intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này hướng tới mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công trong thời gian qua của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, phản ánh năng lực quyết định và giám sát của Hội đồng nhân dân. Đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ HIẾU THẢO TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUYẾT ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ HIẾU THẢO TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUYẾT ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.31.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DUY LỢI THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ nội dung nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu trong luận văn được cung cấp bởi Văn phòng HĐND tỉnh Lào Cai và được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2019 Học viên Đỗ Hiếu Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn “Tăng cường năng lực quyết định và giám sát Kế hoạch đầu tư công của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Thường trực HĐND tỉnh; Văn phòng HĐND tỉnh. Tôi xin cảm ơn Thường trực HĐND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh, các đồng nghiệp đã giúp đỡ để tôi vừa hoàn thành nhiệm vụ cơ quan vừa hoàn thành khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến Ban giám hiệu nhà trường và các Thầy/Cô, cán bộ phòng Quản lý sau Đại học các Quý Thầy/Cô đã giảng dạy trong chương trình cao học Quản lý Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức làm cơ sở lý luận hoàn thành luận văn này. Xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Duy Lợi đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 7 năm 2019 Học viên Đỗ Hiếu Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ I LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................viii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. ..1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ............................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 3 5. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUYẾT ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ............................................................................................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận về quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của Hội đồng nhân dân tỉnh .......................................................................................................................... 4 1.1.1. Hội đồng nhân dân tỉnh ....................................................................................... 4 1.1.2. Kế hoạch và kế hoạch đầu tư công...................................................................... 8 1.1.3. Vai trò của “Hội đồng nhân dân tỉnh” trong việc quyết định và giám sát kế hoạch Đầu tư công......................................................................................................... 8 1.1.4. Nội dung quyết định và giám sát kế hoạch ĐTC của HĐND tỉnh ...................... 9 1.2. Các nhân tố tác động đến việc ra quyết định và giám sát KH ĐTC của “Hội đồng nhân dân tỉnh” ............................................................................................................. 11 1.3. Cơ sở thực tiễn về tăng cường năng lực “quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công” của “Hội đồng nhân dân tỉnh” .......................................................................... 13 1.3.1. Kinh nghiệm của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................... 13 1.3.2. Kinh nghiệm của HĐND tỉnh Yên Bái ............................................................. 16 1.3.3. Kinh nghiệm của HĐND tỉnh Tuyên Quang .................................................... 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho HĐND tỉnh Lào Cai ................................................. 21 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 25 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 25 2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................... 25 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 25 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................. 27 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 27 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 28 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUYẾT ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2018 ............................................................... 29 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai............. 29 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH tỉnh Lào Cai ..................... 29 3.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới thực hiện đầu tư công của tỉnh Lào Cai .......................................................................................................... 32 3.2. Thực trạng thực hiện “quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công” của HĐND tỉnh Lào Cai ................................................................................................................. 33 3.2.1. Quyết định KH đầu tư công .............................................................................. 33 3.2.2. Giám sát thực hiện kế hoạch ĐTC của HĐND tỉnh Lào Cai ............................ 46 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện quyết định và giám sát kế hoạch đầu công của HĐND tỉnh Lào Cai .............................................................................................. 53 3.3.1. Nhân tố khách quan ........................................................................................... 53 3.3.2. Nhân tố chủ quan .............................................................................................. 59 3.4. Đánh giá chung về thực hiện quyết định và giám sát KH ĐTC của HĐND tỉnh Lào Cai thời gian qua .................................................................................................. 61 3.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................... 61 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 64 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUYẾT ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CỦA HĐND TỈNH LÀO CAI.............................................................................................................................. 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 4.1. Mục tiêu của kế hoạch đầu tư công trung hạn và định hướng tăng cường việc quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020.................................................................................................................... 69 4.1.1. Các mục tiêu chủ yếu ........................................................................................ 69 4.1.2. Định hướng tăng cường quyết định và giám sát KH ĐTC của HĐND tỉnh Lào Cai đến năm 2020 ........................................................................................................ 69 4.2. Những giải pháp nhằm tăng cường năng lực quyết định và giám sát KH đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai ..................................................................................... 70 4.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức của HĐND tỉnh và phân công, phân cấp trong thực hiện vai trò quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công .......................................... 70 4.2.2. Giải pháp nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân tỉnh trong quyết định KH đầu tư công .................................................................................................................. 73 4.2.3. Giải pháp tăng cường vai trò của HĐND tỉnh trong giám sát kế hoạch ĐTC. . 75 4.2.4. Giải pháp về nâng cao chất lượng đại biểu HĐND .......................................... 77 4.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp ................................................................... 78 4.3.1. Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý đầu tư công .. 78 4.3.2. Các điều kiện khác ............................................................................................ 78 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 82 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ CTMT Chương trình mục tiêu ĐTC Đầu tư công HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KH Kế hoạch KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KT-NS Kinh tế - Ngân sách KT-XH Kinh tế - xã hội MTTQVN Mặt trận tổ quốc Việt Nam NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương TPCP Trái phiếu chính phủ UBND Ủy ban nhân dân VH-XH Văn hóa - xã hội NTM Nông thôn mới NQ Nghị quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra ý kiến của các Đại biểu HĐND liên quan đến kế hoạch đầu tư công trên địa bàn tỉnh Lào Cai .................................................26 Bảng 3.1: Số lượng tờ trình, hồ sơ liên quan đến kế hoạch ĐTC do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018.............................................33 Bảng 3.2: Tờ trình, báo cáo, của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Lào Cai về KH ĐTC trung hạn giai đoạn 2016-2020 .............................................................34 Bảng 3.3: Kết quả thẩm định tờ trình, hồ sơ liên quan đến kế hoạch ĐTC do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Lào Cai của Ban Kinh tế - Ngân sách giai đoạn 2016-2018 ..............................................................................................35 Bảng 3.4: Các thoả thuận của Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai liên quan đến kế hoạch ĐTC hàng năm giai đoạn 2016-2018 ..................................................37 Bảng 3.5: Các thoả thuận của Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai về KH ĐTC trung hạn giai đoạn 2016-2020 ......................................................................39 Bảng 3.6: Các Nghị quyết của HĐND tỉnh Lào Cai liên quan đến kế hoạch ĐTC hàng năm, trung hạn giai đoạn 2016-2018 .....................................................40 Bảng 3.7: Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư HĐND tỉnh Lào Cai đã quyết định phân bổ từ năm 2016 đến năm 2018 .......................................................................41 Bảng 3.8: KH ĐTC trung hạn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Lào Cai ............................43 Bảng 3.9: Tổng hợp ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai đánh giá về thực hiện quyết định kế hoạch đầu tư công ............................................................45 Bảng 3.10: Kết quả giám sát chi đầu tư XDCB năm 2016 qua báo cáo kiểm toán ..48 Bảng 3.11: Kết quả giám sát việc huy động vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai ......................................................................49 Bảng 3.12: Tổng hợp những sai phạm trong thực hiện đầu tư công năm 2017 ........51 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về vai trò giám sát thực hiện KH ĐTC ................................................................................................................52 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá đánh giá về tác động của giám sát đối với thực hiện kế hoạch đầu tư công .........................................................53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii Bảng 3.15: Cơ cấu trình độ của đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2016- 2021 ................................................................................................................57 Bảng 3.16: Ý kiến đánh giá về các kỹ năng của Đại biểu HĐND ............................58 Bảng 3.17: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức về quyết định và giám sát KH ĐTC của HĐND tỉnh Lào Cai ........................................................................63 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu của HĐND tỉnh Lào Cai ..............................................................56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. HĐND cấp tỉnh quyết định các vấn đề của cấp tỉnh do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện các nghị quyết của HĐND. Trong lĩnh vực đầu tư công, HĐND cấp tỉnh có nhiệm vụ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng toàn bộ vốn cân đối NSĐP, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSĐP thuộc thẩm quyền, vốn trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vốn vay khác của NSĐP để đầu tư; quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm toàn bộ danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án vốn cân đối NSĐP, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSĐP, các khoản vốn vay khác của NSĐP để đầu tư; giám sát các dự án sử dụng vốn đầu tư công được giao cho địa phương quản lý. Vai trò, trách nhiệm của HĐND tỉnh trong việc quyết định và giám sát kế hoạch Đầu tư công là rất lớn được quy định cụ thể trong các Luật, tuy nhiên đối với HĐND tỉnh Lào Cai trong những năm qua việc quyết định kế hoạch đầu tư công hằng năm chưa thực sự hiệu quả như mong đợi, vẫn còn mang tính hình thức, sau khi UBND tỉnh có tờ trình trình về kế hoạch đầu công hằng năm hoặc trung hạn HĐND, Thường trực HĐND gần như thống nhất tuyệt đối với những nội dung UBND tỉnh trình, ít có những phản biện để UBND tỉnh giải trình, khi trình tại kỳ họp HĐNĐ tỉnh thông qua gần như không có ý kiến tham gia góp ý hoặc chất vấn về các nội dung trong dự thảo Nghị quyết về kế hoạch đầu tư hàng năm, đầu tư công trung hạn của địa phương; hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đối với lĩnh vực đầu tư công chưa được chú trọng và quan tâm, số lượng cuộc giám sát chuyên đề về đầu tư công còn ít, chưa có nhiều kiến nghị mạnh đối với các dự án đầu tư không
  12. 2 hiệu quả… dẫn đến vẫn còn có việc đầu tư dàn trải, hiệu quả của một số dự án đầu tư chưa cao, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Một trong những nguyên nhân làm cho việc quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh chưa thực sự hiệu quả là năng lực của các đại biểu HĐND nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân sách còn hạn chế, do vậy chưa đưa ra được nhiều ý kiến phản biện, phân tích đưa ra chính kiến của mình trước khi biểu quyết, quyết định kế hoạch đầu tư công; chất lượng báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh về kế hoạch ĐTC chưa đưa ra được nhiều ý kiến khác nhau để phân tích, thảo luận... Chính vì vậy để tăng cường năng lực trong việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai, giúp HĐND tỉnh thực hiện đúng vai trò quyền lực, nguồn vốn của ngân sách nhà nước được sử dụng, đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả tôi chọn đề tài “Tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai” làm luận văn thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở tập trung làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai trong thời gian qua… Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai trong thời gian tiếp theo. 2.1. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết nghiên cứu về quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công trong thời gian qua của HĐND tỉnh Lào Cai, phản ánh năng lực quyết định và giám sát của HĐND - Đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai.
  13. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực quyết định, giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nội dung nghiên cứu tình hình thực hiện quyết định và giám sát KH ĐTC để thấy được năng lực, vai trò của HĐND trong việc quyết định và giám sát kế hoạch ĐTC. - Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2016 đến 2018. Đề xuất giải pháp trong những năm tiếp theo. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh. Phân tích, đánh giá thực trạng về quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai trong thời gian tiếp theo. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động HĐND nói chung và HĐND tỉnh Lào Cai nói riêng, trong việc quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động HĐND tỉnh. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh . Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng thực hiện nhiệm vụ quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018 Chương 4: Giải pháp chủ yếu tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai.
  14. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUYẾT ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH 1.1. Cơ sở lý luận về quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của Hội đồng nhân dân tỉnh 1.1.1. Hội đồng nhân dân tỉnh “Luật Tổ chức chính quyền địa phương” ngày 19/6/2015 quy định: “HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Điều 19, “Luật Tổ chức chính quyền địa phương” quy định “nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh” như sau: “1) Trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật: a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh; b) Quyết định giải pháp bảo đảm trật tự, đấu tranh, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo hộ tính mạng, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, tự do, nhân phẩm, danh dự, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn; c) Quyết định giải pháp để thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ, do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của chính quyền địa phương ở tỉnh; d) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Chủ tịch UBND, UBND tỉnh và văn bản trái pháp luật của HĐND cấp huyện; đ) Giải tán HĐND cấp huyện trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn; phê chuẩn nghị quyết của HĐND huyện về việc giải tán HĐND cấp xã.
  15. 5 2) Trong xây dựng chính quyền: a) Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng, Phó Trưởng Ban của HĐND tỉnh, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh; bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND tỉnh; bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh; b) Bỏ phiếu tiến nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu theo quy định. c) Bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh, chấp nhận việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu; d) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; đ) Quyết định biên chế công chức trong cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập của UBND, biên chế công chức trong cơ quan của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được cấp trên giao; quyết định mức phụ cấp và số lượng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố, thôn và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định. e) Quyết định giải thể, thành lập, chia, nhập tổ dân phố, thôn; đổi tên, đặt tên tổ dân phố, thôn, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định. 3) Trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường: a) Quyết định kế hoạch phát triển KT-XH trung hạn, dài hạn và hằng năm của tỉnh; kế hoạch, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền; b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán chi, thu NSĐP và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết. Quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy định; c) Quyết định các nội dung liên quan đến lệ phí, phí theo quy định của pháp luật; các khoản đóng góp của Nhân dân; quyết định việc vay các nguồn vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật;
  16. 6 d) Quyết định chủ trương, giải pháp cụ thể để khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; đ) Quyết định các biện pháp khác để phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh theo quy định; e) Quyết định quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng trong phạm vi được phân quyền theo quy định; việc liên kết kinh tế vùng giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đảm bảo tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân; g) Quyết định quy hoạch phát triển hệ thống tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, mạng lưới giao thông, mạng lưới thương mại, du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. h) Thông qua kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt; quyết định giải pháp quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường trong phạm vi được phân quyền. 4) Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao: a) Quyết định giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo trong phạm vi được phân quyền; quyết định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục, đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật; b) Quyết định giải pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cải, tiến kỹ thuật trên địa bàn tỉnh; c) Quyết định giải pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; phát huy giá trị di sản văn hóa; bảo đảm cho hoạt động văn hóa, thông tin, báo chí, quảng cáo, xuất bản, thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền. 5) Trong lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội: a) Quyết định giải pháp phát triển hệ thống cơ sở chữa bệnh, khám bệnh thuộc các tuyến tỉnh, huyện, xã;
  17. 7 b) Quyết định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định; c) Quyết định giải pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, người mẹ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Quyết định biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh; d) Quyết định giải pháp quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương; biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. đ) Quyết định chính sách khuyến khích, kthu hút đối với công chức, cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại địa phương phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên; e) Quyết định giải pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; biện pháp xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. 6) Về công tác dân tộc, tôn giáo: a) Quyết định giải pháp thực hiện chính sách dân tộc, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương. b) Quyết định giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trong phạm vi được phân quyền; biện pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. 7) Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội: a) Quyết định giải pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng theo quy định; giữ vững an ninh chính trị, phòng, chống tham nhũng, đấu tranh tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; b) Quyết định chủ trương, giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của địa phương để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc đáp ứng yêu cầu thời bình và thời chiến;
  18. 8 c) Quyết định chủ trương, giải pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, dự bị động viên ở địa phương; quyết định chủ trương, biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, chuyển hoạt động KT-XH của địa phương từ thời bình sang thời chiến. d) Quyết định giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh. 8) Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp huyện. 9) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật” 1.1.2. Kế hoạch và kế hoạch đầu tư công. Kế hoạch là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chi tiêu, biện pháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ công tác của nhà nước nói chung hoặc của từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng. Kế hoạch thường được xây dựng cho từng thời gian nhất định theo niên hạn như: Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Theo “Điều 4, Luật Đầu tư công năm 2019” quy định: “Đầu tư công là Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này. Kế hoạch Đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục, chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện”. 1.1.3. Vai trò của “Hội đồng nhân dân tỉnh” trong việc quyết định và giám sát kế hoạch Đầu tư công Theo quy định tại “Khoản 4, Điều 58 – Trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn của Luật Đầu tư công: UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cho ý kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, bao gồm chi tiết danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư công và mức vốn bố trí cho từng dự án; Hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước”.
  19. 9 Đối với kế hoạch Đầu tư công hàng năm: “Khoản 5 Điều 59 Luật Đầu tư công: Trước ngày 25/7 hằng năm, UBND báo cáo HĐND cùng cấp thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau, bao gồm chi tiết danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án theo từng nguồn vốn và gửi cơ quan cấp trên ở địa phương báo cáo dự kiến đã được Hội đồng nhân dân thông qua.” Theo “Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015” quy định: + “HĐND tỉnh quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của tỉnh, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền”. (Khoản 3 Điều 19). + “HĐND giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh...” (Khoản 8 Điều 19).” 1.1.4. Nội dung quyết định và giám sát kế hoạch ĐTC của HĐND tỉnh Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào “Năng lực, vai trò của HĐND tỉnh trong quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công”, do vậy nội dung luận văn làm rõ các vấn đề: 1.1.4.1. Quyết định KH ĐTC Tập trung vào 2 nội dung: (i) Trước khi gửi xin ý kiến của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, UBND trình HĐND cho ý kiến hoặc ủy quyền cho “Thường trực HĐND” cùng cấp cho ý kiến trao đổi về “KH ĐTC trung hạn, hàng năm vốn ĐTC” nguồn do TW quản lý; Sau khi UBND tỉnh trình, HĐND tỉnh tiếp nhận tờ trình và các hồ sơ liên quan về KH ĐTC của tỉnh: Gồm có KH ĐTC toàn tỉnh (cả nguồn NSĐP và NSTW); KH ĐTC vốn NSNN theo kế hoạch hàng năm do trung ương cấp. Việc lập KH đầu tư công và dự toán NSNN hàng năm: theo quy định UBND tỉnh sẽ trình HĐND các tờ trình và hồ sơ sau: “- Tờ trình của UBND tỉnh về KH ĐTC vốn NSTW trình Thường trực HĐND tỉnh xin ý kiến trước và sau khi gửi các Bộ, ngành trung ương (Lần 1: Trước 25/7 hàng năm; Lần 2: Sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành trung ương, xin ý kiến Thường trực HĐND trước khi gửi chính thức đến các Bộ, ngành trung ương). - Tờ trình của UBND tỉnh về KH ĐTC sử dụng vốn NSĐP tự cân đối, trình tại kỳ họp HĐND tỉnh quyết nghị.
  20. 10 - Tờ trình của UBND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung KH ĐTC.” (ii) Nghị quyết quyết định KH ĐTC trung hạn, hàng năm của địa phương. Với 02 nội dung vừa đề cập, luận văn sẽ phân tích theo quy trình hoạt động của “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh”, cụ thể như sau: Sau khi tiếp nhận tờ trình của UBND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh giao Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra tờ trình: Nội dung thẩm tra ngoài sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, còn xem xét kế hoạch đầu tư có phù hợp hay chưa phù hợp; sự tuân thủ trình tự lập, định mức, nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công đối với từng nguồn vốn, từng công trình; các ý kiến khác nhau và các nội dung nhất trí, không nhất trí, những kiến nghị cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung. (iii). Đại biểu HĐND tỉnh căn cứ báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách để tham khảo, nghiên cứu trước khi biểu quyết, thông qua Nghị quyết Tại kỳ họp HĐND tỉnh về quyết định kế hoạch đầu tư công. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về năng lực của đại biểu cũng như về chuyên môn lĩnh vực tài chính ngân sách của thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách còn mỏng, nên chất lượng báo cáo thẩm tra của Ban chưa cao, đưa ra những nhận định, chính kiến phản biện còn ít, gần như đồng thuận với các nội dung UBND tỉnh trình do vậy một số nội dung dự án trong kế hoạch đầu tư công chưa thực sự cần thiết, đầu tư còn dàn trải, chính vì vậy cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực quyết định của HĐND tỉnh trong việc quyết định kế hoạch đầu tư công. 1.1.4.2. Giám sát thực hiện KH đầu tư công: Việc giám sát thực hiện KH ĐTC chủ yếu tập trung vào 2 nội dung: Giám sát quá trình triển khai tổ chức thực hiện NQ về KH ĐTC của HĐND; Giám sát việc chấp hành pháp luật trong đầu tư công, cụ thể: - Cách thức lập kế hoạch giám sát: Sau khi xác định lựa chọn được nội dung giám sát, Thường trực HĐND hoặc Ban Kinh tế - Ngân sách thu thập thông tin như Luật, các văn bản quy định khác liên quan đến kế hoạch đầu tư công để xây dựng kế hoạch giám sát, xác định được mục đích, yêu cầu của kế hoạch giám sát, nội dung, đối tượng, thời gian và đề cương báo cáo giám sát gửi các đối tượng được giám sát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2