Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam
lượt xem 5
download
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của DATC giai đoạn 2014-2016, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của Công ty mua bán nợ Việt Nam, phát huy tối đa năng lực và hiệu quả của DATC trong việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THU HÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THU HÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN Hà Nội – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố nội dung bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn đƣợc chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Tác giả
- LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hƣớng dẫn luận văn của tôi -PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, ngƣời đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thày đã rất nhiệt tình trợ giúp và động viên tôi. Sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực kinh tế cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý của Thày chính là tiền đề giúp tôi đạt đƣợc những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thày cô, Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty Mua bán nợ Việt Nam nơi tôi công tácđã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp cho tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................ii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGVỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA VÀ XỬ LÝ NỢ ..................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu............................................................................. 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................... 5 1.1.2. Vấn đề đặt ra để tiếp tục nghiên cứu ................................................ 8 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về mua và xử lý nợ ....................................... 9 1.2.1. Các khái niệm có liên quan .............................................................. 9 1.2.2. Quản lý hoạt động mua và xử lý nợ ................................................ 15 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng quản lý hoạt động mua và xử lý nợ: ........ 22 1.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của một số nƣớc trên thế giới và bài học rút ra cho công ty mua bán nợ Việt Nam ............... 23 1.3.1. Kinh nghiệm của các công ty mua bán nợ trên thế giới ................. 23 1.3.2. Bài học rút ra cho công ty mua bán nợ Việt Nam .......................... 27 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................... 29 2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 29 2.1.1.Nguồ n tài liệu và thông tin nghiên cứu ........................................... 29 2.1.2. Xử lý thông tin dữ liệu .................................................................... 29 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 29 2.2.1. Phương pháp thố ng kê - so sánh .................................................... 29 2.2.2. Phương pháp phân tích- tổng hợp .................................................. 30 2.2.3. Các bước thực hiện phương pháp nghiên cứu................................ 31 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ VIỆT NAM ............................................... 33
- 3.1. Lƣợc sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam .................................................................................. 33 3.1.1. Lược sử hình thành ......................................................................... 33 3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................... 33 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của DATC .................................................... 35 3.1.4. Sự khác nhau giữa DATC và VAMC .............................................. 36 3.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.............................................................................. 37 3.2.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu ................... 37 3.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu ..39 3.2.3. Kiểm tra, giám sát hoạt động mua, xử lý nợ xấu tại DATC ........... 45 3.2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng quản lý hoạt động mua, xử lý nợ xấu của DATC ......................................................................................................... 46 3.3. Thực trạng quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu từ 2014 - 2016 tại DATC ........................................................................................................... 48 3.3.1. Các kết quả đạt được của hoạt động mua và xử lý nợ ................... 48 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 61 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ....................... 68 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU ......................................... 68 CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ VIỆT NAM......................................................... 68 4.1. Phƣơng hƣớng và yêu cầu đặt ra cho quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại Công ty mua bán nợ Việt Nam ................................................... 68 4.1.1. Phương hướng ................................................................................ 68 4.1.2.Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động mua và xử lý nợ xấu của DATC . 69 4.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của DATC ............................................................................................. 70 4.2.1. Nhóm giải pháp đối với quản lý hoạt động mua nợ ....................... 70
- 4.2.2. Nhóm giải pháp quản lý hoạt động xử lý nợ .................................. 76 4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của DATC......................................................................................................... 80 4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động mua và xử lý nợ ...................................................................................................... 84 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 89 ̣ THAM KHẢO .................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIÊU
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AMC Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản 2 CSH Chủ sở hữu 3 DATC Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam 4 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 5 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 6 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 7 NHTW Ngân hàng trung ƣơng 8 NPLs Nợ tồn đọng 9 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 11 TCTD Tổ chức tín dụng Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng 12 VAMC ViệtNam 13 VDB Ngân hàng Phát triển Việt Nam i
- DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Tỷ lệ giao dịch mua nợ thành công từ năm 2014-2016 52 2 Bảng 3.2 Doanh số mua nợ từ năm 2014-2016 53 3 Bảng 3.3 Thu hồi nợ từ năm 2014 -2016 58 4 Bảng 3.4 Tình hình thoái vốn của DATC từ năm 2014-2016 60 5 Bảng 3.5 Lợi nhuận hoạt động mua, xử lý nợ từ 2014-2016 61 6 Bảng 3.6 Nợ xấu của toàn hệ thống TCTD đến 2016 62 ii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trƣờng, để hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp ngoài vốn tự có thì còn phải vay vốn ngân hàng. Mối liên hệ vay - cho vay đã hình thành sợi dây công nợ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Do nhiều nguyên nhân, nên có không ít doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Vì vậy, trong hệ thống ngân hàng luôn tồn tại nợ xấu. Khi nợ xấu xảy ra ngay lập tức tác động tiêu cực cho cả doanh nghiệp vay và ngân hàng cho vay. Nếu nợ xấu ở mức cao sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối tài chính; sẽ làm đình đốn hoạt động của hệ thống ngân hàng và kéo theo đó là sự đình đốn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và gây nguy hiểm cho an toàn nền tài chính quốc gia; dẫn đến khủng hoảng kinh tế, xã hội. Thị trƣờng mua bán nợ dần hình thành nhƣ một yếu tố khách quan, góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN). Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động mua bán nợ đã và đang đƣợc xem là một lối thoát của các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn về tài chính trong sản xuất kinh doanh (SXKD) hiện nay. Vì vậy, phát triển thị trƣờng mua bán nợ (đặc biệt là nợ xấu) sẽ giúp khai thông dòng vốn, hỗ trợ các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn. Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam tiền thân là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Công ty Mua bán nợ Việt Nam/DATC) là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt đƣợc Chính phủ thành lập (Bộ Tài chính làm chủ sở hữu vốn nhà nƣớc) với mục tiêu để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại, nhằm góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp, giảm quy mô và tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thƣơng mại, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Thông qua hoạt động mua, bán 1
- xử lý nợ xấu giúp các doanh nghiệp giải phóng đƣợc lƣợng “vốn chết” trở lại thành vốn hoạt động, tăng giá trị doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh để phát triển. Nhiệm vụ chính của DATC là mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (bao gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để bảo đảm cho các khoản nợ) bằng các hình thức: Thỏa thuận, đấu giá hoặc chỉ định của các cấp có thẩm quyền. DATC thực hiện xử lý và thu hồi nợ, tài sản dƣới nhiều hình thức: Thu nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, cấn trừ nợ bằng tài sản.v.v. Trong thời gian qua, hoạt động mua và xử lý nợ xấu của DATC đã đạt đƣợc những thành công đáng kể. Đặc biệt là hoạt động mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ, một trong những hoạt động đặc thù của DATC. Nhiều doanh nghiệp sau khi đƣợc DATC xử lý nợ và cơ cấu lại đã phục hồi và làm ăn ổn định. Bên cạch mục tiêu hồi sinh và phát triển doanh nghiệp, hoạt động mua và xử lý nợ xấu đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cho DATC, hoàn thành nhiệm vụ bảo toàn vốn nhà nƣớc giao. Làm thế nào để phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động mua và xử lý nợ xấu của DATC là một câu hỏi lớn cần phải có câu trả lời thỏa đáng. Với mong muốn góp phần trả lời câu hỏi trên, học viên lựa chọn: “Quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để quản lý hoạt động mua và xử lý nợtại Công ty Mua bán nợ Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn? 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu, phân tíchthực trạng quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của DATC giai đoạn 2014-2016, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của Công ty mua bán nợ Việt Nam, phát huy tối đa năng lực và hiệu quả của DATC trong việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại, các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. 2
- * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của Công ty mua bán nợ Việt Nam. - Phân tích thực trạng quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của Công ty Mua bán nợ Việt Nam giai đoạn 2014-2016. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượngnghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu của Công ty Mua bán nợ Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu. - Về không gian: Nghiên cứu quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam. - Về thời gian: Số liệu đƣợc tham khảo từ hoạt động mua và xử lý nợ xấu của các ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng thƣơng mại) từ năm 2014-2016tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam. 5. Ý nghĩa của đề tài Luận văn đƣợc hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý hoạt động mua và xử lý nợ tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, cung cấp cơ sở khoa học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam tham khảo vận dụng trong quản lý hoạt động mua bán nợ của Công ty. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề chung vềquản lý hoạt động mua và xử lý nợ. 3
- Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu . Chƣơng 3. Thực trạng quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC. Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC. 4
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA VÀ XỬ LÝ NỢ 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của nhiều quốc gia, nhằm giải quyết hậu quả và ứng phó với khủng hoảng tài chính. Vì vậy, công tác xử lý nợ xấu đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là: 1. - Bài báo“Coorporate sector Restructuring, The Role of Government in Times of Crisis” của tác giả Mark R.Stone (2002) đăng trên Tạp chí Economic issues No.31, International Monetary Fund. Trong bài viết, tác giả nêu rõ chính phủ phải đóng vai trò hàng đầu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp quy mô lớn trong giai đoạn khủng hoảng. Để chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp thành công thì phải thực hiện theo trình tự: đầu tiên chính phủ phải xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô và pháp lý nhƣ cải cách hệ thống pháp lý và thuế để đặt nền tảng cho tái cơ cấu thành công, sau đó thiết lập các ƣu đãi thích hợp cho các ngân hàng nhƣ bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ và tái cấp vốn để khơi thông dòng vốn tín dụng, cuối cùng là đến tái cơ cấu doanh nghiệp. Luận văn này kế thừa những quan điểm nêu trên của tác giả để có giải pháp cải cách hệ thống pháp lý của Việt Nam nhƣ: ban hành chính sách miễn, giảm thuế tồn đọng đối với những doanh nghiệp thuộc diện tái cơ cấu, tạo điều kiện để hoạt động xử lý nợ thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC đƣợc thuận lợi. - Bài báo “The Role of KAMCO in Resolving Nonperforming Loans in the Republic of Korea” của tác giả Dong He (2004) đăng trên Tạp chí IMF Working Paper No WP/04/172, International Monetary Fund. Trong bài viết, tác giả đã nêu tƣơng đối đầy đủ các phƣơng pháp xử lý nợ xấu của công ty mua bán nợ nhƣ: bán tài sản thế chấp, cơ cấu lại nợ, thu nợ từ khách nợ, bán đấu giá nợ, chứng khoán hóa nợ xấu. Tuy nhiên, tác giả chƣa làm rõ nội dung của từng phƣơng pháp xử lý nợ. Các hạn chế này sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong luận văn này. 5
- - Bài báo “Xử lý nợ tồn đọng doanh nghiệp thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế: Kinh nghiệm Hàn Quốc và bài học với Việt Nam” của tác giả Phạm Mạnh Thƣờng (2005) đăng trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 10 (114) trang 23-37. Trong phần thứ hai của bài viết, tác giả đã trình bày hoạt động mua và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 tại Hàn Quốc. Về định giá mua nợ xấu, giai đoạn trƣớc tháng 7/1998 do chƣa có thị trƣờng và do yêu cầu phải xử lý nhanh nợ xấu nên KAMCO sử dụng phƣơng pháp đơn giản để mua nợ xấu nhanh nhằm tăng cƣờng thanh khoản cho các định chế tài chính, giá mua nợ đối với nợ có tài sản thế chấp từ 70% đến 75% giá trị hợp lý của tài sản thế chấp (giá trị hợp lý của tài sản thế chấp là giá thấp nhất khi so sánh 3 loại giá nhƣ sau: “giá thẩm định – nghĩa vụ trả nợ ƣu tiên”, giá trị sổ sách của nợ xấu và giá trị tài sản thế chấp tối đa), đối với nợ không có tài sản thế chấp thì giá mua nợ từ 10% đến 20% giá trị sổ sách đối với nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4), giá mua nợ từ 1% đến 3% giá trị sổ sách đối với nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5); từ tháng 8/1998 đến tháng 7/1999 KAMCO tính giá mua nợ tƣơng đƣơng 45% giá trị thanh lý của tài sản thế chấp, đối với nợ không có tài sản thế chấp thì giá mua nợ khoảng 3% giá trị sổ sách; từ tháng 7/1999 KAMCO tính giá mua nợ theo giá trị hiện tại của dòng tiền thu hồi dự tính theo một tỷ suất chiết khấu hợp lý. Về phƣơng pháp xử lý nợ, tác giả chỉ nêu khái quát các biện pháp xử lý nợ xấu của KAMCO nhƣ bán nợ thông qua đấu thầu quốc tế, chứng khoán hóa nợ, tịch biên và bán đấu giá tài sản thế chấp, thu hồi nợ, bán nợ cho các nhà đầu tƣ, bán nợ cho các AMC, bán nợ cho các công ty tái cơ cấu (CRC), chứng khoán hóa nợ xấu, tác giả chƣa trình bày nội dung của các phƣơng pháp xử lý nợ. Luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu để trình bày các nội dung phƣơng pháp xử lý nợ của công ty mua bán nợ. - Bài báo “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ” của tác giả Nguyễn Thị Mùi (2012) đăng trên Tạp chí Tài chính số 11 trang 6 Trong bài viết, tác giả đã đánh giá thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam và đề xuất các cơ chế xử lý nợ xấu của NHTM nhƣ trích lập dự phòng rủi ro theo quy 6
- định, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, chủ động phối hợp với khách nợ để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời nhƣng có triển vọng kinh doanh, giảm lãi suất và cho vay vốn mới nhằm giúp doanh nghiệp tiêu thụ đƣợc sản phẩm để có điều kiện trả nợ, bán nợ cho các AMC và DATC. Luận văn này kế thừa những cơ chế xử lý nợ xấu của NHTM do tác giả đề xuất để vận dụng vào trƣờng hợp xử lý nợ xấu tại Công ty mua bán nợ. - Bài báo “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2012) đăng trên Tạp chí Tài chính số 11-2012 trang 14-20. Trong bài viết, tác giả đã đánh giá thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam và một số giải pháp xử lý nợ xấu NHNN đã và đang thực hiện, đồng thời tác giả đã đề xuất một số giải pháp để xử lý nợ xấu của NHTM Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhƣ: chính phủ hỗ trợ nguồn vốn ban đầu cho công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu; trao quyền lực rõ ràng cho công ty mua bán nợ nhƣ quyền tịch thu tài sản, quyền khôi phục lại hoạt động của doanh nghiệp khách nợ để tối đa hóa giá trị thu hồi nợ xấu; áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp với trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính nhƣ chuyển nợ xấu thành vốn cổ phần, chứng khoán hóa nợ xấu, bán nợ xấu trực tiếp cho các nhà đầu tƣ. Luận văn này kế thừa những nghiên cứu của tác giả về các biện pháp xử lý nợ xấu nêu trên. - Bài báo “Trả giá vì chậm phản ứng nợ xấu, bài học từ Nhật Bản” của tác giả Phan Hoài Hiệp (2012) đăng trên Tạp chí Đầu tƣ chứng khoán số 145 (1241) trang 22-23. Trong bài viết, tác giả đã phân tích: khi nợ xấu của hệ thống các TCTD tăng cao trong thập niên 1990, Nhật Bản đã thành lập Công ty xử lý và thu hồi nợ (RCC), Công ty tái thiết công nghiệp (IRCJ) và các Quỹ tái thiết tƣ nhân để mua lại nợ xấu của các tổ chức tài chính. Để xử lý nợ xấu, RCC đã áp dụng các biện pháp nhƣ bán tài sản bảo đảm, lấy tài sản bảo đảm để đầu tƣ làm tăng giá trị rồi bán lại cho nhà đầu tƣ, thu nợ trực tiếp từ khách nợ, bán nợ. Nhiệm vụ của IRCJ là mua lại các khoản nợ xấu có giá trị lớn để tái cơ cấu, phục hồi doanh nghiệp thông qua các biện pháp nhƣ xóa bớt nợ cho doanh nghiệp, bán tài sản không sinh lời của doanh nghiệp để thu nợ, giảm vốn của doanh nghiệp, chuyển nợ xấu thành vốn cổ phần, tái 7
- thiết hoạt động của doanh nghiệp, cử ngƣời trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp hoạt động ổn định thì IRCJ chuyển nhƣợng vốn cổ phần và bán nợ cho nhà đầu tƣ khác. Tuy nhiên, trong bài báo tác giả chƣa trình bày nội dung các biện pháp xử lý nợ của công ty mua bán nợ. Luận văn này kế thừa những quan điểm của tác giả về các biện pháp xử lý nợ của công ty mua bán nợ nhƣ bán tài sản bảo đảm, thu nợ trực tiếp, bán nợ, các biện pháp tái cơ cấu để phục hồi doanh nghiệp và sẽ nghiên cứu để làm rõ nội dung của các biện pháp xử lý nợ này của các công ty mua bán nợ. 2. - Bài báo “Hiện trạng thị trƣờng mua bán nợ Việt Nam và chính sách phát triển” của tác giả Đào Duy Huân (2013) đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 8 trang 21-26. Trong phần một của bài viết, tác giả đã lập luận hoạt động mua bán nợ xấu là lối thoát cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, thoát khỏi khủng hoảng, khi nợ xấu đƣợc xử lý sẽ ổn định tài chính trong nƣớc và nâng cao sức cạnh tranh cho các định chế tài chính. Luận văn này kế thừa những lý luận về xử lý nợ xấu thông qua hoạt động mua bán nợ theo trình bày của tác giả. Trong phần hai và phần ba của bài viết, tác giả đánh giá thực trạng nợ xấu tại Việt Nam hiện nay đáng báo động, trong khi đó thị trƣờng mua bán nợ tại Việt Nam chƣa phát triển, năng lực tài chính của các AMC trực thuộc NHTM còn hạn chế. Trong phần bốn của bài viết, tác giả đề xuất một số chính sách nhằm hình thành và phát triển thị trƣờng mua bán nợ Việt Nam. Luận văn này kế thừa các đề xuất của tác giả nhằm tạo điều kiện cho thị trƣờng mua bán nợ phát triển nhƣ miễn các loại thuế cho các hoạt động mua bán nợ, xã hội hóa hoạt động mua bán nợ, phát triển thị trƣờng trái phiếu. 1.1.2. Vấn đề đặt ra để tiếp tục nghiên cứu Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động mua, bánnợ và đƣa ra các giải pháp để xử lý nợ xấu, tuy nhiên khác với nhiều công ty mua bán nợ trên thế giới đƣợc Chính phủ thành lập vì mục tiêu phi lợi nhuận,Công ty Mua bán nợ Việt Nam là đơn vị thực hiện đồng thời 2 chức năng: bên cạnh việc xử lý nợ xấu để lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN, DATC còn phải thực hiện nhiệm vụ kinh doanh mua bán nợ, bảo toàn 8
- và phát triển vốn nhà nƣớc. Với thực tế công tác tại DATC, học viên nhận thấy cần có một nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về quản lý hoạt động mua và xử lý nợ xấu tạiDATC hiện nay từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp với hoạt động đặc thù của công ty và đề xuất các kiến nghị về cơ chế, chính sách trong hoạt động mua bán nợ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý cho thị trƣờng mua bán nợ nói chung và phát huy vai trò là công cụ xử lý nợ của Chính phủ giúp ổn định thị trƣờng nợ xấu và thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 1.2. Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về mua và xử lýnợ 1.2.1. Các khái niệm có liên quan 1.2.1.1.Nợ xấu, mua và bán nợ trên thị trường tài chính * Nợ xấu: Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (International Money Fund: IMF), một khoản nợ đƣợc xem là nợ xấu khi việc chi trả tiền lãi và gốc quá hạn 90 ngày hoặc nhiều hơn, hoặc ít nhất 90 ngày kể từ ngày tiền lãi đƣợc vốn hóa, hoặc nợ đƣợc gia hạn hoặc việc thanh toán dòng tiền trễ hạn dƣới 90 ngày nhƣng có lý do xác đáng để nghi ngờ khả năng thanh toán đầy đủ. Định nghĩa này đƣợc xem nhƣ là định nghĩa khá bao quát và đầy đủ về nợ xấu. Theo khoản 6 Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam, thì nợ xấu “là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5)” - Các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dƣới chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. + Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhƣng quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. + Các khoản nợ khác đƣợc phân vào nhóm 3 theo khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. - Các khoản nợ thuộc nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: 9
- + Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. + Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhƣng quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. + Các khoản nợ khác đƣợc phân vào nhóm 4 theo khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. - Các khoản nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ đã quá hạn trên 360 ngày. + Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. + Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhƣng quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại. + Các khoản nợ khác đƣợc phân vào nhóm 5 theo khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Các khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 là: + Trong trƣờng hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ nào bị chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn tƣơng ứng với mức độ rủi ro. + Các khoản nợ mà TCTD có đủ cơ sở đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn tƣơng ứng với mức độ rủi ro. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng khái niệm nợ xấu của Việt Nam đã tiếp cận với khái niệm nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế. Về cơ bản, nợ xấu đƣợc xác định dựa trên hai yếu tố: 1) thời hạn quá hạn thanh toán và 2) nghi ngờ khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu Nguyên nhân bên ngoài:Nguyên nhân thuộc về môi trường tự nhiên, như hạn hán, bảo lũ, sạt lỡ đất...Nguyên nhân thuộc về môi trường kinh tếnhư khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, khủng hoảng kinh tế trong nước... đã ảnh hưởng xấu đế 10
- hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp không có khả năng tra nợ đúng hạn. Nguyên nhân thuộc về khách hàng vay làm phát sinh nợ xấu thông thƣờng là: khách hàng sử dụng nợ vay quá mức, sử dụng vốn vay sai mục đích, năng lực quản trị điều hành yếu kém, cung cấp thông tin không trung thực, rủi ro, đạo đức của khách hàng vay. Nguyên nhân bên trong:Năng lực quản lý yếu kém của ngân hàng; trình độ yếu kém của cán bộ ngân hàng; rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng. Các nguyên nhân này cũng dẫn đến nợ xấu trong nền kinh tế. * Mua, bán nợ trên thị trường 3. Hoạt động mua, bán nợ đã tồn tại trên thế giới từ nhiều năm trƣớc đây, chẳng hạn nhƣ tại Mỹ, mua bán nợ đã xuất hiện từ hơn 100 năm trƣớc và thị trƣờng mua bán nợ bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1989. Giao dịch mua bán nợ đƣợc thực hiện thông qua thị trƣờng thứ cấp, nơi mà các ngân hàng, các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, các công ty bảo hiểm, quỹ hƣu trí, các tổ chức xử lý nợ... thực hiện các giao dịch mua, bán các khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo các hình thức và cơ chế khác nhau. 4. Trong cuốn sách “Financial Institutions Management” tái bản lần thứ sáu của tác giả Anthony Saunders, Marcia Millon Cornett (2007), mua bán nợ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Việc mua bán nợ ngân hàng xảy ra khi ngân hàng cho vay một khoản nợ và bán khoản nợ đó cho một người mua bên ngoài thông qua hình thức mua bán nợ có truy đòi hoặc không truy đòi”. 5. Mua bán nợ có truy đòi (recourse) là hình thức mua bán mà bên bán nợ cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của khách hàng vay cho bên mua nợ, trong trƣờng hợp khách hàng vay không trả đƣợc nợ khi đến hạn thanh toán thì bên mua nợ có quyền truy đòi bên bán nợ thanh toán khoản nợ đó cho bên mua nợ. Trong trƣờng hợp này thì bên bán nợ vẫn theo dõi khoản nợ đã bán trên tài khoản ngoại bảng và vẫn phải chịu một phần rủi ro tín dụng. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 139 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn