Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
lượt xem 9
download
Nghiên cứu hiện trạng quản lý lao động nhập cư tại nội thành Hà Nội từ đó đề xuất những giải pháp quản lý hiệu quả hơn nhằm phát huy các tiềm năng của nguồn lực lao động nhập cư trong sự phát triển KT-XH Thủ đô, mặt khác hạn chế những tác động tiêu cực đang diễn ra tại nội thành Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HUY THÀNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HUY THÀNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN Hà Nội – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu từ những tài liệu tham khảo. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu đảm bảo theo đúng quy định, trung thực và đáng tin cậy. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tôi xin cam đoan với đề tài “ Quản lý lao động nhập cƣ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội” là không sao chép từ luận văn, luận án của ai khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà nội, ngày ... tháng ... năm 2017 Tác giả luận văn Lê Huy Thành
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Quý thầy cô, bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn PGS TS. Nguyễn Xuân Thiên, ngƣời thầy hƣớng dẫn khoa học luận văn, đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô Khoa kinh tế chính trị đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những góp ý về những thiếu sót của luận văn này, giúp luận văn càng hoàn thiện hơn. Và sau cùng, để có đƣợc kiến thức nhƣ ngày hôm nay, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô Trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu với sự nhiệt tình và tâm huyết của Quý thầy cô.
- MỤC LỤC MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 .......................................................................................................................... 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƢ .................................................................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý lao động nhập cƣ ............................6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguyên nhân của hiện tƣợng lao động nhập cƣ ...............................................................................................................6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý lao động nhập cƣ ................9 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn thành phố Hà Nội ...............................................................................................10 1.1.4. Khoảng trống rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .............13 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý lao động nhập cƣ ........................................................15 1.2.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của quản lý lao động nhập cƣ .....................15 1.2.2. Nội dung quản lý lao động nhập cƣ ................................................................18 1.2.3. Phƣơng pháp kiểm soát và quản lý lao động nhập cƣ .....................................22 1.2.4. Đào tạo bồi dƣỡng và sắp xếp sử dụng lao động nhập cƣ ..............................23 1.3. Cơ sở thực tiễn quản lý lao động nhập cƣ ..........................................................24 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý lao động nhập cƣ của Thế giới và Việt Nam................24 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn Hà Nội ......28 CHƢƠNG 2 ........................................................................................................................31 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................31 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................31 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................................32
- 2.2.1. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học ...........................................................32 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp................................................................33 2.2.3. Phƣơng pháp so sánh.......................................................................................34 2.2.4. Phƣơng pháp thống kê.....................................................................................35 CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................36 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI SAU KHI MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH NĂM 2008 .....................36 3.1. Tổng quan về quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn nội thành Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 ....................................................................36 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH Hà Nội sau khi mở rộng địa giới 2008 .............36 3.1.2. Đặc điểm lao động nhập cƣ trên địa bàn nội thành Hà Nội ............................41 3.1.3. Những tác động của lao động nhập cƣ tới kinh tế - xã hội Hà Nội ................47 3.2. Thực trạng quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn nội thành Hà Nội ................54 3.2.1. Quy hoạch quản lý lao động nhập cƣ tại nội thành Hà Nội ............................54 3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý lao động nhập cƣ tại nội thành Hà Nội ................61 3.2.3. Kiểm tra đánh giá công tác quản lý lao động nhập cƣ tại nội thành Hà Nội ..67 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý lao động nhập cƣ ..................................................70 3.3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc ..........................................................................70 3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ...............................................................72 CHƢƠNG 4 ........................................................................................................................76 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI...............76 4.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về lao động nhập cƣ vào thành phố Hà Nội ......................................................................................................76 4.2. Giải pháp đối với khu vực xuất cƣ và nhập cƣ ..................................................77 4.2.1. Giải pháp đối với khu vực xuất cƣ ..................................................................77 4.2.2. Giải pháp đối với khu vực nhập cƣ .................................................................79 4.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng lao động nhập cƣ ........................................81 4.3.1. Lao động nhập cƣ trong cơ cấu lao động ........................................................81
- 4.3.2. Lao động nhập cƣ trong khu vực kinh tế phi chính thức ................................83 4.3.3. Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực lao động nhập cƣ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên địa bàn Hà Nội ......................................................84 4.4. Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của lao động nhập cƣ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................................................85 KẾT LUẬN ........................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................88
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết STT Nguyên nghĩa tắt 1 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment) 2 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 3 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu ngƣời 4 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) 5 KH – CN Khoa học - Công nghệ 6 KT – XH Kinh tế - Xã hội Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness 7 PCI Index) Phòng thƣơng mại công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of 8 VCCI Commerce and Industry) i
- DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Mức thu nhập trƣớc và sau khi nhập cƣ vào Hà Nội của 1 Bảng 3.1 43 ngƣời lao động 2 Bảng 3.2 Tình trạng lao động nhập cƣ tại Hà Nội 2015 46 3 Bảng 3.3 Tỷ lệ lao động nhập cƣ có bảo hiểm y tế năm 2015 51 Vấn đề nhà ở của lao động nhập cƣ tại các quận nội 4 Bảng 3.4 52 thành Hà Nội năm 2015 Tỷ lệ lao động nhập cƣ theo nghề nghiệp vào Hà Nội 5 Bảng 3.5 60 năm 2015 6 Bảng 3.6 Tỷ trọng ngƣời nhập cƣ theo vùng vào nội thành Hà 64 Nội năm 2015 ii
- DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Diện tích đất tự nhiên trên địa bàn Hà Nội (km2) 37 2 Hình 3.2 Tăng trƣởng GRDP trên địa bàn Hà Nội 38 3 Hình 3.3 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn Hà Nội (%) 39 4 Hình 3.4 Tỷ lệ dân số Hà Nội so với dân số toàn quốc (%) 40 5 Hình 3.5 Mật độ dân số Hà Nội qua các thời kỳ 42 6 Hình 3.6 Lý do nhập cƣ vào Hà Nội của ngƣời lao động 44 7 Hình 3.7 Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học vào Hà Nội qua các thời kỳ 45 Những khó khăn của ngƣời lao động nhập cƣ tại địa bàn 8 Hình 3.8 47 Hà Nội Tình trạng hợp đồng đối với ngƣời lao động nhập cƣ 9 Hình 3.9 50 trong khu vực KTPCT 10 Hình 3.10 Mật độ dân số tại các quận nội thành Hà Nội 2016 55 11 Hình 3.11 Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của lao động 59 nhập cƣ vào Hà Nội (%) Tình trạng đăng ký hộ khẩu của lao động nhập cƣ tại địa 12 Hình 3.12 62 bàn Hà Nội 2015 13 Hình 3.13 Lao động nhập cƣ theo nhóm tuổi và giới tính (%) 65 14 Hình 3.14 Thời gian cƣ trú của lao động nhập cƣ trên địa bàn Hà 67 Nội iii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa với sự cạnh tranh gay gắt nhƣ ngày nay, mỗi quốc gia, mỗi thành phố, mỗi doanh nghiệp sẽ ra sao nếu không sử dụng hiệu quả sức mạnh nguồn lực lao động của mình. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên sức mạnh lợi thế cạnh tranh quốc gia để phát triển bền vững. Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một thành phố phát triển năng động là nơi quy tụ của rất nhiều doanh nghiệp lớn, sở hữu lực lƣợng lao động tri thức có năng lực cao, thích ứng nhanh với những điều kiện công nghệ mới. Đây chính là một trong những nền tảng cốt lõi để xây dựng KT-XH của một quốc gia lớn mạnh. Vì vậy một thành phố nếu không ngừng cải tiến kỹ thuật, quản lý hiệu quả nguồn nhân lực hoàn toàn có thể mất đi lợi thế cạnh tranh, dẫn đến sự thụt lùi, lạc hậu và phụ thuộc. Cạnh tranh là phát triển và tồn tại. Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo ra sức mạnh cạnh tranh và sự khác biệt giữa một nền kinh tế bền vững và nền kinh tế không bền vững đó chính là nguồn lao động nhập cƣ có chất lƣợng cao. Nâng cao năng lực ngƣời lao động nói chung và lao động nhập cƣ nói riêng là một nhiệm vụ then chốt của các cấp quản lý trong nền công nghiệp 4.0. Do đó, quản lý một cách khoa học đối với nguồn lao động nhập cƣ để phát huy hết sức mạnh tiềm năng vốn có luôn đƣợc quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội, với vị thế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục với những tiềm lực vốn có của mình, thành phố luôn giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc. Sự phát triển bền vững và mang lại lợi thế cạnh tranh không chỉ trong nƣớc mà còn với sân chơi toàn cầu, đòi hỏi Hà Nội phải không ngừng xây dựng những cơ chế, chính sách, phƣơng pháp hiệu quả trong việc quản lý nguồn lao động nhập cƣ. Để quản lý tốt nguồn lực quan trọng này, nhất là trong giai đoạn đô thị hóa nhanh chóng, dân số cơ học tăng nhanh luôn là bài toán đƣợc đặc biệt ƣu tiên trong quá trình phát triển KT-XH Thủ đô. Quản lý tốt nguồn lực lao 1
- động nhập cƣ sẽ tạo ra một lực lƣợng sản xuất chất lƣợng bổ sung tăng cƣờng mạnh mẽ nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH. Ngƣợc lại, sự quản lý không tốt sẽ gây ra nhiều mặt tiêu cực cho xã hội, tạo ra sức ép trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị. Thực tế cho thấy, Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, quá trình đô thị hóa càng gia tăng, bùng nổ dân số cơ học, lao động nhập cƣ ồ ạt trên quy mô lớn, đã tạo ra vô số những khó khăn, tác động tiêu cực cho khu vực nội thành Hà Nội trong công tác quản lý. Sức ép này sẽ không dừng lại mà còn trở nên trầm trọng hơn trong thời gian tới nếu không có sự can thiệp kịp thời của các cấp chính quyền nhằm đƣa ra giải pháp phù hợp trong quy trình quản lý lao động nhập cƣ. Sự quản lý chặt chẽ càng đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết để tạo nên sự chuyển biến trong từng bộ phận của xã hội. Sự gia tăng ô nhiễm môi trƣờng, hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng giao thông quá tải và xuống cấp trầm trọng, tệ nạn xã hội gia tăng…là những minh chứng đòi hỏi chúng ta phải khẩn trƣơng đƣa ra những phân tích để tìm ra giải pháp phù hợp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực và phát triển KT-XH Hà Nội bền vững. Thực vậy, để quản lý hiệu quả nguồn lao động nhập cƣ đòi hỏi chúng ta cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Câu hỏi nghiên cứu Thế giới đang bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Trong khi đó tại Việt Nam, chúng ta đang bƣớc vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đây đƣợc coi là cơ hội cũng là thách thức cho chúng ta hội nhập sâu rộng, tăng tốc để bắt kịp tiến trình chung của sự phát triển kinh tế toàn cầu. Với vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc xây dựng và phát triển đất nƣớc, Hà Nội cần phải phát huy tất cả tiềm lực và nâng cao năng lực cạnh tranh, quản lý sử dụng hiệu quả tối đa mọi nguồn lực xã hội, để tạo ra lợi thế vốn có của mình. Nguồn lao động nhập cƣ có chất lƣợng cao luôn đƣợc các cấp quản lý thành phố đặc biệt quan tâm, chú trọng bồi dƣỡng để ứng phó với những thách thức toàn cầu hóa. Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị, nguồn lao động nhập cƣ đổ về 2
- Hà Nội ngày càng gia tăng với lực lƣợng lao động có chuyên môn cao và cả những nhóm lao động thiếu kỹ năng tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, sự gia tăng này luôn có tác động tích cực và tiêu cực, diễn ra song hành trong quá trình phát triển KT-XH của Thủ đô. Vậy câu hỏi luận văn đặt ra là: + Cần làm gì để quản lý lao động nhập cư vào nội thành Hà Nội hiệu quả nhằm hạn chế được những tác động tiệu cực do lao động nhập cư gây ra? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Khái quát lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động nhập cƣ trong quá trình phát triển KT-XH. Tìm hiểu nguyên nhân, vai trò và những tác động của lao động nhập cƣ trong quá trình phát triển KT-XH tại địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008. Nghiên cứu hiện trạng quản lý lao động nhập cƣ tại nội thành Hà Nội từ đó đề xuất những giải pháp quản lý hiệu quả hơn nhằm phát huy các tiềm năng của nguồn lực lao động nhập cƣ trong sự phát triển KT-XH Thủ đô, mặt khác hạn chế những tác động tiêu cực đang diễn ra tại nội thành Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa các khái niệm, lý luận về quản lý lao động nhập cƣ để từ đó làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. Phân tích thực trạng quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn nội thành Hà Nội trong giai đoạn 2008 - 2015 để làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực đối với phát triển KT-XH. Những thành công và hạn chế trong công tác quản lý lao động nhập cƣ của Hà Nội từ đó đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn Hà Nội ở những giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý lao động nhập cƣ tại khu vực nội thành Hà Nội. 3
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động quản lý nguồn lực lao động nhập cƣ trong nội thành Hà Nội. Bao gồm quy hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện quản lý. Nội dung nghiên cứu trong luận văn chỉ tập trung vào các đối tƣợng lao động trong nƣớc nhập cƣ vào thành phố Hà Nội. Về không gian nghiên cứu: Nội thành Hà Nội là nơi hội tụ những tinh hoa của cả nƣớc, nguồn nhân lực khắp nơi đổ về tạo ra tăng trƣởng kinh tế và đô thị hóa mạnh mẽ. Khu vực này đang nảy sinh nhiều bất cập do bị ảnh hƣởng trực tiếp từ dòng lao động nhập cƣ. Giải quyết các vấn đề đang nhức nhối tại khu vực nội thành sẽ giải quyết đƣợc tổng thể chung, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý lao động nhập cƣ tại khu vực nội thành Hà Nội. Về thời gian nghiên cứu: Sau khi mở rộng địa giới năm 2008, Hà Nội có sự thay đổi lớn về mọi mặt nhƣ quy mô dân số, diện tích, vai trò chính trị, tốc độ phát triển KT-XH. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng của Hà Nội trong quá trình toàn cầu hóa với nhiều cơ hội và thách thức, vì vậy đề tài tập trung phân tích gian đoạn từ năm 2008 đến năm 2015 để nghiên cứu cho luận văn. 4. Những đóng góp mới của luận văn Nguồn lực lao động nhập cƣ luôn là nguồn lực tiềm năng quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của Hà Nội. Nghiên cứu, phân tích và sử dụng hiệu quả nguồn lực này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết, do đó luận văn có những đóng góp mới sau: Hệ thống hóa và làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực mà lao động nhập cƣ tác động lên toàn bộ KT-XH tại khu vực nội thành Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008. Thông qua vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh, vai trò quan trọng của lực lƣợng lao động nhập cƣ trên địa bàn Hà Nội. 4
- Sau khi phân tích hiện trạng, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm phát huy các thế mạnh mà nguồn lao động nhập cƣ đóng góp cho quá trình phát triển KT-XH và hạn chế các mặt tiêu cực đang diễn ra tại nội thành Hà Nội. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, luận văn bao gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lao động nhập cƣ. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý lao động nhập cƣ trên địa bàn nội thành Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 Chƣơng 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lao động nhập cƣ trong quá trình phát triển KT- XH của thành phố Hà Nội 5
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƢ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý lao động nhập cƣ 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguyên nhân của hiện tượng lao động nhập cư Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển KT-XH là nhiệm vụ quan trọng của các cấp quản lý trong thời kỳ toàn cầu hóa, trong đó việc quản lý nguồn lực lao động nhập cƣ hết sức cần thiết và có tác động tích cực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh cũng nhƣ hạn chế tác động tiêu cực, phức tạp hóa đến KT-XH đối với nhiều quốc gia và thành phố. Việc ngƣời lao động quyết định nhập cƣ đến một nơi mới xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính của họ là mong muốn tìm công việc, điều kiện sống tốt hơn. Việc hiểu rõ bản chất nguyên nhân dẫn đến việc ra quyết định thay đổi môi trƣờng sống có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đƣa ra các giải pháp quản lý hiệu quả, xây dựng những chính sách phù hợp nhằm thu hút nguồn lực lao động nhập cƣ có năng lực góp phần xây dựng, phát triển KT-XH. Mô hình “lực hút - lực đẩy” của Everett S. Lee đã nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến quyết định thay đổi môi trƣờng sống của các dòng lao động nhập cƣ. Everett S. Lee đã chia ra làm hai yếu tố tác động trực tiếp đến ngƣời lao động nhập cƣ và ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định đó là lực đẩy và lực hút. “Các yếu tố về lực đẩy đƣợc Everett S. Lee chỉ ra bao gồm những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa…” [9, tr. 40]. Tại các nƣớc đang phát triển có sự tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, sự gia tăng dân số cơ học liên tục chủ yếu từ các dòng lao động nhập cƣ đã tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của KT – XH và làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế. Ngoài những tác động tích cực, bên cạnh đó những tác động tiêu cực dẫn đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm và đẩy ngƣời lao động phải thay đổi môi trƣờng sống, tìm kiếm công việc mới để đảm bảo 6
- thu nhập và cải thiện cuộc sống. Ngoài ra những yếu tố về phong tục tập quán, tôn giáo, công nghệ cũng là những nguyên nhân tạo ra lực đẩy. “Trong xã hội hiện nay, sự thay đổi kinh tế và công nghệ trong khu vực nông nghiệp làm dƣ thừa một lực lƣợng lao động lớn và cũng là nguyên nhân khiến họ ra đi” [9] Lực hút tại những đô thị lớn khiến dòng lao động nhập cƣ từ các vùng ven đô, vùng lân cận di chuyển vào trung tâm thành phố để tìm kiếm những cơ hội mới tốt hơn. Ở nơi nhập cƣ, họ tìm đƣợc những thuận lợi về văn hóa, điều kiện sinh sống, chính sách phát triển kinh tế khu vực,… đó là những thu hút lôi cuốn đối với ngƣời lao động nhập cƣ [9, tr.41]. Với sự tăng trƣởng nóng về kinh tế tại các trung tâm thành phố lớn với nhiều công việc hấp dẫn đƣợc tạo ra, do đó khu vực này luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về việc làm, đòi hỏi ngƣời lao động phải có năng lực cao và kỹ năng chuyên nghiệp. “Cơ hội việc làm đối với ngƣời nhập cƣ: trong các thành phố ở các nƣớc đang phát triển, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đòi hỏi một lực lƣợng lao động lớn, lành nghề và giản đơn, phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Chính nhu cầu sử dụng nguồn lao động tại các thành phố lớn đã mở ra cơ hội cho ngƣời sống trong các khu vực nông thôn hội nhập vào đô thị” [9, tr.41]. Tại các khu vực trung tâm, luôn có sự tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, cầu lao động thƣờng thiếu so với cung lao động, đã tạo ra lực hút mạnh mẽ đối với nguồn lao động tại các khu vực ven đô, khu vực có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn. Những yếu tố về văn hóa ở nơi nhập cƣ nhƣ cuộc sống năng động, hiện đại cũng là yếu tố tạo ra động lực để ngƣời lao động nhập cƣ có quyết định thay đổi môi trƣờng sống. Sự quản lý lao động nhập cƣ dựa trên bản chất của nguyên nhân trong việc ra quyết định của ngƣời lao động nhập cƣ sẽ đem lại hiệu quả cao, những giải pháp đƣợc xây dựng sẽ bám sát thực tiễn, tạo điều kiện phù hợp để ngƣời lao động nhập cƣ phát huy đƣợc tất cả khả năng của mình. Hiểu rõ các yếu tố về lực đẩy và lực hút, từ đó có hƣớng giải quyết đồng thời hai khu vực xuất cƣ và nhập cƣ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lao động nhập cƣ có chất lƣợng. Đối với khu vực xuất cƣ, để hạn chế việc di chuyển của ngƣời lao động cần tạo sự ổn định cả về mặt vật chất lẫn tinh thần với những chính sách ƣu tiên để ngƣời lao động gắn bó hơn 7
- với nơi mình đang sinh sống. Đối với khu vực nhập cƣ, nguồn lao động cần phải có kỹ năng chuyên môn cao, quản lý quy hoạch, đào tạo, sử dụng nguồn lực này một cách hiệu quả, phát huy các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực. Mô hình “Hai khu vực” của Arthur Lewis đã đƣa ra những lý giải nguyên nhân về quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp ở một nƣớc đang phát triển. Arthur Lewis đã giả định trong nền kinh tế chỉ tồn tại hai khu vực đó là khu vực kinh tế nông nghiệp truyền thống và khu vực thành thị công nghiệp hiện đại. Tại khu vực kinh tế nông nghiệp truyền thống với phổ biến là lao động thủ công, tồn tại rất nhiều lao động dƣ thừa có đặc trƣng năng suất lao động cận biên rất thấp, gần nhƣ bằng 0. Do đó, có thể rút lao động ra khỏi khu vực nông thôn truyền thống mà sản lƣợng nông nghiệp không giảm. Tại khu vực thành thị công nghiệp hiện đại với sự tập trung nhiều ngành sản xuất chế biến hiện đại, có năng suất lao động cao hơn nên mức lƣơng cao hơn khu vực kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhu cầu tăng thêm lao động để phục vụ tốc độ phát triển sản xuất. Nếu số lƣợng ngƣời lao động di chuyển từ nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất khác bằng với số lƣợng lao động dƣ thừa trong lĩnh vực nông nghiệp, phúc lợi và năng suất chung sẽ đƣợc cải thiện. Tổng sản phẩm nông nghiệp sẽ vẫn không thay đổi trong khi tổng sản phẩm công nghiệp tăng lên do việc bổ sung lao động. [9, tr. 45-47] Một nghiên cứu nổi bật của Harris – Todaro về “Thu nhập kỳ vọng”. Từ hƣớng tiếp cận kinh tế học đã nghiên cứu hiện tƣợng lao động nhập cƣ từ nông thôn vào thành thị, tác giả giải thích về nguyên nhân quyết định của ngƣời lao động nhập cƣ dựa trên sự khác biệt về mức thu nhập dự kiến có đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị so với mức thu nhập trung bình đang có ở nông thôn. “Quá trình di chuyển từ nông thôn vào thành thị là tiền đề, đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa” [9]. Điều này cho thấy rằng, sự nhập cƣ từ nông thôn vào thành phố lớn trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố cao có thể đƣợc lý giải về mặt kinh tế. Các dòng nhập cƣ đổ về khu vực thành phố sẽ đẩy dân số cơ học tăng cao, cùng với nó là sự cạnh tranh trong thị trƣờng lao động việc làm càng 8
- trở nên gay gắt, đòi hỏi ngƣời lao động phải nâng cao trình độ năng lực bản thân, thích nghi đƣợc môi trƣờng sống mới. Đó cũng lý giải giữa việc di chuyển và học vấn có mối quan hệ tỷ lệ thuận, ngƣời học vấn cao thì khả năng di chuyển nhiều hơn. Với trình độ chuyên môn tốt những ngƣời lao động nhập cƣ di chuyển đến những nơi đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của họ. Trong thời đại thông tin giữ vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực cuộc sống, công tác quản lý lao động nhập cƣ cần gắn với các yếu tố về công nghệ số. J.A.Barnes đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “Mạng lưới xã hội” trong công tác quản lý lao động nhập cƣ, trong đó mạng lƣới thông tin từ các mối quan hệ giữa cộng đồng ngƣời nhập cƣ đƣợc coi là nguyên nhân quyết định đến quá trình ra quyết định thay đổi môi trƣờng sống. Mạng lƣới xã hội có vai trò trực tiếp làm cầu nối và hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vì vậy quản lý lao động nhập cƣ dƣới góc độ quản lý công nghệ thông tin là hết sức quan trọng và cần thiết. Công nghệ thông tin sẽ giúp nhà quản lý đƣa ra những nhận định và giải pháp nhanh chóng, chính xác hơn nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm quản trị thông minh. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý lao động nhập cư Trong nghiên cứu “Từ nông thôn ra thành phố: Tác động KT-XH của di cư ở Việt Nam” của tác giả Lê Bạch Dƣơng và Nguyễn Thanh Liêm đã đề cập đến những tác động tích cực cùng với những tác động tiêu cực của nơi xuất cƣ và nơi nhập cƣ. Đối với tác động tại nơi xuất cƣ, phần lớn ngƣời nhà của họ tại quê nhà có suy nghĩ tích cực đến các mặt phúc lợi gia đình, bao gồm thu nhập của hộ gia đình, điều kiện sống, sức khỏe và giáo dục của các thành viên trong gia đình cũng nhƣ địa vị xã hội của gia đình. Thu nhập và điều kiện sống đƣợc tăng lên, điều này cũng cho thấy sự quan tâm chủ yếu của gia đình đối với tác động về mặt kinh tế [4, tr. 48-55]. Về mặt quan hệ chung thủy giữa ngƣời chồng và ngƣời vợ cũng có ảnh hƣởng đến hạnh phúc gia đình, một số nghiên cứu trƣớc cho thấy quan điểm khá phổ biến cho rằng những ngƣời lao động nhập cƣ vào những thành phố có nguy cơ cao dính đến các tệ nạn xã hội và bệnh truyền nhiễm. Việc không có mặt thƣờng xuyên tại gia đình ở quê nhà cũng ảnh hƣởng đến sự giáo dục của con cái và tạo ra gánh nặng cho con cái khi phải làm nhiều việc nhà và trở 9
- nên dễ nóng giận hơn dẫn đến có nhiều hành vi tiêu cực hơn. Những ảnh hƣởng tích cực đến vấn đề học hành, sức khỏe hay tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn còn nhiều hạn chế. Một số nghiên cứu trƣớc đây cho rằng lao động nhập cƣ vào những thành phố lớn có tác động tích cực đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo tại quê nhà bằng cách gửi tiền về hỗ trợ cho gia đình. Đối với những tác động tại nơi nhập cƣ: Các nghiên cứu cho thấy, về cơ cấu dân số của những ngƣời nhập cƣ thì những ngƣời nhập cƣ vào thành phố có độ tuổi trẻ hơn những ngƣời không có quyết định thay đổi nơi ở, những ngƣời nhập cƣ tạm thời sẽ có độ tuổi trẻ hơn hẳn những ngƣời xác định nhập cƣ lâu dài. Trong một số nghiên cứu của World Bank, kết luận rằng những ngƣời nhập cƣ với tỷ lệ lao động nữ đang có xu hƣớng đông hơn nam giới “Tỷ lệ tăng trƣởng bình quân hàng năm của phụ nữ nhập cƣ đã tăng 0,9 điểm % lên 2,3 điểm % trong giai đoạn 2000 đến 2013. Nhiều phụ nữ nhập cƣ tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn, với công việc nội trợ là nghề chính.” [24, tr. 4]. Về cơ cấu việc làm có thể thấy dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất ở tất cả các nhóm. Tỷ lệ thất nghiệp thấp so với các nhóm, theo nghiên cứu tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động nhập cƣ thấp hơn hẳn so với các nhóm còn lại. Về thu nhập, ngƣời lao động nhập cƣ có thu nhập khá tốt, cao hơn so với trƣớc khi có quyết định thay đổi nơi làm việc. “Tỷ lệ nhập cƣ của ngƣời có trình độ học vấn cao hơn ở phần lớn các nƣớc, làm nổi bật bản chất chọn lọc của nhập cƣ về trình độ học vấn”[24]. Bên cạnh đó về những điều kiện về bảo hiểm y tế lại chiếm tỷ lệ khá thấp 38%-40% [4, tr. 83-123]. Những tác động tiêu cực của sự gia tăng tỷ lệ lao động nhập cƣ vào các thành phố lớn là sự quá tải về hạ tầng cơ sở, dịch vụ y tế, nhà ở và ô nhiễm môi trƣờng. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Hà Nội Việc quản lý lao động nhập cƣ vào nội thành Hà Nội đặc biệt quan trọng trong giai đoạn thành phố đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ, đô thị hóa thay đổi nhanh chóng. Việc quản lý khoa học, đào tạo và sử dụng nguồn lực lao động nhập cƣ hiệu quả sẽ góp phần to lớn trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH của thành phố 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 261 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn