Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ HẠ THỊ NGỌC HÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH • • • • VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN - HÀ NỘI LU Ậ N V Ă N TH ẠC SỸ Q U Ả N LÝ K IN H TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG TH ựC HÀNH Hà Nội - 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ HẠ THỊ NGỌC HÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH • • • • VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN - HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế Mã số: 60340410 LU Ậ N V Ă N TH ẠC SỸ Q U Ả N LÝ K IN H TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG TH ựC HÀNH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài “Quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội” được tác giả viết dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Đinh Văn Tiến. Trong quá trình viết luận văn, tác giả có tham khảo, kế thừa và sử dụng những thông tin, số liệu từ một số tài liệu quy hoạch, kế hoạch, cuốn sách chuyên ngành, báo cáo, luận văn, tạp chí, bài tham luận...theo danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình và chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan của mình. Tác giả luận văn Hạ Thị Ngọc Hà
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến GS.TS Đinh Văn Tiến, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy cô giáo Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ để tác giả được học tập, nghiên cứu và hoành thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị, cá nhân, đã chia sẻ thông tin, cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt các đơn vị BQL khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, UBND huyện Mỹ Đức, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mỹ Đức. Cuối cùng tác giả xin phép được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn Hạ Thị Ngọc Hà
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................3 LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................i DANH MỤC SƠ Đ Ồ .......................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................ iii MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC t i ễ n v ề q u ả n l ý h o ạ t đ ộ n g d u l ị c h .................5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................5 1.2 Lý luận chung về du lịch và quản lý hoạt động du lịch........................ 8 1.1.1 Khái niệm và vai trò của du lịch........................................................... 8 1.1.2 Khái niệm và nội dung quản lý hoạt động du lịch............................. 13 1.1.3 Tiêu chí đánh giá về quản lý hoạt động du lịch................................. 22 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động du lịch....................27 1.3 Kinh nghiệm về quản lý hoạt động du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa tại một số địa phương của Việt Nam................................................... 29 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................34 2.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 34 2.2 Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thực hiện luận văn..........34 2.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, số liệu..................................37 CHƯƠNG 3 THỰC t r ạ n g q u ả n l ý h o ạ t đ ộ n g d u l ịc h t ạ i KHU DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN - HÀ NỘI...............38 3.1 Giới thiệu khái quát về khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội .. 38 3.2 Phân tích thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và • • 9 ỉ */ • • 9 • • thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội ................................................................. 44 3.2.1. Thực trạng quy hoạch, lập kế hoạch tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn - Hà N ội.................................................................................... 46 3.2.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động du lich tại khu di • • o ' o 1 %■ • I o • • tích và thắng cảnh Hương Sơn.....................................................................59
- 3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn................................................................60 3.3.1 Thành công............................................................................................60 3.3.2 Hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động du lịch tại Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, Hà N ội...............61 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN - HÀ NỘI ... 65 4.1. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội............................................................65 4.1.1 Giảipháp về hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý của vé thắng cảnh... 65 4.1.2 Giải pháp về xây dựng tổ chức quản lý vận hành hệ thống đò và dịch vụ vận chuyển................................................................................................. 67 4.1.3 Giải pháp xây dựng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn...............................................................68 4.1.4 Giải pháp về hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi................................................................................ 69 4.1.5 Giải pháp về tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với BQL khu di tích chùa Hươngđể nâng cao hiểu quả quản lý.......70 4.1.6 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn.............................................................................70 4.1.7 Giải pháp về tuyên truyền quảng bá nâng cao hình ảnh của khu di tích Hương Sơn đối với khách du lịch trong và ngoài nước....................... 72 4.1.8 Giải pháp về bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, thân thiện với môi trường................ 73 4.1.9 Một số giải pháp đầu tư phát triển xúc tiến quảng bá du lịch...........77 4.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch............................................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................. 81 KẾT LUẬN.................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 84
- DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BQL Ban quản lý 2 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 3 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 4 HĐDL Hoạt động du lịch Liên hiệp quốc tế và các tổ chức lữ hành chính thức 5 IUOTO (International Union of Official Travel Organization) 6 GDP Tong sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 7 KDDL Kinh doanh du lịch 8 TNDL Tài nguyên du lịch 9 USD Đồng đô la Mỹ (United States dollar) 10 UBND Uỷ ban nhân dân Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp 11 UNESCO quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) 12 UNWTO Tô chức du lịch thê giới (World Tourism Organization) 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 VHTT- DL Văn hóa thể thao và du lịch 15 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 1
- DANH MỤC S ơ ĐỒ S ơ đồ 1.1: S ơ đồ Tỏ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch của một đơn v ị........19 • » / 1 • • o • • • S ơ đồ 3.1: S ơ đồ bộ máy tồ chức của BQL khu di tích và thẳng cảnh Hương sơn, huyện M ỹ đức, thành phổ Hà nội...........................................................................48 S ơ đồ 3.2: S ơ đồ Ban tổ chức ĩễhội chùa H ương.................................................. 49
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tình hình phát triển tổng doanh thu của khu d i tích thắng cảnh Hương Son......................................................................................... 51 Bảng 3.2: Tĩnh hình thu hút khách đến khu di tích và thẳng cảnh Hương Sơn... 53 Bảng 3.3: Thực ừạng phát ừiển thu nhập nguồn lao động ở Khu di tích thẳng cảnh Hương Sơ n.....................................................................................................54 Bảng 3.4: Tĩnh hình nộp ngân sách của khu di tích và thẳng cảnh..................... 56 Hương Sơn từ 2011 đến 2013................................................................................. 56 Bảng 3.5: Thống kê sổ lượng vẻ cáp treo bán qua các năm từ ..............................58 2007- T I 2/2011.......................................................................................................58
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta luôn coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi và quá trình cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, đặc biệt từ sau năm 1990, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển nhanh và bền vững theo hướng kết hợp du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã và đang từng bước phát triển với nhiều mô hình hoạt động và dịch vụ du lịch phong phú phục vụ khách nội địa và quốc tế. Năm 1997, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) có quyết định thành lập Ban quản lý (BQL) khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh này. Đến tháng 6/2000, BQL này thuộc sự quản lý của UBND huyện Mỹ Đức (chuyển giao từ tỉnh về huyện quản lý). Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km, từ lâu được du khách biết đến với lễ hội Chùa Hương, một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất Việt Nam cùng hệ thống các công trình kiến trúc phật giáo cổ kết hợp hài hòa với những hang động, thung lũng suối như: động Hương Tích, động Tiên, chùa Thiên Trù, Hinh Bồng, Long Vân, Tuyết Sơn,... đã tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam 1
- Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở Hương Sơn phát triển rất mạnh đã góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở Hương Sơn nói riêng và huyện Mỹ Đức nói chung. Địa điểm du lịch này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu du lịch của nhiều đối tượng khách du lịch và nguồn thu từ hoạt động du lịch này đã tăng đều đạt trên 10% hàng năm. Năm 2016, tổng thu nộp ngân sách của khu di tích này đạt khoảng 70 tỷ đồng (theo báo cáo của UBND huyện Mỹ Đức tháng 7/2016). Đây là con số không nhỏ đóng góp vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, du lịch Hương Sơn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như: Việc xây dựng trái phép vệ sinh môi trường, dịch vụ, hàng quán phát triển tràn lan không theo quy hoạch, hoạt động thuyền đò thiếu tổ chức, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng chưa tương xứng với giá cả, chất lượng nguồn nhân lực còn chưa theo kịp sự phát triển. Đặc biệt, chưa có chiến lược phát triển du lịch lâu dài, công tác quy hoạch đầu tư, nâng cấp các khu, điểm đến du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh du của khu du lịch Hương Sơn... Muốn giải quyết được vấn đề này đòi hỏi cần có sự tăng cường về quản lý hoạt động du lịch nhằm đưa du lịch phát triển nhanh và bền vững vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh H ương Sơn - H à Nội” làm luận văn thạc sĩ cho mình, với hi vọng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khẳng định những thành tựu và chỉ ra những nhược điểm, thực trạng cần khắc phục để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy khu du lịch Hương Sơn phát triển nhanh, mạnh và bền vững, đóng góp ngày càng tích cực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước thông qua việc trả lời câu hỏi nghiên cứu: Những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội? 2
- 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm yụ nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, tổng kết đánh giá, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội. 2.2.Nhiệm yụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động du lịch của một tổ chức. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số tổ chức quản lý hoạt động du lịch tại một số địa phương. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn; làm rõ được những kết quả đạt được, những hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội và các hoạt động quản lý của BQL khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội. 3.2.Phạm vi nghiên cứu. - Không gian: Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội. - Thời gian: Đề tài tập trung thu thập, xử lý, phân tích các số liệu, tư liệu có liên quan được sử dụng từ năm 2009 đến 2016. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn trong thời gian tới. 3
- - Nội dung: + Nghiên cứu khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn. + Nghiên cứu hoạt động quản lý của BQL khu di tích này. 4. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội. Chương 4: Giải pháp hoàn thiệnquản lý hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Hà Nội. 4
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu VÀ c ơ SỞ LÝ LUẬN VẺ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Khu di tích và thắng cảnh Hương S ơ n -H à Nội không chỉ thu hút được lượng khách du lịch lên tới hàng triệu lượt người mỗi năm mà còn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh tế và nhà quản lý. Nhiều bài viết, bài nghiên cứu, luận văn, luận án đã nghiên cứu khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Trong đó có thể đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu như sau: Vũ Thị Hoài Châu (2014), “Nghiên cứu du lịch lê hội Chùa Hương ở huyện M ỹ Đức, Hà Nội ”, luận văn thạc sỹ du lịch, Trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác phẩm hệ thống hoá được những nền tảng lý luận về lễ hội, du lịch lễ hội, những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội, những nguyên tắc để phát triển lễ hội, phân tích những bài học kinh nghiệm phát triển lễ hội của các lễ hội nổi tiếng trong và ngoài nước. Tác phẩm đã phân tích điều kiện, tình trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương, nghiên cứu sản phẩm du lịch lễ hội, quảng bá tuyên truyền lễ hội chùa Hương, mở rộng thị trường du khách đến lễ hội chùa Hương, phân tích cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, mức độ quan tâm và đánh giá của khách hàng về du lịch lễ hội cũng như những dịch vụ lễ hội chùa Hương. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những tồn tại, những điểm hạn chế của lễ hội chùa Hương từ công tác quản lý, điều hành lễ hội đến công tác bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể để từ đó vận dụng và xây dựng những phương án, hướng đi phù hợp xứng với tiềm năng du lịch của lễ hội chùa Hương. 5
- TS Dương Văn Sáu (2004), “L ễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch ”, giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng của Trường ĐH Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn. Tác phẩm đã nghiên cứu xoay quanh ba vấn đề chính đó là tổng quan về lễ hội Việt Nam, các loại hình lễ hội Việt Nam và lễ hội trong sự phát triển du lịch (cụ thể như đặc điểm, tính chất, các hoạt động diễn ra và tác động của lễ hội đến du lịch). Trong đó tác giả cũng lấy lễ hồi Chùa Hương làm đối tượng nghiên cứu. Bùi Thị Thanh Huyền (2011), “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lỷ hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, M ỹ Đức, Hà Nội ”, luận văn Thạc sĩ du lịch, Trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý du lịch làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với Hương Sơn và công tác tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Phạm Thị Hương Mai (2011), “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở chùa H ương”. Nội dung đề tài xoay quanh việc bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch ở khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương. PGS.TS Nguyễn Hữu Thức, “Một số lệch chuẩn trong tổ chức và quản lỷ lễ hội thời gian qua ”, số 1 (38)- 2012, tạp chí Di Sản Văn Hóa, Cục Di Sản Văn Hóa - Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch. Bài báo đã đưa ra một số khuynh hướng lệch chuẩn trong tổ chức quản lý lễ hội trên cả nước nói chung như thương mại hóa lễ hội, phô trương lãng phí trong tổ chức lễ hội, buông lỏng quản lý lễ hội,,, trong đó bao gồm cả lễ hội Chùa Hương. Đồng thời, trên cơ sở chỉ ra những khuynh hướng lệch chuẩn đó, tác giả đã đưa ra kiến nghị những giải pháp khắc phục như: Thống nhất nhận thức lễ hội; nâng cao trách 6
- nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế tài xử lý những vi phạm ..., bài báo đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo các nhà nghiên cứu và bạn đọc. Nguyễn Thị Thanh Tâm, “Công tác quản lỷ lê hội - du lịch chùa Hương của Ban quản lỷ di tích thẳng cảnh Hương Sơn - M ỹ Đức - Hà Nội ”, 2011, khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Đại học Văn hóa - Hà Nội. Tác giả đã khái quát quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống hiện nay. Đồng thời, đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội du lịch chùa Hương của Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tại nơi này. Trần Thị Thùy Dung, “Du lịch lễ hội chùa Hương”, 2010, khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Đại học Văn hóa - Hà Nội. Đề tài đã nêu bật được những giá trị của thắng cảnh chùa Hương, vị thế của nó trong sự phát triển của du lịch Hà Nội. Đồng thời, chỉ ra được những thực trạng của lễ hội chùa Hương tại thời điểm nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả du lịch lễ hội chùa Hương nhằm góp phần quảng bá hình ảnh chùa Hương tới đông đảo du khách khắp nơi. Các nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều nội dung khác nhau về khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, Hà Nội và sự phát triển của du lịch lễ hội chùa Hương. Tuy nhiên để hệ thống một cách đầy đủ về công tác quản lý hoạt động du lịch để phát triển du lịch tại Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn thì chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống. Một số tác phẩm có nêu nhưng cũng chỉ nói đến một khía cạnh của công tác quản lý. Từ đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu để áp dụng tình huống quản lý hoạt động du lịch tại Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, Hà Nội. 7
- 1.2Lý luận chung về du lịch và quản lý hoạt động du lịch 1.1.1 Khái niệm và vai trò của du lịch 1.2.1.1 Khái niệm về du lịch Có thể nói ngày nay du lịch đã và đang trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội của con người. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, du lịch không chỉ giới hạn trong phạm vi của quốc gia, một khu vực mà đã trải rộng hầu hết các nước trến thế giới với tốc độ ngày càng nhanh. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch thì việc thống nhất những khái niệm cơ bản trong đó có khái niệm du lịch là một đòi hỏi cần thiết. Tuy vậy, đến nay khái niệm về du lịch vẫn được hiểu dưới những góc độ khác nhau. Điều này được thể hiện qua phát biểu của Tiến sỹ Bemeker, người Thụy Sỹ - chuyên gia trong lĩnh vực du lịch: “Đổi với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bẩy nhiêu định nghĩa ” (GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS.Trần Minh Hòa, 2006). Theo Liên hiệp quốc tế và các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sổng”1. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (1996) chỉ ra nội dung cơ bản của du lịch gồm hai phần riêng biệt: Đứng trên góc độ của chuyến đi: “Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải ừí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật”. 1 GS. TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động Xã hội. 8
- Đứng trên góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; v ề mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ”. Mặc dù có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch nhưng một cách chung nhất, khái quát nhất ừong Điều 4, Chương I, Luật Du lịch 2005 nước ta quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định ” (khoản 3 điều 4). Theo khái niệm trên, chúng ta thấy rằng du lịch có phạm vi rất rộng vì nó là tổng hòa các mối quan hệ và hiện tượng, lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện quyết định đến sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch được chia ra làm 3 loại hình là du lịch nội địa, du lịch quốc tế, du lịch quốc gia. Loại hình du lịch Theo Tổ chức Du lịch thế giới, hiện nay du lịch được phân chia thành các loại sau: - Du lịch mạo hiểm; - Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt; - Du lịch làm ăn; - Du lịch ngoài quốc, quá biên; - Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; - Du lịch hội thảo, triển lãm. 9
- Việc phân loại như vậy có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn quan trọng vì thông qua đó có thể xác định khách du lịch thuộc loại hình nào thì nên đáp ứng những sản phẩm gì cho phù hợp. Bởi với mỗi loại khách du lịch khác nhau sẽ có nhu cầu về những sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Chẳng hạn đối với khách nghỉ dưỡng sẽ quan tâm đến những địa điểm du lịch có điều kiện thiên nhiên phù hợp, có không gian yên tĩnh, thân thiện với thiên nhiên mà ở đó họ được hòa mình với thiên nhiên. Trong khi đó khách thích mạo hiểm, khám phá và trải nghiệm họ lại thích đến những nơi ẩn chứa những nguy hiểm bất ngờ... 1.2.1.2 Vai trò của du lịch Ngày nay trên thế giới, du lịch đã và vẫn đang trở thành một trong những ngành kinh tế hấp dẫn và ngày càng giữ môt vị trí quan trọng trong thu nhập quốc dân của nền kinh tế ở nhiều quốc gia. Hội đồng lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel Tourism Council) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Đặc biệt với một nước đang phát triển như Việt Nam thì vai trò của du lịch càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết được thể hiện trên cả phương diện kinh tế và xã hội: • Vai trò đổi với kinh tế - Tạo nguồn thu ngoại tệ, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập cho đất nước. Mặt khác, việc phát triển du lịch còn rất phù hơp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta. Vì vậy, trong những năm qua quan điểm của Đảng và nhà nước là: “đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, quan điểm đó xuất phát từ một thực tế, du lịch không những chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. 10
- - Du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng hay một địa phương. “Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng năm 2009, 160.000 tỷ đồng năm 2012. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam. Năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt, khách nội địa đạt 35 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2014 ngành du lịch Việt Nam thu hút gần 8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số dự kiến năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020”2. Du lịch ngày càng trở thành một động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ và đem lại sự thịnh vượng, cải thiện đời sống cho nhân dân. - Đối với nước ta, việc phát triển du lịch rất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển mạnh sang các ngành dịch vụ. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đã và đang trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và nhà nước ta vì du lịch không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. - Đặc biệt, du lịch giúp nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Thật vậy, ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được nâng cao hơn; du lịch phát triển còn tạo khả năng tiêu thụ tại phần khôi phục nhiều lễ hội và ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong cả nước và quốc tế. - Du lịch giúp tăng cường vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch là ngành có khả năng thu hút vốn đầu tư cao vì mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật không phức tạp như đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng hay giao thông vận tải. 2 Theo thống kê của Wikipedia về Du lịch Việt Nam. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn