intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý rừng sản xuất của chính quyền huyện Hiệp Đức trong điều kiện pháp luật hiện hành của Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý rừng sản xuất của Hiệp Đức trong những năm sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH HỮU CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH HỮU CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 8 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH HÀ NỘI, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả HUỲNH HỮU CƯỜNG
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN MỘT HUYỆN ................................8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất .......8 1.2. Nội dung Quản lý Nhà nước của địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện ..................................................................................................................11 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý Nhà nước của địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện ......................................................................................27 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất và rút ra những bài học cho huyện Hiệp Đức ...................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM ............................................37 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................37 2.2. Phân tích thực trạng Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức. ...................................................................................................................................41 2.3. Thực trạng bộ máy và cán bộ Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất ở huyện Hiệp Đức ...................................................................................................................61 2.4. Đánh giá chung về Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức 63 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT HUYỆN HIỆP ĐỨC 68 3.1. Phương hướng tiếp tục đổi mới Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức ...................................................................................................................68 3.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức ............................................................................................................................69 KẾT LUẬN ..............................................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BQLDA Ban quản lý dự án 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 KHCN Khoa học công nghệ 4 KT-XH Kinh tế xã hội 5 QLNN Quản lý nhà nước 6 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 7 UBND Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Thực trạng rừng sản xuất huyện Hiệp Đức 2014 - 2018 39
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai vừa là tư liệu sản xuất, vừa là địa bàn sống của cư dân, vừa là quê hương, đất nước của dân tộc, con người. Vì thế, dù các quốc gia có chế độ chính trị và chế độ sở hữu đất đai khác nhau, nhưng không có nước nào, mà ở đó nhà nước không tham gia quản lý đất đai nói chung và quản lý rừng sản xuất nói riêng. Trong những năm qua, quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đóng góp vào thành tựu phát triển đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu, quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như tổ chức sử dụng đất ở quy mô nhỏ, manh mún, quy hoạch sử dụng rừng sản xuất chưa được tuân thủ chặt chẽ, hệ thống thông tin về rừng sản xuất chưa hoàn thiện… kết cục là hiệu quả phát huy nguồn lực rừng sản xuất chưa cao. Hiệp Đức là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, đa phần diện tích đất rừng trên địa bàn có chất đất màu mỡ, thích hợp với phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái. Từ khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý rừng sản xuất theo Luật đất đai năm 2013 đến nay, chính quyền huyện Hiệp Đức đã từng bước đổi mới quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất và đã thu được một số thành tựu. Dân cư sống trên địa bàn hầu hết là dân cư nghèo, trình độ thấp. Việc phá rừng làm rẫy để mưu sinh cho cuộc sống của người dân vẫn thường xuyên xảy ra, diện tích đất có rừng ngày càng giảm, diện tích đất chưa có rừng ngày càng tăng, diện tích đất rừng được đưa vào sử dụng hàng năm ít, diện tích rừng sản xuất chưa được được quản lý chặt chẽ, hiệu quả trên đơn vị diện tích đất thấp (cơ cấu cây trồng đơn điệu, việc sử dụng giống, phương pháp canh tác truyền thống đang là chủ yếu), mức sống người dân còn thấp. Nếu không có những chính sách, giải pháp quyết liệt và hữu hiệu thì các mục tiêu để phát triển rừng sản xuất khó lòng đạt được, do tiến trình quản lý rừng bền vững ở Việt Nam hiện gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là Việt Nam vẫn chưa ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, trình tự quản lý rừng bền vững chuẩn mực hài hòa quy định của quốc tế. Thêm vào đó, tình trạng thiếu nguồn nhân 1
  8. lực về quản lý, tổ chức trong quản lý rừng bền vững; thiếu kiến thức về kinh tế và kỹ thuật cũng khiến việc áp dụng chứng chỉ rừng bền vững khó đạt được mục tiêu như kỳ vọng. Hiện có nhiều đơn vị chủ rừng còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện các nguyên tắc của quản lý rừng sản xuất bền vững. Chi phí cho việc đánh giá để cấp chứng chỉ cũng là một cản trở lớn, trong khi các chủ rừng buộc phải có những bằng chứng về quyền sử dụng đất hợp pháp cho toàn bộ diện tích rừng và đất rừng sản xuất đang quản lý. Điều đó đã tạo ra nhiều vấn đề về nguồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái đất, đời sống nhân dân chưa được cải thiện. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên, nên tôi nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về vai trò, chức năng của Nhà nước vào lĩnh vực tài nguyên rừng nói chung, rừng sản xuất nói riêng được các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến qua một số khía cạnh thể hiện ở một số công trình sau: Luận văn Thạc sỹ Luật học “Một số vấn đề pháp luật bảo vệ rừng Việt Nam hiện nay” Nguyễn Thanh Huyền (2005), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; tác giả nghiên cứu một số vấn đề pháp luật bảo vệ rừng, đề xuất giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng; Luận án Tiến sĩ Luật học “Quản lý Nhà nước pháp luật lĩnh vực bảo vệ rừng Việt Nam hiện nay” Hà Công Tuấn (2006) Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; tác giả nhấn mạnh công cụ quản lý Nhà nước nói chung, quản lý bảo vệ rừng nói riêng, công cụ pháp luật đóng vài trò quan trọng; Luận văn Tiến sĩ ngành Luật kinh tế “Hoàn thiện pháp luật quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Việt Nam hiện nay” Nguyễn Thanh Huyền (2012), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; tác giả làm sáng tỏ vấn đề lý luận, vai trò, điều chỉnh pháp luật quản lý bải vệ rừng Việt Nam, nêu bật yêu cầu đặt ra, xây dựng hệ thống nguyên tắc điều chỉnh pháp luật quản lý bảo vệ rừng. Võ Đại Hải (2004) khi tiến hành nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho biết sản phẩm rừng trồng gồm có gỗ Số hóa bởi 2
  9. Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên và lâm sản ngoài gỗ. Tác giả đã chỉ ra các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng sản xuất và lâm sản ngoài gỗ cho thấy để phát triển thị trường lâm sản rừng trồng cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản và hình thành được phương thức liên doanh, liên kết giữa người dân và công ty sản xuất và chế biến lâm sản; Ngô Văn Hải (2004) đã nghiên cứu về yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hóa ở miền núi phía Bắc. Tác giả đã phân tích những lợi thế, bất lợi và hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hóa ở miền núi; Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) đã nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa vi mô cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam với các chỉ tiêu đá mẹ và loại đất; độ dốc; độ dày tầng đất; thảm thực vật và chỉ thị. Kết quả đã xác định được các loài cây trồng rừng chính theo thứ tự ưu tiên cho từng nhóm dạng lập địa ở nhiều vùng khác nhau đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển trồng rừng kinh tế có hiệu quả và ổn định; Cao Liêm, Trần Đức Viêm (1990) Sinh thái học Nông nghiệp và bảo vệ môi trường, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội; Phạm Minh Nguyệt, “ Lửa rừng và biện pháp phòng chống cháy rừng”. Tổng luận chuyên khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp; Brown A.A (1979) Forest Fire control and use, new york- Toronto; Mac. Arthur A.G, Luke R.H.(1986), Bushfire in Australia, Canberra; Laslo Pancel (ED) (1993), Tropical, forestry handbook- Volum 2, springer- Verlag Berlin Heidelberg; Narong Mahannop (năm 2004) ở Thái Lan các tác giả cho biết ở các nước Đông Nam Á các vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng là: Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất; Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ rừng trồng; Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân; Giống Keo lai tự nhiên này được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley xác nhận sau khi 3
  10. xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland - Australia (Lê Đình Khả, 1999). Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987, Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội so Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 với bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn (Lê Đình Khả, 2006). Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Rufelds (1988); Gan.E và Sim Boom Liang (1991) các tác giả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng nhưng muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai tượng thường xuất hiện ở lá thứ 8-9 còn ở Keo lai thì thường xuất hiện ở lá thứ 5-6. Các tính trạng của chúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo tai tượng. Có thể nói, nội dung được nhiều công trình đề cập đến nhất đối với QLNN về rừng sản xuất vẫn là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý rừng sản xuất của chính quyền huyện Hiệp Đức trong điều kiện pháp luật hiện hành của Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý rừng sản xuất của Hiệp Đức trong những năm sắp tới. Để hoàn thành mục đích trên, quá trình nghiên cứu đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung phân tích về QLNN của chính quyền địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một tỉnh trong điều kiện 4
  11. pháp luật hiện hành của Việt Nam. + Tổng hợp có phân tích kinh nghiệm QLNN đối với rừng sản xuất ở một số tỉnh, rút ra bài học cho chính quyền huyện Hiệp Đức. + Phân tích thực trạng QLNN đối với rừng sản xuất ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2019, làm rõ thành công, hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất định hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới QLNN đối với rừng sản xuất ở huyện Hiệp Đức giai đoạn đến năm 2025. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với rừng sản xuất của chính quyền huyện Hiệp Đức. 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài * Phạm vi về nội dung: QLNN đối với rừng sản xuất sẽ được tiếp cận theo hai khía cạnh: nội dung và bộ máy QLNN đối với rừng sản xuất; Nội dung QLNN đối với rừng sản xuất được giới hạn ở thẩm quyền của chính quyền địa phương (bao gồm ba cấp: tỉnh, huyện, xã) phù hợp với phân cấp QLNN về đất rừng và về đất đai theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Bộ máy QLNN đối với rừng sản xuất được bao gồm HĐND, UBND và các cơ quan tham mưu cho UBND trong QLNN đối với rừng sản xuất (bao gồm các cơ quan quản lý Kiểm lâm, Nông nghiệp, TN&MT ở ba cấp và các cơ quan nhà nước phối hợp khác như cơ quan tài chính, kế hoạch đầu tư …) * Phạm vi về đối tượng quản lý: Rừng sản xuất phân loại theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 11/04/2018, quyết định ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật lâm nghiệp, Luật thủy sản; trong phạm vi địa giới hành chính một tỉnh. Rừng sản xuất được xem xét trên 2 góc độ: tài nguyên và quá trình sử dụng, trao đổi. * Về thời gian: Thời gian khảo sát được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019. Định hướng và giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025. 5
  12. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp tiếp cận Phù hợp với chuyên ngành quản lý kinh tế, cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của đề tài chủ yếu là tiếp cận kinh tế học, quản lý học, tiếp cận hệ thống và lịch sử. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Luận văn tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ khảo sát thực tiễn cơ sở trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tài liệu thứ cấp từ các báo cáo từ cơ quan địa phương (Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm phát triển quỹ đất, …) liên quan đến QLNN đối với rừng sản xuất để nghiên cứu phân tích đề tài. 5.3. Phương pháp xử lý thông tin và số liệu - Các dữ liệu sau khi thu thập được chuẩn hóa, phân tích và tổng hợp, phân tổ thành bộ cơ sở dữ liệu và xử lý bằng phần mềm Excel. - Việc lựa chọn xử lý số liệu và các dữ liệu khác được phân tích, tổng hợp, khái quát hóa theo các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, quy nạp và diễn dịch… để làm rõ vấn đề quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hiệp Đức. 6. Điểm mới của luận văn - Xây dựng khung phân tích lý thuyết về quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một tỉnh phù hợp với kinh tế thị trường và pháp luật hiện hành ở Việt Nam. - Tập hợp có phân tích kinh nghiệm QLNN đối với rừng sản xuất của hai huyện và rút ra những bài học cho huyện Hiệp Đức. - Mô tả thực trạng QLNN đối với rừng sản xuất ở Hiệp Đức trong giai đoạn 2010 - 2019, rút ra những thành công, tác động tích cực và những yếu kém, những chỉ tiêu chưa hoàn thành và hai nhóm nguyên nhân của tình trạng yếu kém trong QLNN đối với rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hiệp Đức. - Đề xuất hệ thống 5 định hướng, 8 nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới QLNN 6
  13. đối với rừng sản xuất ở huyện Hiệp Đức trong giai đoạn tới năm 2025. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý Nhà nước đối với rừng trồng trên địa bàn một huyện. Chương 2. Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức 7
  14. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN MỘT HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất 1.1.1. Khái quát về rừng sản xuất - Khái niệm rừng sản xuất Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân loại theo các đối tượng sau: - Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng. - Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác. - Đặc điểm rừng sản xuất Căn cứ vào điều kiện sinh thái, thành phần, cấu trúc, đặc điểm sinh trưởng và sản lượng, rừng được chia thành các loại sau:  Rừng lá kim hay rừng Taiga ở các vùng khí hậu lạnh hai cực  Rừng hỗn giao của vùng khí hậu ôn đới bao gồm các loại rừng lá kim và lá rộng  Rừng ẩm vùng khí hậu nóng, có các loại rừng lá rộng và lá kim  Rừng mưa xích đạo  Rừng các vùng khô được gọi là rừng thưa hạn sinh. 1.1.2. Khái niệm Quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương đối với rừng trên địa bàn một huyện 8
  15. Bàn luận về phân quyền trong Quản lý tài nguyên rừng hiện nay và Quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện, trước hết phải hiểu rằng, là chủ sở hữu nên Nhà nước có đủ 3 quyền đối với rừng, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Với quyền chiếm hữu, chủ sở hữu nhà nước được nắm giữ, quản lý và thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người khác chiếm hữu tài sản đó. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản đó qua các hình thức bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật. Quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có chức năng theo phân cấp trong Luật lâm nghiệp, Luật Đất đai đối với rừng sản xuất và quá trình sử dụng, giao dịch rừng sản xuất trong địa giới hành chính của huyện. 1.1.3. Mục tiêu Quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện Khuyến khích sử dụng rừng sản xuất hiệu quả Là đối tượng được pháp luật công nhận là chủ rừng, người dân và hộ gia đình có nhu cầu sử dụng và phát triển rừng hiệu quả là chính đáng. Nhưng theo các chuyên gia, để khuyến khích công việc này, còn phụ thuộc rất nhiều vào sự linh hoạt chính sách. Thực tế cho thấy kế hoạch quản lý sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên của các hộ gia đình ở một số địa phương, nắm trong tay nhiều diện tích đất trống hoặc dây leo bụi rậm, cây bụi rậm nằm rải rác trong các diện tích rừng đã được giao, họ có nguyện vọng đầu tư kinh phí và công sức trồng từng kinh tế để kết hợp lấy ngắn nuôi dài và cải tạo rừng nhưng không được phép của kiểm lâm sở tại mặc dù đơn xin phép được UBND xã xác nhận và gửi đi nhiều lần. Chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng lý giải sự việc này là do lo ngại khi hộ gia đình phát thực bì để trồng rừng thì họ sẽ phát thêm các phần rừng khác gây 9
  16. nguy cơ xâm hại đến diện tích rừng tự nhiên đã giao. Tạo điều kiện cho phát triển bền vững trên địa bàn huyện Các địa phương có nhiều lợi thế về đất đai, thời tiết khí hậu - đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển rừng nguyên liệu và rừng kinh tế. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, theo đó cơ chế chính sách hỗ trợ có một số thay đổi so với trước đây. Đây là tín hiệu vui để các cấp, ngành chức năng tập trung chỉ đạo phát triển rừng sản xuất, khuyến khích người dân sống bằng nghề rừng; rừng kinh tế của các địa phương có bước phát triển đáng kể, một số bộ phận người dân đã có thu nhập từ bảo vệ và phát triển rừng. Người dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp ngày càng tích cực đầu tư, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng sản xuất, nhất là phát triển rừng sản xuất. Đó cũng là quan điểm phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, của quốc gia theo cơ chế thị trường, sớm chuyển việc trồng rừng thành ngành kinh tế sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, góp phần đa dạng hoá kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng. Để góp phần thúc đẩy phát triển rừng sản xuất, cùng với nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước thì các địa phương cần ban hành các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng sản xuất, đầu tư xây dựng các phân xưởng chế biến. Hoàn thiện quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài trên nguyên tắc gắn vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến lâm sản. Rà soát, đánh giá hiệu quả quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy đang hoạt động ổn định, đẩy mạnh việc liên doanh liên kết nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Triển khai việc rà soát giao đất, giao rừng và tiếp tục thực hiện giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất. Với những giải pháp cụ thể được thực thi, trong thời gian tới, kinh tế lâm nghiệp sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, người dân có thu nhập cao và làm giàu từ sản phẩm rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác được tiềm năng, thế mạnh, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển bền vững ở các địa phương. Bảo đảm phân phối lợi ích từ rừng sản xuất một cách công bằng 10
  17. Đối với đất lâm nghiệp, rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, rừng và đất có một mối quan hệ chặt chẽ và gắn liền với nhau, rừng suy tàn thì kéo theo đất bị suy thoái bạc màu. Đồng thời, rừng là một loại tài nguyên đặc biệt có khả năng tự tái tạo, có vai trò cân bằng môi trường sinh thái, nâng cao đời sống KT-XH. Nước ta có một diện tích rừng nhiệt đới vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là một kho tàng vô cùng quý giá, cung cấp nhiều loại gỗ, lâm sản có giá trị cao, gắn bó với cuộc sống của người dân. Thời gian gần đây, con người đã khai thác triệt để tài nguyên quý giá này làm cho rừng trở nên cạn kiệt và nghèo chất dinh dưỡng; ảnh hưởng chất độc màu da cam của chiến tranh, quá trình công nghiệp hóa diện tích rừng nhanh chóng giảm đi. Vì vậy, công tác bảo vệ phát triển rừng là vấn đề có tính chiến lược, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có và đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, phát triển vốn rừng, khuyến khích người dân sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp, đề ra những chính sách sử dụng đất đai hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Và một trong những chính sách đúng đắn đó là chính sách bảo đảm phân phối lợi ích từ rừng sản xuất một cách công bằng. 1.2. Nội dung Quản lý Nhà nước của địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện 1.2.1. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật đối với rừng sản xuất thuộc địa bàn huyện Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng rừng sản xuất Hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương có một vai trò rất quan trọng trong việc thi hành các quy định của Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; Tổ chức, động viên nhân dân thực hiện pháp luật và đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Những năm gần đây, hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương đã đổi mới và có nhiều tiến bộ trong việc thi hành Hiến pháp, pháp luật. Xuất phát từ những nhiệm vụ quan trọng đó, việc ban hành các văn bản quy 11
  18. phạm pháp luật về quản lý sử dụng rừng sản xuất ở các địa phương là hết sức cần thiết. Chính quyền địa phương không chỉ ngồi đó chỉ tay năm ngón mà cần phải cụ thể hóa các văn bản quy định để triển khai thực hiện, hướng dẫn cụ thể các quy trình, trình tự, thủ tục, các chính sách liên quan đến tài nguyên rừng, phát triển và bảo vệ rừng sản xuất, giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được giao và sử dụng rừng sản xuất có hiệu quả nhất tại địa phương. Phổ biến, tập huấn quản lý theo pháp luật về rừng sản xuất cho cán bộ quản lý lâm nghiệp và người sử dụng rừng sản xuất Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp 2017, các địa phương thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; ngăn chặn và hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng phá rừng và nạn khai thác rừng trái pháp luật xảy. Đồng thời qua đó tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, phát triển lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng sản xuất. Với mục đích chính là tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực Quản lý bảo vệ rừng cho các chủ rừng, các cán bộ quản lý lâm nghiệp, người dân phụ trách các tổ địa bàn dân cư ở các xã ven rừng, gần rừng, nâng cao hơn nhận thức về vai trò, chức năng và giá trị của rừng sản xuất, giúp họ nhận thức rõ hơn lợi ích kinh tế, quốc gia từ việc bảo vệ và phát triển rừng sản xuất. Với các văn bản pháp luật như Luật Lâm nghiệp 2017, Luật đất đai 2013, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính... Qua tập huấn, tuyên truyền pháp luật về rừng sản xuất góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm của mọi người trong việc tham gia bảo vệ và phát triển rừng; ngăn chặn và hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng phá rừng và nạn khai thác rừng trái pháp luật xảy ra tại địa phương. 12
  19. 1.2.2. Xây dựng và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất Thống kê, kiểm kê rừng sản xuất Theo Điều 34, Luật Lâm nghiệp 2017 quy định kiểm kê rừng thực hiện theo cấp chính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi toàn quốc để xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng… Công tác điều tra, thống kê, kiểm kê rừng nói chung và rừng sản xuất nói riêng hàng năm đã tạo được bộ dữ liệu đầy đủ nhất về rừng, chủ rừng, rừng sản xuất ở các địa phương, tích hợp đồng bộ với cơ sở dữ liệu của cả nước, chi tiết đến từng lô rừng với các đặc điểm như: diện tích, trữ lượng, loại đất, loại rừng, chủ rừng, đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng, tình trạng sở hữu, sử dụng rừng, tranh chấp đất đai...; thống nhất giữa bản đồ và số liệu, giữa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với ngành tài nguyên môi trường trên cơ sở kết hợp thông tin thu được từ ảnh vệ tinh độ phân giải cao với điều tra thực địa. Đồng thời còn tạo được cơ sở dữ liệu trong hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp (FORMIS), là tiền đề cho quy hoạch rừng sản xuất, theo dõi diễn biến rừng sản xuất, nghiệm thu và thanh toán chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổ chức phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ dịch bệnh cây rừng, thực hiện giao đất giao, thuê rừng sản xuất. Bên cạnh đó, đã phát hiện, giải quyết nhiều bất cập của dữ liệu về rừng và rừng sản xuất đã tồn đọng trong lịch sử giao đất, giao rừng..., qua đó tiếp tục giải quyết những vấn đề phức tạp của quản lý rừng và đất lâm nghiệp ở các địa phương như rà soát quy hoạch 3 loại rừng, giao đất, giao rừng, xử lý tranh chấp về rừng và đất rừng. Xây dựng quy hoạch sử dụng rừng sản xuất Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 10, Luật Lâm nghiệp 2017, rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, theo đó định hướng quy hoạch đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 13
  20. 16,2 - 16,5 triệu ha, tăng thêm 879 ngàn ha so với năm 2010; bao gồm rừng sản xuất 8,132 triệu ha, rừng phòng hộ 5,842 triệu ha, rừng đặc dụng 2,271 triệu ha. Đề án “Trồng rừng thay thế” của Bộ NN&PTNT diện tích trồng rừng thay thế là 22.340 ha để xây dựng nhà máy thủy điện. Nhưng thực tế, diện tích rừng bị tàn phá lớn hơn nhiều lần con số này. Nhiều tính toán của các chuyên gia cho thấy bình quân diện tích rừng mất cho 1 MW thủy điện là 4 ha. Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (REDD+) đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 5/4/2017. Trong đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2017-2020, đến năm 2020, góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha. Chính vì vậy cần xây dựng quy hoạch sử dụng rừng sản xuất cho phù hợp đồng thời để hài hòa các lợi ích phát triển kinh tế (thủy điện, khai khoáng…) với bảo vệ môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất tại các địa phương đang là nhiệm vụ quan trọng, thách thức lớn cho các cấp, các ngành. Xây dựng kế hoạch sử dụng rừng sản xuất Theo Điều 48, Luật Lâm nghiệp 2017 quy định phát triển rừng sản xuất, duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự nhiên…, hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại…., khuyến khích trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ… Về sử dụng rừng sản xuất, tại các Điều 58. 59. 60 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng trồng; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất… Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT, ngày 15/11/2017 của Bộ NN&PTNT quy định: đối với diện tích rừng sản xuất của hộ gia đình được hỗ trợ trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế, hộ gia đình có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; được hưởng lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với rừng sản xuất. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2