intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất được những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG TRỌNG NGHĨA QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRONG LĨNH VỰC NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG TRỌNG NGHĨA QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRONG LĨNH VỰC NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nhuận Kiên THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ “Quản lý nguồn vốn của Ngân hàng thế giới trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên”là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TSTrần Nhuận Kiên. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 7 năm 2017 Học viên Nông Trọng Nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Trần Nhuận Kiên, người đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những ý kiến định hướng quý báu giúp tôi thực hiện Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Phòng đào tạo, các thầy cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT NT tỉnh Thái Nguyênđã cung cấp tài liệu làm cơ sở nghiên cứu Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Học viên Nông Trọng Nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... ix DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................3 5. Bố cục của Luận văn ...............................................................................................4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA NHTG TRONG LĨNH VỰC NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN .........................................................................................5 1.1. Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức .........................................5 1.1.1. Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ..........................................5 1.1.2. Ưu điểm của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức .......................................6 1.1.3. Nhược điểm của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ................................8 1.1.4. Các hình thức cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức ......................9 1.1.5. Phương thức viện trợ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức .......................10 1.2. Quản lý nguồn vốn NHTG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ...................................................................................................................11 1.2.1. Một số khái niệm liên quan .............................................................................11 1.2.2. Nội dung quản lý nguồn vốn NHTG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn .......................................................................................................13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  6. iv 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn NHTG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. .....................................................................14 1.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn của NHTG ở một số tỉnh và bài học cho tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................................................17 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn của NHTG ở một số tỉnh ............................17 1.3.2. Bài học cho tỉnh Thái Nguyên ........................................................................20 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................22 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................22 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................22 2.2.1. Phương pháp tiếp cận ......................................................................................22 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................23 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin .....................................................................23 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................23 2.3. Chỉ tiêu phân tích của luận văn ..........................................................................26 2.3.1. Theo phạm vi đánh giá ....................................................................................26 2.3.2. Theo thời điểm đánh giá..................................................................................27 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA NHTG TRONG LĨNH VỰC NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ...........................................................................................30 3.1. Khái quát Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................................................30 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................30 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức .........................................................31 3.1.3. Tình hình hoạt động của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 ..................................................................38 3.2. Thực trạng quản lý nguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Trung tâm Nước SH và VSMT NT .................................42 3.2.1. Tổng quan nguồn vốn NHTG trong lĩnh vực nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên .........................................................................42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  7. v 3.2.2. Thực trạng quản lý nguồn vốn NHTG trong lĩnh vực nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tại Trung tâm Nước SH và VSMT NT quản lý và thực hiện ....47 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn NHTG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Trung tâm Nước SH và VSMTNT .................66 3.3.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................................66 3.3.2. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................67 3.4. Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn NHTG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT NT ................69 3.4.1. Ưu điểm ...........................................................................................................69 3.4.2. Hạn chế............................................................................................................69 3.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................71 Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA NHTGTRONG LĨNH VỰC NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................72 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nguồn vốn NHTG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên .............................72 4.1.1. Quan điểm .......................................................................................................72 4.1.2. Định hướng......................................................................................................73 4.1.3. Mục tiêu ..........................................................................................................74 4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn NHTG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Thái nguyên ...............................................75 4.2.1. Xây dựng dự án tài trợ cho phù hợp với thực tế địa phương ..........................75 4.2.2. Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương có dự án .........................76 4.2.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thực hiện dự án ...........................77 4.2.4. Xây dựng, kiện toàn Ban điều hành dự án nguồn vốn NHTG ........................79 4.3. Một số kiến nghị.................................................................................................84 4.3.1. Kiến nghị với nhà tài trợ NHTG .....................................................................84 4.3.2. Đối với Bộ NNo & PTNT và UBND các cấp .................................................84 4.3.3. Đối với sở tài chính .........................................................................................86 4.3.4. Đối với Bộ Kế hoạch - Đầu tư ........................................................................88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  8. vi KẾT LUẬN ..............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  9. vii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BCC Truyền thông Thay đổi Hành vi BQLDA Ban Quản lý Dự án CPVN Chính phủ Việt Nam Chương trình mục tiêu quốc gia/Chương trình mục CTMTQG/CTMTQG2/ tiêu quốc gia NS-VSMTNT CTMTQG3 Giai đoạn 2/ Giai đoạn 3 CWS Vệ sinh Toàn Xã DTTS Dân tộc thiểu số GDĐT Giáo dục và Đào tạo HVS Hợp vệ sinh KH - ĐT Kế hoạch và Đầu tư m3/ngày mét khối/ngày Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi NCERWASS trường Nông thôn NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam NHTG Ngân hàng thế giới NNo & PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PforR Chương trình dựa trên Kết quả SH và VSMT NT Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Chương Trình Mở Rộng Quy Mô Vệ Sinh Và SupRSWS Nước Sạch Nông Thôn TC Tài chính TCTL Tổng cục Thủy lợi TNMT Tài nguyên và Môi trường TTYTDP Trung tâm Y tế Dự phòng UBND Uỷ ban Nhân dân USD Đô-la Mỹ VNĐ Đồng Việt Nam WB World Bank (Ngân hàng thế giới) WHO Tổ chức Y tế Thế giới WSP Chương trình Nước và Vệ sinh Ngân hàng Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  10. viii YT Y tế DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của Trung tâm Nước SH và VSMT NT giai đoạn 2014 - 2016.......................................................................................... 41 Bảng 3.2. Cơ cấu phân chia nguồn vốn NHTG giai đoạn 2014 - 2020 ............... 45 Bảng 3.3. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn NHTG theo ngành giai đoạn 2014 - 2020 ..................................................................................................... 46 Bảng 3.4. Kế hoạch triển khai các dự án sử dụng vốn NHTG giai đoạn 2014 -2020 .......................................................................................... 47 Bảng 3.5. Kế hoạch tổ chức thực hiện triển khai dự án sử dụng vốn NHTG giai đoạn 2014-2016 ............................................................................ 51 Bảng 3.6. Kế hoạch giải ngân vốn NHTG giai đoạn 2014 - 2016....................... 52 Bảng 3.7. Tổng hợp giải ngân dự án nguồn vốn NHTG năm 2014 .................... 54 Bảng 3.8. Tổng hợp giải ngân dự án nguồn vốn NHTG năm 2015 .................... 56 Bảng 3.9. Tổng hợp giải ngân dự án nguồn vốn NHTG năm 2016 .................... 58 Bảng 3.10. Tổng hợp giải ngân chỉ số giám sát công trình giai đoạn 2014 - 2016 ..... 62 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả thực hiện các công trình sử dụng vốn NHTG giai đoạn 2014 - 2016 ................................................................................. 63 Bảng 3.12. Tỷ người sử dụng nước HVS thuộc vùng có dự án nguồn vốn NHTG .................................................................................................. 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Kế hoạch triển khai các dự án sử dụng vốn NHTG giai đoạn 2014 -2020 ................................................................................ 49 Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng vốn NHTG đầu tư giai đoạn 2014 -2020.............................. 50 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nước SH và VSMT NT Thái Nguyên ........ 32 Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy quản lý nguồn vốn NHTG ........................................ 44 Sơ đồ 3.3 Quy trình giải ngân nguồn vốn NHTG ............................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Cùng với quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới, trong những năm qua, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã thực sự góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ cải cách chính sách kinh tế. Với nhiều hình thức hỗ trợ của nguồn vốn ODA trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Namkhông thể không nhắc đến vai trò to lớn của nguồn vốn do Ngân hàng Thế giới (NHTG)tài trợ trong các chương trình, dự án cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Nguồn vốn NHTH đã hỗ trợ tích cực cho Chính phủ Việt Nam trong công tác cải thiện môi trường sống, cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường và duy trì tiếp cận điều kiện vệ sinh và cấp nước nông thôn và giảm mạnh phóng uế bừa bãi ở khu vực nông thôn.Với chiến lược dài hạn của NHTG với Chính phủ Việt Nam là hỗ trợ phát triển, cả về tài chính và kỹ thuật, ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lực tái tạo, phát triển y tế, giáo dục. Chiến lược ngắn hạn là phát triển hạ tầng cơ sở ở các vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, trong đó có địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng được Chính phủ Việt Nam và NHTG hướng tới. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống. Trong những năm qua Thái Nguyên đã đạt được tiến bộ lớn trong tăng trưởng độ bao phủ cấp nước và vệ sinh môi trường. Theo Chương trình Giám sát chung, tỷ lệ tiếp cận nhà vệ sinh cải tiến ở nông thôn là 65%, với tỷ lệ phóng uế bừa bãi hiện ở mức 15% và tỷ lệ tiếp cận nước sạch cải thiện là 85% tính chung trên toàn Tỉnh. Tuy nhiên, sự chênh lệch tiếp cận giữa các vùng có nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  13. 2 người dân tộc thiểu số (DTTS) và phần còn lại của Tỉnh vẫn rất lớn. Ở các khu vực miền núi khoảng 21% dân số nông thôn phóng uế bừa bãi, 30% có nhà vệ sinh chưa hợp vệ sinh. Ngoài ra, 10% người dân nông thôn tại các khu vực miền núi không được tiếp cận nước hợp vệ sinh và rất nhiều công trình cấp nước được lắp đặt nhưng không còn hoạt động - phần lớn là do bảo dưỡng kém (tỷ lệ công trình hoạt động chưa hiệu quả chiếm tỉ lệ cao, trên 30%). Kết quả khảo sát tại một số khu vực trên địa bàn Tỉnh cho thấy chỉ có 25% và 35% người dân nông thôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tỷ lệ này còn thấp hơn đối với các hộ gia đình nghèo, khu vực miền núi và các dân tộc thiểu số. Để nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh, giảm tỷ lệ phóng uế bừa bãi, tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh toàn xã một cách sâu rộng trên địa bàn Tỉnh,thì việc triển khai thực hiện các Dự án, chương trình Vệ sinh và Nước sạch nông thôn nguồn vốn do NHTG tài trợ và cho vay là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn củaNHTG cho các Chương trìnhNước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thời gian qua đã thực sự phát huy hiệu quả một cách tốt nhất hay chưa? Tiến độ giải ngân và sử dụng nguồn vốn dự án có đạt hiệu quả như cam kết của Việt Nam vớiNHTG hay không? Hành vi và môi trường của các địa bàn xã, huyện trong tỉnh Thái Nguyên đã được thay đổi hay chưa? Để góp phần nghiên cứu và làm rõ những vấn đề trên, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn do NHTG tài trợ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Quản lý nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất được những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  14. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn củaNHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Thái NguyêndoTrung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên quản lý và thực hiện. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cườngquản lý nguồn vốn củaNHTGtrong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thônở tỉnh Thái Nguyên tại Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý nguồn vốn củaNHTGtrong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyênquản lý và thực hiện là đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nguồn vốn tài trợ củaNHTG thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tài trợ trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên. - Về không gian: nghiên cứu hoạt động quản lý nguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên quản lý và thực hiện. - Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2016. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Hệ thống hóa lý luận về vốn ODA và vai trò sử dụng vốn ODA trong sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó khẳng định vai trò nguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đối với sự phát triển nông thôn Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  15. 4 - Phân tích thực trạng và tìm ra nguyên nhân của hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tại Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên quản lý và thực hiện. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 4 chương nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lýnguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn của NHTG trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  16. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA NHTG TRONG LĨNH VỰC NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1.1. Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 1.1.1. Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Theo quy định tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 2006 về Quy chế quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đưa ra khái niệm về ODA như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ.” Khái niệm về ODA đề cập các vấn đề cơ bản sau: (i) mối quan hệ hợp tác phát triển mang tính “Hỗ trợ” giữa quốc gia này với quốc gia khác nhằm thúc đẩy (ii)“Phát triển” kinh tế xã hội thông qua con đường (iii) “Chính thức” giữa cấp Nhà nước hoặc Chính phủ với cấp Chính phủ, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ và (iv) mối quan hệ “Hỗ trợ phát triển chính thức” này hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của một phần cho không (phần không hoàn lại hay còn gọi là thành tố hỗ trợ) kết tinh trong tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà nước này cam kết dành cho các nước khác để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội đã định với giá trị ít nhất là 25% so với tổng giá trị viện trợ. Theo quy định mới, Nghị định số 38/2013/NĐ-CP, ngày 23 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về: Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; khái niệm ODA vẫn được giữ nguyên nhưng phạm vi quản lý đã được điều chỉnh thêm quản lý nguồn vốn vay ưu củaChính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia (sau đây gọi chung là nhà tài trợ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  17. 6 Để có chiến lược đúng đắn trong quá trình quản lý nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, vấn đề xem xét tính hai mặt của nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi là hết sức cần thiết, không những đối với các nhà hoạch định chính sách, mà còn đối với những người sử dụng lại nguồn vốn này. Chỉ có như vậy, quá trình quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức mới đạt được các yêu cầu đề ra đó là: giải ngân nhanh nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, tăng thành tố hỗ trợ, sử dụng vốn có hiệu quả và không ngừng nâng cao năng lực trả nợ quốc gia. 1.1.2. Ưu điểm của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - Bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển Các khoản vay ODA thường có thời hạn vay dài bình quân từ 30-40 năm, bên cạnh đó là thời gian ân hạn cao bình quân từ 8 - 10 năm, không phải trả lãi mà chỉ trả một khoản phí cam kết và phí dịch vụ mà cả hai khoản phí này cộng lại chỉ dao động trong khoảng từ 0.75%/năm đến tối đa là 2%/năm. Nhờ các ưu điểm này mà các khoản vay ODA thường có yếu tố cho không từ 25% đến 100% cấu thành ngay trong chính khoản vay đó. Chính những đặc điểm hết sức ưu đãi đó mà nó trở thành nguồn vốn quan trọng ổn định và dài hạn, bổ sung cho lĩnh vực đầu tư và phát triển ở các nước đang phát triển. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi mà hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động còn nhiều yếu kém, chưa đủ năng lực để huy động một khối lượng lớn vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội; trái phiếu Chính phủ chưa đủ sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên thị trường vốn quốc tế và sự yếu kém của thị trường chứng khoán trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển thì nguồn vốn ODA trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và xã hội của các quốc gia đang phát triển. - Thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Khi hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội được cải thiện mạnh mẽ thì ODA lại tiếp tục đóng vai trò như một “nam châm” hút vốn đầu tư của tư nhân đổ vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại nước đó. Điều đó có nghĩa là đối với những nước đã cam kết cải cách chính sách kinh tế theo hướng mở cửa thông qua việc tiếp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  18. 7 nhận các chương trình/dự án ODA thì cuộc cải cách đó sẽ góp phần củng cố niềm tin và thúc đẩy cho khu vực tư nhân đầu tư (FDI) vào nước đó. - Hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế và đẩy mạnh các hoạt động cải cách chính sách kinh tế Trong mỗi khoản vay ODA, các nhà tài trợ đều yêu cầu các nước tiếp nhận viện trợ phải dành một phần tiền của khoản vay để tiến hành các hoạt động về tăng cường năng lực thể chế và cải cách chính sách kinh tế. Mục đích của việc làm này là tạo điều kiện cho việc chuyển giao nguồn vốn và công nghệ từ các nước phát triển tới các nước đang phát triển một cách dễ dàng hơn thông qua các hình thức đào tạo, thực nghiệm và ứng dụng các công nghệ mới, tuyển chọn tư vấn quốc tế... Thông qua các hoạt động này sẽ giúp các nước tiếp nhận ODA nâng cao được khả năng hoạch định chiến lược, chính sách chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế để phân bổ tốt hơn, hiệu quả hơn các nguồn vốn nước ngoài nói chung và ODA nói riêng. - Nguồn vốn ODA là một trong những nguồn bổ sung ngoại tệ quan trọng cho các quốc gia đang phát triển và bù đắp thiếu hụt trong cán cân thanh toán Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, các nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ, trong khi đó nguồn ngoại tệ trong nước luôn thiếu hụt do hệ thống tài chính yếu kém, các công cụ huy động ngoại tệ của Chính phủ chưa phát triển. Vì vậy, nguồn vốn ODA là một trong những nguồn ngoại tệ quan trọng góp phần bù đắp những thiếu hụt này. Bên cạnh đó, các loại hàng hóa và thiết bị hiện đại, dịch vụ và công nghệ tiên tiến sẽ được nhập khẩu vào các quốc gia đang phát triển để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội trọng điểm của quốc gia. - Nguồn vốn ODA góp phần đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính phủ mà không gây lạm phát Nhu cầu chi tiêu của Chính phủ bị giới hạn bởi khả năng thu của ngân sách, đặc biệt là Chính phủ các nước đang phát triển. Để bù đắp phần thiếu hụt, Chính phủ phải phát hành thêm tiền để chi tiêu. Song vì lượng tiền phát hành vào lưu thông không dựa trên cơ sở tăng tương ứng của khối lượng hàng hóa và dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  19. 8 vụ nên dẫn tới sự mất giá của đồng tiền, gây ra hiện tượng lạm phát. Chính phủ càng phát hành nhiều tiền vào lưu thông thì tốc độ lạm phát càng cao, hậu quả sẽ dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Đây được coi là hiện tượng vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ. Trong trường hợp này, nếu có nguồn tài trợ quốc tế từ bên ngoài đổ vào để bù đắp cho phần thiếu hụt của Chính phủ thì nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính phủ sẽ được thỏa mãn mà không phải phát hành thêm tiền, hạn chế được tình trạng lạm phát. - Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là cầu nối giao lưu văn hóa, chính trị và con người giữa các nước tài trợ và nước tiếp nhận viện trợ Thông qua nguồn vốn ODA, các nước tiếp nhận ODA thường thiết lập và mở rộng được các mối quan hệ hợp tác phát triển đa phương và song phương với các nước tài trợ. Ngoài việc khai thác thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý... gắn kết trong các chương trình/dự án ODA mà các nước tài trợ dành cho nước tiếp nhận viện trợ, hoạt động chuyển giao nguồn vốn ODA còn tạo nên cầu nối giao lưu văn hóa và con người giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, hội thảo, tham quan khảo sát, nghiên cứu... Hơn nữa, việc các nhà tài trợ cam kết dành một phần vốn ODA hàng năm cho các nước đang phát triển cũng chính là “bức thông điệp” quan trọng về sự đồng tình ủng hộ đối với chủ trương, đường lối và chính sách phát triển kinh tế xã hội mà các nước đang phát triển khởi xướng thực hiện. 1.1.3. Nhược điểm của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - Trong một số trường hợp nguồn vốn ODA thường gắn liền với yếu tố chính trị hơn là yếu tố kinh tế Chính vì vậy, để tránh sự ràng buộc chính trị do tiếp nhận nguồn vốn ODA, tại Nghị định 20-CP ngày 15/03/1994, Việt Nam đã khẳng định “Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam hoan nghênh các Chính phủ, tổ chức nước ngoài hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam”. - ODA gắn liền với quyền lợi kinh tế của các nước tài trợ Xu hướng chung hiện nay của các nhà tài trợ là giảm số tiền viện trợ không hoàn lại và tăng các khoản cho vay ưu đãi với các điều kiện ràng buộc như nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  20. 9 tiếp nhận ODA phải mua hàng hóa và dịch vụ đi kèm của nước cung cấp ODA. Đây là điểm nổi bật trong thực trạng viện trợ hiện nay của thế giới, tuy nhiên mức độ ràng buộc của mỗi nước lại khác nhau. - Rủi ro về tỷ giá Hầu hết các khoản vay ODA đều được thực hiện dưới dạng ngoại tệ mạnh, ít rủi ro chuyển đổi như: Đôla Mỹ, Bảng Anh, Euro... trong khi đó, tốc độ trượt giá của đồng nội tệ (ví dụ như đồng Việt Nam) luôn có xu hướng trượt giá theo thời gian. Như vậy, thời gian vay càng kéo dài thì khoảng chênh lệch tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ càng cao, khoản trượt giá này Ngân sách Nhà nước phải gánh chịu và bù đắp bằng các nguồn khác. Vì vậy, nếu các nước tiếp nhận ODA không có chính sách quản lý nợ thận trọng thì chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ trong tương lai khi các khoản vay ODA đến hạn trả. - Các khoản vay ODA thường trở thành gánh nặng nợ nần của quốc gia trong tương lai Vì các khoản vay này thường được Chính phủ nước đi vay tập trung vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Do đó, khả năng sinh lời trong ngắn hạn của các dự án này rất thấp, thậm chí là bằng không. Nếu hạ tầng cơ sở sau khi được đầu tư và đi vào vận hành nhưng không phát huy được hiệu quả hoặc sử dụng không hết công suất hoặc thậm chí phải bỏ không thì sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần tiềm ẩn trong tương lai. 1.1.4. Các hình thức cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức 1.1.4.1. ODA không hoàn lại Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho nhà tài trợ (còn gọi là cho không với thành tố hỗ trợ là 100%). ODA không hoàn lại hay còn gọi là Hỗ trợ kĩ thuật (TA) là một phần không tách rời của nguồn vốn ODA nói chung. Nguồn vốn này được dùng chủ yếu để tài trợ cho các đầu vào hay còn gọi là “phần mềm” phục vụ phát triển, tức là hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực và thể chế, chuyển giao tri thức, công nghệ cho các đầu vào mang tính kĩ thuật cao khác mà cơ quan quốc gia tiếp nhận viện trợ ODA không có khả năng tự thực hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2