Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt
lượt xem 15
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính ở Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính ở Công ty. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐOÀN THỊ THANH CHUYÊN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NAM HOÀNG ĐẠT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐOÀN THỊ THANH CHUYÊN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NAM HOÀNG ĐẠT Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội – 2017 2
- CAM KẾT Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Văn Dũng, Người đã luôn tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luâ ̣n văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế Chính trị, Ngành Quản lý kinh tế, khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt và toàn thể cán bô ̣, nhân viên Công ty đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có được những thông tin cần thiết trong quá triǹ h nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính 5 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứuliên quan đến đề tài6 1.1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 9 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp 50 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 120 1.2.2. Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp 212 1.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính 2 1.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính 3 1.2.2.3.Phân tích, điều chỉnh các hoạt động tài chính 25 1.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện 31 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong doanh nghiệp 383 1.2.3.1. Pháp luật, chính sách của nhà nước 383 1.2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 33 1.2.3.3. Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế 34 1.2.3.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh 35 1.2.3.5. Năng lực tài chính và quản lý tài chính của doanh nghiệp 36 1.2.4.Tiêu chí đánh giá 37 1.2.4.1. Mức độ huy động nguồn lực tài chính 37 1.2.4.2. Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính 37 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. Các phương pháp thu thập thông tin, số liệu 38 2.1.1.Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp 38 2.1.2.Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp 39 2.2. Các phương pháp xử lý số liệu 40 1
- 2.2.1. Phương pháp thống kê - mô tả 451 2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp 451 2.2. Phương pháp so sánh, tỷ lệ 43 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NAM HOÀNG ĐẠT 47 3.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt 47 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 47 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 48 3.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 49 3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt 50 3.2.1. Bộ máy quản lý tài chính của Công ty 50 3.2.2. Kế hoạch tài chính của Công ty 50 3.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý kế hoạchtài chính 60 3.2.4. Phân tích tài chính và điều chỉnh các hoạt động tài chính tại Công ty 61 3.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính 70 3.3. Đánh giá các kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân 72 3.3.1. Những ưu điểm 72 3.3.2. Những hạn chế 75 3.3.3. Nguyên nhân 76 Chƣơng 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NAM HOÀNG ĐẠT 78 2
- 4.1. Định hướng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt 78 4.1.1. Dự báo tình hình thị trường của công ty 78 4.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh của công ty 79 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt 80 4.2.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược tài chính 80 4.2.2. Giải pháp về huy động nguồn lực tài chính của công ty 82 4.2.3. Giải pháp về sử dụng nguồn lực tài chính của công ty 85 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. CP Cổ phần 2. CĐKT Cân đối kế toán 3. DNNN Doanh nghiệp nhà nước 4. GCN ĐKKD Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 5. KTTN Kinh tế tư nhân 6. ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 7. ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 8. ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 9. TCDN Tài chính doanh nghiệp 10. TSLĐ Tài sản lưu động 11. VLĐ Vốn lưu động 12. VLXD Vật liệu xây dựng i
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Cơ cấu vốn lưu động hàng năm của Công ty cổ 1. Bảng 3.1 phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam 52 Hoàng Đạt từ năm 2014 đến năm 2016 Chi tiết cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất 2. Bảng 3.2 53 nhập khẩu Nam Hoàng Đạt từ năm 2014 đến năm 2016 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần sản 3. Bảng 3.3 xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng 54 Đạt từ năm 2014 đến năm 2016 Cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty cổ phần sản 4. Bảng 3.4 xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng 55 Đạt từ năm 2014 đến năm 2016 Doanh thu Công ty cổ phần sản xuất kinh 5. Bảng 3.5 doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt qua các 57 năm từ 2014 – 2016 Cơ cấu doanh thu của Công ty cổ phần sản 6. Bảng 3.6 xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng 58 Đạt từ năm 2014 - 2016 Cơ cấu chi phí của Công ty cổ phần sản xuất 7. Bảng 3.7 kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt từ 59 năm 2014 – 2016 Tình hình tăng trưởng lợi nhuận của Công ty 8. Bảng 3.8 cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu 60 Nam Hoàng Đạtqua các năm từ 2014 - 2016 Phân phối lợi nhuận của Công ty cổ phẩn sản 9. Bảng 3.9 xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng 61 Đạt qua các năm từ 2014 – 2016 ii
- Tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty cổ 10. Bảng 3.10 phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam 62 Hoàng Đạtqua các năm từ 2014 - 2016 Tỷ số thanh toán nhanh của Công ty cổ phẩn 11. Bảng 3.11 sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam 63 Hoàng Đạtqua các năm từ 2014 - 2016 Tỷ số nợ trên vốn chủcủa Công ty cổ phẩn sản 12. Bảng 3.12 xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng 64 Đạt qua các năm từ 2014- 2016 Tỷ số nợ trên tài sảncủa Công ty cổ phẩn sản 13. Bảng 3.13 xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng 66 Đạt qua các năm từ 2014 - 2016 Tỷ số cơ cấu tài sản của Công ty cổ phẩn sản 14. Bảng 3.14 xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng 66 Đạt qua các năm từ 2013- 2016 Tỷ số cơ cấu nguồn vốncủa Công ty cổ phần 15. Bảng 3.15 sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam 67 Hoàng Đạtqua các năm từ 2014 - 2016 Vòng quay vốn lưu động và hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty CP sản xuất kinh 16. Bảng 3.16 68 doanh XNK Nam Hoàng Đạt qua các năm từ 2014 - 2016 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của Công ty cổ phẩn sản xuất kinh doanh xuất 17. Bảng 3.17 69 nhập khẩu Nam Hoàng Đạt qua các năm từ 2014-2016 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của 18. Bảng 3.18 69 công ty qua Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Chủ sở hữu (ROE) 19. Bảng 3.19 70 của công ty qua các năm từ 2014-1016 iii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nước ta đã và đang tiến hành hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đã mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, song đồng thời với đó cũng đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức không nhỏ. Vì thế, khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, có một số câu hỏi quan trọng mà không một doanh nghiệp nào được phép bỏ qua là việc các yếu tố tài chính sẽ được quản lý như thế nào? Xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu? Có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không? Các câu hỏi này đều có liên quan tới quản lý tài chính doanh nghiệp, nó là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý doanh nghiệp. Quản lý tài chính tồn tại và tuân theo quy luật khách quan, đồng thời bị chi phối bởi mục tiêu phương hướng kinh doanh của công ty, nó có các chức năng như: lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính; quản lý công nợ khách hàng, các đối tác; thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo… Ngoài ra, các nhà quản lý tài chính sẽ giúp giám đốc hoạch định chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp sản xuất… Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp tiên tiến, là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất, phù hợp với cơ chế thị 1
- trường. Có thể nói công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phát triển cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp, quản lý tài chính tại công ty cổ phần là phong phú và phức tạp nhất. Một doanh nghiệp phát triển, thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi kèm với tình hình tài chính vững mạnh và hiệu quả, bởi lẽ để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần nhanh chóng nắm bắt được những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý đạt hiệu quả cao nhất. Và những điều thiết yếu đó chỉ có được trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong khi đó tại Việt Nam, “ khoảng trống về quản trị tài chính” lại là một vấn đề đáng báo động, ngoại trừ một số doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, còn lại đa số đều chưa hình thành bộ phận quản trị tài chính. Do đó, chức năng quản lý tài chính được kiêm nhiệm và chưa thực sự phát huy được vai trò quan trọng của nó. Những năm gần đây,trong hoạt động kinh doanh, công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt đã đạt được một số kết quả tích cực, tạo uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, công ty vẫn còn bộc lộ những tồn tại, bất cập trong nhận thức, hoạch định chiến lược tài chính, phương pháp quản lý, điều hành... làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao, tỷ suất sinh lời còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế. Với mục tiêu khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằmhoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt. Tôi nhận thức rằng chất lượng quản lý tài chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động trong tương lai của công ty. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. Đối với 2
- tôi, đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Những bất cập trong quản lý tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt giai đoạn 2014 - 2016 là gì?Lãnh đạo Công ty cần phải làm gì để hoàn thiện quản lý tài chính trong thời gian tới? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính ở Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính ở Công ty. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp, quản lý tài chính doanh nghiệp cũng như nội dung cụ thể của quản lý tài chính doanh nghiệp. - Trên cơ sở lý luận khoa học, phân tích thực trạng chất lượng của công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạtgiai đoạn 2014 - 2016; Những điểm đạt được, những hạn chế, tồn tại và tìm ra nguyên nhân. - Từ kết quả phân tích có được, đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu:Công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, từ đó áp dụng vào Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Trong phạm vi hoạt động quản lý tài chính tại 3
- Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt. - Phạm vi về nội dung và thời gian: Luận văn phân tích tình hình tài chính và đánh giá thực trạng hoạt động công tác quản lý tài chính trong giai đoạn 2014 - 2016, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện cho năm 2017 và những năm tiếp theo. 4. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,...luận văn được kết cấu thành 4 chương chính. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hoàng Đạt. 4
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến sâu sắc qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa… trở thành một nước đang phát triển trong nền kinh tế thị trường mở cửa thông thương với nhiều nước trên thế giới. Điều này làm cho các nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào một kênh kinh doanh nào đó và mong muốn sẽ đạt lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất. Để làm được điều này các nhà đầu tư phải bỏ nguồn vốn, tìm hiểu thị trường và đưa ra giải pháp, chiến lược, chính sách đúng đắn, đặc biệt là hoạt động quản lý tài chính đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức nhằm cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,để đưa doanh nghiệp đến thành công. Có thể nói, quản lý tài chính là vấn đề then chốt, tri thức quản lý tài chính là vấn đề thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu không nắm chắc được kiến thức cơ bản về quản lý tài chính thì công ty không thể nào nhận ra được tình hình thực tế của những dự án đầu tư, của các kế hoạch kinh doanh, cũng như thực trạng hoạt động của công ty. Trong nền kinh tế thị trường,vai trò của việc quản lý tài chính là vô cùng quan trọng, nó tồn tại và tuân theo quy luật khách quan, nó bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý công ty, bao gồm từ khâu lên kế hoạch dự toán sử dụng các nguồn vốn, đến khâu tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp 5
- thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo…. Những việc này rất cần cho nhà quản lý trong việc hoạch định nguồn lực tài chính. Ngoài ra, việc quản lý tài chính sẽ giúp giám đốc điều hành hoạch định chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát, cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty, mở rộng hay thu hẹp sản xuất... Thông qua đó đánh giá và dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh, liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính công ty của các đối thủ cạnh tranh, đề xuất phương án chia tách hay sát nhập. Nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh trên thị trường….. Hiện nay, môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng hơn, một mặt mang lại những lợi ích dài hạn để công ty lớn mạnh thông qua việc mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh theo yêu cầu cạnh tranh, mặt khác sẽ là thách thức không nhỏ đối với khả năng của công ty, buộc các công ty phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, chuyển dịch đầu tư và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh,những yếu tố cạnh tranh, sàng lọc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là tất yếu xảy ra. Để đứng vững và đạt được thành công, doanh nghiệp không chỉ cần hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, mà còn phải quản lý tốt tài chính của doanh nghiệp mình. Đó là chìa khóa dẫn đến sự tồn tại và phát triển công ty cũng bởi vậy quản lý tài chính doanh nghiệp ngày càng được quan tâm và được chú trọng nghiên cứu nhiều hơn bởi nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tác giả, dưới nhiều góc độ khác nhau. 6
- 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý tài chính là một công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ đó giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính như: Tác giả Nguyễn Thị Hữu,2008. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và thương mại P&G. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trong đó tác giả đã đi sâu làm rõ một số khái niệm, vai trò và các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp, cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính doanh nghiệp. Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý tài chính tại công ty, những tồn tại, đưa ra các giải pháp, biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty. Cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Thị Hữu, tác giả Đỗ Thị Huyền Như, 2008. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn nói đến một số cơ sở lý luận chung về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp như: khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu thành của tài chính doanh nghiệp, một số nội dung về quản lý tài chính tại Tổng Công ty cũng như một số giải pháp, kiến nghị. Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, 2011. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại công ty cổ phần đường Quảng Ngãi. Luận văn quản lý kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã đề cập đến vấn đề lý thuyết quản trị tài chính hiện đại, khái 7
- quát cơ sở lý luận về quản trị tài chính trong công ty cổ phần. Bên cạnh đó, còn đi sâu nghiên cứu phản ánh thực trạng quản trị tài chính của công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi, một chức năng quản lý trọng yếu trong loại hình công ty cổ phần hoạt động trong cơ chế thị trường. Việc nghiên cứu là cơ sở khắc phục những tồn tại nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị tài chính tại công ty. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, đề tài đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm cơ bản của hoạt động quản trị tài chính tại công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi, qua đó củng cố tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách căn bản và lâu dài, để tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông. Tác giả Lương Thị Thu Hiền, 2014. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thành viên 95-Tổng cục công nghiệp Quốc phòng. Luận văn thạc sĩ kinh tế.Trường Đại học Thái Nguyên. Theo đó, tác giả đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp, từ đó phân tích các nội dung và biện pháp quản lý tài chính doanh nghiệp, đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 95. Từ đó phân tích mặt mạnh và mặt yếu trong công tác quản lý tài chính của công ty, làm cơ sở cho các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài chính công ty. Tác giả tiếp theo lại đi sâu tìm hiểu thực trạng đặc thù của công ty. Tác giả Dương Thị Mỹ Lâm, 2007. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại công ty truyền tải điện 4. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn được nghiên cứu có tính chất đặc thù riêng, một mặt giải quyết các trở ngại trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành của công ty truyền tải điện 4, mặt khác mạnh dạn đề xuất một mô hình mới cho khối truyền tải điện và xây dựng cơ chế quản lý tài chính trong tương lai cho mô hình này. 8
- Ngoài ra, cũng có khá nhiều công trình khoa học đáng chú ý bàn về nội dung này như: Tác giả Trịnh Thị Vân Anh, 2009.Công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp điện I.Luận văn thạc kinh tế.Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận chung về quản lý tài chính, phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp điện I và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty. Tác giả Nguyễn Khánh Toàn, 2008.Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Trường Đại học Xây dựngHà Nội. Tác giả Phạm Văn Nghĩa, 2014.Hoàn Thiện Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Tại Tập Đoàn Dệt - May Việt Nam.Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản tập đoàn kinh tế và cơ chế quản lý tài chính của các tập đoàn kinh tế, đồng thời làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính của các tập đoàn kinh tế, chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở quản lý tài chính của một số tập đoàn kinh tế trên thế giới để có thể xem xét vận dụng ở Việt nam. Bên cạnh đó,cũng có nhiều giáo trình, sách chuyên khảo nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính như: Tác giả Trần Ái Kết, 2007. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. Tài liệunói đến một số cơ sở lý luận chung về lý thuyết tài chính – tiền tệ 9
- trong các doanh nghiệpnhư: khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu thành của tài chính doanh nghiệp. Tác giả Trần Thế Dũng, 1999. Kế toán doanh nghiệp thương mại - dịch vụ. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. Trong cuốn sách này, tác giả đã hệ thống hóa kế toán doanh nghiệp thương mạiở Việt Nam hiện nay, đưa ra các vấn đề cơ bản trong quản lý tài chính doanh nghiệp thương mại - dịch vụ bằng phương pháp kế toán. Đề cập đến những vấn đề cụ thể, chi tiết của nội dung và phương pháp kế toán mang tính đặc thù của những ngành kinh tế khác nhau. Đồng tác giả Ngô Thế Chi và Vũ Công Ty, 2001. Đọc, lập,phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê. Theo tài liệu này thìtrên cơ sở số liệu của báo cáo tài chính, nhà quản lý tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính để thấy rõ mặt mạnh và những hạn chế tồn tại, tìm nguyên nhân và đưa ra các quyết định hợp lý trong kinh doanh,làm cơ sở cho các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính công ty. Bộ Tài chính, Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, 2010. Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp. Thành phố Hà Nội: Nhà xuất bảnTài chính. Cuốn tài liệu này đã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành các vấn đề kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán và hệ thống các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Cuốn tài liệu này rất hữu ích cho những người làm công tác tài chính, kế toán và những nhà quản lý doanh nghiệp,nhằm nâng cao năng lực quản lý kinh tế, tài chính, tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và chỉ đạo thực hiện công việc kế toán trong công ty. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 139 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn