Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
lượt xem 10
download
Bài nghiên cứu này phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ năm 2014 đến Quý I năm 2017. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CAO THÙY LINH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2018
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CAO THÙY LINH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ THANH VÂN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS.Đinh Thị Thanh Vân PGS.TS Lê Danh Tốn Hà Nội – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Cao Thùy Linh
- LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và sự đồng ý của Giáo viên hướng dẫn là TS. Đinh Thị Thanh Vân, tôi đã thực hiện đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hà Nội”. Để thực hiện Luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tại trường; các thày cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn tới Giáo viên hướng dẫn TS. Đinh Thị Thanh Vân đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành được luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, song không thể tránh được những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những đóng góp của các Quý thày, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Cao Thùy Linh
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ............................................................. 3 3.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................... 3 3.2. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4 5. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4 6. Kết cấu luận văn....................................................................................... 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ..................................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 8 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại ... 13 1.2.1. Các khái niệm ................................................................................. 13 1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng .................................................... 16 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý rủi ro tín dụng.................................. 28 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng ........... 31
- 1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................................... 33 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam ................................................................................................... 33 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh - chi nhánh Hoàn Kiếm ..................................... 34 1.3.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Sài Gòn ................................................................................. 35 1.3.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội .................................................................................... 35 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 37 2.1. Nội dung và quy trình nghiên cứu ..................................................... 37 2.1.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 37 2.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 37 2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, dữ liệu .............................................. 39 2.2.1. Số liệu sơ cấp .................................................................................. 39 2.2.2. Số liệu thứ cấp ................................................................................ 40 2.3. Các phƣơng pháp xử lý số liệu, dữ liệu............................................. 40 2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả .......................................................... 40 2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ................................................... 41 2.3.3. Phương pháp so sánh: ..................................................................... 42 2.3.4. Phương pháp dùng phần mềm excel ............................................... 43 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI ..................................... 44 3.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội .............................................................................................. 44 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức ......................... 44
- 3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội...................................................................... 45 3.2. Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội ...................................................................... 50 3.2.1. Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng ....................................................... 50 3.2.2. Quản lý khách hàng vay.................................................................. 51 3.2.3. Thẩm định dự án vay ...................................................................... 53 3.2.4. Tổ chức cho vay .............................................................................. 54 3.2.5. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay........................................ 56 3.2.6. Xử lý rủi ro tín dụng ....................................................................... 59 3.2.7. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý rủi ro tín dụng ....................... 64 3.3. Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí về quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng .................................................................................................... 65 3.3.1. Nhóm tiêu chí định tính .................................................................. 65 3.3.2. Nhóm tiêu chí định lượng ............................................................... 66 3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội ............................................... 69 3.4.1. Môi trường bên ngoài ..................................................................... 69 3.4.2. Môi trường bên trong ...................................................................... 70 3.5. Đánh giá chung .................................................................................... 74 3.5.1. Ưu điểm .......................................................................................... 74 3.5.2. Hạn chế ........................................................................................... 75 3.5.3. Nguyên nhân .................................................................................. 77 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 81 TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI ........................................................................................................... 81
- 4.1. Định hƣớng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội ............................................................ 81 4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tác động đến công tác quản lý rủi ro tín dụng ....................................................................................... 81 4.1.2. Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh ............................. 82 4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội .......... 85 4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức, chiến lược và chính sách trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng .................................................... 85 4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý ngân hàng ......................... 87 4.2.3. Nhóm giải pháp về nhân sự ............................................................ 91 4.2.4. Nhóm giải pháp từ nhân tố khách hàng .......................................... 93 4.3. Một số khuyến nghị ............................................................................. 94 4.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước .................. 94 4.3.2. Khuyến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ............ 96 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Các ký hiệu và Nghĩa các ký hiệu và chữ viết tắt chữ viết tắt ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu CBTD Cán bộ tín dụng DN Doanh nghiệp DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần i
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Nhóm tiêu chí định tính đánh giá hoạt động 1 Bảng 1.1 29 quản lý rủi ro tín dụng Nội dung điều tra và mã hóa đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý 2 Bảng 1.2 33 rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội. Tình hình dư nợ cho vay từ năm 2014 đến Quý 3 Bảng 3.1 48 I/2017 Tình hình Thẩm định dự án vay từ năm 2014 4 Bảng 3.2 53 đến tháng 6/2017 Hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tín 5 Bảng 3.3 59 dụng (số lần trong năm) 6 Bảng 3.4 Kết quả phân loại nợ từ năm 2014 - Quý I/2017 61 7 Bảng 3.5 Trích lập dự phòng giai đoạn 2014 - 2016 63 Kết quả khảo sát tiêu chí định tính về quản lý 8 Bảng 3.6 65 rủi ro tín dụng giai đoạn 2014 - 2016 Các tiêu chí định lượng đánh giá hiệu quả hoạt 9 Bảng 3.7 động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Á 67 Châu – Chi nhánh Hà Nội Tổng hợp đánh giá của lãnh đạo, cán bộ TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội về các yếu tố ảnh 10 Bảng 3.8 72 hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội. ii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT Bảng Nội dung Trang Tỉ lệ dư nợ theo đối tượng khách hàng giai 1 Biểu đồ 3.1 52 đoạn 2014 - Quý I/2017 (tỷ đồng) 2 Biểu đồ 3.2 Phân loại danh mục vay theo mục đích 55 Phân loại danh mục cho vay theo bảo đảm 3 Biểu đồ 3.3 56 tiền vay Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý 5 Biểu đồ 3.4 rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu- 73 Chi nhánh Hà Nội 6 Sơ đồ 3.1 Về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 44 ii i
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng và là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, dịch vụ. Điều quan tâm của các ngân hàng thương mại đều là mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro của một ngân hàng có thể ảnh hưởng đến cả một hệ thống ngân hàng, một nền kinh tế chứ không riêng gì ngân hàng đó. Bản chất của rủi ro là sự tiềm ẩn, không dự đoán và lường trước được nên không thể loại bỏ hoàn toàn được rủi ro. Do đó, quản lý rủi ro là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quản lý rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, từ đó tìm ra nguyên nhân và các biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại của rủi ro ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh về cả số lượng và quy mô hoạt động, sức cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng thương mại để tạo ra vị thế và uy tín cho mình. Trong áp lực cạnh tranh ấy Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hà Nội (ACB – Chi nhánh Hà Nội) đã và đang có những bước chuyển mình để có thể cạnh tranh và tồn tại trong môi trường ngày càng khắc nghiệt ấy. Trong bước phát triển của mình ACB – Chi nhánh Hà Nội luôn coi quản lý rủi ro tín dụng là một công tác cực kỳ quan trọng và là một thành phần cần được lưu ý nhất. Trong thời gian vừa qua, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội đã được quan tâm và 1
- đầu tư cơ sở vất chất, tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra giám sát và xử lý rủi ro, tuy nhiên hiện nay còn nhiều vấn đề trong quản lý rủi ro đang đặt ra đối với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đó là bộ máy quan lý rủi ro tín dụng còn chưa đầy đủ, một số phải kiêm nghiệm nhiều công việc khác nhau, việc quản lý khách hàng còn lỏng lẻo, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình cho vay, việc thẩm tra các dự án còn nhiều sơ hở, đội ngũ cán bộ thẩm tra dự án còn thiếu kinh nghiệm... là những vấn đề đang đặt ra đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, cần được nghiên cứu và xử lý kịp thời để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng, vừa phát triển nhưng đảm bảo bảo toàn vốn của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả là một công tác rất thiết thực nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng. Với những vấn đề thực tế đang đặt ra về công tác quản lý rủi ro tín dụng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội” để nghiên cứu nhằm làm rõ hơn kết quả, hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình mới, khoa học hơn, tiến dần hơn với các chuẩn mực quốc tế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, từ đó có những đóng góp để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội. 2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà nội như thế nào? (2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội? 2
- (3) Giải pháp nào nâng cao hiệu quả của công tác Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu của đề tài Phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ năm 2014 đến Quý I năm 2017. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài (i) Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại dựa trên các nguyên tắc trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại và rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội; (iii) Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014 – Quý I/2017; (iv) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014 – Quý I/2017; (v) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu, một vài khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội. 3
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý rủi ro tín dụng của lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đó là: Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng, quản lý khách hàng vay, thẩm định dự án vay, tổ chức cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, xử lý rủi ro tín dụng; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội. - Về thời gian: Từ năm 2014 đến Quí I/2017. Các đề xuất phương hướng và giải pháp tính đến năm 2020. 5. Đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề chung về quản lý rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính, Ngân hàng TMCP Á Châu trong quá trình quản lý hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, cũng như là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm khác. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 04 chương như sau: • Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 4
- • Chương 2: Phương pháp nghiên cứu • Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội • Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội 5
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới và Việt Nam, từ các nghiên cứu này góp phần rất lớn trong tăng cường tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, có thể thấy qua một số nghiên cứu như sau: 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng, tiêu biểu như Joke Basis (1998) nghiên cứu các khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng và các mô hình đo lường rủi ro tín dụng; Charles (2001) Các điều kiện cần thiết để đảm bảo và nâng cao hiệu quả của mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng; Nicolae petria (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng của 27 nước EU từ năm 2004-2011, trong đó sử dụng chỉ số ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) làm biến phụ thuộc và nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả ngân hàng, kết quả cho thấy RRTD có ảnh hưởng đến tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; Hasan Ayaydin (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003-2011, thông qua chỉ số ROE cũng đã chỉ ra rằng RRTD có ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giáo sư Joel Bessis tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của Đại Học Columbia New York và Tiến sỹ Tài chính từ Universite Paris-Dauphine, ông hiện là Giáo sư Tài chính tại HEC, trường kinh doanh hàng đầu của Pháp, nơi ông đào tạo quản lý rủi ro ở châu Âu, Mỹ và châu Á. Trong cuốn Quản lý 6
- rủi ro trong ngân hàng, đã được tái bản nhiều lần, Joel Bessis đã được chỉnh sửa và cập nhật toàn diện để nghiên cứu gương mặt thay đổi của quản lý rủi ro. Trong đó ông cập nhật những tài liệu và thảo luận mới về những sản phẩm tài chính mới, phái sinh, Basel II, mô hình tín dụng dựa trên mô hình cường độ thời gian, thực thi những hệ thống rủi ro và mô hình cường độ của vỡ nợ, nó còn bao gồm một mục về dưới chuẩn để nói về những cơ chế khủng hoảng và những điều kiện tài chính khó khăn gần đây, khảo sát mọi khía cạnh của quản lý rủi ro và nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu những vấn đề khái niệm, tính thực thi của quản lý rủi ro và xem xét những kỹ thuật, những vấn đề thực tế mới nhất, bao gồm: Quản lý rủi ro tại ngân hàng, Quản lý nợ tài sản, Quy định rủi ro và tiêu chuẩn kế toán, Các mô hình rủi ro thị trường, Các mô hình rủi ro tín dụng, Mô phỏng những sự phụ thuộc, Các mô hình danh mục đầu tư tín dụng, Phân bổ vốn, Hoạt động điều chỉnh theo rủi ro, Quản lý danh mục đầu tư tín dụng. Nghiên cứu của Takyi, Emmanuel Ankrah (2011) với chủ đề “Micro- credit management in rural Bank: The case of Baduman rural Bank Ltd”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những món vay nhỏ theo chuẩn quy định của Ngân hàng Ghana. Đánh giá những tiêu chí nhằm xác định khách hàng vay vốn. Kiểm tra hiệu quả quy trình giải ngân, giám sát và trả nợ. Tìm hiểu mức độ khách hàng được ngân hàng đào tạo và giám sát khách hàng từ khi bắt đầu đến khi tất toán. Đánh giá sự phù hợp của các chính sách tín dụng so với mục tiêu của Ngân hàng. Và cuối cùng là xác định chắc chắn những vấn đề mà ngân hàng phải đối mặt khi thu hồi các khoản vay. Các tác giả Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone trong "Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher" đã chỉ ra rằng, quản lý tín dụng lỏng lẻo và nợ xấu thường là nguyên nhân tự làm suy yếu các NHTM đang thành công. Vì thế, điều quan trọng, theo tác 7
- giả là phải đảm bảo có được một hệ thống giữ cho mức rủi ro tín dụng luôn thấp nhất, đồng thời nắm rõ thủ tục thu hồi nợ trong trường hợp không được thanh toán. Cuốn sách này cập nhật hầu hết các vấn đề pháp lý mới nhất đồng thời cung cấp thông tin thực tế về mọi khía cạnh của kiểm soát tín dụng và thu hồi nợ bao gồm: Chỉ dẫn tín dụng đối với khách hàng mới; thực hiện tín dụng đối với khách hàng mới, những thay đổi đối với luật thu hồi nợ, ban hành luật bảo vệ số liệu, giải quyết việc nâng hạn mức tín dụng cho các công ty nhỏ, làm thế nào để đưa ra một chính sách tín dụng, các điều khoản thanh toán, thu hút các khách hàng lớn, thủ tục đối với các doanh nghiệp không trả nợ hoặc phá sản và hiệu lực của chế tài bảo vệ thông tin. Glen Bullivant trong "Credit Management" đã trình bày bao quát các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác giả đưa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể được cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tương thích. Tất cả các vấn đề kiểm soát tín dụng quan trọng được đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả hướng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thương mại và các dịch vụ tín dụng. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Lê Nguyễn Phương Ngọc (2007), Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ, tác giả đã nêu được hệ khái niệm về rủi ro tín dụng, đánh giá được thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nêu được những vấn đề và giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam. Tuy nhiên tác giả mới đề cập đến đối tượng cho vay còn hạn hẹp là là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có tính bao quát chung về đối tượng cho vay. 8
- Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận án tiến sĩ, áp dụng các quan niệm về mặt rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng vào bối cảnh ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án đã đưa ra các dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng Việt Nam, bao gồm nhóm các dấu hiệu phát hiện và cảnh báo sớm rủi ro và nhóm các yếu tố nhận diện rủi ro, cũng như cách đo lường rủi ro tín dụng. Trên cở sở đó, Luận án đã đề xuất mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo các quy tắc và chuẩn mực của ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định, bền vững của ngành ngân hàng Việt Nam. Luận án đề xuất mô hình đo lường rủi ro hiện tại và tương lai, qua đó xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo chuẩn mực quốc tế. Tiếp cận các chuẩn mực quản lý rủi ro tín dụng theo Ủy ban BASEL, kết hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam, Luận án đã đưa ra một hệ thống đầy đủ các tiêu chí định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam – điều mà các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chưa đưa ra đầy đủ. Các nội dung và tiêu chí đánh giá này là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng và đảm bảo thành công cho một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hoàn thiện tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng. Tác giả đã đề xuất những đóng góp mới đó là trên cơ sở sử dụng hệ thống các tiêu chí đã được xây dựng, luận án đã chỉ ra nhiều hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam như: Mô hình quản trị rủi ro còn nhiều lạc hậu; Hệ số CAR thấp nhất so với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác; Cơ cấu vốn chủ sở hữu thấp; Hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng chưa đánh giá đúng khả năng khách hàng và còn mang tính hình thức; Công tác phân loại nợ chưa thực hiện đầy đủ, việc trích lập dự phòng rủi ro chưa thực sự hoàn hảo. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn