intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về Quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp và thực tiễn công tác quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ DŨNG TIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ DŨNG TIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUỲNH NAM THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 02 năm 2020 Tác giả Vũ Dũng Tiến
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Vũ Quỳnh Nam. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, tháng 02 năm 2020 Tác giả Vũ Dũng Tiến
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .............................................................. x MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................... 3 4. Những đóng góp mới của luận văn ....................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP .................................................................................................... 5 1.1. Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ...... 5 1.1.1. Khái niệm hợp tác xã, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ....... 5 1.1.2. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp....................... 8 1.1.3. Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ........................... 8 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ........................ 9 1.2. Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp .......................... 11 1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 11 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với HTXNN ............................. 11 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp..... 12 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các HTXNN . 14 1.4.1. Các yếu tố khách quan .................................................................. 14
  6. iv 1.4.2. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 16 1.5. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với các Hợp tác xã nông nghiệp của một số địa phương ................................................................ 18 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các HTXNN của tỉnh Sơn La ............................................................................................................. 18 1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với HTXNN tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 19 1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý nhà nước đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ........................................................................ 21 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 22 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 23 2.2. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 23 2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................ 23 2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp .............................................................. 23 2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ................................. 24 2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin ................................................... 24 2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin ......................................................... 24 2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 24 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 25 2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN ................................................................................................... 25 2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế của các HTXNN ..... 26 2.4.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nhà nước đối với HTXNN.................................................................................................... 27 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI28 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái ....................... 28 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 28 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 31
  7. v 3.2. Khái quát về hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..... 34 3.2.1. Quá trình hình thành phát triển và bộ máy tổ chức quản lý nhà nước đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ............................................. 34 3.2.2. Số lượng và phân bố hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Yên Bái ... 36 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................................................ 41 3.3.1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan ..................... 41 3.3.2. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã ........................................... 43 3.3.3. Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã ................................... 46 3.3.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với hợp tác xã, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã .................................... 49 3.3.5. Hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã ....................................... 50 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................................................ 52 3.4.1. Các yếu tố khách quan .................................................................. 53 3.4.2. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 60 3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................... 63 3.5.1. Những kết quả đã đạt được ........................................................... 63 3.5.2. Những mặt còn hạn chế................................................................. 65 3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 67 Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ................................................................................................ 68 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..................... 69 4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái............................................................. 69
  8. vi 4.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................... 70 4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái............................................................. 71 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025. ......................... 72 4.2.1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan ..................... 72 4.2.2. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã ........................................... 74 4.2.3. Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã ................................... 76 4.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với hợp tác xã, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã .................................... 78 4.2.5. Hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã ....................................... 79 4.3. Kiến nghị và đề xuất ........................................................................ 79 4.3.1. Đối với UBND tỉnh Yên Bái ......................................................... 80 4.3.2. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố ................................ 80 4.3.3. Đối với Sở, Ngành liên quan như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính ........................................................................................................ 81 4.3.4. Đối với các đoàn thể, các Hội: Hội Nông dân; Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên,… .......................................................................................... 81 4.3.5. Đối với Ngân hàng nhà nước tỉnh ................................................. 82 KẾT LUẬN ............................................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 85 PHỤ LỤC ............................................................................................... 88
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BCH : Ban chấp hành BVTV : Bảo vệ thực vật DVTH : Dịch vụ tổ hợp GDP : Tổng thu nhập quốc nội HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp KDVLXD : Kinh doanh vật liệu xây dựng SXCB : Sản xuất cơ bản TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý ................. 25 Bảng 3.1. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính, thành thị/ nông thôn và qua đào tạo giai đoạn 2017 - 2019 ........... 32 Bảng 3.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2019 ............................................. 33 Bảng 3.3: Số lượng HTX tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 ............... 37 Bảng 3.4. Tổng hợp HTXNN theo địa bàn toàn tỉnh đến ngày 31/12/2019 ............................................................................. 39 Bảng 3.5. Tổng hợp HTXNN theo lĩnh vực hoạt động ......................... 40 Bảng 3.6. Trình độ cán bộ công chức của Liên minh HTX tỉnh Yên Bái ......................................................................................... 44 Bảng 3.7. Chi hỗ trợ phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..... 45 Bảng 3.8. Số lượng HTXNN mới thành lập và HTXNN chuyển đổi theo Luật HTX 2012 trong giai đoạn 2017-2019 của tỉnh Yên Bái ......................................................................................... 47 Bảng 3.9. Kinh phí hỗ trợ cho các HTXNN thành lập mới và chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 ..................................................... 48 Bảng 3.10. Số vụ thanh tra, kiểm tra HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ......................................................................................... 49 Bảng 3.11. Tổng kinh phí các tổ chức quốc tế đầu tư cho phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ....................................... 51 Bảng 3.12. Đánh giá của cán bộ Liên minh HTX về yếu tố chính trị, pháp lý ảnh hưởng đến QLNN đối với HTXNN ........................... 53 Bảng 3.13. Đánh giá của cán bộ Liên minh HTX về yếu tố thị trường ảnh hưởng đến QLNN đối với HTXNN ...................................... 54 Bảng 3.14. Mức thiệt hại từ thiên tai cho các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................................................. 56 Bảng 3.15. Vốn điều lệ của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ...... 58
  11. ix Bảng 3.16. Số lượng cán bộ Liên minh HTX được tham gia đào tạo, tập huấn hàng năm ...................................................................... 60 Bảng 3.17. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Liên minh HTX tỉnh Yên Bái ................................................................. 61
  12. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quản lý nhà nước đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ....................................................................... 36 Biểu đồ 3.1. So sánh số lượng HTX theo lĩnh vực giai đoạn 2017- 2019.................................................................................... 38 Biểu đồ 3.2. Trình độ khoa học, công nghệ của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái ....................................................................... 55 Biểu đồ 3.3. Trình độ học vấn của giám đốc HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái .............................................................................. 58 Biểu đồ 3.4. Đánh giá của cán bộ Liên minh HTX về cơ sở vật chất - kỹ thuật của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái .............. 59 Biểu đồ 3.5. Đánh giá của cán bộ Liên minh HTX về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với các HTXNN .................... 62
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp tác xã có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực nông thôn, giúp người nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đảng và nước ta luôn quan tâm và có nhiều chính sách nhằm phát triển hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng. Đại hội Đảng khóa XII đã khẳng định: “Khuyến khích phát triển bền vững nền kinh tế hợp tác, nòng cốt là HTX với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, nòng cốt là hợp tác xã với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia”. (Cẩm nang HTX Nông nghiệp) Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh Yên Bái có 415 HTX, tăng 25% so với tổng số HTX năm 2018, trong đó HTX trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản có 249 HTX, chiếm 60% số HTX toàn tỉnh, thu hút đến 4.920 thành viên tham gia, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh đạt 330,2 tỷ đồng; Doanh thu bình quân của HTX: 1.480 triệu đồng/HTX; Lợi nhuận bình quân HTX: 330 triệu đồng/HTX. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX là 3,5 triệu đồng/ người/ tháng. (Liên minh HTX tỉnh Yên Bái (2019)) Tuy nhiên, sự phát triển của HTX nông nghiệp của tỉnh Yên Bái phần nào vẫn chịu sự chi phối nhất định của những yếu tố như: cạnh tranh thị trường, biến động giá cả, chất lượng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. Đặc biệt, các HTX nông nghiệp của tỉnh Yên Bái chưa có bước đột phá nổi bật, do khó khăn về vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn,
  14. 2 trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực và trình độ cán bộ quản lý của các HTX còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường hiện nay. Chính sách đối với cán bộ HTXNN còn nhiều bất cập, nhiều HTX hoạt động không đúng nguyên tắc, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật hợp tác xã. Sự liên kết, hợp tác của các HTXNN chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả còn thấp.Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm, chưa đưa ra được nội dung hoạt động cụ thể, xác thực về phát triển HTXNN trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến năng lực tổ chức quản lý còn hạn chế. Điều đó cần phải có sự nghiên cứu, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTXNN. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về HTX nói chung và HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng, song chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với các HTXNN trên địa bàn. Xuất phát từ thực tiễn, tác giả chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái” làm luận văn tốt nghiệp khóa cao học Quản lý kinh tế của mình. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về Quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp và thực tiễn công tác quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể
  15. 3 - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2020-2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019. - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Liên minh HTX tỉnh Yên Bái và tại các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp về công tác quản lý nhà nước đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019, số liệu sơ cấp được thu thập năm 2019. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Về lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các HTX nông nghiệp. - Về thực tiễn: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Yên Bái; những nhân tố tác động đến công tác quản lý nhà nước đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Đề xuất các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo phúc lợi xã hội và ổn định tình hình kinh tế xã hội, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế
  16. 4 của địa phương; Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho các HTXNN trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 5. Kết cấu của luận văn Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu làm 04 chương gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
  17. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm hợp tác xã, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm hợp tác xã Liên minh Hợp tác xã thế giới ICA, 1895 định nghĩa “Hợp tác xã là tổ chức tự chủ của các cá nhân, hộ gia đình (thể nhân) và pháp nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được thành viên đồng sở hữu và kiểm soát một cách dân chủ” (Cẩm nang HTX NN). Theo đó, HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các thành viên vừa là đồng sở hữu, đồng thời vừa là khách hàng cùng sở hữu dịch vụ do HTX tạo ra. Theo Khoản 1, Điều 3, Luật HTX năm 2012 của Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012 đã nêu “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”. (Quốc hội khóa XIII) Như vậy, Hợp tác xã là tổ chức mang tính xã hội, rộng mở cho tất cả những ai có nguyện vọng trở thành thành viên hợp tác xã. Hợp tác xã ra đời dựa trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai và đoàn kết. Mỗi thành viên có 1 phiếu bầu. Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã là mang lại lợi ích vật chất và tinh thần cho tất cả các thành viên, tập thể và cộng đồng. Mỗi thành viên có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện tốt những quy định trong Điều lệ của hợp tác xã, hợp tác, xây dựng và phát triển hợp tác xã.
  18. 6 1.1.1.2. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp HTX nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế tập thể. HTX trong nông nghiệp là tổ chức kinh tế của những người nông dân có nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc hoặc pháp luật quy định, có tư cách pháp nhân. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan, đó là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Bởi lẽ, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi đều là những cơ thể sống chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh như thời tiết, thủy văn, khí hậu và các sinh vật khác. Cùng với các điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, trở ngại do tác động của thời tiết, khí hậu và các yếu tố sâu bệnh phá hoại… đã giúp cho người nông dân hợp tác với nhau, như vậy, sự ra đời của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp là nhu cầu khách quan gắn với quá trình phát triển nền nông nghiệp. Tại Điều 1, Nghị định 43-CP ngày 29/4/1997 của Chính phủ Ban hành điều lệ mẫu HTXNN, nêu khái niệm HTXNN “là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật đề phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của thành viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”. (Chính phủ (1997)) 1.1.1.3. Đặc điểm của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp có các đặc điểm sau: - HTX trong lĩnh vực nông nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Mục tiêu đầu tiên của HTX là để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của nông dân về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
  19. 7 - HTX trong lĩnh vực nông nghiệp thường có quy mô lớn, đông thành viên tham gia. Ở Việt Nam các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp thường có từ 200 thành viên trở lên tham gia. Số lượng lớn thành viên đồng thời là khách hàng của HTX là một đặc điểm riêng tạo nên sức mạnh của HTX, nhưng cũng gây khó khăn trong việc quản lý của HTX. - HTX trong lĩnh vực nông nghiệp có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm trả nợ trong giới hạn tài sản của HTX. Tài sản chung của HTX không được chuyển nhượng và không chia. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của HTX trong phạm vi vốn góp của mình. Tài sản chung của HTX được hình thành và phát triển đến việc phục vụ nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa và xã hội của các thành viên. Vì vậy trong suốt quá trình tham gia HTX, các thành viên chỉ được sở hữu phần vốn góp ban đầu của họ, còn tài sản hình thành từ hoạt động của HTX là tài sản chung không chia của HTX. Trong trường hợp thành viên rút ra khỏi HTX, thì tối đa chỉ rút phần vốn đã góp. Tài sản chung không chia được xem là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển bền vững và liên tục của HTX, phản ánh tính cộng đồng cao HTX, khác hẳn với các công ty, theo đó sở hữu của các thành viên góp vốn tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình trong suốt quá trình hình thành và phát triển của HTX. - HTX trong lĩnh vực nông nghiệp là một tổ chức kinh tế có tính dân chủ cao. Các quyết định được ban hành dựa trên biểu quyết của mỗi thành viên, không phụ thuộc vào số lượng vốn góp lớn hay nhỏ của thành viên. HTX được thành lập trên cơ sở vốn góp của thành viên, tuy nhiên HTX khác với các tổ chức kinh tế khác ở tính dân chủ cao. - HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng nhu cầu kinh tế, văn hóa và xã hội của thành viên và cộng đồng. Một phần quan trọng trong lợi nhuận của HTX được dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa - xã hội chung của cộng đồng thành viên, đây là cơ chế hiệu quả để các thành viên HTX cùng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, từ đó khuyến khích phát triển tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên HTX.
  20. 8 1.1.2. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp - Góp phần thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển, giúp các hộ hợp tác với nhau tăng thêm sức cạnh tranh, khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật để phát triển, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các hộ sản xuất, thành viên với nhà nước và các tổ chức kinh tế. - Góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông thôn; phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện việc phổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường đến các xã, thôn. - Hợp tác xã phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho thành viên và người lao động, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương, là tiền đề quan trọng để thực hiện dân chủ hoá và nâng cao văn minh ở nông thôn; các hợp tác xã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và ổn định xã hội ở nông thôn. - Hợp tác xã nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn: hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội, như nhà mẫu giáo, nhà trẻ, nhà văn hoá, trường học để phục vụ cho thành viên và cộng đồng dân cư. 1.1.3. Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp Có nhiều cách phân loại HTX nông nghiệp như phân theo quy mô: HTX thôn, HTX toàn xã, theo mô hình quản lý như HTX một bộ máy ban quản trị kiêm ban chủ nhiệm HTX, HTX hai bộ máy, ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2