intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

54
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ____________________ NGÔ THÚY MINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN – 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGÔ THÚY MINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hà THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Thúy Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập tại đây. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ, khoa học và logic để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh/chị đang công tác tại các UBND, Sở, Ban, Ngành và các doanh nghiệp đã hết sức nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin và tạo điều kiện tốt nhất khi tôi đến liên hệ phỏng vấn, thu thập thông tin, nhờ đó tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và các đồng nghiệp đã luôn chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Thúy Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ ................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 3 4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn hoặc đóng góp mới của luận văn ................ 6 6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ....................................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận về khoáng sản và quản lý khai thác khoáng sản .................. 8 1.1.1. Khái quát chung về khoáng sản .............................................................. 8 1.1.2. Khai thác khoáng sản ............................................................................ 10 1.1.3. Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản .............................................. 12 1.1.4. Nội dung quản lý khai thác khoáng sản ................................................ 13 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác khoáng sản ................... 16 1.2. Kinh nghiệm quản lý khai thác khoáng sản ............................................. 18 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý khai thác khoáng sản của một số địa phương ở trong nước ................................................................................................................. 18 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với quản lý khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 24 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27 2.2.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 28 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 28 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 29 2.3.1. Các chỉ tiêu phân tích dữ liệu thứ cấp ................................................... 29 2.3.2. Các chỉ tiêu phân tích dữ liệu sơ cấp .................................................... 30 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ............. 32 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 34 3.2. Khái quát về bộ máy quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 38 3.2.1. UBND các cấp....................................................................................... 39 3.2.2. Sở Tài Nguyên và Môi trường .............................................................. 42 3.2.3. Sở Công Thương ................................................................................... 43 3.2.4. Các Sở, ban ngành khác ........................................................................ 44 3.3. Các văn bản pháp luật áp dụng trong quản lý khoáng sản ....................... 49 3.4. Thực trạng khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 53 3.4.1. Thực trạng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......................... 53 3.4.2. Thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên ............ 56 3.5. Thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 67 3.5.1. Thực hiện chính sách, pháp luật,quy định của Nhà nước về khai thác khoáng sản ....................................................................................................... 67 3.5.2. Xây dựng quy hoạch khai thác khoáng sản........................................... 78 3.5.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ............. 81 3.5.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản.................................................................................................................... 84 3.6. Kết quả điều tra đánh giá về các nội dung quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 89 3.6.1. Kết quả khảo sát các cán bộ làm việc tại các đơn vị quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...................................... 90 3.6.2. Kết quả khảo sát người lao động làm việc tại các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 93 3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 99 3.7.1. Nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô ...................................................... 99 3.7.2. Nhóm các yếu tố thuộc về các doanh nghiệp...................................... 102 3.8. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 103 3.8.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 104 3.8.2. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 107 Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................................................................ 111 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................... 111 4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 111 4.1.2. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 111 4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 113 4.2.1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước khai thác khoáng sản ..................................................................................................... 113 4.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch khai thác khoáng sản ........................ 117 4.2.3. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý khoáng sản các cấp...................... 117 4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm .......... 119 4.2.5. Một số giải pháp khác ......................................................................... 120 4.3. Đề xuất kiến nghị ................................................................................... 121 4.3.1. Chính phủ ............................................................................................ 121 4.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường ............................... 122 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 124 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................. 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 127 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 130 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB : Cán bộ CNQP : Công nhân quốc phòng DN : Doanh nghiệp HĐND : Hội đồng nhân dân KCN : Khu công nghiệp KS : Khoáng sản KTXH : Kinh tế xã hội GDP : Tổng sản phẩm quốc dân TN : Thái Nguyên TNKS : Tài nguyên khoáng sản TNMT : Tài nguyên và môi trường TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phố Trđ : Triệu đồng UBND : Uỷ ban nhân dân VLXD : Vật liệu xây dựng VLXDTT : Vật liệu xây dựng USD : Đô la Mỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra .................................................................... 26 Bảng 3.1: Một số văn bản pháp luật hiện được áp dụng trong công tác quản lý khoáng sản....................................................................................... 50 Bảng 3.2: Bảng trữ lượng một số khoáng sản kim loại chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.................................................................................... 54 Bảng 3.3: Bảng trữ lượng một số khoáng sản vật liệu xây dựng chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...................................................................... 55 Bảng 3.4: Tình hình khai thác mỏ phân theo loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.................................................................................... 57 Bảng 3.5: Kết quả khai thác một số khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 ..................................................................... 59 Bảng 3.6: Doanh thu từ hoạt động khai khoáng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2016 - 2018.................................................................... 61 Bảng 3.7: Lực lượng lao động trong các ngành khai khoáng tại Thái Nguyên qua 3 năm 2016 - 2018.................................................................... 65 Bảng 3.8: Thống kê kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác khoáng sản qua 3 năm 2016 - 2018 ............................ 69 Bảng 3.9: Thống kê công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2016 - 2018 ...................................... 71 Bảng 3.10: Thống kê công tác cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2016 - 2018 ............................................. 73 Bảng 3.11:Tình hình thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 2016 - 2018 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................... 77 Bảng 3.12: Cơ cấu đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác khoáng ..................................................................................... 82 Bảng 3.13: Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix - 2018 .............................................................................................. 85 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ làm việc tại các đơn vị quản lý hoạt động khai thác khoáng sản về công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản ...................................................... 90 Bảng 3.15: Đặc điểm của các đơn vị khai thác khoáng sản ............................ 94 Bảng 3.16:Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của người lao động làm việc tại các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản .............................................................. 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. x DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ Hình 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.................................................................................... 38 Hình 3.2. Biểu đồ số lượng mỏ khai thác khoáng sản theo từng địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................ 57 Hình 3.3. Biểu đồ số lượng đơn vị thác khoáng sản theo từng địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................ 95 Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng đóng góp của ngành khai khoáng vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2017 ............. 64 Biểu đồ 3.2. Số văn bản quản lý đã ban hành qua 3 năm 2016 - 2018 .......... 67 Bản đồ số 3.1: Bản đồ phân bố khoáng sản tỉnh Thái Nguyên ....................... 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thời đại ngày nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của một quốc gia, quốc gia nào nắm giữ nhiều nguồn tài nguyên quốc gia ấy sẽ luôn có được nhiều ưu thế và tạo đà phát triển. Việc khai thác và sử dụng khoáng sản đã mở ra một ngành công nghiệp có vai trò quyết định trong nền kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đó là nghành công nghiệp khai khoáng. Việt Nam có ưu thế về nguồn tài nguyên dồi dào, được ưu đãi với những trữ lượng kim loại và khoáng chất lớn, trong đó có quặng bô - xít, đất hiếm, vonfram, titan, phốt-phát, than đá và sắt. Theo thống kê ở Việt Nam ngành công nghiệp khai khoáng đã đóng góp được trên 100 sản phẩm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục từ 47 lên 90 nghìn tỷ đồng (từ năm 2012 đến năm 2015), chiếm 26% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trong nước và 6% GDP cả nước.Hiện nay, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập thế giới, từng bước tiến tới chiếm lĩnh khoa học công nghệ cao, vì thế đòi hỏi trong khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cần có một lộ trình khoa học, khai thác hợp lý. Đặc biệt chú trọng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở các địa phương. Tỉnh Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng nhiều mỏ kim loại màu, kim loại đen, mỏ sét đang hoặc sẽ được khai thác trong tương lai.Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, để cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình phát triển các nghành kinh tế khác thì khai thác khoáng sản đã được quan tâm chú trọng từ khá lâu. Những năm gần đây, tốc độ khai thác, mở mỏ đã tăng đáng kể, đóng góp một phần lớn cho sự tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh những lợi ích của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản mang lại cho tỉnh Thái Nguyên thì hoạt động khai thác cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng
  14. 2 nhân dân xung quanh khu vực khai thác khoáng sản. Nhiều khu vực khai thác đã làm biến đổi nặng nề bề mặt địa hình, thảm thực vật bị suy thoái, tốc độ rửa trôi, xói mòn tăng nhanh; môi trường nước đất bị xáo trộn và ô nhiễm kim loại nặng đang ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy việc nâng cao sự giám sát trong quản lý khai thác khoáng sản là yếu tố quan trọng giúp tỉnh khai thác được lợi thế về khoáng sản của mình, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, đồng thời cũng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác. Hơn lúc nào hết sự quản lý khai thác khoáng sản trên cả nước nói chúng và địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang đứng trước vận hội mới và trách nhiệm hết sức nặng nề, cần phải phát huy vai trò, vị trí đã và đang có nhằm góp phần tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những yêu cầu cấp bách trên đòi hỏi tỉnh Thái Nguyên không những phải năng động trong việc phát huy tiềm lực hiện có mà phải nâng cao chất lượng quản lý địa phương để khai thác hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản góp phần vừa tăng thu nhập cho tỉnh vừa tham gia tích cực bảo vệ môi trường để toàn tỉnh cùng với cả nước tiến tới thành công đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng và hiện đại. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghiệp khoáng sản và công tác quản lý nhà nước của địa phương tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
  15. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận thực tiễn về công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản; - Phân tích thực trạng quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tại địa phương này; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2016-2018. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2019. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thông qua 4 nội dung chính gồm: Chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước về khai thác khoáng sản; Công tác xây dựng quy hoạch khai thác khoáng sản; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản. 4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài Một số công trình và tài liệu về vấn đề nghiên cứu của một số nước trên thế giới:
  16. 4 Trung tâm thực hành khai thác bền vững Australia (2011) trong nghiên cứu “Thực hành chương trình phát triển bền vững cho ngành công nghiệp khai khoáng” đã phân tích được thực trạng, kết quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản, một số giải pháp quản lý đối với khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản. Emanuel Bria (2014) với nghiên cứu “Xây dựng những quy định cụ thể về hỗ trợ địa phương đối với công tác quản lý khai thác khoáng sản” đã đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững khoáng sản, bao gồm: Xây dựng những quy định cụ thể về hỗ trợ địa phương đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản; Phát triển các chương trình hợp tác cung cấp dịch vụ giữa doanh nghiệp khai khoáng và cộng đồng địa phương; Áp dụng quy trình tham vấn trong cấp phép nhằm hạn chế xung đột; Công khai nguồn thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản. Erick Thomas (2017) trong nghiên cứu “Áp dụng Tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý tốt tài nguyên dầu khí và khoáng sản -EITI (Extractive Industries Transparency Initiative) ở Nauy” đã đưa ra một số giải pháp: Tạo cơ chế tổng hợp, đối chiếu dữ liệu để góp phần hạn chế thất thu ngân sách trong khai thác khoáng sản. Hỗ trợ quản lý hiệu quả hơn nguồn thu từ khai thác khoáng sản. Tạo ra cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về lĩnh vực khoáng sản từ cấp phép, quản lý doanh nghiệp, khối lượng sản xuất, đóng góp ngân sách đến các tác động kinh tế xã hội. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, các chính sách cũng như xác định các cơ hội cải cách ngành khoáng sản. Hỗ trợ giám sát trong lĩnh vực khai khoáng. Tạo ra cơ chế đối thoại hiệu quả giữa nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và góp phần làm giảm các nguy cơ xung đột xã hội. 4.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước Một số công trình và tài liệu về vấn đề nghiên cứu của Việt Nam: Tổng cục địa chất Việt Nam (2010) Nghiên cứu đánh giá Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Nêu ra thực
  17. 5 trạng, kết quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản, bất cập và nguyên nhân, từ đó đề xuất các kiến nghị. Lưu Thị Đào (2015) Nâng cao hiệu quản lý thu từ hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Rà soát các chính sách thu hiện hành, đánh giá công tác quản lý thu liên quan đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong việc quản lý thu ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách thu và công tác quản lý thu. Nguyễn Đức Anh và cộng sự (2015) Bộ tiêu chuẩn EITI (ExtractiveIndustries Transparency Initiative) 2013 và khả năng đáp ứng chính sách của Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. Báo cáo đã làm rõ khả năng Việt Nam thực thi Bộ tiêu chuẩn EITI 2013 theo chuỗi giá trị, bao gồm: Cấp phép, Dẫn liệu sản xuất, Các doanh nghiệp nhà nước, Nguồn thu và Quản lý nguồn thu từ hoạt động khai khoáng; đồng thời tìm hiểu những thuận lợi, thách thức và lợi ích cho Việt Nam khi thực thi EITI 2013. Lê Quang Thuận và cộng sự (2015) Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. Nghiên cứu rà soát các chính sách thu hiện hành, đánh giá công tác quản lý thu liên quan đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong việc quản lý thu ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách thu và công tác quản lý thu. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Giang phối hợp cùng tổ chức Trung tâm Con người và Thiên nhiên (2015) Tham vấn địa phương về ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến rừng và đa dạng sinh học tại địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Đánh giá các tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở xã Minh Sơn; Sự chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác khoáng sản và
  18. 6 cộng đồng địa phương; Nhận thức của các bên liên quan về tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và khai thác khoáng sản. Các công trình nghiên cứu, các bài báo đã đề cập đến quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản nói riêng trên cả góc độ lý luận và thực tiễn, tuy nhiên chỉ ở một hoặc một vài khía cạnh khác nhau. Trong giới hạn tài liệu tác giả luận văn tìm được, chưa có một luận văn, công trình nào nghiên cứu và xây dựng một cách đầy đủ khung lý thuyết quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với các số liệu và hiện trạng được cập nhật từ năm 2016 trở lại đây. Đây chính là khoảng trống để tác giả luận văn nghiên cứu và có đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với đề tài “Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, luận văn định hướng nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên cơ sở các lỗ hổng và các vấn đề nổi bật từ các tài liệu tổng quan trong nước và nước ngoài. 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn hoặc đóng góp mới của luận văn Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh . Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu là tài liệu sử dụng tham khảo cho các ngành đào tạo về kinh tế phát triển, quản lý kinh tế, kinh tế thương mại và là bản báo cáo cho Lãnh đạo Sở Công thương và các Ban, Ngành liên quan quản lý tốt hơn công tác khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. 6. Bố cục của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn bao gồm 4 chương như sau:
  19. 7 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác khoáng sản. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  20. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 1.1. Cơ sở lý luận về khoáng sản và quản lý khai thác khoáng sản 1.1.1. Khái quát chung về khoáng sản 1.1.1.1. Khái niệm Theo Luật Khoáng sản năm 2010, “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”. Khoáng sản cũng có thể được hiểu là nguồn nguyên liệu tự nhiên có trong nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ, tuyệt đại bộ phận nằm trong lòng trái đất và quá trình hình thành có liên quan mật thiết đến quá trình lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong thời gian dài từ hàng ngàn năm đến hàng chục năm, hàng triệu năm. 1.1.1.2. Đặc điểm khoáng sản Việt Nam Theo Lại Hồng Thanh (2009) tài nguyên khoáng sản của nước ta có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, nước ta không có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lượng. Dầu khí chỉ đảm bảo khai thác được khoảng 30 năm nữa, do vậy cần tăng cường tìm kiếm thăm dò khai thác. Than biến chất cao với trữ lượng đã được đánh giá đạt hàng tỷ tấn cần phải khai thác sâu hàng trăm mét và hơn nữa mới bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Than biến chất thấp ở dưới sâu đồng bằng Sông Hồng tuy dự báo có tài nguyên đến vài trăm tỷ tấn nhưng độ sâu hàng ngàn mét dưới lòng đất, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn và phức tạp cả về công nghệ, an ninh xã hội và môi trường. Tiềm năng Urani và địa nhiệt không đáng kể và chưa được thăm dò để đánh giá cụ thể. Thứ hai, nước ta có nhiều khoáng kim loại nhưng trữ lượng không nhiều. Rất nhiều khoáng sản kim loại (vàng, bạc, đồng, thiếc, kẽm, chì...) thế giới rất cần trong khi trữ lượng lại có hạn, chỉ khai thác mấy chục năm là cạn kiệt nên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2