intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý NNL cấp xã trên địa bàn thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh để từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm tồn tại. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý NNL cấp xã trên địa bàn thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THỊ HẰNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HOÀ THÀNH, TỈNH TÂY NINH NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110 Giảng viên hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023 ii
  2. iii
  3. i
  4. ii
  5. iii
  6. iv
  7. v
  8. vi
  9. vii
  10. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS Nguyễn Thị Thanh Vân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu khóa luận. Và cũng là người góp ý, định hướng ý tưởng, kiểm tra sự phù hợp của luận văn. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy, cô Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Những kiến thức đã học sẽ là hành trang giúp tôi vững bước trong công việc và cuộc sống. Kế tiếp, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể CBCC của UBND thị xã Hoà Thành và các UBND xã, phường đã cung cấp thông tin, tài liệu, cũng như dành thời gian để thực hiện khảo sát để tôi có được dữ liệu phân tích, đánh giá trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ tôi hoàn thành tốt khóa luận. Khóa luận của tôi còn những hạn chế về năng lực và những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của giáo viên phản biện để hoàn thiện, bổ sung kiến thức. Tôi xin chân thành cảm ơn! viii
  11. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Thị Hằng, là học viên cao học Quản lý kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân, không có sự sao chép của người khác. Mọi số liệu phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu do tôi tự tìm hiểu, phân tích khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu khoa học của mình. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Học viên Lê Thị Hằng ix
  12. TÓM TẮT Đề tài: “Quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh”. Nghiên cứu được tiến hành tại các xã, phường trên địa bàn thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, đối tượng nghiên cứu cụ thể gồm ba nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách. Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích, đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2022. Qua đó xác định những hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực cấp xã trong thời gian tới bao gồm: Hoàn thiện chiến lược; đổi mới công tác tuyển dụng; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho nguồn nhân lực cấp xã. Nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp như thu thập, xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp đánh giá và thực hiện khảo sát 65 đối tượng trực tiếp là công chức, người quản lý nguồn nhân lực. Kết quả cho thấy những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nguồn nhân lực cấp xã như công tác tuyển dụng chưa căn cứ vào nhu cầu và vị trí tuyển dụng; tạo bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả; mức lương, phụ cấp cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách chưa phù hợp; chế độ đãi ngộ và công tác khen thưởng chưa tương xứng với công suất lao động; công tác đề bạt bổ nhiệm chưa được quan tâm đúng mức. x
  13. ABSTRACT Subject: "Managing human resources at commune level in Hoa Thanh town, Tay Ninh province". The study was conducted in communes and wards in Hoa Thanh town, Tay Ninh province, specific research subjects include three groups of subjects: cadres, civil servants and part-time workers. The objective of the study is to understand, analyze and evaluate the management of human resources at the commune level in Hoa Thanh town, Tay Ninh province in the period 2017-2022. Thereby limitations and shortcomings have been identified, from that appropriate solutions have been proposed to improve the management of human resources at the commune level in the coming time, including: Completing the strategy; recruitment innovation; improving the quality of planning, training and retraining; improving the remuneration regime, creating motivation for human resources at commune level. The study was carried out through methods such as collecting, processing data, analyzing, synthesizing and evaluating and surveying 65 direct subjects who are civil servants and human resource managers. The results show that there are limitations and shortcomings in human resource management at commune level such as recruitment that is not based on needs and vacancies; training has not been effective; salaries and allowances of cadres, civil servants and part-timers are not appropriate; the remuneration and reward regimes are not commensurate with the labor capacity; The work of promotion and appointment has not been paid attention properly. xi
  14. MỤC LỤC Lý lịch khoa học .......................................................................................... vi Lời cảm ơn................................................................................................. viii Lời cam đoan ............................................................................................... ix Tóm tắt ......................................................................................................... x Mục lục....................................................................................................... xii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................. xv Danh mục bảng .......................................................................................... xvi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 8 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 9 Chương 1- Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực 1.1 Những vấn đề chung về nguồn nhân lực ............................................ 10 1.1.1 Nhân lực ............................................................................................ 10 1.1.2 Nguồn nhân lực .................................................................................. 10 1.1.3 Quản lý nguồn nhân lực ..................................................................... 12 1.2 Quản lý nguồn nhân lực cấp xã .......................................................... 13 1.2.1 Các khái niệm về cán bộ công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã ........................................................................................................... 13 1.2.2. Chức danh cán bộ công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã .......................................................................................................................... 14 1.2.3 Tiêu chuẩn của cán bộ công chức ....................................................... 15 1.2.4 Các nguyên tắc quản lý cán bộ công chức .......................................... 16 1.2.5 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã ........................................ 16 xii
  15. 1.3 Nội dung quản lý nguồn nhân lực cấp xã ........................................... 16 1.3.1 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực ................................................. 16 1.3.2 Tuyển dụng nguồn nhân lực ............................................................... 18 1.3.3 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực .................................................... 19 1.3.4 Tạo động lực cho nguồn nhân lực ....................................................... 20 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực .......................... 25 1.5 Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của các địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm cho thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh ......................... 27 1.5.1 Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực tại các tỉnh, thành tại Việt Nam .. ….27 1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh ................ 31 Chương 2- Thực trạng về quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh ............................................................................ 2.1 Khái quát về thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh ................................. 34 2.2 Thực trạng nguồn nhân lực cấp xã tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh ...................................................................................................................... 37 2.2.1 Số lượng nguồn nhân lực cấp xã ..................................................... 37 2.2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi ................................................... 41 2.2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ .................................................. 42 2.3 Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh ...................................................................................................................... 44 2.3.1 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực ................................................. 44 2.3.2 Tuyển dụng nguồn nhân lực ............................................................... 46 2.3.3 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực .................................................... 54 2.3.4 Tạo động lực cho nguồn nhân lực ....................................................... 59 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực cấp xã tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh .................................................................. 72 2.5 Nhận xét chung về công tác quản lý nguồn nhân lực cấp xã tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh .................................................................................. 74 xiii
  16. Chương 3 - Giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh 3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển nguồn nhân lực tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh .......................................................................................... 79 3.1.1 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực .................................................... 79 3.1.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực ............................................... 80 3.2 Giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh ................................................................ 81 3.2.1 Hoàn thiện chiến lược nguồn nhân lực ............................................... 81 3.2.2 Đối mới công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ..................................... 82 3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực...... 84 3.2.4 Nâng cao chế độ quy hoạch, đãi ngộ, tạo động lực cho nguồn nhân lực cấp xã .................................................................................................................... 86 KẾT LUẬN ............................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 90 PHỤ LỤC .................................................................................................. 94 xiv
  17. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân NNL Nguồn nhân lực CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng CBCC Cán bộ, công chức NHĐKCT Người hoạt động không chuyên trách LLCT Lý luận chính trị BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế xv
  18. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng cán bộ cấp xã từ năm 2017-2022..............................................38 Bảng 2.2. Số lượng công chức cấp xã từ năm 2017-2022……………………...….39 Bảng 2.3. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã từ năm 2017-2022………………………………………………………………………….40 Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi của CBCC và NHĐKCT cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành………………………………………………………………………………41 Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn và LLCT của CBCC, NHĐKCT cấp xã trên địa bàn thị xã Hòa Thành tại thời điểm năm 2017 đến năm 2022………………………….42 Bảng 2.6. Nhu cầu đội ngũ CBCC, NHĐKCT cấp xã giai đoạn 2021- 2025……...45 Bảng 2.7. Khảo sát công tác tuyển dụng công chức……………………………….52 Bảng 2.8. Đánh giá yếu tố khi xem xét hồ sơ tuyển dụng công chức………….....53 Bảng 2.9. Khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng của công chức………………56 Bảng 2.10 Quy định mức lương cấp xã nếu có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ………………………………………………………..60 Bảng 2.11 Bảng lương CBCC ………………………………………………….….61 Bảng 2.12. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã tại thị xã Hòa Thành năm 2022…….63 Bảng 2.13 Quỹ phụ cấp được khoán của thị xã Hòa Thành năm 2022…………....64 Bảng 2.14. Mức phụ cấp được khoán thị xã Hòa Thành năm 2022……………….65 Bảng 2.15 Tỷ lệ trích nộp đóng BHXH, BHYT, KPCĐ…………………………..66 Bảng 2.16 So sánh mức lương/phụ cấp hưởng hàng tháng của CBCC, NHĐKCT………..67 Bảng 2.17 Đánh giá các yếu tố tạo động lực cho công chức....................................69 Bảng 2.18. Đánh giá về mức độ hiệu quả của chính sách quản lý nguồn nhân lực…………………………………………………………………………………..70 Bảng 2.19 Đánh giá về chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, tạo động lực cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã……………………………….71 xvi
  19. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta hiện nay, hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước có hai cấp là cấp Trung ương và cấp địa phương. Cấp địa phương có cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Cấp xã (gồm: xã, phường, thị trấn) là cấp chính quyền thấp nhất, là đơn vị hành chính cơ sở, là nơi thực hiện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với Nhân dân, có chức năng, nhiệm vụ quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên từng địa bàn dân cư. Ở chính quyền cấp xã, đội ngũ CBCC là NNL rất quan trọng, vừa là bộ phận cấu thành, vừa là chủ thể quản lý của bộ máy chính quyền cấp xã, bên cạnh đó còn có đội ngũ NHĐKCT góp phần đáng kể quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mình. Việc tuyển chọn đúng người cho từng công việc là một điều rất quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng không kém là tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, phát huy hết khả năng, năng lực của mình, tổ chức giữ chân được những nhân viên nòng cốt có năng lực, kinh nghiệm, đồng thời tạo động lực thúc đẩy các nhân viên khác phấn đấu, hăng say hơn trong công việc nhằm mang lại hiệu quả cao. Do đó, việc quản lý NNL như thế nào để mang lại hiệu quả nêu trên là chìa khóa mang lại thành công cho tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng công tác cán bộ, xây dựng, ĐTBD đội ngũ cán bộ, trong đó lấy “cái đức làm gốc”. Tại các văn kiện của Đảng ta, luôn luôn khẳng định và nhấn mạnh vai trò của cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật dù có đúng đắn đến mấy nhưng sẽ khó có được hiệu lực, hiệu quả cao nếu như không được triển khai thực hiện bởi đội ngũ CBCC cấp xã. 1
  20. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ CBCC cấp xã, nên việc xây dựng và tạo điều kiện để đội ngũ CBCC cấp xã nâng cao trình độ, năng lực, an tâm công tác, có cơ hội phấn đấu, gắn bó với tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã khẳng định “vai trò quan trọng của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đối với sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển đất nước”. Đảng ta đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Trong công tác cán bộ, đầu tư xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có đủ phẩm chất, đạo đức và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước quan tâm, chú trọng đến NNL cấp xã. Tuy nhiên, không chỉ cả nước, Tây Ninh nói chung và mà Hòa Thành nói riêng cũng có nhiều bất cập xảy ra như: chế độ, chính sách đãi ngộ chưa phù hợp, nhất là chế độ đối với NHĐKCT, chưa tạo được động lực thúc đẩy CBCC, NHĐKCT có ý thức tự giác, hăng say nỗ lực làm việc; công tác ĐTBD chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo vị trí từng chức danh; phân công, bố trí công việc chưa phù hợp chuyên môn, sở trường; có ít cơ hội để có thể thăng tiến trong công việc; chưa thu hút được người trẻ tuổi có trình độ, năng lực làm việc và chưa tạo sự gắn bó lâu dài với cấp xã,… Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng không ít CBCC cấp xã, đặc biệt NHĐKCT phải xin thôi việc, tìm kiếm những công việc khác bên ngoài để có cơ hội phát triển tốt hơn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, làm giảm chất lượng hoạt động và điều hành về phát triển kinh tế - xã hội của bộ máy chính quyền cấp xã ở các địa phương. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh” làm luận văn Thạc sĩ Kinh tế. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2