Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô
lượt xem 14
download
Luận văn thông qua việc phân tích đánh giá việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của một số nước và khu vực trên thế giới, rút ra những bài học và kinh nghiệm chung đối với Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HỒNG HẠNH SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HỒNG HẠNH SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ANH THU Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Kinh tế. Ngƣời cam đoan NGUYỄN HỒNG HẠNH i
- LỜI CÁM ƠN Luận văn thạc sĩ về đề tài “Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô” đã được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Quốc Tế của Trường cùng các thầy giáo, cô giáo đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý giúp tác giả nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Đặc biệt, tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Nguyễn Anh Thu, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như cho em sự tự tin để em hoàn thành luận văn này. Cơ quan Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam đã động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chương trình đào tạo và nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn ở bên động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu song đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Hà Nội, tháng 21 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Hạnh ii
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ .... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5 1.1.1. Nội dung tổng quan ................................................................................. 5 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu: .................................................................... 15 1.2.“Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu.” ................................................. 19 1.2.1. Những khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị .............................................. 19 1.2.2 “Phân loại chuỗi giá trị” ......................................................................... 21 1.2.3. Các yếu tố cấu thành chuỗi giá trị ......................................................... 21 1.2.4. Đặc điểm chuỗi giá trị toàn cầu: ........................................................... 25 1.2.5. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô ..................................... 26 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô 35 1.4. Kinh nghiệm tham gia của một số quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. .. 38 1.4.1. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan. ................................................................................................... 38 1.4.2. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Indonesia. .................................................................................................. 42 1.4.3. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tôcủa Malaysia. ......................................................................................................... 44 1.4.4. Bài học kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. .......................................................................................... 48 1.5. Doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô. ..................................................................................................... 50 1.5.1.“Thực trạng danh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành iii
- công nghiệp ô tô:” ........................................................................................... 50 1.5.2 Vị trí trên bản đồ GVC và sự phân phối giá trị gia tăng ........................ 51 1.5.3 Vị trí của Việt Nam trong bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô. ...................................................................................................... 52 1.6. Nguyên nhân Doanh nghiệp Việt Nam tham gia chưa sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô. ............................................................... 52 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 54 2.1. Khung logic của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 54 2.2. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 57 2.2.1. Phương pháp tổng hợp .......................................................................... 57 2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê ........................................................... 58 2.2.3. Phương pháp so sánh............................................................................. 58 2.2.4. Phương pháp kế thừa............................................................................. 58 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ .................. 59 3.1.“Ngành công nghiệp ô tô Thế giới” .......................................................... 59 3.2.“Ngành công nghiệp ô tô trong khu vực Đông Nam Á”........................... 63 3.3. “Thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” ..................................... 64 3.3.1. Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ ..... 67 3.3.2. Tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất tại Việt Nam .................................. 69 3.3.3.“Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô” ................................................................................................... 71 3.4 Chuỗi giá trị công nghiệp ôtô Việt Nam ................................................... 75 3.4.1 Phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ôtô Việt Nam: ................................ 75 3.4.2. Kết quả phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ôtô Việt Nam .................. 84 3.5. Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiêp ôtô. ..................................................................... 92 iv
- 3.5.2. Khó Khăn. ............................................................................................. 93 3.5.3. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp ôtô ........................................................................................................ 94 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CỦA VIỆT NAM THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ .................................................................................. 102 4.1. Một số giải pháp ..................................................................................... 103 4.2. Một số khuyến nghị” .............................................................................. 105 KẾT LUẬN ................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109 v
- DANH iMỤC iTỪ iVIẾT iTẮT STT Từ viết tắt Tên đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông 1 ASEAN Asian Nations Nam Á ASEAN Economic Cộng đồng kinh tế 2 AEC Community ASEAN 3 EU European Union Liên minh châu Âu Đầu tư trực tiếp nước 4 FDI Foreign Direct Investments ngoài Hiệp định thương mại tự 5 FTA Free Trade Agreement do General Agreement on Hiệp định chung về Thuế 6 GATT Tariffs and Trade quan và Mậu dịch Mạng lưới sản xuất toàn 7 GPN Global Production Network cầu General System of Chế độ ưu đãi thuế quan 8 GSP Preference phổ cập 9 GVC Global Value Chains Chuỗi giá trị toàn cầu 10 MNCs Multinational Corporations Các công ty đa quốc gia Original Designed 11 ODM Sản xuất thiết kế gốc Manufacturing Original Equipment 12 OEM Sản xuất thiết bị gốc Manufacturing 13 PTLK Phụ tùng linh kiện 14 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển 15 SCT Special consumption tax Thuế tiêu thụ đặc biệt Phân tích thế mạnh, điểm Strengths, Weaknesses, Op 16 SWOT yếu, cơ hội và những mối portunities, Threats đe dọa v
- Rào cản kỹ thuật đối với 17 TBT Technical Barriers to Trade thương mại Hiệp định đối tác xuyên 18 TPP Thái Bình Dương Vietnam Automobile Hiệp hội các nhà sản xuất 19 VAMA Manufacturers Association ôtô Việt Nam Tổ chức thương mại thế 20 WTO World Trade Organization giới vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đặc trưng của chuỗi giá trị do người mua và người sản xuất chi phối .............................................................................................................................................30 Bảng 1.2: Doanh số bán xe ô tô của Thái Lan từ 2012 -2017 ......................................... 39 Bảng 1.3: Doanh số bán hàng xe ô tô của Indonesia từ 2005 – 2017 .............................43 Bảng 1.4: Sản lượng tiêu thụ xekhách và xe thương mại tại MALAYSIA từ năm 1980 tới năm 2018: ......................................................................................................................45 Bảng 1.5: sản lượng xe khách và xe thương mại được sản xuất và lắp ráp tại MALAYSIA từ năm 1980 - 2018 .....................................................................................46 Bảng 3.1: Sản lượng ô tô thế giới được sản xuất hàng năm từ năm 2007-2017: ...........59 Bảng 3.2: Các tập đoàn có doanh số lớn nhất thế giới năm 2017 ................................... 60 Bảng 3.3: Xếp hạng các hãng ô tô đứng đầu thế giới về doanh số bán năm 2017......... 61 Bảng 3.4: Sản lượng và doanh số bán của các nước ASEAN 2014-2017......................64 Bảng 3.5: Thị phần xe ô tô bán ra thị trường Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017 ............72 Bảng 3.6: Thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô cho Việt Nam năm 2017 ......... 89 vii
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các liên kết bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ..........................................22 Hình 1.2: Chuỗi giá trị trong sản xuất ô tô........................................................................ 27 Hình 1.3: Các công đoạn sản xuất ô tô..............................................................................33 Hình 1.4: Sơ đồ ngành công nghiệp ô tô Thái Lan ..........................................................40 Hình 3.1: Một số hãng và thương hiệu ô tô trên thế giới .................................................62 Hình 3.2: Sản lượng và doanh số bán của các nước ASEAN, 2007-2017 .....................65 Hình 3.3. Thống kê số lượng xe tiêu thụ hàng năm tại thị trường Việt Nam 2010 – 2017 .............................................................................................................................................65 Hình 3.4: Doanh số bán xe một số nước khu vực Đông Nam Á..................................... 67 Hình 3.5: Cấu trúc tổ chức Công nghiệp ô tô Việt Nam..................................................68 Hình 3.6: Giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017...71 Hình 3.7: Thị phần xe ô tô Việt Nam 2014 -2017 (phân theo loại hình doanh nghiệp) 73 Hình 3.8. Thị phần thị trường ô tô Việt Nam 2017 ..........................................................75 Hình 3..9. Mô hình phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ô tô: ..........................................76 Hình 3.10: THTT chuỗi giá trị đối với dòng xe dưới 9 chỗ (dòng xe cá nhân) .............78 Hình 3.11: Tổng hợp thị trường chuỗi giá trị xe tải nhỏ ..................................................81 Hình 3.12: Tổng hợp thị trường chuỗi giá trị dòng xe buýt cỡ nhỏ ................................82 Hình 3.13: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện – phụ tùng ô tô năm 2016 – 2017 .............89 Hình 3.14:. Mối quan hệ giữa các công đoạn sản xuất và giá trị gia tăng..............101 viii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài. Công nghiệp ô tô là ngành đòi hỏi công nghệ cao, là ngành trung tâm của các ngành công nghiệp khác, là ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội của một quốc gia và có mức sinh lợi cao. Trên thế giới các nước lớn đều là những nước có ngành công nghiệp ô tô rất phát triển phục vụ vận tải giao thông trong nước và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được ra đời muộn so với nhiều các quốc gia khác trên thế giới nhưng đến nay đã có nhiều Doanh nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô trong nước được thành lập theo nhiều hình thức: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt nam đã khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hôi và luôn tạo điều kiện thông qua các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Ngành công nghiệp ô tô sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và cả nền kinh tế, khi thu nhập của các cá nhân tăng cao, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm hiện đại đi kèm với chất lượng và bảo đảm an toàn. Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp ô tô là “khách hàng” của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim loại kim loại cơ khí, điện tử, hóa chất,… Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của tất cả các ngành hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang tính tất yếu, có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực nói riêng, phát triển kinh tế toàn cầu nói chung. 1
- Trong nền kinh tế thế giới, ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành hình thành chuỗi giá trị toàn cầu rất lớn. Để nâng cao khả năng cạnh tranh rộng khắp, các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia chuyên về sản xuất ô tô đã không ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất hàng hoá của mình bằng cách đặt nhà máy sản xuất tại nhiều nước trên thế giới nhằm tối ưu các yếu tố sản xuất tư bản, công nghệ, sức lao động, nguyên vật liệu để tạo thành một hệ thống sản xuất qui mô quốc tế, có khả năng sản xuất một khối lượng lớn. Để Việt Nam có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam có thể xây dựng được ngành công nghiệp ô tô với khả năng cạnh tranh và phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu góp phần giảm nhập siêu trong tương lai, nâng cao năng lực công nghệ ngành chế tạo. Vấn đề đặt ra không chỉ có chính phủ mà các doanh nghiệp trong ngành cũng rất quan tâm. Việc nghiên cứu đề tài: “SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ” là hết sức cần thiết, góp phần phân tích thực trạng tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành ô tô, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành ô tô Việt Nam và tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. 2. Mục tiêu đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn thông qua việc phân tích đánh giá việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của một số nước và khu vực trên thế giới, rút ra những bài học và kinh nghiệm chung đối với Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên. Luận văn trả lời các nghiên cứu chủ yếu sau: i) Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? 2
- ii) Đánh giá việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện nay như thế nào? Hiện nay ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu? iii) Sự tham tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của một số nước khác trong khu vực và trên thế giới như thế nào? Những thành công, tồn tại? nguyên nhân\ iv) Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp ô tô của doanh nghiệp Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian:Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về Chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của các nước Thái lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam để có đánh giá nhiều chiều đa dạng và tập trung nghiên cứu một số nước trong khu vực Asean có hoàn cảnh và thực tế tương đồng với Việt Nam, trong đó điển hình là Thái Lan. 3.3 Phạm vi về thời gian Phạm vi thời gian trong giai đoạn từ năm 2007 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình cắt giảm thuế khi trở thành thành viên của WTO đến năm 2018 khi thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN mặt hàng ô tô và linh kiện được xóa bỏ hoàn toàn. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của chuyển đề là tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, quy nạp, diễn giải. 5. Cấu trúc luận văn. Luận văn được chia thành các phần cụ thể như sau: 3
- Phần mở đầu. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về chuỗi giá trị toàn cầu ngành Công nghiệp ô tô Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô. Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành Công nghiệp ô tô. Phần Kết luận. 4
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nội dung tổng quan Ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp ô tô là “khách hàng” của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim loạị cơ khí, điện tử, hóa chất,…Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đứng trước thực tế hàng năm nước ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập khẩu xe ô tô trong khi xuất khẩu gạo của 70% dân số lao động trong ngành nông nghiệp chỉ thu về được tiền triệu, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng. Với tính chất quan trọng như vậy, đây là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên các bài viết trong nước hầu như tập trung vào phân tích sự phát triển toàn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hoặc ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô hoặc chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước, chưa có đề tài đánh giá vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô. Trong gian đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia đặc biệt là các quốc gia trong khu vực đã có nền công nghiệp phụ trợ phát triển tốt, sự cạnh tranh càng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược cụ thể và rõ ràng để đi đúng nhằm mục đích duy trì sự phát triển của nền công nghiệp ô tô trong nước. Thông qua các công trình nghiên cứu, 5
- các bài báo cáo hay qua các tạp chí chuyên ngành, các học giả muốn gửi gắm thông điệp riêng đến chính phủ Việt Nam những đóng góp nhằm phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước. 1.1.1.1. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô “Nghiên cứu của Humphrey và Memedovic (2003) “phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu để xác định những vấn đề về phát triển trong ngành công nghiệp ô tô bằng cách lập bản đồ những thay đổi trong ngành trên quy mô toàn cầu trong những năm 1990”.“Trong giai đoạn này, hệ thống sản xuất ở quy mô khu vực được thiết lập thông qua quá trình hội nhập khu vực và hình thành các khu vực tự do thương mại, tạo cơ hội phát triển công nghiệp ô tô ở các nước đang phát triển nhờ sự gắn kết với các trung tâm ô tô thế giới là Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính, thông qua việc mô tả mối quan hệ giữa các nhà lắp ráp và nhà cung cấp, và sự thay đổi của mối quan hệ này trong quá trình hội nhập. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong những năm 1990, các nhà lắp ráp có xu hướng sử dụng cùng một nhà cung cấp cho các cơ sở sản xuất tại các địa điểm khác nhau vì khả năng cung cấp linh kiện hạn chế tại các nước đang phát triển nơi mà nhà sản xuất ô tô đặt sở sở lắp ráp. Đối với các nước phát triển, cơ hội tham gia chuỗi cung ứng phụ tùng linh kiện ô tô chủ yếu tập trung ở cấp 2, tức là trở thành nhà cung cấp cho các nhà cung cấp cấp 1. Báo cáo cũng cho thấy các nước đang phát triển có thể tăng khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty ô tô đa quốc gia bằng cách mở cửa thị trường trong nước của họ. Kết luận của báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển, nâng cao năng lực cho mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển chính là một giải pháp để xâm nhập thị trường mới. Điểm mạnh của báo cáo là đã lập “bản đồ” tổng thể về ngành công nghiệp ô tô thế giới, tình hình phát triển của các thị trường, đặc biệt là thị trường mới nổi, và xu hướng phát triển chuỗi cung cấp, mối liên kết giữa nhà lắp ráp và các nhà cung cấp trong những năm 1990. Báo cáo cũng đề cập đến việc đầu tư quá mức vào công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong giai đoạn đó.Tuy nhiên, xét về phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị thì vì báo cáo tập trung 6
- vào bức tranh tổng thể của ngành công nghiệp ô tô thế giới, mà không đi vào phân tích chi tiết giá trị tạo ra của từng công đoạn trong chuỗi. Nghiên cứu của Schmid and Grosche (2008) về “quản lý chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành công nghiệp ô tô” đã xem xét cách thức quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu của các nhà sản xuấtô tô để tìm hiểu làm thế nào các công ty có thể cạnh tranh quốc tế thông qua việc tổ chức và quản lý chuỗi giá trị phù hợp. Nghiên cứu cho thấy các công ty ô tô đã phát huy được điểm mạnh đặc biệt của từng cơ sở sản xuất vì lợi ích chung của toàn bộ công ty và làm thế nào họ có thể lồng ghép các nền kinh tế mới nổi vào các hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của địa phương đồng thời phát triển các cơ hội thị trường mới. Từ một góc nhìn mới, nghiên cứu tìm lời giải cho câu hỏi làm thế nào đạt được sự cân bằng giữa tập trung hóa và phân cấp, xác định chức năng giá trị nào đòi hỏi cách tiếp cận khác biệt trong tổ chức và quản lý của họ. Quản lý của mỗi công ty có thể tận dụng các cơ hội như vậy. Nền tảng của mọi hoạt động được tạo ra từ việc thiết lập văn hoá doanh nghiệp dựa trên những giá trị và niềm tin được chia sẻ ở mọi cấp độ của tổ chức, tạo ra sự tự tin cho nhân viên. và tạo cơ hội cho họ được thể hiện hết mình. Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích phương thức quản lý chuỗi, so sánh cách tiếp cận truyền thống so với cách tiếp cận hiện đại về mọi khía cạnh liên quan đến quản trị doanh nghiệp, như về cơ cấu tổ chức, nguồn lực cạnh tranh, phương thức quản lý, văn hoá công ty. Nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô, hiểu được cách thức quản lý của các công ty ô tô đa quốc gia, quan điểm của họ đối với việc hình thành chuỗi giá trị và với các nhà cung cấp ở nước ngoài. Do đối tượng nghiên cứu là quản trị doanh nghiệp, quản lý chuỗi giá trị, nên việc phân tích sâu về giá trị tạo ra của các công đoạn trong chuỗi không được đề cập đến trong nghiên cứu này. “Dự án Mutrap giai đoạn 3” đã có nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành, trong đó có công nghiệp ô tô – xe máy” (Wiegel, 2011). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định tính, khảo sát doanh nghiệp, thị trường để lập sơ đồ chuỗi giá trị, mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất ô tô với nhà cung cấp cấp 1, 2, và 3. Tại thời điểm nghiên cứu được thực hiện, tác giả cho thấy chuỗi cung ứng 7
- của công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn kém phát triển, chưa thu hút được nhà cung cấp cấp 1, và do đó cũng không phát triển được mạng lưới nhà cung cấp cấp 2 và 3 trong công nghiệp ô tô. Nghiên cứu của nhóm tác giả Sturgeon, Memedovic, Biesebroeck, và Gereffi (2009)về “quá trình toàn cầu hoá trong ngành công nghiệp ô tô” đã cho thấy những đặc điểm chính trong chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu và một vài xu hướng phát triển quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sản xuất lắp ráp và thị trường ô tô ở các nước đang phát triển tăng trưởng mạnh, nhưng xu thế này vẫn không thể làm giảm vai trò chủ đạo của các nước phát triển trong ngành công nghiệp ô tô. Hội nhập vùng là một xu hướng quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành, chủ yếu ở quy mô quản lý, còn theo chuỗi giá trị, một số liên kết chuỗi giá trị quy mô toàn cầu cũng như chuỗi giá trị trong nước, và chuỗi cung ứng trong phạm vi một quốc gia vẫn khá phát triển. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến việc chuỗi giá trị toàn cầu, cấp vùng, cấp quốc gia được hình thành và kết nối như thế nào để tạo ra một mô hình hội nhập toàn cầu mang lại lợi ích chung cho toàn ngành công nghiệp. Các tác giả đã phân tích chuỗi giá trị toàn cầu của ngành để giải thích những hạn chế của ngành, vai trò của các nhà cung cấp cấp vùng và cấp toàn cầu, sự dịch chuyển địa điểm sản xuất, và những đặc tính của chuỗi giá trị toàn cầu trong công nghiệp ô tô đã góp phần tạo ra các cơ sở sản xuất cấp vùng và sự gắn kết chặt chẽ trong mạng lưới nhà cung cấp. Nghiên cứu của nhóm tác giả Biswajit Nag, Saikat Banerjee and Rittwik Chatterjee là giáo sư, phó giáo sư, nghiên cứu sinh tại Học viện Ngoại Thương Ấn Độ (Indian Institute of Foreign Trade - IIFT)“Changing Features of the Automobile Industry in Asia: Comparison of Production, Trade and Market Structure in Selected Countries” năm 2007 đã chỉ ra những đặc trưng của nền công nghiệp ô tô tại các nước châu Á trong đó bao gồm các nước thuộc khu vực Đông Á như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan qua việc so sánh cấu trúc sản phẩm, thương mại và thị trường của các quốc gia trên. Nghiên cứu đã đưa ra những khác biệt cụ thể của nền công nghiệp ô tô mỗi quốc gia, bước đầu đưa ra những thông tin cho thấy về chuỗi giá trị toàn cầu ngàng công nghiệp ô tô của các quốc gia trong khu vực, tuy nhiên 8
- còn chưa cụ thể và chi tiết, hơn nữa nghiên cứu còn chưa đề cập tới Việt Nam bởi giai đoạn trong báo cáo nghiên cứu trên, nền công nghiệp ô tô Việt Nam chưa thực sự phát triển, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô trong khu vực. Hội thảo được tổ chức bởi IA (Economic Research Institute for ASEAN and East Asia)vào tháng 3 năm 2015 có bài viết “The CLMV Automobile and Auto Parts Industry” của tác giả Hideo KOBAYASHI và Yingshan JIN thuộc Research Institute Auto Parts Industry, Đại Học Waseda có những phân tích quan trọng về nền công nghiệp của các quốc gia thuộc nhóm CLMV bao gồm Cambodia, Lào, Myanmar, Việt Nam làm sao để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành sản xuất ô tô trong khu vực, trong đó có những khuyến nghị đáng chú ý được đề ra để các doanh nghiệp thuộc các nước nhóm CLMV (Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam) trở thành các nhà cung cấp cho các nước như Thái Lan, Hàn Quốc – các nước có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên bài viết tập trung chủ yếu vào lý thuyết, thiếu số liệu dẫn chứng cụ thể do đó luận văn có thể dựa vào các luận điểm trong bài viết trên để triển khai các nghiên cứu dựa trên số liệu cụ thể hơn để tập trung đánh giá vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô khu vực Đông Á. Bài viết“The automobile industry of Southeast Asia: Malaysia and Thailand”của Peter Wad (Department of Intercultural Communication and Management, Copenhagen Business School, Đan Mạch) đăng trên Journal of the Asia Pacific Economy năm 2009khái quát về ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan và Malaysia, đồng thời so sánh với các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam dựa trên các số liệu về xuất khẩu nhập các loại ô tô và linh kiện, số liệu về quy mô thị trường tiêu dùng sản phẩm... đồng thời cũng thống kê một cách hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô mỗi nước, Thái Lan và Malaysia. Tuy nhiên, bài viết chưa đánh giá một cách cụ thể vai trò của mỗi nước trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp sản xuất ô tô khu vực Đông Á, mặc dù vậy bài viết cũng đã cung cấp những thông tin, số liệu quan trọng cho nghiên cứu của luận văn. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn