”, Luận văn đã tổng quan được những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng; hoạt động cho vay với khách hàng doanh nghiệp, phân tích thực trạng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng này. [6] - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hương Khánh (năm 2015), “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu chi nhánh Huế”. Khác với công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Đính trên đây, trong công trình này, tác giả luận văn tìm hiểu đối tượng cho vay không phải là tất cả các doanh nghiệp mà chỉ bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả cũng đã phân tích và chỉ ra những rủi ro nhất định khi phát triển cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. [8] - Luận văn thạc sĩ, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh (năm 2017), “Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch 1” – Cùng là chủ đề cho vay nhưng tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh lại chọn đối tượng khách hàng ở đây là cá nhân. [2] - Luận văn thạc sĩ của tác giả Đào Thị Thanh Thúy (2018) “Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ” Công trình đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh Phú Thọ. [17] 3
  13. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thủy Linh (năm 2015), “Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình” đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng cho vay là các doanh nhiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. [13] Qua nghiên cứu, các đề tài trên đã đề cập được những cơ sở lý luận chung của đối tượng nghiên cứu nhưng mỗi đề tài đều có sự độc lập trong quá trình nghiên cứu, cụ thể: Về đối tượng, không gian, thời gian nghiên cứu: Mỗi đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian nhất định và tại mỗi ngân hàng, địa phương khác nhau. Vì vậy khi đánh giá các nội dung: nhân tố ảnh hưởng, tình hình kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, chính sách cho vay…cũng tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình của từng địa phương, từng ngân hàng cho vay mà các đề tài nghiên cứu. Riêng đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động cho vay. Do vậy, luận văn “Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên” được nghiên cứu đầy đủ hơn một số nội dung về lý luận cũng như thực tiễn và không có sự trùng lặp về: đối tượng nghiên cứu, không gian và thời gian nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã xác định ở trên, đề tài đặt ra 3 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau: 4
  14. - Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam; - Phân tích tình hình, hiệu quả hoạt động của ngân hàng và quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động quản lý cho vay của ngân hàng trên địa bàn đồng thời chỉ ra những thành công cũng như những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý hoạt động cho vay của chi nhánh; - Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên trên các nội dung quản lý hoạt động cho vay bao gồm: (1) quản lý theo đối tượng cho vay; (2) quản lý theo thời hạn cho vay; (3) quản lý theo hình thức bảo đảm; (4) quản lý theo quy trình cho vay; (5) quản lý hoạt động cho vay thông qua quản lý nợ xấu và quản lý dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng. + Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Hưng Yên + Phạm vi về thời gian: Từ 2018 - 2021, định hướng đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 5.1 Phương pháp luận 5
  15. Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận kinh tế, quản lý trên lĩnh vực tài chính ngân hàng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, so sánh, thu nhập thông tin... cụ thể: + Phương pháp thu thập thông tin: Các số liệu và các văn bản, quyết định, hướng dẫn được thu thập tại các đơn vị, phòng ban thuộc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên. + Phương pháp phân tích so sánh: Phân tích các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động cho vay và quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên. So sánh kết quả đạt được trong 4 năm và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đó, từ đó rút ra được những kết quả chỉ ra những tồn tại, hạn chế để đánh giá một cách khách quan, khoa học. Sau đó xây dựng hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên trong thời gian tới. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Phương pháp thống kê mô tả: Với các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp và xử lý dữ liệu. Qua đó sẽ tính toán mô tả so sánh bằng các đại lượng thống kê số tuyệt đối, số tương đối, bảng biểu làm căn cứ để chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về khoa học: luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã, trong đó có giới thiệu chung về Ngân hàng Hợp tác xã - loại hình ngân hàng mới được chuyển đổi hoạt động từ năm 2013. 6
  16. Đối tượng cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã cũng có điểm khác với các ngân hàng thương mại. Với hệ thống cơ sở lý luận tương đối toàn diện, đầy đủ về quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã sẽ tài liệu tham khảo hữu lích phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về chủ đề này. - Về thực tiễn: dựa trên những cơ sở khoa học và số liệu thực tế tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên, luận văn phân tích một cách có hệ thống, logic công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên. Những giải pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn sẽ là tài liệu quan trọng để Ban Giám đốc Chi nhánh nghiên cứu và áp dụng vào công tác quản lý hoạt động cho vay, từ đó góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên 7
  17. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Hợp tác xã và hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã 1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Hợp tác xã 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Hợp tác xã Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được chia thành 2 cấp: hệ thống ngân hàng cấp 1 và hệ thống ngân hàng cấp 2. Trong đó, ngân hàng cấp 1 chính là Ngân hàng Trung ương (ở Việt Nam gọi là Ngân hàng Nhà nước), còn hệ thống ngân hàng cấp 2 là các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại là một tổ chức dụng, đồng thời là một doanh nghiệp, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam mặc dù là một tổ chức tín dụng nhưng lại không phải là một doanh nghiệp giống như các ngân hàng thương mại. Theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì Ngân hàng Hợp tác (NHHT) được hiểu như sau: “Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân”.[36] Tại Điều 6, Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thì Ngân hàng Hợp tác xã được hiểu như sau: “Ngân hàng hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống thông qua việc hỗ trợ tài 8
  18. chính và giám sát hoạt động trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân”.[22] Như vậy, căn cứ vào quy định của hai văn bản pháp luật nêu trên, thì Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Hợp tác, viết tắt là NHHT) là tổ chức tín dụng, hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã. 1.1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển a) Lịch sử hình thành. Sự hình thành của NHHT bắt nguồn từ quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Theo đó, ngày 08/06/1995: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 162/QĐ-NH5 về việc cho phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quyết định số 200/QĐ-NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ươnng với số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm. Đến ngày 05/08/1995: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tiến hành tổ chức lễ khai trương chính thức đi vào hoạt động tại 40 Hàng Vôi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội với 19 cán bộ được tổ chức thành 6 Phòng, Ban. Năm 1997: thành lập Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; điểm giao dịch tại Hai Bà Trưng - Hà Nội và thành lập thêm một số Phòng, Ban. Năm 2001 - 2002: Triển khai thực hiện Quyết định số 207/QĐ -NHNN ngày 20/3/2001 về “Phê duyệt Đề án tổng thể mở rộng mạng lưới hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương”, bắt đầu từ năm 2001 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tiến hành nhận bàn giao, sáp nhập 21 Quỹ tín dụng Khu vực tại các tỉnh thành Chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và thành lập thêm một số Chi nhánh mới tại những nơi không có Quỹ tín dụng Khu vực. Ngày 05/02/2013: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 884/NHNN-TTGSNH chấp thuận chuyển đổi Quỹ tín dụng nhân dân Trung 9
  19. ương thành Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam. Ngày 22/3/2013, Đại hội thành viên đầu tiên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được tổ chức. Đại hội đã thông qua Đề án chuyển đổi mô hình Qũy tín dụng nhân dân Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Trên cơ sở đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cấp Giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với thời hạn hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ của ngân hàng bao gồm vốn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước, vốn góp của Quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác. Mức vốn điều lệ từ năm 2013 là 3.000 tỷ đồng. NHHTXVN chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2013. Từ ngày 01/07/2013, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (QTDTW) và hệ thống mạng lưới chính thức chuyển sang hoạt động theo tên gọi mới là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên toàn quốc. b) Quá trình phát triển của Ngân hàng Hợp tác Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, NHHT đã thực hiện tốt vai trò “Ngân hàng của các QTDND”, trở thành một mắt xích không thể thiếu trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nhìn lại các năm qua, NHHT đã có nhiều nỗ lực phát triển đúng mục tiêu, định hướng, hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi mô hình từ Quỹ tín dụng Trung ương thành NHHT và đã có nhiều chính sách hỗ trợ và đầu tư phù hợp, từng bước đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ đa năng của một Ngân hàng hiện đại, thực hiện tốt vai trò đầu mối của hệ thống, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của hệ thống. Đặc biệt, đối với các QTDND gặp khó khăn trong thanh khoản, NHHT đã cho vay hỗ trợ khả năng chi trả kịp thời và tham mưu, phối hợp với Chi nhánh NHNN, chính quyền địa phương có những biện pháp giúp đỡ để QTDND có thể vượt qua khó khăn. Nhờ đó, góp phần giúp cho hoạt động của toàn hệ thống được an toàn. Hình ảnh NHHT ngày càng đậm nét thông qua việc 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2