intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, qua đó tìm ra những giải pháp tăng cường công tác quản lý thu, góp phần đảm bảo nguồn thu của Quỹ BHXH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ HÀ KHƯƠNG ANH QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ HÀ KHƯƠNG ANH QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ THÚY PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, tháng10 năm 2020 Tác giả luận văn Lê Hà Khương Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài: “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế & quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Thuý Phương người đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu không có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố gắng của bản thân tôi sẽ không thể thu được những kết quả như mong đợi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Lê Hà Khương Anh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ...................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội ............ 5 1.1.1. Khái niệm về BHXH ............................................................................... 5 1.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội ................................................................. 7 1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội .................................................................. 10 1.1.4. Đối tượng của bảo hiểm xã hội ............................................................. 11 1.1.5. Chức năng của BHXH .......................................................................... 12 1.1.6. Quản lý thu BHXH................................................................................ 13 1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội ..................... 30 1.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong tỉnh về quản lý thu bảo hiểm xã hội ...................................................................................................... 33 1.2.1. Kinh nghiệm của BHXH huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ............................ 33 1.2.2. Kinh nghiệm của BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ................... 34
  6. iv 1.2.3 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội huyện Mường Khương .................................................................................... 35 Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 37 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 37 2.2.2. Tổng hợp và xử lý thông tin .................................................................. 40 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 40 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 41 Chương 3:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘIBẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG ...................................................................................................... 44 3.1. Khái quát về hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnhLào Cai và Bảo hiểm xã hội Huyện Mường Khương ............................................................................. 44 3.1.1. Bảo hiểm xã hội tỉnhLào Cai ................................................................ 44 3.1.2. Bảo hiểm xã hội Huyện Mường Khương.............................................. 48 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Huyện Mường Khương ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội ................................................................................... 49 3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 49 3.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 50 3.3. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, giai đoạn 2017 - 2019 ...................................................................... 51 3.3.1. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ...................... 51 Chỉ tiêu ............................................................................................................ 58 3.2.2. Quản lý mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH ................................ 58 3.2.3. Quản lý về mức đóng và phương thức thu bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Mường Khương........................................................................ 61 3.2.4 Quản lý quy trình thu BHXH ............................................................... 67
  7. v 3.2.5. Thanh tra, kiểm tra về công tác thu BHXH .......................................... 70 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai................................................. 76 3.4.1. Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người lao động và người sử dụng lao động ............................................................................................. 76 3.4.2. Tốc độ tăng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người.......................... 79 3.4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý của các cấp chính quyền, đoàn thể (công đoàn) với việc DN chấp hành Luật BHXH ..................................... 81 3.4.4. Các nhân tố khác ................................................................................... 82 3.5. Đánh giá về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội ở Bảo hiểm xã hội Huyện Mường Khương ................................................................................... 85 3.5.1. Một số kết đạt được ............................................................................... 85 3.5.2. Những hạn chế ...................................................................................... 86 Chương 4:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXHTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI.................................................................................................................. 89 4.1. Phương hướng, mục tiêu tăng cường công tác quản lý thu trên địa bàn Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ............................................................. 89 4.1.1 Phương hướng tăng cường công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ............................................................. 89 4.1.2 Mục tiêu tăng cường công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ........................................................................ 91 4.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu trên địa bàn Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ...................................................................................... 93 4.2.1. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức trong quản lý thu BHXH ............ 93 4.2.2. Nhóm giải pháp cho cơ quan BHXH .................................................... 94 4.2.3. Giải pháp đối với người sử dụng lao động.......................................... 104 4.2.4. Giải pháp đối với người lao động ....................................................... 104
  8. vi 4.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức tham gia BHXH.. 105 4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 109 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ .............................. 109 4.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam.......................................................... 112 4.3.3. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương .................................. 113 4.3.4. Kiến nghị với cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai ...................................... 114 KẾT LUẬN .................................................................................................. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 117 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm tự nguyện BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BNN : Bệnh nghề nghiệp CP : Cổ phần HĐLĐ : Hợp đồng lao động LĐ : Lao động LĐLĐ : Liên đoàn lao động LĐTB&XH : Lao động Thương binh và Xã hội NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động TNLĐ : Tai nạn lao động UBND : Ủy ban nhân dân XNK : Xuất nhập khẩu
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các mức đóng góp cơ bản qua từng thời kỳ ............................... 20 Bảng 1.2: Mức đóng góp theo nhóm đối tượng .......................................... 20 Bảng 1.3: Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của người lao độngvà người sử dụng lao động .......................................................................... 21 Bảng 1.4: Mức đóng của người lao động và người sử dụng lao độngtrong các quỹ thành phần ................................................................... 22 Bảng 3.1: Kế hoạch thực hiện thu BHXH của BHXH TP.Lào Cai từ năm 2017 - 2019 ............................................................................. 54 Bảng 3.2: Đối tượng tham gia BHXH giai đoạn 2017 - 2019 ...................... 56 Bảng 3.3: Tình hình quỹ lương trích nộp BHXHở Huyện Mường Khương ..... 58 Bảng 3.4: Kết quả thu BHXH giai đoạn 2017 - 2019 ................................. 63 Bảng 3.5: Kết quả thu BHXH theo khối loại hình giai đoạn 2017 - 2019 ..... 65 Bảng 3.6: Tình hình nợ đọng BHXH giai đoạn 2017 - 2019 ....................... 74 Bảng 3.7: Bảng tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao độngvề pháp luật BHXH đối với 32 DN điều tra .................................... 77 Bảng 3.8: Tổng hợp điều tra số lao động tại doanh nghiệp.......................... 79 Bảng 3.9: Số lượng doanh nghiệp phân theo mứcthu nhập bình quân của NLĐ ................................................................................. 80 Bảng 3.10: Bảng tổng hợp tình hình thanh tra, kiểm tra công tácthực hiện Luật BHXH tại các doanh nghiệp .............................................. 81
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Lào Cai............................ 47 Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Mường Khương ........... 48 Hình 3.3: Quy trình quản lý thu BHXH .......................................................... 67
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có mối quan hệ lao động phong phú, đa dạng và ngày càng phức tạp.Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước thì BHXH luôn được coi là một chính sách vĩ mô quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, chính sách BHXH luôn cần được nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình mới là yêu cầu cấp thiết khách quan. Quản lý thu BHXH là một nội dung quan trọng trong trong quá trình thực thi chính sách BHXH, có thể nói đây là xương sống của ngành BHXH. Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH tốt, đặc biệt là BHXH là cơ sở để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Theo báo cáo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại hội nghị giao ban tháng 06 tháng đầu năm 2020, số người tham gia BHXH đạt khoảng 15,144 triệu người. Trong đó, số tham gia BHXH bắt buộc là 14,473 triệu người, đặc biệt vượt qua giai đoạn khó khăn do thực hiện cách ly xã hội, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn tăng 96,8 nghìn người so với năm 2019, đạt 670,8 nghìn người; BHTN là 12,716 triệu người; số người tham gia BHYT là 85,521 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 88,3% dân số. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN ước đạt 45,3% kế hoạch cả năm (tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2019). Tổng số tiền nợ BHXH phải tính lãi (từ 1 tháng trở lên) khoảng 21.231 tỷ đồng, chiếm 5,3% số phải thu. Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ… trốn tránh không tham gia BHXH cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH mặt khác nợ đọng BHXH
  13. 2 thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh… Hoạt động thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Do BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng BHXH, đã đặt ra yêu cầu quy định đối với công tác thu nộp BHXH. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ. Vậy hoạt động thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH. Do đó, thực hiện công tác thu BHXH đóng một vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống của NLĐ cũng như các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, với nhiều đổi mới, quyết liệt trong công tác điều hành, triển khai nhiệm vụ, BHXH huyện Mường Khương luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong việc quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng nợ đọng, trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, quy mô nguồn thu BHXH còn nhỏ, tăng chậm, một số thủ tục còn chưa linh hoạt, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH còn chưa thường xuyên,… Từ đó, đã ảnh hưởng một phần đến công tác thực hiện chính sách BHXH của huyện, nhiều lao động chưa được hưởng quyền lợi chính đáng. Tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 cũng đã chỉ rõ: “Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội
  14. 3 và phát triển kinh tế - xã hội”. Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được những yêu cầu trong công tác quản lý thu BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH do vậy tôi chọn đề tài: “Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai, qua đó tìm ra những giải pháp tăng cường công tác quản lý thu, góp phần đảm bảo nguồn thu của Quỹ BHXH. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội. - Phân tích thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019. - Xác định các nhân tố tác động tới công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai. - Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp tăng cường công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai cùng với các vấn đề cấu thành và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH. Từ đó, tìm ra được những vấn đề căn cơ, giải pháp cụ thể để đổi mới, tăng hiệu quả trong công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Mường Khương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
  15. 4 - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH giai đoạn từ 2017 -2019. - Phạm vi về nội dung: nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác quản lý thu BHXH. Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai, qua đó tìm ra những mặt đạt được và tồn tại cùng các nguyên nhân của những mặt còn tồn tại. Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 5. Kết cấu của luận văn Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai. Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai.
  16. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái niệm về BHXH Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu một cách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. BHXH đã xuất hiện và phát triển theo cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên bang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ BHXH ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính sách BHXH và coi nó là một trong những chính sách xã hội quan trọng nhất trong hệ thống chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Mặc dù, đã có quá trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiều khái niệm về BHXH, chưa có khái niệm thống nhất. Bởi lẽ BHXH là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý. Theo từ điển Bách khoa: “BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo, an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội”. Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về BHXH như sau: “BHXH là sự bảo vệ xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập
  17. 6 gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”. Khái niệm này đã phản ánh được sự kết hợp hai mặt của BHXH là mặt kinh tế và mặt xã hội. Còn theo khái niệm của BHXH Việt Nam: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ,nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già và chết. Đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế cho các thân nhân trong gia đình người lao động, để góp phần ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình, góp phần an toàn xã hội”. Như vậy, có thể khái quát về BHXH như sau: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần cho người lao động, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân người lao động và những người ruột thịt (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của người lao động trực tiếp phải nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. * Khái niệm Bảo hiểm xã hội Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia; Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Loại hình bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan,
  18. 7 tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Với những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật lao động và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất. 1.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội Một là, BHXH mang tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quy định bản chất của BHXH, đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc và trợ cấp cho các gia đình đông con. Đối với các rủi ro như trên, nhiều khi từng cá nhân không đủ khả năng tài chính để khắc phục, do vậy Nhà nước ban hành các quy định để huy động mọi người trong xã hội đóng góp một khoản nhất định cùng với Nhà nước hình thành quỹ BHXH để chi trả cho một số người gặp rủi ro cần khắc phục hay do điều kiện sinh học như tuổi tác, môi trường sống, điều kiện làm việc mà người lao động phải nghỉ làm việc, khi đó cần có một khoản kinh phí để đảm bảo cuộc sống cho chính bản thân và gia đình họ. BHXH là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây là một loại hoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Quỹ để thực hiện chế độ BHXH là do người lao động, người sử dụng lao động đóng góp và Nhà nước hỗ trợ, đấy chính là tính chất xã hội trong kết cấu nguồn lập quỹ (riêng đối với nước ta Ngân sách nhà nước hỗ trợ ít nhất là 50 % cho quỹ BHXH đối với đối tượng mới tham gia BHXH, nên bản chất của chế độ BHXH nước ta là do Ngân sách nhà nước bao cấp). Tính xã hội còn
  19. 8 được thể hiện thông qua các chế độ BHXH được hưởng. Thời điểm bắt đầu tham gia đóng BHXH đồng thời là thời điểm được hưởng chế độ BHXH, đó là chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp TNLĐ - BNN. Tính chất xã hội trong chế độ hưu trí được thể hiện trong tiền lương hưu thời gian đóng góp của người tham gia đóng và mức đóng với mức hưởng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung hoặc tỷ lệ từ 45% đến 75% tiền lương bình quân đóng BHXH và được hưởng chế độ BHYT. Trường hợp không đủ điều kiện nghỉ hưu được trợ cấp mỗi năm đóng BHXH bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng sau năm 2014, đấy chính là phần xã hội mà người sử dụng lao động đã đóng góp vào và Ngân sách nhà nước hỗ trợ mà có. Tính chất xã hội còn thể hiện ở chế độ tử tuất, ngoài trợ cấp mai táng phí, người đóng BHXH chết có thân nhân phải nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp tuất theo quy định. BHXH là sự san sẻ rủi ro, chia nhỏ rủi ro cho nhiều cá nhân trong cộng đồng cùng gánh chịu, hay nói cách khác "lấy số đông bù số ít", tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người khi gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất. Như vậy, mục tiêu của BHXH là tạo ra màng lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả các thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do những biến cố và những "rủi ro xã hội", vì vậy để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, BHXH phải dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau.Có thể thấy rõ bản chất của BHXH là nhằm bảo vệ cho các thành viên của xã hội trước mọi biến cố xã hội bất lợi. BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân văn cao đẹp: mọi người trong xã hội với tư cách là một công dân, họ phải được đảm bảo mọi mặt để phát huy đầy
  20. 9 đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo... đều bình đẳng về BHXH. Hai là, BHXH là một công cụ để quản lý xã hội, là sự bảo đảm của Nhà nước để ổn định đời sống cho người tham gia BHXH và an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời đây là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội. BHXH được coi là một chính sách xã hội quan trọng, song hành cùng với chính sách kinh tế, nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người lao động, chống các tệ nạn xã hội, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát triển. Với tư cách là công cụ để quản lý xã hội, Nhà nước quy định quyền và trách nhiệm giữa các bên tham gia BHXH, đặc biệt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động; yêu cầu người sử dụng lao động phải thực hiện những cam kết, đảm bảo điều kiện làm việc, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, trong đó có nhu cầu cơ bản về tiền lương, tiền công, chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm đau, tai nạn... Đây là những ràng buộc mang tính nguyên tắc và thông qua đó Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về BHXH. BHXH dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia, gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp, thực chất quỹ BHXH là quỹ của người lao động tiết kiệm được, bất luận trong hoàn cảnh nào Nhà nước phải đứng sau hỗ trợ, duy trì, bảo toàn để thực hiện các chế độ trợ cấp cho người lao động, nếu không thì xã hội sẽ mất ổn định, kinh tế sẽ trì trệ. Ngược lại, nếu quỹ BHXH được hình thành và phát triển lớn mạnh sẽ có khoản nhàn rỗi để đầu tư trở lại giúp cho sản xuất phát triển. BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội. Đây là quá trình phân phối lại theo hướng có lợi cho người tham gia BHXH khi gặp phải rủi ro trong lao động sản xuất và đời sống xã hội, vì chính việc tổ chức thu, chi BHXH là quá trình thực hiện phân phối lại thu nhập: Thu BHXH dựa trên cơ sở mức tiền lương, tiền công do Nhà nước quy định và mỗi người tham gia có một mức đóng BHXH khác nhau tương ứng với mức tiền lương, tiền công đó; hàng năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1