Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân để từ đó đưa ra giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND giúp các QTDND hoạt động an toàn, tuân thủ các quy định pháp luật từ đó góp phần giải quyết việc làm thúc đầy kinh tế địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ THANH HƯƠNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ THANH HƯƠNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC SƠN THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và tư liệu được dựa trên nguồn tin cậy và dựa trên thực tế tiến hành khảo sát của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, ngày 08 tháng 3 năm 2016 Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Hương
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy, các cô giáo, các đồng chí đồng nghiệp và Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên. Trước tiên tôi xin cảm ơn các thầy, các cô giáo sau đại học của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích để giúp tôi có nhìn nhận đứng đắn, phương pháp luận để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi xin cám ơn sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin cám ơn Thầy PGS, TS Nguyễn Ngọc Sơn đã hướng dẫn trực tiếp trong quá trình viết luận văn, để hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin cảm ơn các đồng chí đồng nghiệp, cùng Ban lãnh đạo Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã đóng góp cho tôi những góp ý thiết thực, sắt đáng để tôi hoàn thành đề tài luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian, động viên tôi tham gia khóa học và hoàn thành việc nghiên cứu luận văn này. Tôi xin bầy tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cám ơn! Thái Nguyên, ngày 08 tháng 3 năm 2016 Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Hương
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn nghiên cứu .................................................. 4 5. Bố cục của luận văn nghiên cứu ................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ..................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý của NHNN đối với Quỹ tín dụng nhân dân ....... 6 1.1.1. Khái niệm về quản lý của Nhà nước đối với QTDND ........................... 6 1.1.2. Đặc điểm của quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND ........ 9 1.1.3. Vai trò của quản lý của NHNN đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên ... 16 1.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân ................................................................................................. 23 1.1.5. Các nhân tố tác động tới quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân .................................................................................................. 27 1.2. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân ở nước Canada, nước Đức và một số tỉnh, thành phố và bài học kinh nghiệm ................ 29
- iv 1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân của Cộng hòa liên bàn Đức và Canada .................................................................. 29 1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân ở một số tỉnh, thành phố .................................................................. 32 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân cho tỉnh Hưng Yên .................................................... 34 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 37 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 37 2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 37 2.2.3. Phương pháp so sánh............................................................................. 38 2.2.4. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 38 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38 2.3.1. Chỉ tiêu về quản lý của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh ............. 38 2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân ............... 39 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN........................................................................ 41 3.1. Điều kiện hoạt động và quá trình hình thành phát triển của QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .................................................................................... 41 3.1.1. Điều kiện hoạt động .............................................................................. 41 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của QTDND tình Hưng Yên ............. 41 3.2. Thực trạng các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và tổ chức hoạt động NHNN tỉnh Hưng Yên........................................................... 47 3.2.1. Thực trạng Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .......... 47 3.3. Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ...................................................................... 62
- v 3.3.1. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên .............................................................. 62 3.3.2. Công tác tham mưu, triển khai văn bản quy phạm pháp luật ............... 65 3.3.3. Thực trạng về Thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn .. 67 3.3.4. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ........................................................................................ 78 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ................................................................. 79 3.5. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .................................................................................... 81 3.5.1. Một số kết quả đạt được về quản lý nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ............................................................................... 81 3.5.2. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh và nguyên nhân chủ yếu ....................................... 85 Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ...................................................... 90 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.................. 90 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 90 4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 90 4.1.3. Định hướng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ............................................................................... 92 4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ....................................... 93 4.2.1. Tăng cường thanh tra, giám sát từ xa đối với Quỹ tín dụng nhân dân . 93
- vi 4.2.2. Tăng cường phối hợp với Ngân hàng Hợp tác xã, Hiệp hội QTDND trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ quản trị, điều hành, kiểm soát của QTDND .......................................................................... 97 4.2.3. Tăng cường việc triển khai phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ................................... 98 4.2.4. Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương nơi có QTDND hoạt động ...................................................................................................... 100 4.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh ................................................. 101 4.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển hệ thống QTDND ......... 103 4.3. Những kiến nghị ..................................................................................... 103 4.3.1. Đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành Trung ương .................................. 103 4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................ 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111
- vii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BKS : Ban kiểm soát CQTTGSNH : Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng CSTT : Chính sách tiền tệ HĐQT : Hội đồng quản trị HTX : Hợp tác xã HTXTD : Hợp tác xã tín dụng KSNB : Kiểm soát nội bộ NHHT xã : Ngân hàng Hợp tác xã NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương Mại NHTW : Ngân hàng Nhà nước Trung ương QLNN : Quản lý nhà nước QTD KV : Quỹ tín dụng khu vực QTD TW : Quỹ tín dụng Trung ương QTD : Quỹ tín dụng QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân TCTD : Tổ chức tín dụng TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Bảng các QTDND ở các huyện, thành phố tỉnh Hưng Yên năm 2014 ....47 Bảng 3.2. Bảng phân tích trình độ cán bộ quản lý QTDND tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2014 ................................................................................................49 Bảng 3.3. Tình hình nguồn vốn của các QTDND trên địa bàn tỉnh .........................52 Bảng 3.4. Tình hình sử dụng vốn của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên . 54 Bảng 3.5 Kết quả kinh doanh của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .56 Bảng 3.6. Thuế đã nộp và lợi nhuận của các QTDND tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 -2014 .................................................................................... 58 Bảng 3.7 So sánh thuế đã nộp của các QTDND tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010- 2014 .. 58 Bảng 3.8 Chất lượng tài sản có của QTDND tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 -201459 Bảng 3.9 Xếp loại chất lượng tài sản có của các QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn năm 2010 -2014................................................................60 Bảng 3.10 Đánh giá xếp loại về chỉ tiêu quản lý của QTDND tỉnh Hưng Yên ........61 Bảng 3.11 Xếp loại chung của các QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2014 ................................................................................................61 Bảng 3.12 Số lượng văn bản chỉ đạo gửi đi cho các QTDNDtrên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn năm 2010-2014.................................................................67 Bảng 3.13 Thống kê các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2014 ...............................................70 Bảng 3.14 Sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra các QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2014 ..............................................................74 Bảng 3.15 Số kiến nghị thanh tra được chỉnh sửa ở các QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 -2014 .............................................................77
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tăng trưởng số lượng thành viên của QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 -2014 .............................................................50 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý bằng công cụ thanh tra, giám sát ngân hàng ...26 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của NHNN Chi nhánh tỉnh Hưng Yên ............63
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993. Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình kinh tế tập thể, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ nhau phát triển sản xuất kinh doanh phát triển đời sống. Hơn 20 năm hình thành và phát triển QTDND đã trở thành một hệ thống rộng lớn các Quỹ tín du ̣ng nhân dân cơ sở đã không ngừng được củng cố, chấn chỉnh, được mở rộng, tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng hoạt động. Các Quỹ tiń du ̣ng nhân dân cơ sở đã đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phát triển kinh tế các thành viên, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, từng bước góp phần cải thiện đời sống của các thành viên, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt là đối với nông nghiệp, nông thôn. Do đó các QTDND có vai trò quan trọng nên quản lý nhà nước (QLNN) đối với các quỹ này ngày càng được chú trọng. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, hiện có 65 QTDND cơ sở và 1 QTD Trung Ương (này là Ngân hàng Hợp tác xã) là tỉnh có số lượng Quỹ nhiều, đứng thứ 4 trong cả nước, các Quỹ hoạt đô ̣ng trên khắ p các huyện, thành phố trong tỉnh. Hê ̣ thố ng Quỹ tín dụng này đã và đang góp phần hỗ trợ vốn cho kinh tế hộ, đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh. Về phía Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên với chức năng tham mưu giúp Thống đốc về quản lý tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, trong đó các QTDND trên địa bàn tỉnh được cấp phép thành lập và chịu sự quản lý giám sát trực tiếp bởi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên. Thời gian qua, quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh đã được đổi mới ở tất các các khâu: từ đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức đăng ký hoạt động, hỗ trợ hoạt động và thanh tra, giám sát. Trước năm 2010 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh có phòng chuyên quản (phòng Quản
- 2 lý các tổ chức tín dụng Hợp tác) chuyên quản lý và hướng dẫn các QTDND, năm 2010 theo Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2009 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã sát nhập 2 phòng lại là phòng Thanh tra và phòng Quản lý các tổ chức tín dụng Hợp tác thành phòng Thanh tra, giám sát với chức năng vừa quản lý giám sát và thực hiện Thanh tra các Quỹ tín dụng nhân dân. Bên cạnh những mặt tích cực hiện còn không ít hạn chế, trở ngại trong quản lý đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh: cơ chế, chính sách đối với QTDND chưa đồng bộ, môi trường pháp lý cho hoạt động QTDND chưa hoàn thiện; công tác kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ QTDND và của các cơ quan chức năng chưa được coi trọng. Chính vì vậy các QTDND gặp không ít khó khăn như: hiệu quả kinh doanh của một số Quỹ còn bấp bênh, hoạt động chưa an toàn, tính bền vững không cao, một số QTDND không tuân thủ đúng theo tôn chỉ, mục đích hoạt động, điều lệ QTDND khi được cấp phép thành lập và hoạt động. Mặt khác trong thời gian qua các QTDND cũng đã bộ lộ những hạn chế tồn tại, yếu kém cần khắc phục như: Trình độ quản lý điều hành còn yếu kém, một số cán bộ lợi dụng tham ô trục lợi làm thất thoát tài sản của Quỹ, cho vay sai quy định sai nguyên tắc, chất lượng hoạt động còn nhiều hạn chế dẫn đến một số QTDND bắt buộc phải giải thể đã phần nào ảnh hưởng đến uy tín của cả hệ thống. Trong năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 1 Quỹ tín dụng buộc phải giải thể là QTD Trần Cao và đến nay có 3 Quỹ bị đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt ( Quỹ Bình Minh, QTD Quang Hưng và QTD Bình Kiều) và 19 quỹ phải xây dựng lại phương án tái cơ cấu Quỹ tín dụng đã gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của các QTDND trên địa bàn tỉnh. Những yếu kém, tồn tại đó đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thống QTDND; Nguy cơ đổ vỡ vẫn còn nhiều tiềm ẩn. Trong đó ở đây việc quản lý giám sát của Ngân hàng Nhà nước tỉnh đối với hệ thống QTDND trên địa bàn chưa thật sát sao để cảnh báo ngăn chặn những rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động, hạn chế và khắc phục những yếu kém. Như vậy để hoạt động của các QTDND phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững và từ đó góp phần phát triển kinh tế địa phương thì việc cần đưa ra những giải
- 3 pháp tiếp tục tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đối với các quỹ này là rất cần thiết. Là một cán bộ tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên cùng với việc vận dụng những kiến thức đã học lý luận khoa học đã được tiếp thu ở lớp cao học Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Quản trị kinh doanh Thái Nguyên với sự hướng dẫn tận tình của PGS, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sơn, tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân để từ đó đưa ra giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND giúp các QTDND hoạt động an toàn, tuân thủ các quy định pháp luật từ đó góp phần giải quyết việc làm thúc đầy kinh tế địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý của NHNN đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; - Phân tích, đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố tác động đến quản lý của NHNN đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; - Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên đối với QTDND trên địa bàn tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Về không gian: Nghiên cứu về quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên đối với QTDND hoạt động trên địa bàn tỉnh. Các Qũy tín dụng nhân dân ở đây bao gồm: 65 QTDND cơ sở.
- 4 - Về thời gian: Việc nghiên cứu thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm 2010 đến năm 2014, các giải pháp tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên dự kiến đề xuất cho đến năm 2020. - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ đó có đề xuất giải pháp tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh và có kiến nghị đối với Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước và Chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý đối với các Quỹ. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn nghiên cứu 4.1. Giá trị khoa học - Hệ thống hóa vấn đề lý thuyết về QTDND và quản lý của Ngân hàng Nhà nước của chi nhánh tỉnh đối với QTDND. - Phân tích các nhân tố tác động tới công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đối với QTDND ( yếu tố khách quan và chủ quan) qua đó có đề xuất tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh. - Qua đó phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khắc phục phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật; phát huy những nhân tố tích cực góp phần phần nâng cao hiệu lực hiểu quả trong hoạt động quản lý đảm bảo hoạt động của các QTD an toàn lành mạnh vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. 4.2. Giá trị ứng dụng - Sau khi luận văn hoàn thành sẽ đưa ra một số giải pháp hữu ích cho mục tiêu tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, xuất phát từ thực tế những tồn tại yếu kém những năm gần đây của các QTD tại tỉnh về hoạt động mất khả năng thanh khoản gây ra đỗ vỡ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân gửi tiền, thành viên, từ đó có giải pháp để tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước để giúp cho các QTD hoạt động an toàn, hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước.
- 5 - Đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 4.3. Đóng góp mới của luận văn Luận văn nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên đối với các Quỹ tín dụng và những kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước; đối với chính quyền địa phương để từ đó giúp cho hoạt động của QTD được an toàn, hiệu quả. 5. Bố cục của luận văn nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày theo bố cục gồm có 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý của NHNN đối với Quỹ tín dụng nhân dân Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng của quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Chương 4. Giải pháp tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý của NHNN đối với Quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1. Khái niệm về quản lý của Nhà nước đối với QTDND 1.1.1.1 Sự ra đời của QTDND Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 10/SL thành lập Nha tín dụng sản xuất, tổ chức này có nhiệm vụ cho vay vốn đối với nông dân, nhất là nông dân nghèo để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Tiếp đến thành lập Hợp tác xã tín dụng từ năm 1956 ở miền Bắc và năm 1983 miền Nam. Đến năm 1985 hầu hết các xã trong cả nước đều có Hợp tác xã tín dụng, các Hợp tác xã tín dụng đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách kinh tế, tiền tệ ở nông thôn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1987), nhất là từ năm 1989 nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó Ngành Ngân hàng cũng chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng kinh doanh. Hoạt động của HTX tín dụng theo cơ chế cũ không còn thích hợp và do không chuyển hướng kịp thời nên đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Các HTXTD bị mất phương hướng hoạt động vì bị xóa bỏ bao cấp, mặt khác không được hướng dẫn cụ thể các phương cách đổi mới, do đó phần lớn HTXTD ngừng hoạt động, những năm 1989-1990 hầu hết HTXTD ở nông thôn phải ngừng hoạt động và các QTD đô thị bị mất khả năng thanh toán đỗ vỡ dây truyền. Do yêu cầu phát triển kinh tế, mở rộng thị trường đổi mới đất nước để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất và đời sống ở nông thôn để tránh cho vay nặng lãi. Vì vậy ngày 27/7/1993 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 390/QĐ-TTg về việc triển khai đê án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân. Sau đó là Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ trước mắt và lâu dài phải củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND.
- 7 1.1.1.2. Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trong đó được hiểu về Quỹ tín dụng như sau: Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Tại Luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 cũng có quy định về tổ chức tín dụng hợp tác xã: “Tổ chức tín dụng là hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống” Trong giai đoạn Quỹ còn được thí điểm thành lập, có 3 cấp đó là Quỹ tín dụng cơ sở, Quỹ tín dụng khu vực và Quỹ tín dụng Trung ương (nay là Ngân hàng Hợp tác xã). Mỗi Quỹ là một pháp nhân riêng, hoạt động độc lập song được liên kết chặt chẽ với nhau trong cùng một hệ thống để điều hòa, phân phối vốn. Hiện nay, QTDND đã được cơ cấu lại theo mô hình gồm các QTDND cơ sở. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của Nhà nước nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên. Phạm vi của một quỹ cơ sở thường là địa bàn của một xã, một phường, do các thành viên là cá nhân hoặc hộ gia đình tự nguyện góp vốn. Có thể nói quỹ cơ sở cũng như một ngân hàng, huy động vốn tại chỗ và cho vay các thành viên hoặc người nghèo không phải là thành viên cư trú trên địa bàn hoạt động. Từ những quỹ cơ sở này mà quỹ Trung ương được thành lập với chức năng huy động vốn, đại diện cho hệ thống tiếp nhận vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tài trợ cho chương trình tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn, điều hòa vốn cho các QTDND thành viên và cung cấp các dịch vụ cho toàn hệ thống nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
- 8 Để hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác được tham gia góp vốn vào Ngân hàng Hợp tác xã theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1.1.1.3. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với QTDND Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình điều hành các hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong hoạt động quản lý nhà nước, vấn đề kết hợp các yếu tố của hoạt động quản lý là rất phức tạp, đòi hỏi các nhà quản lý phải có năng lực cao với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ hiện đại. Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ". Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ ...
- 9 Cũng như hoạt động quản lý nhà nước nói chung, hoạt động quản lý Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân là một quá trình tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức của Ngân hàng Nhà nước tới các hoạt động tiền tệ và ngân hàng của các QTDND để đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Trong mối quan hệ này, chủ thể quản lý là Ngân hàng Nhà nước, với vai trò là ngân hàng trung ương và cơ quan thuộc Chính phủ, có thể tác động tới đối tượng bị quản lý thông qua những kế hoạch, chương trình, chính sách, biện pháp và những quyết định hành chính khác. 1.1.2. Đặc điểm của quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND 1.1.2.1. Đặc điểm của QTDND * Tổ chức và hoạt động theo mô hình kinh tế hợp tác Nguồn gốc ra đời của QTDND là do những người nông dân, lao động sản xuất và kinh doanh nhỏ cùng nhau góp vốn thành lập để hỗ trợ nhau được vay vốn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Các thành viên vừa là người đồng sở hữu, vừa là hội viên và cũng đồng thời là khách hàng của QTDND. Do vậy, để đảm bảo bình đẳng trong việc hỗ trợ tất cả các thành viên, QTDND phải được tổ chức và hoạt động theo mô hình kinh tế Hợp tác xã là loại hình tổ chức kinh tế mà trong đó mọi thành viên đều được quyền tham gia quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động và quyết định mọi vấn đề một cách dân chủ. Khác với các Ngân hàng thương mại cổ phần là tổ chức mà quyền quyết định thuộc về thiểu số các cổ đông lớn, ở QTDND mỗi thành viên chỉ được quyền đại diện cho một phiếu bầu mà không phụ thuộc vào số lượng vốn góp. Vì vậy, có thể nói đây là đặc trưng riêng có của loại hình TCTD này nhằm đảm bảo cho việc thực thi được tôn chỉ, mục tiêu hoạt động đã đề ra kể từ khi khởi xướng đến nay là hỗ trợ, phục vụ cho các thành viên. * Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân có mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên Các thành viên QTDND đều là các chủ thể hoạt động kinh tế độc lập; khi họ cùng nhau góp vốn thành lập QTDND thì mục tiêu cơ bản đối với họ là được
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 242 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 139 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 115 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 34 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn