intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu này tiến hành đánh giá chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức đối với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THẾ KHOÁI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THẾ KHOÁI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Văn Vươ ̣ng THÁI NGUYÊN - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thế Khoái
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhấ t đế n giảng viên hướng dẫn khoa học - TS. Ngô Văn Vươ ̣ng đã tâ ̣n tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thành tố t đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đế n các thầ y cô giáo, cán bộ Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã tâ ̣n tình giúp tác giả tiế p thu đươ ̣c nhiề u kiế n thức và kinh nghiê ̣m quý giá cho bản thân. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến ba ̣n bè và đồ ng nghiêp̣ đã giúp đỡ, hỗ trơ ̣ tác giả trong viê ̣c thu thâ ̣p số liêu, ̣ tài liê ̣u phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thế Khoái
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................... 3 4. Đóng góp của đề tài................................................................................... 3 5. Tổng quan những nghiên cứu trước đây ................................................... 4 6. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội ..................................................................................................... 6 1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng chính sách xã hội ........................... 6 1.1.2. Nội dung cơ bản của công tác quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội .................................................................. 12 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội ............................................................ 21 1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng trong Ngân hàng chính sách xã hô ̣i của mô ̣t số nước trên thế giới và Viêṭ Nam ............................ 24 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng trong Ngân hàng chính sách của một số nước trên thế giới................................................ 24
  6. iv 1.2.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng trong Ngân hàng chính sách của một số địa phương trong nước ....................................... 25 1.2.3. Bài học rút ra về quản lý hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng ta ̣i chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hô ̣i tỉnh Thái Nguyên .................................... 27 1.2.4. Các hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 30 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 32 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 32 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 32 2.2.2. Phương pháp điều tra .................................................................... 33 2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ............................................ 35 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 36 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 36 Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN ................................. 45 3.1. Khái quát chung về Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................... 45 3.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hô ̣i tỉnh Thái Nguyên............................................... 45 3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.......................................................................... 47 3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 51 3.2.1. Kết quả quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 51
  7. v 3.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên ..................................... 80 3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên .................. 85 3.3.1. Yếu tố khách quan......................................................................... 85 3.3.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 88 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên .............................. 91 3.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 91 3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................. 92 Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................ 97 4.1. Quan điể m, phương hướng, mu ̣c tiêu quản lý hoa ̣t đô ̣ng tiń du ̣ng ta ̣i Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên ....................... 97 4.1.1. Quan điể m quản lý hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng ta ̣i Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hô ̣i tỉnh Thái Nguyên............................................... 97 4.1.2. Phương hướng quản lý hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng ta ̣i Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hô ̣i tỉnh Thái Nguyên............................................... 99 4.1.3. Mu ̣c tiêu quản lý hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng ta ̣i Chi nhánh Ngân hàng chiń h sách xã hô ̣i tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 99 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Thái Nguyên ....................................... 100 4.2.1. Quản lý chặt chẽ và khai thác chất lượng nguồn nhân lực ......... 100 4.2.2. Hoàn thiện về công tác xây dựng kế hoạch hoạt động tín dụng . 101 4.2.3. Hoàn thiêṇ về công tác thực hiện kế hoạch hoạt động tín dụng . 103 4.2.4. Hoàn thiêṇ về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng... 106
  8. vi 4.2.5. Đố i với cơ sở vâ ̣t chấ t ................................................................. 108 4.2.6. Đố i với phát triể n nguồ n nhân lực ............................................. 108 4.3. Một số kiến nghị................................................................................. 110 4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ...................................................... 110 4.3.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam ..................................... 111 4.3.3 Kiến nghị đối với chính quyền, Hội đoàn thể ............................. 111 KẾT LUẬN .................................................................................................. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 118
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GN : Giảm nghèo HĐND : Hô ̣i đồ ng nhân dân HĐQT : Hô ̣i đồ ng quản tri ̣ HĐV : Huy đô ̣ng vố n NGTM : Ngân hàng thương ma ̣i NH : Ngân hàng NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hô ̣i NHNN&PTNT : Ngân hàng Nông nghiêp̣ và phát triể n nông thôn TK&VV : Tiế t kiê ̣m vay vố n UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hô ̣i Chủ nghiã
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nội dung xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn tại NHCSXH ..... 13 Bảng 1.2. Giao chỉ tiêu kế hoạch ủy thác tín dụng ............................... 14 Bảng 1.3. Nội dung của công tác tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng............................................................................... 15 Bảng 3.1. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 52 Bảng 3.2. Giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ... 55 Bảng 3.3. Điều chỉnh kế hoạch dư nợ giữa các chương trình tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016 ................ 60 Bảng 3.4. Kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2016............................................. 63 Bảng 3.5. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016 ..................... 67 Bảng 3.6. Thống kê công tác kiểm tra, giám sát hoạt động huy động vốn chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2016 .............. 70 Bảng 3.7. Căn cứ và mục đích của quản lý hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên...................................... 71 Bảng 3.8. Kế hoạch hoạt động cho vay của chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 73 Bảng 3.9. Kết quả tổ chức thực hiện hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ................................................ 75 Bảng 3.10. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên .............. 78 Bả ng 3.11. Bả ng thố ng kê thông tin ngườ i đươ c̣ phỏ ng vấ n .................. 80 Bả ng 3.12. Cá c ha ̣ng mu ̣c đá nh giá tầ m quan tro ̣ng củ a quả n lý chấ t lươ ṇ g nguồ n nhân lư c̣ ta ̣i NHCSXH tỉnh Thá i Nguyên ........ 81
  11. ix Bả ng 3.13. Cá c ha ̣ng mu ̣c đá nh giá tầ m quan tro ̣ng củ a quả n lý quy mô tín du ̣ng ta ̣i NHCSXH tỉnh Thá i Nguyên ............................. 82 Bả ng 3.14. Cá c ha ̣ng mu ̣c đá nh giá tầ m quan tro ̣ng củ a quả n lý về chấ t lươ ṇ g cho vay ta ̣i NHCSXH tỉnh Thá i Nguyên .................... 83 Bả ng 3.15. Cá c ha ̣ng mu ̣c đá nh giá tầ m quan tro ̣ng củ a quả n lý về mứ c đô ̣ đá p ứ ng nhu cầ u vay vố n cho đố i tươ ṇ g thuô ̣c chính sá ch ta ̣i NHCSXH tỉnh Thá i Nguyên ................................... 83 Bả ng 3.16. Cá c ha ̣ng mu ̣c đá nh giá tầ m quan tro ̣ng củ a quả n lý về hiê ̣u quả kinh tế xã hô ̣i ta ̣i NHCSXH tỉnh Thá i Nguyên .............. 84
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên .... 50
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Bộ mặt của đất nước đã có những thay đổi rõ rệt, lực lượng sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thế và lực của đất nước được nâng lên một tầng cao mới. Song sự phát triển theo định hướng XHCN đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích mọi người dân làm giàu hợp pháp, đồng thời hết sức quan tâm đến công tác giảm nghèo, nhằm khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn dễ dẫn tới mất ổn định xã hội, không đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong việc thực hiện chủ trương đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) - đơn vị hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, là một công cụ quan trọng và hữu hiệu nhằm góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, an sinh xã hội. Tuy nhiên công tác giảm nghèo ở nước ta còn là một nhiệm vụ rất nặng nề. Để một lượng lớn vốn tín dụng ưu đãi đến được các vùng khó khăn và đến được đúng đối tượng thụ hưởng, thời gian qua, NHCSXH đã dày công tìm tòi xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng, phù hợp với điều kiện thực tiễn. NHCSXH đã chọn lọc một phương pháp quản lý phù hợp, đó là thông qua hình thức ủy thác từng phần, ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình tín dụng cho các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện bình xét công khai hộ đủ điều kiện vay vốn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn tại các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); cán bộ ngân hàng thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, huy động tiền gửi của các hộ vay vốn… tại các Điểm giao dịch xã.
  14. 2 Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên cũng có hơn 13 năm hoạt động và phát triển với nhiều thành tích trong hoạt động huy động và cho vay, giúp hỗ trợ tích cực cho công tác giảm nghèo tại tỉnh nhà, đồng thời nâng cao sự ổn định về kinh tế, chính trị tại địa phương. Tuy nhiên, những yêu cầu mới ngày càng phức tạp về đối tượng vay vốn, hình thức vay vốn và các rủi ro tồn tại trong quá trình hoạt động của ngân hàng, khả năng huy động vốn ngày càng khó khăn, đã đặt ra những vấn đề cấp thiết trong hoạt động quản lý tín dụng tại NHCSXH tỉnh. Để có được cơ sở khoa học và thực tiễn có thể áp dụng hiệu quả trong công tác quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, thì rất cần phải có một hay nhiều nghiên cứu, phân tích và đánh giá về thực trạng quản lý tín dụng tại NHCSXH tỉnh thông qua các nghiên cứu, lý luận về hoạt động quản lý và quản lý tín dụng tại NHCSXH đã được thực hiện trước đây, nhưng thực tế, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để hoàn thành công việc này. Điều này càng cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu khoa học về công tác quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ NHCSXH phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để trở thành những cán bộ Ngân hàng “giỏi một việc, biết làm nhiều việc” góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, với hi vọng nghiên cứu này sẽ mang lại kết quả hữu ích cho hoạt động quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu này tiế n hành đánh giá chấ t lượng quản lý hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng ta ̣i Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên để phân tích những điể m ma ̣nh, điể m yế u; cơ hô ̣i và thách thức đố i với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Đưa ra các đề xuấ t, kiế n nghi ̣ nhằ m cải thiê ̣n chấ t lượng quản lý hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng ta ̣i Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
  15. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng trong NHCSXH. - Đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, qua đó chỉ ra được những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp chủ yế u nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao chấp lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2013 - 2016, số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 11 - 12/2016. 4. Đóng góp của đề tài - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Đặc biệt làm rõ đặc điểm của quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng về chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu của đề
  16. 4 tài là luận cứ vững chắc cho việc đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, đáp ứng nhiệm vụ chiń h tri ̣hiện nay đối với tỉnh, khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. 5. Tổng quan những nghiên cứu trước đây Nông Thị Kim Dung (2011) nghiên cứu về “Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phổ Yên”. Nghiên cứu đưa ra một số nguyên nhân chính tác động đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phổ Yên bao gồm: Cơ chế chính sách của Nhà nước, trình độ dân trí, nguồn nhân lực… Tác giả đề xuất các giải pháp căn bản để thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng đó là: tăng cường công tác kiểm tra thẩm định trước khi cho vay; tăng cường hiệu lực kiểm tra kiểm soát nội bộ; đổi mới mô hình mạng lưới đào tạo cán bộ; đa dạng hóa hình thức huy động vốn; mở rộng đầu tư cho vay tới các ngành, thành phần kinh tế; có những hình thức xử lý nợ quá hạn triệt để và linh hoạt; phối kết hợp với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện. Lâm Quân (2014) nghiên cứu về “Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu và đồ thị để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cho người nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2003 - 2014 qua đó làm rõ những thành tựu, hạn chế trong hoạt động tín dụng cho người nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghê ̣An, tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với người nghèo, nhằm giúp họ thoát nghèo bền vững.
  17. 5 Nguyễn Thanh Tĩnh (2014) trong nghiên cứu về “Hoàn thiện hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ đó là: môi trường tự nhiên, kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội, pháp luật, quy trình, nhân lực, hệ thống thông tin, mạng lưới giao dịch…. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh và các hội đoàn thể nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.
  18. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1.1. Khái niê ̣m Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo… Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, năm 1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức cho vay 500.000 đồng/hộ, người vay không phải bảo đảm tiền vay. Từ kinh nghiệm thực tiễn hai năm thực hiện Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Với mô hình tổ chức được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở tận dụng bộ máy và màng lưới sẵn có của NHNo&PTNT
  19. 7 Việt Nam, Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo ở Việt Nam với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hoá và có điều kiện thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, từ bộ phận quản trị đến bộ phận điều hành của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, hạn chế công việc nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ chế quản lý điều hành. Mọi hoạt động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đều giao cho ban điều hành nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành đang thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Như vậy, không tách được chức năng hoạch định chính sách và điều hành theo chính sách. Hơn nữa, bên cạnh Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước, Hội Đoàn thể và Ngân hàng thương mại Nhà nước cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau. Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người nghèo và NHNN&PTNT Việt Nam thực hiện thì thực tế còn có: nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do Ngân hàng Công thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ… Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình kiểm soát của Nhà nước, không tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.
  20. 8 Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các Nghị quyết của Đại hội Đảng IX, Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội (viết tắt là NHCSXH) tên giao dịch Quốc tế : Viet Nam Bank For Social Polices (VBSP) để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi NHNo&PTNT Việt Nam. Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng là người nghèo không đủ điều kiện tín dụng đảm bảo. Chính vì thế, ngân hàng CSXH không phải là một ngân hàng thương mại và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại. NHCSXH là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm. Ngày 11/3/2003, NHCSXH chính thức đươ ̣c thành lâ ̣p đi vào hoạt động. 1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội - Tạo nguồn vốn thoát nghèo cho người nghèo, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0