Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
lượt xem 7
download
Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của Trung tâm, đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– CHU THỊ MINH QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– CHU THỊ MINH QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Quyết THÁI NGUYÊN - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng, công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tất cả các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Chu Thị Minh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo (Bộ phận sau đại học), các Khoa chuyên môn, các Phòng ban chức năng của trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Quyết. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công tác tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các đồng chí, đồng nghiệp ở các cơ quan, tổ chức liên quan. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Chu Thị Minh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................... 4 5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP ................................................................................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu chi tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập .............. 5 1.1.1. Đơn vị sự nghiệp y tế công lập ......................................................................... 5 1.1.2. Quản lý thu chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập .................... 10 1.1.3. Nội dung quản lý thu chi ở các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ...................... 22 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu chi trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập .................................................................................................. 26 1.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại các Trung tâm y tế ....................................... 30 1.2.1. Kinh nghiệm của Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh..... 30 1.2.2. Kinh nghiệm của Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ........ 32 1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong thực hiện quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên ............................................................................... 33 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 35 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 35
- iv 2.2. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu ........................................................ 35 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 35 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 37 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 38 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu chuyên môn của Trung tâm ..................................................... 38 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thu chi tài chính .............................. 38 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU CHI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ............................................................................. 40 3.1. Khái quát về Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên ....................................... 40 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 40 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ...................................................................................... 40 3.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 41 3.1.4. Đội ngũ cán bộ nhân viên................................................................................ 43 3.1.5. Tình hình hoạt động của Trung tâm ................................................................ 45 3.2. Thực trạng quản lý thu chi tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên ............ 47 3.2.1. Căn cứ pháp lý quản lý thu chi tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên ........ 47 3.2.2. Lập dự toán...................................................................................................... 48 3.2.3. Thực hiện dự toán ........................................................................................... 57 3.2.4. Quyết toán thu chi tài chính ............................................................................ 83 3.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý thu chi tài chính ................................. 92 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu chi tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên .............................................................................................................. 97 3.3.1. Các yếu tố khách quan .................................................................................... 97 3.3.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................ 99 3.4. Đánh giá hoạt động quản lý thu chi tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên ...104 3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................104 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................107 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU CHI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ....................................................................................................110
- v 4.1. Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý thu chi tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên ...........................................................................................110 4.1.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý thu chi tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên ............................................................................................................110 4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý thu chi tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên đến năm 2025 ............................................................................................111 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu chi tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên .111 4.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp...............................................................................111 4.2.2. Nhóm giải pháp bổ trợ ..................................................................................119 4.3. Kiến nghị ..........................................................................................................122 4.3.1. Kiến nghị với Trung ương và các Bộ, ngành liên quan ................................122 4.3.2. Kiến nghị với Sở Y tế Thái Nguyên .............................................................122 KẾT LUẬN ............................................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125 PHỤ LỤC ...............................................................................................................129
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BH Bảo hiểm 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 CBVC Cán bộ viên chức 5 CBYT Cán bộ y tế 6 CSSK Chăm sóc sức khỏe 7 ĐVSNC Đơn vị sự nghiệp công 8 KPTX Kinh phí thường xuyên 9 KCB Khám chữa bệnh 10 TSCĐ Tài sản cố định 11 MSSC Mua sắm sửa chữa 12 NSNN Ngân sách nhà nước 13 TTB Trang thiết bị 14 TTYT Trung tâm y tế 15 TYT Trạm y tế 16 VP Viện phí 17 VSAT Vệ sinh an toàn 18 XDCB Xây dựng cơ bản 19 UBND Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017- 2019 ................................................................ 43 Bảng 3.2: Số liệu về tình hình KCB tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................... 45 Bảng 3.3: Tổng hợp dự toán thu tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................................ 51 Bảng 3.4: Tổng hợp dự toán chi tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................................ 53 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về công tác lập dự toán thu chi tại TTYT thành phố Thái Nguyên .............................................................. 56 Bảng 3.6: Kết quả thu theo nguồn tại TTYT thành phố Thái Nguyên ..................... 59 Bảng 3.7: Kết quả chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017- 2019 ............................................................................................. 63 Bảng 3.8: Kết quả chi thường xuyên tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................... 65 Bảng 3.9: Thực chi cho con người theo mục chi tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017- 2019 ................................................................ 69 Bảng 3.10: Tổng hợp mức lương cơ sở giai đoạn 2017 - 2019 ................................ 70 Bảng 3.11: Thực chi quản lý hành chính theo mục chi tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ...................................................... 73 Bảng 3.12: Số liệu chi cho công tác chuyên môn tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................... 75 Bảng 3.13: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản tài sản .................................................... 77 Bảng 3.14: Kết quả chi không thường xuyên tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................ 78 Bảng 3.15: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về công tác thực hiện dự toán thu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên..................................... 81
- viii Bảng 3.16: Tình hình chấp hành dự toán thu theo nguồn tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ...................................................... 86 Bảng 3.17: Tình hình chấp hành dự toán chi tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................ 88 Bảng 3.18: Quyết toán thu - chi của TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................................ 89 Bảng 3.19: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về công tác quyết toán thu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên ............................................... 90 Bảng 3.20: Tình hình thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý thu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên .............................................................. 93 Bảng 3.21: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý thu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên .............. 95 Bảng 3.22: Đặc điểm đội ngũ cán bộ quản lý thu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên..................................................................................100 Bảng 3.23: Kết quả khảo sát về thái độ phục vụ của TTYT thành phố Thái Nguyên ..102 Bảng 3.24: Kết quả khảo sát về sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà đối với TTYT thành phố Thái Nguyên ............................................................103
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của TTYT thành phố Thái Nguyên ............................... 42 Hình 3.2: Quy trình lập dự toán tại TTYT thành phố Thái Nguyên ...................... 49 Hình 3.3: Cơ cấu nguồn thu của TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................................ 60 Hình 3.4: Cơ cấu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................................ 64 Hình 3.5: Cơ cấu chi thường xuyên tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................... 66 Hình 3.6: Quy trình quyết toán thu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên ....... 84
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây hệ thống y tế Việt Nam được đánh giá là tiếp tục đạt những thành tựu thần kỳ. Nhiều chỉ số về sức khỏe đã đạt cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập. Việt Nam cũng được coi là một quốc gia có những chính sách tài chính y tế công bằng nhằm hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn thương như trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số... Mạng lưới cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng. Những thành tựu về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Việt Nam thời gian qua gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển đất nước trong hơn 30 năm qua, trong đó có đổi mới hệ thống y tế. Đạt được những kết quả như trên một phần là do thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình cải cách tài chính công. Có thể nhận thấy rằng, đổi mới lĩnh vực y tế ở Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB), như các chính sách thu một phần viện phí (1989), Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân (1993 và sửa đổi năm 2003), chính sách về BHYT (1992), chính sách miễn, giảm viện phí cho người có công với nước, người nghèo (1994), chính sách “xã hội hóa” và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập (Nghị định 43/2006/NĐ-CP năm 2006 (Nguyễn Hoàng Long, 2011). Gần đây nhất là Nghị định 16/2015/NĐ-CP năm 2015 của Chính phủ về “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”,...... Thực tế đã chứng tỏ, đổi mới chính sách và cơ chế tài chính trong cung ứng dịch vụ KCB là một vấn đề phức tạp và mới mẻ, không chỉ có tác động mạnh đến các cơ sở cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, mà còn ảnh hưởng về nhiều mặt đối với cả hệ thống y tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình đổi mới cơ chế tài chính cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi quản lý tài chính trong lĩnh vực y tế - giáo dục, trong đó có bệnh viện công vừa phải đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Quản lý tài chính bệnh viện trở thành chìa khoá quyết định sự thành công hay thất
- 2 bại trong việc quản lý bệnh viện; quyết định sự tụt hậu cũng như phát triển của hệ thống bệnh viện hiện nay. Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 12/01/1991 của UBND thành phố Thái Nguyên, ban đầu Trung tâm gồm 4 phòng khám đa khoa trong đó Phòng khám đa khoa Trung tâm có 30 giường điều trị nội trú, 01 nhà hộ sinh, 24 trạm y tế xã, phường, chịu sự quản lý của UBND Thành phố Thái Nguyên. Đến năm 2011, tại Quyết định số 712/QĐ-SYT ngày 07/06/2011 của Sở Y tế Thái Nguyên về việc thành lập các khoa điều trị, Trung tâm đã thành lập 7 khoa (Khoa khám bệnh, Khoa hồi sức - cấp cứu, Khoa nội - nhi - lây, Khoa Ngoại - sản, Khoa Xét nghiệm - CĐHA) và 3 phòng chức năng hoạt động theo mô hình bệnh viện. Hiện tại, Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên là bệnh viện hạng III với quy mô 115 giường bệnh phục vụ điều trị nội ngoại trú cho nhân dân thành phố. Thời gian qua, hoạt động quản lý thu chi của Trung tâm đã cơ bản tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn những tồn tại hạn chế như: Trong việc lập dự toán thu chi: việc xây dựng dự toán thu chi của Trung tâm vẫn chưa thực sự sát với thực tế làm cho Trung tâm bị động trong việc cân đối thu chi ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên,… Trong tổ chức thực hiện dự toán thu chi: Các khoản chi của Trung tâm đều vượt quá so với dự toán chi được xây dựng hàng năm; mặc dù không có trong dự toán thu, nhưng những năm qua nguồn thu thực tế của Trung tâm vẫn chủ yếu từ NSNN cấp, thu từ hoạt động sự nghiệp và thu khác còn rất hạn chế,… Trong công tác quyết toán: Việc tính toán và đánh giá các chỉ tiêu vẫn chưa đầy đủ và toàn diện, việc tính toán vẫn chưa gắn với tìm hiểu và phân tích nguyên nhân của kết quả đó mà vẫn chỉ có đánh giá chung chung,… Trong công tác thanh tra, kiểm tra: hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn còn bị động, chưa được tiến hành một cách thường xuyên; việc nắm bắt tình hình tài chính còn chưa sát do đó làm giảm hiệu quả công tác quản lý tài chính của Trung tâm,… [28].
- 3 Từ những tồn tại hạn chế trên, thời gian tới đặt ra yêu cầu TTYT thành phố Thái Nguyên cần tiếp tục hoàn thiện hoạt động quản lý thu chi. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên, tác giả đã quyết định nghiên cứu về đề tài "Quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên” với mong muốn tìm ra các giải pháp quản lý thu chi tài chính hữu hiệu cho TTYT thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của Trung tâm, đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu chi tại Trung tâm Y tế - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên - Phân tích các yếu tố ảnh howngr đến quản lý thu chi tại Trung tâm y tế Thành phố Thái Nguyên - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Việc nghiên cứu hoạt động quản lý thu chi tài chính được thực hiện tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên
- 4 - Phạm vi về thời gian: đề tài phân tích, đánh giá hoạt động quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2019 và số liệu điều tra năm 2019. - Phạm vi về nội dung: đề tài phân tích, đánh giá hoạt động quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên theo các nội dung sau: lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán thu chi tài chính và thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý thu chi tài chính. Đề tài cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra, tác giả điều tra, phỏng vấn trực tiếp Lãnh đạo Sở Y tế, Sở tài chính, UBND tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo, CBNV của TTYT thành phố Thái Nguyên; bệnh nhân đến khám và điều trị tại TTYT thành phố Thái Nguyên với tổng mẫu điều tra là 154 người. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Đề tài làm phong phú hơn lý luận về hoạt động quản lý thu chi tại Trung tâm Y tế - Về thực tiễn: Đề tài cung cấp vấn đề thực tiễn về hoạt động quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. Đề tài cũng đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và cho các đối tượng khác quan tâm vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu chi tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập 1.1.1. Đơn vị sự nghiệp y tế công lập 1.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 về “cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập” thì: “Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp y tế)” [15]. Như vậy, Đơn vị sự nghiệp y tế công lập là cơ sở y tế công lập thuộc hệ thống y tế quốc dân được Nhà nước thành lập và đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất, hoạt động chủ yếu bằng nguồn NSNN hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và nhu cầu phát triển của đất nước. Từ khái niệm đơn vị y tế công lập có thể đưa ra khái niệm bệnh viện công lập: là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế được xác định dựa vào các tiêu chuẩn sau: Có văn bản quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương; được Nhà nước cung cấp kinh phí và tài sản để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo quy định của Nhà nước; có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế
- 6 toán theo chế độ Nhà nước quy định; là đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước. 1.1.1.2. Đặc điểm Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập hoạt động trong ngành y tế, với quy mô hoạt động khác nhau, đều có một số đặc điểm nhất định như sau: Một là, đơn vị đơn vị sự nghiệp y tế công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc cung cấp dịch vụ công chứ không vì mục tiêu lợi nhuận. Đây là những đơn vị do Nhà nước thành lập, hoạt động mục tiêu chủ yếu giúp Nhà nước thực hiện vai trò của mình trong việc điều hành các hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội theo hướng hiệu quả công bằng. Nhà nước tổ chức duy trì và tài trợ cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nhằm mục đích cung cấp cho xã hội những sản phẩm dịch vụ đặc biệt để hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và đạt hiệu quả cao hơn, bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống, sức khoẻ, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Vì vậy quá trình hoạt động của các đơn vị bệnh viện công lập chủ yếu là cung cấp dịch vụ công thực hiện chức năng và các nhiệm vụ do Nhà nước giao là chính chứ không nhằm mục đích lợi nhuận như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hai là, sản phẩm của đơn vị sự nghiệp y tế công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất. Những sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp y tế tạo ra chủ yếu là những sản phẩm có giá trị về sức khoẻ, văn hoá, đạo đức và các giá trị xã hội… Những sản phẩm này là sản phẩm có thể ở dạng vật chất hoặc phi vật chất có thể dùng chung cho nhiều người. Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp y tế là những sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp. Sản phẩm, dịch vụ của hoạt động sự nghiệp y tế cơ bản là những “hàng hoá công cộng”. Mà “hàng hoá công cộng” có hai đặc điểm cơ bản: “không loại trừ” và “không tranh giành”. Đó là những hàng hoá mà việc tiêu dùng của người này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác và không có ai có thể can thiệp ngăn chặn việc người khác sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.
- 7 Những “hàng hoá công cộng” từ hoạt động sự nghiệp không những có giá trị, giá trị sử dụng mà nó còn có giá trị xã hội rất cao. Việc sử dụng những loại sản phẩm này giúp cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và có hiệu quả hơn. Đối với hoạt động sự nghiệp y tế mang lại sức khoẻ, tri thức, những hiểu biết cần thiết, giúp cho sự phát triển toàn diện của con người - nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp y tế luôn gắn bó hữu cơ và có tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội. Ba là, hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức duy trì và bảo đảm hoạt động sự nghiệp y tế để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, Chương trình phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, Chương trình xoá đói giảm nghèo… Với những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có nhà nước mà cụ thể ở đây là các đơn vị sự nghiệp, bệnh viện công lập mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi nếu để tư nhân thực hiện họ sẽ vì mục tiêu lợi nhuận là chính mà không quan tâm nhiều đến mục tiêu xã hội dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển hiệu quả công bằng xã hội. Bốn là, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp y tế Là tổ chức do Nhà nước thành lập thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp những dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người dân. Nhìn chung nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp này do ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên với sự đa dạng của hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực y tế cũng như những khó khăn của NSNN và với mục tiêu để đảm bảo tính hiệu quả trong các hoạt động của các đơn vị bệnh viện, Nhà nước đã cho phép đơn vị sự nghiệp, bệnh viện công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thông qua việc giao cho họ quyền được khai thác nguồn thu trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của đơn vị và được bố trí một số khoản chi một cách chủ động.
- 8 1.1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế: gồm các cơ sở khám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các bộ ngành và địa phương, cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đào tạo y dược, cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng; các viện phân viện thuộc hệ phòng bệnh trung ương, các trung tâm y tế thuộc hệ phòng bệnh địa phương, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em - kế hoạch hoá gia đình, trung tâm phòng chống các bệnh xã hội; các trung tâm kiểm định vacxin sinh phẩm, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; các cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm, máu dịch truyền thuộc ngành y tế… * Xét trên góc độ phân cấp quản lý tài chính, có thể chia các đơn vị tài chính trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thành các đơn vị dự toán: Căn cứ vào Luật NSNN (2015), Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN (2015) và các Thông tư hướng dẫn liên quan thì có thể chia các đơn vị tài chính trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thành các đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp II và đơn vị dự toán cấp III. Cụ thể như sau: - Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị trực tiếp nhận dự toán từ ngân sách năm và phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp dưới, chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm quản lý kinh phí của toàn ngành và giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với cơ quan tài chính. Thuộc đơn vị dự toán cấp I là các Bộ ở Trung ương, các Sở ở các tỉnh, thành phố hoặc các phòng ở cấp quận huyện. - Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III, tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán và quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới. Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I và là đơn vị trung gian thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán cấp III.
- 9 - Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách, nhận dự toán ngân sách của đơn vị cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dưới (nếu có). Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị dự toán cấp cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí để phục vụ nhu cầu hoạt động của mình đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sự hướng dẫn của đơn vị dự toán cấp trên. - Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán với đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và cấp II với cấp I [16][25]. * Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”, căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được chia làm ba loại: - Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí): Là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước (NSNN) không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt đông thường xuyên cho đơn vị. - Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí): Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị. - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) [11]. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn