intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chông buôn lậu trên địa bàn tỉnh từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phòng, chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH NGỌC CƯỜNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH NGỌC CƯỜNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Quang Thiệu THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài "Tăng cường quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020 Tác giả Trịnh Ngọc Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại Trường. Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Đoàn Quang Thiệu vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Cục Quản lý Thị trường tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện để tác giả theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hoàn thành bản luận văn được thuận lợi. Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này. Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Trịnh Ngọc Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 4. Những đóng góp của luận văn ....................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHỐNG BUÔN LẬU ............................................................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chống buôn lậu ................................................ 5 1.1.1. Khái quát chung về buôn lậu ................................................................... 5 1.1.2. Quản lý nhà nước về chống buôn lậu ...................................................... 8 1.1.3. Nội dung quản lý về chống buôn lậu .................................................... 15 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chống buôn lậu.......... 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 21 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chống buôn lậu của một số địa phương .............. 21 1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý chống buôn lậu cho tỉnh Lào Cai ...... 23 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 24 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 25 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 29 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 29 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 31 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh nội dung quản lý về chống buôn lậu.................. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHÔNG BUÔN LẬU TẠI TỈNH LÀO CAI .............................................................................................. 34 3.1. Khái quát về tỉnh Lào Cai và cục quản lý thị trường tỉnh Lào Cai ....... 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 35 3.1.3. Khái quát về Cục quản lý thị trường tỉnh Lào Cai ................................ 39 3.2. Thực trạng quản lý chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai ................................. 40 3.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch phòng, chống buôn lậu ........................................................... 41 3.2.2. Huy động nguồn lực chống buôn lậu .................................................... 43 3.2.3. Tổ chức phối hợp chống buôn lậu ......................................................... 47 3.2.4. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chống buôn lậu ................................. 50 3.2.3. Kết quả triển khai thực hiện quản lý chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai........ 53 3.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động triển khai thực hiện quản lý chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai ......................................................................... 59 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai.......................................................................................................... 61 3.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 61 3.3.2. Chủ trương, chính sách, quy định về chống buôn lậu ........................... 63 3.3.3. Năng lực của cán bộ thực hiện chống buôn lậu .................................... 68 3.3.4. Nhận thức, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng ................... 62 3.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai ... 70 3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 70 3.4.2. Những khó khăn và nguyên nhân .......................................................... 74 Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHÔNG BUÔN LẬU TẠI TỈNH LÀO CAI........................................................................... 77 4.1. Quan điểm, định hướng tăng cường quản lý chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai.......................................................................................................... 77 4.1.1. Quan điểm tăng cường quản lý chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai ............. 77 4.1.2. Định hướng tăng cường quản lý chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai ........... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai ............... 79 4.2.1. Hoàn thiện luật pháp, chủ trương, chính sách, quy định ....................... 79 4.2.2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền........................................ 81 4.2.3. Tăng cường nguồn lực........................................................................... 82 4.2.4. Nâng cao trình độ và đạo đức cán bộ .................................................... 84 4.2.5. Tăng cường công tác phối hợp, thanh kiểm tra, kiểm soát, giám sát, xử lý vi phạm .............................................................................................. 86 4.3. Kiến nghị ............................................................................................... 89 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương ......................................... 89 4.3.2. Kiến nghị với tỉnh Lào Cai .................................................................... 91 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 95 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp HKD : Hộ kinh doanh KHCN : Khoa học công nghệ NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLNN : Quản lý nhà nước QLTT : Quản lý thị trường SHTT : Sở hữu trí tuệ UBND : Ủy ban nhân dân XNK : Xuất nhập khẩu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 2.1. Ý nghĩa của thang đo Likert ..................................................................26 Bảng 2.2. Chi tiết mục hỏi các tiêu chí trong phiếu điều tra ..................................27 Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 .................................36 Bảng 3.2. Đánh giá công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch phòng, chống buôn lậu của tỉnh Lào Cai ...................................................................................................43 Bảng 3.3. Nguồn lực chống buôn lậu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019..............44 Bảng 3.4. Đánh giá công tác huy động nguồn lực chống buôn lậu của tỉnh Lào Cai ....46 Bảng 3.5. Nội dung phối hợp chống buôn lậu của lực lượng quản lý thị trường...48 Bảng 3.6. Đánh giá công tác tổ chức phối hợp chống buôn lậu của tỉnh Lào Cai .......50 Bảng 3.7. Bảng thông tin, tuyên truyền về chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 .....................................................................................51 Bảng 3.8. Đánh giá của doanh nghiệp và hộ kinh doanh về công tác tuyên truyền chống buôn lậu ............................................................................52 Bảng 3.9. Kết quả thực hiện phòng chống buôn lậu tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 ..............................................................................................53 Bảng 3.10. Một số mặt hàng buôn lậu chủ yếu bị tịch thu giai đoạn 2017-2019.....56 Bảng 3.11. Đánh giá công tác thực hiện chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai ......58 Bảng 3.12. Đánh giá thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chống buôn lậu ....61 Bảng 3.13. Cơ cấu cán bộ công chức tại Cục quản lý thị trường tỉnh Lào Cai ........68 Hình: Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019...............35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, mang tính thời sự; có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa, thủ đoạn ngày càng tinh vi; có nơi, có lúc trở nên nóng bỏng, quyết liệt. Buôn lậu thật sự trở thành "quốc nạn", gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thực trạng trên đã và đang là những vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa "hiểm họa" này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc tiếp tay, bao che cho buôn lậu". Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 16/10/1997 đánh giá: "Buôn lậu đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trở quá trình phát triển lành mạnh của kinh tế đất nước". Để giải quyết "quốc nạn" này, Đảng và Nhà nước xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu dài; đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống nhằm từng bước ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tệ nạn buôn lậu. Cuộc đấu tranh này chỉ có thể giành thắng lợi nếu được phối hợp triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn quốc và trên từng địa bàn cụ thể, trong đó đấu tranh phòng chống buôn lậu trên từng địa bàn có ý nghĩa quan trọng. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 265 km theo đường bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước. Với đặc thù là tỉnh có biên giới trải dài, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vào dịp cuối năm 2018 và hai tháng đầu năm 2019 có những diễn biến phức tạp, tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu có điều kiện, cấm nhập khẩu như: Thuốc lá điếu, hàng tiêu dùng, điện thoại, máy tính bảng đã qua sử dụng, mỹ phẩm, thủy sản giống, khoáng sản, hoa quả... Các đối tượng buôn lậu hoạt động ngày càng tinh vi hơn, sử dụng mọi phương thức, thủ đoạn như: Lợi dụng chế độ ưu đãi miễn kiểm tra của hải quan, chính sách ưu đãi, miễn thuế của cư dân biên giới, thuê người theo dõi các lực lượng chức năng, vận chuyển hàng theo từng cung đoạn, sử dụng biển kiểm soát giả, cất giấu hàng vào hầm, vách ngăn Tại thị trường nội địa, tình trạng vận chuyển, buôn bán thực phẩm không qua kiểm dịch, hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, thuốc bảo vệ thực vật còn diễn ra tại một số nơi, nhất là tại địa bàn TP. Lào Cai, các huyện Sa Pa, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương… tập trung vào các nhóm hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ cao như: Rượu, bia, nước giải khát, bánh, kẹo, sản phẩm công nghệ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc bảo vệ thực vật... Do đó cần có những biện pháp nhằm tăng cường quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai là một vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ thực tế nói trên tác giả lựa chọn đề tài: "Tăng cường quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai” làm luận văn nghiên cứu thạc sỹ của mình với mong muôn đề xuất một số giải pháp để giải quyết tình trạng trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chông buôn lậu trên địa bàn tỉnh từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 quả hoạt động phòng, chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phòng chống buôn lậu. - Phân tích, đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý phòng chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý phòng chống buôn lậu tại Cục Quản lý thi trường tỉnh Lào Cai. Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu tại tỉnh Lào Cai. Phạm vi về thời gian: giai đoạn nghiên cứu từ 2017 đến 2019, và số liệu điều tra, khảo sát năm 2020. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu nghiên cứu, tham khảo tương đối toàn diện về quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Vì vậy luận văn có những đóng góp khoa học như sau: Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm về quản lý chống buôn lậu trên địa bàn một tỉnh. Thứ hai, Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý phòng chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019, chỉ ra những kết quả đạt được, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 hạn chế, nguyên nhân đồng thời luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý phòng chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thứ ba, trên cơ sở khoa học và thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tằng cường quản lý phòng chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chống buôn lậu. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHỐNG BUÔN LẬU 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chống buôn lậu 1.1.1. Khái quát chung về buôn lậu 1.1.1.1. Khái niệm về buôn lậu Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm buôn lậu: Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam “Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa mà Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của Hải quan”. Tổ chức Hải quan thế giới WCO (World Customs Organization) họp tại thủ đô Nairobi của nước Cộng hòa Kênia ngày 09/6/1977 thống nhất đưa ra khái niệm (còn gọi là công ước Nairobi) như sau: "Buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hóa lén lút qua biên giới". Điều 153, Bộ Luật Hình Sự Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009 đã quy đinh “Buôn lậu: là các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như: vũ khí, chất nổ, ngoại tệ, cổ vật, đồ chơi kích thích bạo lực, văn hóa phẩm độc hại xấu đến môi sinh, môi trường; đến người; động; thực vật; những vật phẩm thuộc do tích lịch sử, văn hóa. Buôn lậu là các hành vi trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Hải quan, biên phòng) hoặc dùng các thủ đoạn gian dối để che mắt các cơ quan này để vận chuyển hàng cấm; trốn; lậu thuế đối với việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa qua biên giới; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 dùng các thủ đoạn bí mật, bất hợp pháp trà trộn hàng lậu với các hàng hóa khác vận chuyển qua cửa khẩu nhưng qua được mắt Hải quan”. 1.1.1.2. Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu Nghiên cứu thực tiễn đấu tranh phòng, chống buôn lậu cho thấy buôn lậu tồn tại do một số nguyên nhân: Một là, nền kinh tế nước ta chậm phát triển, chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; giá thành cao, mất cân đối giữa cung và cầu, chênh lệch lớn về giá. Hai là, hệ thống văn bản pháp lý thiếu thống nhất, kể cả trong việc áp dụng. Phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân; thế nhưng công tác này không thể đạt được kết quả nếu thiếu các biện pháp quản lý bằng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật và quản lý của Nhà nước. Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống buôn lậu trong các ngành, các cấp và trong quần chúng nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Bốn là, sự tác động của kinh tế chung trong khu vực đã kích thích, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. Trong khi nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, thì trong những năm gần đây phần lớn các nước trong khu vực lại có mức tăng trưởng kinh tế cao, sản xuất phát triển hàng hóa mạnh; do vậy đã tạo ra sự chênh lệch khá cao về về giá cả hàng hóa giữa thị trường ở trong nước và các nước trong khu vực. 1.1.1.3. Hậu quả của buôn lậu * Đối với nền kinh tế Buôn lậu trước tiên ảnh hưởng trực tiếp đến những thành quả của công cuộc đổi mới của đất nước, nguy cơ kiềm hãm tốc độ phát triển kinh tế, tạo lực cản đối với quá trình CNH, HĐH đất nước. Hàng nhập lậu trốn thuế nên giá rẻ, trong khi đó hàng hóa sản xuất trong nước phải chịu nhiều thứ thuế nên giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 thành sản phẩm cao hơn, không tiêu thụ được, làm cho tình trạng nợ đọng vốn, sản xuất hàng hóa đình đốn ảnh hưởng đời sống người lao động. Đối với một số cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước có hành vi buôn lậu sẽ dẫn đến tình trạng đồng vốn quốc gia bị sử dụng sai mục đích, không tạo ra được sản phẩm thông qua sản xuất và hiệu quả không hợp pháp trong kinh doanh, làm mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. * Ảnh hưởng đối với an ninh, chính trị Vì mục đích lợi nhuận, đối tượng tham gia buôn lậu không từ bất cứ một mặt hàng nào kể cả những mặt hàng nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán như ma túy, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, quân trang quân dụng v.v... Buôn lậu ảnh hưởng đối với nền kinh tế, tất yếu sẽ làm cho an ninh chính trị của đất nước càng khó khăn hơn. Hàng hóa nhập lậu làm cho thị trường hỗn loạn, Nhà nước không kiểm soát được tình hình hoạt động XNK và các chính sách đầu tư đối với nước ngoài; ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, làm giảm các khoản chi cho các quỹ phúc lợi xã hội, làm cho tệ nạn xã hội phát triển. Những khoản thu nhập có từ buôn lậu làm cho một bộ phận làm ăn bất chính giàu lên, sống sa đọa, coi thường kỷ cương phép nước, làm cho Nhà nước không điều hành được công việc của mình tất yếu Nhà nước sẽ suy yếu, ảnh hưởng đến chủ quyền và an ninh quốc gia. * Ảnh hưởng về mặt văn hóa - xã hội Lợi nhuận của buôn lậu làm gia tăng chênh lệch giàu và nghèo, làm cho một số nhà sản xuất đi lạc hướng, số người không có việc làm ngày một tăng. Buôn lậu lôi kéo một lực lượng lớn lao động tham gia, bỏ sản xuất, trẻ em đến tuổi đến trường phải bỏ học, người dân bỏ sản xuất đi làm thuê, trật tự an toàn xã hội biến động. Buôn lậu là một trong những nguyên nhân làm suy thoái đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục. Vì hám lợi họ phản lại giá trị đạo đức truyền thống để chạy theo đồng tiền, và chính đồng tiền có được từ buôn lậu một cách dễ dàng dễ đưa họ tới những tệ nạn như cờ bạc, ma túy, mại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 dâm. Song song với việc nhập hàng lậu, bọn buôn lậu còn nhập tài liệu phản động, tranh ảnh khiêu dâm, cổ vũ lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền, làm ảnh hưởng đến nhân cách con người, ảnh hưởng cả thế hệ lười lao động, sáng tạo. 1.1.2. Quản lý nhà nước về chống buôn lậu 1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về chống buôn lậu Quản lý nhà nước (QLNN) về chống buôn lậu nhằm bảo vệ và góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển bảo vệ người tiêu dùng, tác động tích cực đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là những mặt trái của nền kinh tế thị trường, có thể để lại những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, kìm hãm sản xuất, kinh doanh trong nước, gây thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư… hoạt động chống buôn lậu có quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua QLNN về chống buôn lậu góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và đến lượt nó, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ góp phần tích cực vào chống buôn lậu (Phan Văn Minh, 1997). Ngay từ khi xác định hội nhập kinh tế quốc tế, quan điểm và chính sách của Việt Nam đã thực hiện qua việc tham gia các công ước và hiệp ước quốc tế và thực hiện các cam kết về thương mại đối với các đối tác, tổ chức hợp tác quốc tế như (Nguyễn Mạnh Thắng, 1999), (Thủ tướng Chính phủ, 2010). - Công ước Stockholm về việc thành lập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, tiếng Anh viết tắt là WIPO, được thành lập trên cơ sở Công ước ký tại Stockhlm ngày 14 tháng 7 năm 1967 gọi là công ước về thành lập “Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới”. WIPO có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia và quản lý các hiệp định, hiệp ước khác nhau liên quan đến các khía cạnh pháp luật và quản lý sở hữu trí tuệ. Việt Nam là thành viên của WIPO từ ngày 02/7/1976. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 - Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp: Công ước Paris được ký kết ngày 20/3/1883 với mục đích chủ yếu là nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việc đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá của công dân các nước thành viên công ước. Đồng thời xây dựng một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại các nước thành viên trên nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu công nghiệp của các nước thành viên. Việt Nam là thành viên của công ước từ năm 1949. - Công ước Bern 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước Bern được ký kết năm 1886 là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên và là điều ước quốc tế quan trọng nhất về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Mục đích của công ước là nhằm bảo hộ một cách có hiệu quả và thống nhất trên phạm vi quốc tế quyền của tác giả. Việt Nam là thành viên của công ước từ ngày 26/10/2004. - Công ước Geneva về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép; Công ước Geneva được ký kết vào năm 1971. Việt Nam là thành viên của công ước ngày 26/7/2005. - Thoả ước Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá 1891. Đây là điều ước đặc biệt được ký kết ngày 14/4/1891 trong khuôn khổ công ước Paris. Mục đích của thoả ước Madrit là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại các nước thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức vào năm 1949. - Nghi định thư liên quan đến thoả ước Madrit: Nghi định thư liên quan đến thoả ước Madrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá được ký kết vào năm 1989. Thoả ước Madrit về nghị định thư liên quan đến thoả ước Madrit đã tạo nên hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá. Hệ thống này thực sự mang lại lợi ích cho cả người nộp đơn và quốc gia thành viên. Việt Nam tham gia nghị định này từ ngày 11/7/2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 - Hiệp ước hợp tác sáng chế Patent (Hiệp ước PCT): Hiệp ước PCT được ký kết ngày 19/6/1970 và có hiệu lực vào năm 1978 nhằm mục đích đơn giản hoá, tiết kiệm thời gian và nhân lực đối với việc đăng ký bảo hộ các sáng chế có nhu cầu bảo hộ tại nhiều nước. Việt Nam là thành viên chính thức vào ngày 10/3/1993. - Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định song phương về bảo hộ sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ và Thụy Sỹ. Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tham gia hiệp định về những vẫn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) từ năm 2007. Đối với thị trường trong nước, ngay những năm sau khi xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tại nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị nêu rõ “Đặt sự lưu thông hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước; khuyến khích phát huy mặt tích cực, đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường”. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định “Hình thành đồng thời các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý cần thiết để thị trường hoạt động có hiệu quả, có kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế và kiểm soát được độc quyền kinh doanh. Có giải pháp hữu hiệu chống buôn lậu”. Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ số 1254 ngày 14/2/2002 yêu cầu các Bộ, Ngành và địa phương trong cả nước: “Phải coi đấy là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên không chỉ làm kiểu chiến dịch từng đợt”. Nơi nào, địa phương nào tình hình buôn lậu không giảm thì chủ tịch UBND, thủ trưởng đơn vị lực lượng phụ trách địa bàn đó phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Đối với các Bộ, Ngành được giao làm nhiệm vụ chống buôn lậu: Phải đặc biệt chú trọng tăng cường thanh tra, kiểm tra làm trong sạch đội ngũ làm nhiệm vụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta cũng xác định QLNN về chống buôn lậu là cuộc chiến lâu dài, khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì, kiên quyết, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước. Xuất phát từ mục đích và động cơ chiếm đoạt lợi nhuận, các đối tượng vi phạm không từ bất cứ một thủ đoạn nào nhằm che dấu hành vi vi phạm, thậm chí sử dụng các thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ lôi kéo hoặc đe doạ, sử dụng vũ lực để thực hiện. Để tăng cường QLNN về chống buôn lậu, yêu cầu đặt ra là phải kiên trì, kiên quyết, sử dụng đồng bộ các biện pháp trên cơ sở phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, của nước ta. Tại Nghị quyết số 12/TW của Bộ Chính trị đã vạch rõ “Sử dụng các biện pháp đồng bộ, kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này”. Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định rõ quan điểm của Nhà nước ta: “Xử lý nghiêm minh các vụ buôn lậu và gian lận thương mại. Điều tra, kết luận và xử lý ngay một số vụ buôn lậu điển hình để răn đe và giáo dục quần chúng”. Lực lượng QLTT là nòng cốt trong chống buôn lậu, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác để tham mưu tích cực cho các cấp uỷ Đảng, cơ quan trong cuộc đấu tranh đầy cam go này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) đã xác định một trong những chính sách lớn về kinh tế - xã hội. “Thiết lập trật tự mới, xã hội chủ nghĩa, trên mặt trận phân phối, lưu thông, để góp phần ổn định đời sống, đẩy mạnh sản xuất, chuyển tốt tình hình kinh tế và xã hội…”. Và một trong những mục tiêu quan trọng của QLTT trong thời gian này là: “loại trừ bọn đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Kiểm soát chặt chẽ hàng xuất khẩu qua biên giới” (Trích trong Nghị quyết số 198-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và QLTT, ngày 23/11/1982). Để thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V đã đề ra và để ngăn chặn các hành vi vị phạm chính sách QLTT, góp phần đẩy mạnh sản xuất, ổn định vật giá và đảm bảo đời sống nhân dân, Hội đồng Nhà nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2