intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tác động của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đến nền kinh tế Việt Nam tiếp cận theo mô hình GTAP

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu, đánh giá các tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến nền kinh tế Việt Nam với kịch bản có Hoa kỳ và không có Hoa Kỳ trong phạm vi thông tin cung cấp từ mô hình GTAP. Từ đó đề xuất gợi ý chính sách để đối với Việt Nam khi tham gia TPP (TPP-11), góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tác động của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đến nền kinh tế Việt Nam tiếp cận theo mô hình GTAP

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG ANH ĐỨC TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TIẾP CẬN THEO MÔ HÌNH GTAP LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG ANH ĐỨC TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TIẾP CẬN THEO MÔ HÌNH GTAP LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ĐÌNH LONG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Toàn bộ số liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng. Nội dung luận văn không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào và chưa được sử dụng cho bất kỳ công trình nghiên cứu tương tự. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung khoa học của công trình này./. Tác giả luận văn Hoàng Anh Đức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo – Bộ phân sau đại học, đã có những góp ý quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Đình Long, người đã tận tình hướng dẫn và định hướng cho tôi trong việc hoàn thành công trình luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo cơ quan nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi được đi học nâng cao trình độ trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hoàng Anh Đức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .............................................................. ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................... 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GTAP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP VÀ HIỆP ĐỊNH TPP-11.................. 6 1.1. Tổng quan về hiệp định thương mại tự do ................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về hiệp định thương mại tự do .............................................. 6 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 8 1.1.3. Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam ...................................... 9 1.1.4. Các nội dung thường được đề cập trong các hiệp định FTAs .............. 10 1.2. Giới thiệu về hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) ............... 13 1.2.1. Lịch sử hình thành ................................................................................. 13 1.2.2. Các nội dung chính của hiệp định TPP – P4......................................... 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 1.2.3.Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia của Việt Nam.......................... 14 1.2.4. Hiệp định TPP và quá trình đàm phán .................................................. 15 1.2.5. TPP – 11 hay CPTPP ............................................................................ 16 1.3. Một số nội dung chính của hiệp định TPP ............................................... 17 1.3.1. Thương mại hàng hóa ........................................................................... 17 1.3.2. Dệt may ................................................................................................. 18 1.3.3. Quy tắc xuất xứ ..................................................................................... 18 1.3.4. Hải quan và thuận lợi hóa thương mại .................................................. 19 1.3.5. Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (RCKTTM) ............................... 20 1.3.6. Biện pháp phòng vệ thương mại ........................................................... 21 1.3.7. Đầu tư .................................................................................................... 21 1.3.8. Thương mại dịch vụ xuyên biên giới .................................................... 23 1.3.9. Dịch vụ tài chính ................................................................................... 24 1.3.10. Mua sắm công ..................................................................................... 26 1.3.11. Lao động.............................................................................................. 27 1.4. Đánh giá chung tác động của Hiệp định TPP đến nền kinh tế Việt Nam 28 1.4.1. Những cơ hội khi tham gia Hiệp định TPP ........................................... 28 1.4.2. Những thách thức khi tham gia Hiệp định TPP/TPP-11....................... 30 1.5. Tổng quan nghiên cứu ứng dụng mô hình GTAP đánh giá tác động của hiệp định TPP và của hiệp định TPP-11 ......................................................... 33 1.5.1. Tác động của hiệp định TPP ................................................................. 33 1.5.2. Tác động của hiệp định TPP-11 ............................................................ 35 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 38 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 38 2.2. Cách tiếp cận ............................................................................................ 38 2.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 38 2.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 38 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 2.4. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu .......................................................... 42 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP CÓ HOA KỲ VÀ KHÔNG CÓ HOA KỲ ................................................................... 45 3.1. Tổng quan về thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP . 45 3.1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản........................................... 45 3.1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Autralia............................................. 47 3.1.3. Quan hệ thương mại Việt Nam - Canada .............................................. 50 3.1.4. Quan hệ thương mại Việt Nam - Mexico.............................................. 53 3.1.5. Quan hệ thương mại Việt Nam – Brunei .............................................. 55 3.1.6. Quan hệ thương mại Việt Nam – Chile ................................................ 55 3.1.7. Quan hệ thương mại Việt Nam – New Zealand.................................... 56 3.1.8. Quan hệ thương mại Việt Nam – Peru .................................................. 57 3.1.9. Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore ......................................... 59 3.1.10. Quan hệ thương mại Việt Nam – Malaysia ........................................ 60 3.1.11. Quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ .................................................. 61 3.2. Đánh giá tác động của hiệp định TPP đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam: Tiếp cận theo mô hình GTAP ....................................................... 64 3.2.1. Trường hợp có Hoa Kỳ ......................................................................... 64 3.2.2. Trường hợp không có Hoa Kỳ .............................................................. 69 3.3. Kết luận .................................................................................................... 73 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THAM GIAHIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG ...... 75 4.1.Thảo luận về thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia hiệp định TPP/TPP-11..................................................................................................... 75 4.2. Một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương .................................................................................. 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi 4.2.1. Xây dựng Đề án tổng thể cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo thông lệ quốc tế ……………………….74 4.2.2. Giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến ban hành các quy định pháp luật về kinh doanh và cạnh tranh..................................................................... 79 4.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả năng lực thực thi và cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực thi pháp luật về kinh doanh.............................. 80 4.2.4. Nâng cao năng suất lao động quốc gia, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, thúc đẩy liên kết tích cực trong nền kinh tế, nâng cao năng lực sẵn sàng hội nhập của nền kinh tế ....... 81 4.2.5. Cải thiện tiếp cận các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường đầu ra cho doanh nghiệp ........................................ 82 4.2.6. Hỗ trợ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam ......................................................................................................................... 82 4.2.7. Gợi ý về chính sách liên quan đến nông nghiệp ................................... 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa 1 CPTPP (TPP- Comprehensive and Progressive Agreement for 11) Trans – Pacific Partnership 2 TPP Trans – Pacific Partnership Agreement 3 GTAP Global Trade Analysis Project 4 FTA Free Trade Area 5 Aus Australia 6 Vnm Việt Nam 7 Sgp Singapore 8 Nzl New Zealand 9 Mys Malaysia 10 Chl Chile 11 Per Peru 12 Mex Mexco 13 Can Canada 14 Jpn Nhật Bản 15 ROW Rest of the World Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu .................................. 63 Bảng 3.2.Tác động đến giá trị xuất khẩu - TPP (%) ....................................... 66 Bảng3.3.Tác động tới tăng trưởng kinh tế - TPP (%) ..................................... 67 Bảng 3.4. Tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ................................... 68 Bảng 3.5. Tác động đến giá trị xuất khẩu – TPP 11 (%) ................................ 69 Bảng 3.6. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế - TPP 11 ................................... 70 Bảng 3.7. Tác động tới tăng trưởng kinh tế -TPP 11 (%) ............................... 71 Bảng 3.8. Tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô – TPP 11 ................... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình GTAP ................................................................................ 42 Hình 3.1. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn năm 2000- 2018 ............................................ 46 Hình 3.2. Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2018 47 Hình 3.3. Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bảnnăm 2018 ..... 47 Hình 3.4. Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Australia giai đoạn 2000- 2018 ............................................................. 48 Hình 3.5. Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Canada giai đoạn 2000- 2018 ............................................................... 51 Hình 3.6. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Mexico giai đoạn năm 2000- 2018 ............................................... 54 Hình 3.7. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Brunei giai đoạn năm 2000- 2018 ................................................. 55 Hình 3.8. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam - Chile giai đoạn năm 2000- 2018 .................................................. 56 Hình 3.9. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- New Zealand giai đoạn năm 2000- 2018 ...................................... 57 Hình 3.10. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Peru giai đoạn năm 2000- 2018 .................................................... 58 Hình 3.11. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Singapore giai đoạn năm 2000- 2018 ........................................... 59 Hình 3.12. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Malaysia giai đoạn năm 2000- 2018 ............................................. 61 Hình 3.13. Kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2000- 2016 ............................................................. 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng tự do kinh tế, đặc biệt tự do thương mại đã được rất nhiều nhà kinh tế học từ cổ điển tới hiện đại ủng hộ bởi nó mang lại lợi ích kinh tế - xã hội rất to lớn cho các quốc gia. Trong quá trình tham gia tự do thương mại, các quốc gia không thể áp dụng được một mình, không tự nhiên cắt giảm các rào cản thương mại mà phải thỏa thuận cùng nhau cắt giảm các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển tự do thương mại. Quá trình thúc đẩy tự do hóa thương mại này dẫn đến việc thành lập các hiệp định thương mại tự do (FTA). Để phát triển hơn nữa việc hợp tác kinh tế quốc tế giữa các nước, ngoài những hiệp định đã có một số nước tham gia vào những hiệp định mới với sự mở cửa hợp tác sâu rộng hơn, trong đó phải kể tới Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (sau đó trở thành hiệp định đối tác chiến lược và toàn diện xuyên Thái Bình Dương). Hơn cả việc tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnerdhip – viết tắt là TPP) được coi như “hiệp định của thế kỷ XXI” đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao, là một thỏa thuận khu vực mở rộng, linh hoạt và toàn diện. Với cam kết mở rộng thị trường mạnh và tham gia sâu của các bên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế, mở cửa dịch vụ và các yêu cầu cao về môi trường lao động... gia nhập TPP được coi là bước ngoặt của nền kinh tế Việt Nam. Ngày 04/02/2016 Việt Nam chính thức ký kết hiệp định TPP, việc Việt Nam tham gia TPP đóng vai trò quan trọng đối với các nước trong TPP, bởi Việt Nam là quốc gia có thị trường đáng kể, có thể đem lại giá trị gia tăng tương đối lớn cho các nước tham gia đàm phán. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 2 Bên cạnh các yếu tố tích cực đã nêu ở trên, việc tham gia vào TPP cũng tiềm ẩn một số thách thức, trong đó được nói tới nhiều nhất là sức ép cạnh tranh. Thách thức này xuất phát từ việc giảm thuế nhập khẩu về 0%, mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ trong khuôn khổ TPP. Các nghiên cứu trước đây của Petri và cộng sự (2011) (Petri, P., Plummer, M .,Zhai, M. 2011). Areerat và cộng sự (2012), Itakura và Lee (2012) , Li và Whalley (2013) , Strutt và cộng sự (2015), Gilbert và cộng sự (2016) cho thấy TPP dự báo sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho các nước tham gia thông qua thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước, tác động tích cực tới nền kinh tế của các nước này. Từ khi hiệp định TPP được thay đổi thành hiệp định TPP-11 (hay CPTPP), cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về tác động của TPP-11 đến kinh tế các quốc gia trong đó có Việt Nam, phần lớn kết quả nghiên cứu đều cho rằng các nước tham gia TPP-11 dường như ít hưởng lợi và có nhiều thách thức hơn so với khi tham gia TPP. Ciuriak (2017) (Ciuriak Dan, Jingliang Xiao, Ali Dadkhah, 2017) sử dụng mô hình GTAP – FDI để lượng hóa tác động của TPP-11 đến kinh tế 11 quốc gia thành viên, kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia như Canada, Mexico, Chile và Peru được hưởng lợi nhiều hơn so với khi có Hoa Kỳ tham gia hiệp định (TPP), về dài hạn 11 quốc gia đều hưởng lợi ích của hiệp định TPP-11. Khan và cộng sự (2018) sử dụng mô hình GTAP với 3 kịch bản (TPP-11 không có Pakistan, có Pakistan, và có Hoa kỳ và Pakistan) đánh giá tác động của TPP-11 đến kinh tế Pakistan (Khan Muhammad Aamir, Naseeb Zada, và Kakali Mukhopadhyay, 2018). Kết quả cho thấy TPP-11 có ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Pakistan, tuy nhiên tác động sẽ là tích cực nếu Pakistan tham gia TPP- 11 ở hai kịch bản còn lại. Các nghiên cứu nói trên đã đánh giá được các tác động về mặt kinh tế - xã hội của TPP tới các nước thành viên ở một số khía cạnh. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chỉ đánh giá được tác động đơn lẻ tới từng nước, hoặc từng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 3 lĩnh vực kinh tế. Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào sử dụng mô hình GTAP để đánh giá các tác động kinh tế của TPP tới Việt Nam, so sánh trường hợp có Hoa Kỳ (TPP) và không có Hoa Kỳ (TPP-11). Chính vì vậy, tác giả ứng dụng mô hình GTAP đánh giá tác động kinh tế của hiệp định TPP đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Do vậy, đề tài nghiên cứu “Tác động của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đến kinh tế Việt nam: Tiếp cận theo mô hình GTAP” được đề xuất với mục tiêu đánh giá định lượng tác động của việc tham gia TPP đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam, qua đó đề xuất một số gợi ý về chính sách với Việt Nam khi tham gia TPP. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, đánh giá các tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến nền kinh tế Việt Namvới kịch bản có Hoa kỳ và không có Hoa Kỳ trong phạm vi thông tin cung cấp từ mô hình GTAP. Từ đó đề xuất gợi ý chính sách để đối với Việt Nam khi tham gia TPP (TPP-11), góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng quan về hiệp định thương mại tư do và hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá những tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đến nền kinh tế Việt Nam trường hợp có Hoa Kỳ và không có Hoa Kỳ. - Đề xuất Một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP và tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đánh giá tác động của TPP đến Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2000 đến năm 2017, đánh giá tác động của TPP/TPP-11 sử dụng bộ cơ sở dữ liệu GTAP 8. - Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP đến một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam. Đề tài chỉ nghiên cứu tác động của hiệp định trong trường hợp có Hoa Kì tham gia (TPP) và trường hợp không có Hoa Kì tham gia (TPP-11) vì các lý do sau: + Trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại đa phương và song phương với nhiều tổ chức và các nước khác nhau. Đối với các thành viên của TPP-11 Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại đa phương và song phương với hầu hết các quốc gia thành viên trừ Peru, Canada và Mexico (BSC, 2018). + Việc Hoa Kì tham gia TPP hay không có thể tác động lớn đến nền kinh tế của Việt Nam khi tham gia TPP bởi Hoa Kì là một thị trường rộng lớn chiếm tới 60% GDP của khối và khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệp định tự do thương mại nói chung và những tác động của hiệp định tự do thương mại đối với các nước thành viên. Cơ sở lý luận và thực tiễn này có thể là nguồn tài liệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 5 tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành kinh tế, học viên cao học và những nghiên cứu tiếp theo có liên quan. - Phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của TPP đến nền kinh tế Việt Nam thông qua ứng dụng mô hình GTAP. Thực trạng và tìm ra nguyên nhân các tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Từ kết quả thu được của ứng dụng mô hình GTAP nghiên cứu tác động của TPP đến kinh tế Việt Nam từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm quản lý hiệu quả các tác động tiêu cực và tăng cường tác động tích cực của TPP đến nền kinh tế Việt Nam. Những giải pháp và kiến nghị có căn cứ khoa học dự kiến là thông tin tham khảo có giá trị đối với những nhà quản lý trong lĩnh vực thương mại quốc tế. 5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Tổng quan về hiệp định thương mại tự do và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3:Tác động của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đến kinh tế Việt Nam: Trường hợp có Hoa Kỳ và không có Hoa Kỳ Chương 4: Một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam khi tham gia TPP Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 6 CHƯƠNG 1 HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GTAP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP VÀ HIỆP ĐỊNH TPP-11 1.1. Tổng quan về hiệp định thương mại tự do 1.1.1. Khái niệm về hiệp định thương mại tự do 1.1.1.1. Quan niệm truyền thống Quan điểm về một khu vực thương mại tự do (Free trade area) lần đầu tiên được đưa ra tại GATT1 năm 1947 trong điều XXIV – điểm 8b như sau: “Một khu vực thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó”. Ngoài ra tại điều XXIV – khoản 5 của hiệp định này cũng đã nêu rõ: “khu vực mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ (interim agreement)”. Như vậy, có thể thấy GATT 1947 mới chỉ nêu ra khái niệm về khu vực thương mại tự do. Tuy nhiên, khi phân tích khái niệm này ta có thể thấy được tư tưởng của GATT về hiệp định thương mại tự do. Trong khái niệm này có những điểm chú ý: (i) trong một khu vực thương mại tự do thì các nước thành viên cam kết giảm thuế và các quy định thương mại khác; (ii) đối tượng cắt giảm thuế và giảm các quy định thương mại khác là với các mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên trong khu vực thương mại tự do; (iii) khái niệm này cho thấy GATT mới chủ yếu quan tâm đến thương mại hàng hóa. Đây cũng là điều dễ hiểu vì theo tiến trình lịch sử, quan hệ thương mại giữa các nước thời kỳ này chủ yếu tập trung 1 Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (tiếng Anh: General Agreement on Tariffs and Trade, viết tắt là GATT) là một hiệp ước được ký kết vào năm 1947, có hiệu lực từ năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 7 và trao đổi mua bán hàng hóa hữu hình. Qua đó, có thể thấy quan niệm truyền thống về FTA mới chỉ dừng lại ở phạm vi thương mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa mới chỉ dừng ở cắt giảm thuế quan và giảm thiểu một số quy định thương mại khác. 1.1.1.2. Quan niệm mới về hiệp định thương mại tự do (FTA) Từ thập niên 1990 trở lại đây, khái niệm hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa. Các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, mà hơn thế còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn vả cam kết trong khuôn khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định. Phạm vi cam kết của các FTA “thế hệ mới” còn bao gồm những lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm của chính phủ, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề như dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố…Khái niệm FTA được sử dụng rộng rãi ngày nay không còn được hiểu trong phạm vi hạn hẹp của những thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của giai đoạn trước, mà đã được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau. Ngoài ra trong một số trường hợp Hiệp định thương mại tự do có thể được gọi dưới một số tên gọi khác nhau như EPA (hiệp định đối tác kinh tế) nhưng về bản chất vẫn không thay đổi. Hiệp định thương mại tự do về cơ bản, là hiệp định trong đó các nước tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi, đó là các hàng rào thương mại kể cả thuế quan và phi thuế quan đều được loại bỏ, song mỗi nước thành viên vẫn được tự do quyết định những chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước không phải thành viên của hiệp định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 8 FTA có thể là song phương (được ký kết giữa 2 nước) hoặc đa phương (ký giữa nhiều nước). Tuy nhiên, dù là song phương hay đa phương, FTA thường đem lại lợi ích rất lớn cho các nước thành viên trong việc thúc đẩy thương mại, tận dụng những lợi thế so sánh của nhau. Không những thế, do có phạm vi hợp tác rộng, FTA còn xúc tiến tự do hóa đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, hiệu suất hóa thủ tục hải quan và nhiều dịch vụ khác. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Từ những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX, song song với quá trình toàn cầu hóa, chủ nghĩa khu vực phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất, FTA ngày càng trở thành xu hướng phổ biến đến mức dù muốn hay không các nước đều phải xoáy vào cuộc chơi. Ngay cả những nước như Mỹ, Nhật Bản, EU trước đây tỏ ra thờ ơ với FTA mà dành nhiều sự quan tâm cho WTO và hệ thống thương mại đa phương, thì nay cũng đã có sự thay đổi. Sau nhiều năm chỉ có FTA với Canađa và Mexico trong Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và FTA song phương với Israel, gần đây Mỹ đã có thêm FTA song phương với Singapore và Chile (năm 2003), hiện tiếp tục đàm phán với các đối tác khác ở châu Á, Trung Mỹ... Còn Nhật Bản lần đầu tiên ký một FTA đầy đủ với Singapore (vào năm 2002), sau đó đã ký với hàng loạt các nước ASEAN khác và hiện đang đàm phán FTA song phương với Việt Nam và Thụy Sĩ. Nhật Bản cũng đã hoàn tất FTA với toàn khối ASEAN (tồn tại song song với các FTA riêng rẽ với một số thành viên của ASEAN). EU cũng không đứng ngoài cuộc. Tính đến nay, trên thế giới đã có tới vài trăm FTA được ký kết. Riêng ở châu Á, số FTA được ký giữa các nước châu Á với nhau đã tăng từ mức 3 thỏa thuận (năm 2000) lên mức 56 thỏa thuận (tính đến cuối tháng 8-2009), đáng kể phải nói đến FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, ASEAN với Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã biến ASEAN trở thành trung tâm của một môi trường tự do thương mại rộng lớn nhất trong lịch sử thương mại của khu vực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 9 FTA ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích kinh tế mà nó mang lại, nhất là trong bối cảnh bế tắc của các vòng đàm phán do WTO chủ trương, khiến các nước đã phải chuyển hướng sang hợp tác song phương và liên kết khu vực nhằm tìm giải pháp cho phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ. Điều này lại tiếp tục dẫn tới việc những nước không tham gia FTA hoặc tham gia chậm sẽ bị gạt khỏi cuộc chơi, nên dường như FTA trở thành một xu hướng chung. Ngoài ra, tham gia FTA còn tạo cho các nước một sự “yên tâm” hơn khi có những bất ổn trong kinh tế, thương mại toàn cầu, cũng như đem lại lợi ích chính trị cho các nước tham gia qua việc nâng cao vị thế của họ trong đàm phán. 1.1.3. Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam Tính đến nay, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 3 FTA là Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA). Gần đây các hiệp định khác như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Niu Di-lân, ASEAN - Ấn Độ... cũng đều đã hoàn tất. Về FTA song phương, Việt Nam đã đàm phán với Chile và đã tiến hành được đến vòng đàm phán thứ 3, dự kiến sắp tới sẽ ký kết nhằm đẩy nhanh thương mại song phương giữa hai nước. Nhìn chung mục đích ký kết FTA của Việt Nam cũng giống như các nước khác là mong muốn tăng cường xuất khẩu, tạo sức hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường vị thế và gây dựng hình ảnh đất nước trên trường quốc tế. FTA còn có tác dụng gia tăng các sức ép để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, sự đa dạng và phức tạp của quy tắc xuất xứ trong các FTA có thể sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện FTA. Sự tương đồng về lợi thế cạnh tranh, cũng như chênh lệch về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1