intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

51
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường thanh tra đầu tư XDCBtừ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục, góp phần sử dụng vốn đầu tư đúng quy định, nâng cao hiệu quả và đảm bảo công bằng trong đầu tư XDCBtừ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ VĂN LƯƠNG TĂNG CƯỜNG THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ VĂN LƯƠNG TĂNG CƯỜNG THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI TỈNH LAI CHÂU Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Ngọc Cường THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, kết hợp và vận dụng lý thuyết và thực tiễn tại tỉnh Lai Châu, tôi đã nghiên cứu và tập hợp các tài liệu để hoàn thành luận văn: “Tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu” dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Mai Ngọc Cường cùng các thầy cô trong Khoa Quản lý - Luật Kinh tế của Trường Đại học Quản trị Kinh doanh. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình khoa học do chính tôi nghiên cứu và làm ra, các số liệu trong báo cáo là hoàn toàn trung thực./. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả Lê Văn Lương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp và cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài luận văn: “Tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu”, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học cũng như thực tiễn trong hoạt động thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Ngọc Cường đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Quản lý - Luật Kinh tế và phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả chân thành cảm ơn cơ quan thanh tra tỉnh, thanh tra các huyện và các sở, ngành tỉnh Lai Châu, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cung cấp các tài liệu liên quan và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii Lê Văn Lương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................ viii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................ix DANH MỤC HÌNH, HỘP .........................................................................xi MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4 4. Những đóng góp của luận văn ................................................................ 4 5. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ........... 6 1.1. Cơ sở lý luận về thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trong lĩnh vực giáo dục ................................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục .....................................................................................................6 1.1.2. Vai trò của thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục ................................................................................................................. 22 1.1.3. Nội dung thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục ................................................................................................................. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục ........................................................................................ 44 1.2. Cơ sở thực tiễn về thanh tra đầu tư XDCB từ NSNN trong lĩnh vực giáo dục ..................................................................................................... 52 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về thanh tra đầu tư XDCB từ NSNN trong lĩnh vực giáo dục ........................................................................................ 52 1.2.2. Bài học rút ra cho tỉnh Lai Châu .............................................................. 56 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 59 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 59 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 59 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 59 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin .................................................................... 61 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................. 61 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 62 Chương 3. THỰC TRẠNG THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY ....................... 64 3.1. Khái quát chung về tỉnh Lai Châu ..................................................... 64 3.1.1. Tình hình phát triển giáo dục tỉnh Lai Châu ........................................... 64 3.1.2. Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục.......................................................................................................................... 70 3.2. Thực trạng thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu ......................................................................... 71 3.2.1. Kết quả thực hiện các khâu trong hoạt động thanh tra ................... 71 3.2.2. Những hạn chế, yếu kém ................................................................. 78 3.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu ... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi 3.3.1. Môi trường pháp luật, ban hành các văn bản về hướng dẫn tổ chức thực hiện ............................................................................................................... 89 3.3.2. Tổ chức quản lý, thực thi trách nhiệm, chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra; năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thanh tra ... 90 3.3.3. Điều kiện làm việc của thanh tra .............................................................. 92 3.3.4. Nhận thức của các cấp, các ngành ........................................................... 93 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI TỈNH LAI CHÂU ....................................................................................................... 96 4.1. Phương hướng chủ yếu tăng cường thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu .............................. 96 4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo, đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu những năm tới................................................................................................................... 96 4.1.2. Phương hướng tăng cường công tác thanh tra đầu tư XDCB trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu hiện nay............................................................. 99 4.2. Giải pháp chủ yếu tăng cường thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu ................................... 104 4.2.1. Hoàn thiện tổ chức quản lý, thực thi trách nhiệm, chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra; năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra .............. 104 4.2.2. Tăng cường các điều kiện làm việc của thanh tra................................. 106 4.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức ................. 107 4.3. Kiến nghị với Nhà nước về hoàn thiện môi trường luật pháp ......... 109 KẾT LUẬN ............................................................................................ 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 113 PHỤ LỤC ............................................................................................... 116 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDTX : Giáo dục thường xuyên GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐND : Hội đồng Nhân dân NQ : Nghị quyết NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức QH : Quốc hội SEQAP : Chương trình đảm bảo chất lượng trường học giai đoạn 2010 - 2015 TW : Trung ương THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban Nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân bổ mẫu khảo sát ....................................................... 60 Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert ...................................................... 61 Bảng 3.1: Tình hình kinh tế của tỉnh Lai Châu................................. 65 Bảng 3.2: Quy mô trường lớp các cấp học tỉnh Lai Châu năm học 2015 - 2016 ................................................................................ 68 Bảng 3.3: Cơ cấu chi NSNN trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Lai Châu 70 Bảng 3.4: Cơ cấu chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu ......................................... 71 Bảng 3.5: Kết quả xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của tỉnh Lai Châu 2011 - 2015 ....................................................... 72 Bảng 3.6: Kết quả thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu 2011 - 2015 ............. 73 Bảng 3.7: Kết quả thanh tra hành chính về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015....................................................................... 75 Bảng 3.8: Kết quả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015 ............................................. 76 Bảng 3.9: Kết quả xử lý, chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu 2011 - 2015 ....................................................... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. x Bảng 3.10: Kết quả đánh giá tình hình thực hiện các khâu thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu .................................................................... 80 Bảng 3.11: Kết quả đánh giá tác động của thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục đến sự phát triển giáo dục của tỉnh Lai Châu ............................................... 84 Bảng 3.12: Kết quả đánh giá tầm quan trọng và thực tế đạt được trong việc thực hiện các nguyên tắc hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu ........................................................................... 87 Bảng 3.13: Kết quả đánh giá tầm quan trọng và thực tế ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục đến sự phát triển giáo dục của tỉnh Lai Châu....................................................... 87 Bảng 3.14: Thống kê số liệu đội ngũ cán bộ thanh tra tỉnh Lai Châu 91 Bảng 3.15: Thống kê thực trạng, kết quả đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra của tỉnh Lai Châu ........................................................ 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. xi DANH MỤC HÌNH, HỘP Hình 2.1: Sơ đồ khung phân tích, đánh giá, hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục ......... 63 Hộp 3.1: Các vi phạm phát hiện qua thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu....................................................................... 83 Hộp 3.2: Khâu yếu nhất trong hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu .................................................................................... 95 Hình 4.1: Hộp một số sai phạm thường gặp ..................................... 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới của đất nước, với mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng sách hàng đầu và muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo”. Xuất phát từ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, trong những năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư khá lớn nguồn lực từ NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước đã chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra các cấp đã quan tâm chỉ đạo thực hiện thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục. Kết quả thanh tra đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chất lượng, hiệu quả thanh tra không cao, thu hồi kinh tế do vi phạm có nơi đạt thấp, phát hiện hành vi tham nhũng qua thanh tra còn ít… bên cạnh đó thất thoát, lãng phí, vi phạm về đầu tư XDCB trong lĩnh vực giáo dục vẫn là những vấn đề gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng đến quá trình điều hành, hoạt động và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa chính trị quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia. Tỉnh có 7 huyện, 1 thành phố, trong đó có 6 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, 108 xã, phường, thị trấn, đường biên giới giáp Trung Quốc dài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 2 265,095 km; là tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, công tác xây dựng cơ sở vật chất được triển khai tích cực theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Có được kết quả trên là do tỉnh Lai Châu đã chú trọng công tác thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục. Hoạt động thanh tra có nhiều chuyển biến tích cực, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra các cấp đã quan tâm xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, xử lý, chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra, định kỳ sơ, tổng kết… Hoạt động thanh tra cơ bản đảm bảo nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định, chất lượng từng bước được nâng lên. Kết quả thanh tra đã góp phần quan trọng tăng cường kỷ luật, kỷ cương pháp luật, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Một số đơn vị thực hiện quy trình thanh tra chưa chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả thanh tra thấp, phát hiện hành vi tham nhũng qua thanh tra ít; thu hồi sai phạm về kinh tế, xử lý về hành chính ở một số cuộc chưa dứt điểm… Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, việc nghiên cứu tổng thể lý luận và thực tiễn về thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm giữ vững kỷ cương, nền nếp, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển. Với mục đích đóng góp một số ý kiến nhằm tăng cường thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu, đồng thời với mong muốn nghiên cứu và phân tích rõ hơn một số vấn đề lý luận về hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 3 Châu” làm luận văn thạc sĩ của mình. * Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Đến nay, chủ đề mà luận văn nghiên cứu đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến trên góc độ chung. Chẳng hạn Nguyễn Thế Khang (2006), Tăng cường công tác thanh tra thu chi NSNN tỉnh Đồng Nai; Nguyễn Văn Vàng (2007), Đổi mới cơ chế thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế ở tỉnh Đồng Nai; Phạm Thị Quế (2013), Hoàn thiện hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Hồ Thanh Huy (2013), Hoạt động thanh tra tài chính đối với các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN - thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp; Lê Thị Minh Phương (2014), Tăng cường thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh Nam Định đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn… Trong các hoạt động sự nghiệp nói chung, giáo dục nói riêng cũng đã có một số công trình đề cập đến công tác thanh tra như: Phan Thị Kiều Hương (2010), Hoàn thiện quy trình thanh tra các đơn vị sự nghiệp công lập có thu do Thanh tra Sở Tài chính Quảng Bình thực hiện; Nguyễn Thành Nam (2013), tăng cường quản lý khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực kinh tế giáo dục trên địa bàn tỉnh Nam Định… Tuy nhiên, đây là vấn đề cụ thể, trực tiếp, toàn diện về thanh tra trên một lĩnh vực, đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này, nhất là tại địa phương tỉnh Lai Châu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục, góp phần sử dụng vốn đầu tư đúng quy định, nâng cao hiệu quả và đảm bảo công bằng trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 4 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục. - Đánh giá thực trạng thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. - Khuyến nghị phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thanh tra nhà nước về đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN ở ngành giáo dục tỉnh Lai Châu. Để nghiên cứu vấn đề này, luận văn nghiên cứu các khâu trong thanh tra đầu tư XDCB và các nhân tố đảm bảo cho công tác này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu trong 5 năm (từ năm 2011-2015) và khuyến nghị đến những năm tiếp theo (giới hạn nghiên cứu trong hoạt động thanh tra nhà nước). 4. Những đóng góp của luận văn Về lý thuyết, luận văn góp phần làm rõ, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục trên cơ sở phân tích các phạm trù, khái niệm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra về lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên nghiên cứu khoa học, học viên cao học. Về thực tiễn, luận văn đánh giá được thực trạng thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu hiện nay, làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 5 nổi bật những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu những năm tới. Phương hướng và những giải pháp đề xuất có căn cứ khoa học sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra các cấp để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục. 5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và 4 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu hiện nay Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC 1.1. Cơ sở lý luận về thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trong lĩnh vực giáo dục 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra Thanh tra xuất phát từ nguồn gốc Latinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. Theo Từ điển Pháp luật Anh - Việt động từ “inspectare” có nghĩa là “thanh tra” và được giải thích là hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra; còn theo nghĩa của danh từ “inspectorate” lại có nghĩa là một cơ quan, tổ chức, bộ phận thanh tra, ví dụ như ban thanh tra, cơ quan thanh tra… Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích “thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định - sự tác động có tính trực thuộc”. Theo Từ điển Tiếng Việt “thanh tra (người thuộc cơ quan có thẩm quyền) kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp; thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: “Người làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra” và “đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định” [36]. Từ những nghĩa như vậy, thanh tra với vai trò là danh từ chung có thể được hiểu là một thực thể pháp lý, một thiết chế nhà nước về thanh tra để chỉ cơ quan, tổ chức thanh tra hoặc bộ phận, lĩnh vực thanh tra nhất định. Tùy thuộc vào chế độ chính trị, cấu trúc nhà nước hoặc quan niệm về quyền lực mà các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 7 quốc gia hiện đại đã sử dụng thiết chế thanh tra theo những cách khác nhau. Có quốc gia chỉ sử dụng thanh tra nhà nước (thanh tra của Quốc hội); thanh tra của Chính phủ (thanh tra hành pháp); kiểm toán; có quốc gia chỉ sử dụng thanh tra chuyên ngành; có quốc gia chỉ sử dụng thanh tra như một lực lượng cảnh sát (hoặc bán cảnh sát) hoặc phân về các ngành quản lý để phục vụ quyền lực. Đồng thời, thanh tra với ý nghĩa là một động từ còn là khái niệm để chỉ hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan, tổ chức, người được giao nhiệm vụ, quyền hạn nhằm “xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định của các tổ chức, cá nhân là đối tượng của thanh tra”. Quan niệm về thanh tra hiện nay cũng như trong lịch sử nước ta được thể hiện qua mô hình các cơ quan nhà nước, các quy định của Hiến pháp và pháp luật và được đề cập ở các giác độ khác nhau: - Thời kỳ phong kiến, khái niệm thanh tra chưa được sử dụng nhưng có các chức quan làm công việc giống như thanh tra, đó là: Thời Lý có chức quan Gián nghị đại phu (tả, hữu gián nghị đại phu); thời Trần có cơ quan gọi là “Ngự sử đài” với chức năng gần giống như cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay và có chức “Quan ngự sử” đứng đầu Ngự sử đài. Ngự sử đài có nhiệm vụ giúp Vua trong việc theo dõi, xem xét các công việc hệ trọng của triều đình. Quan Ngự sử đời nhà Trần có quyền tiền trảm hậu tấu và là chức quan duy nhất có quyền can dán Vua. Thời nhà Lê có hàm “Gián nghị đại phu” phong tặng cho bất kỳ bề tôi nào dám nói thẳng, nói đúng sự thật, Gián nghị đại phu có quyền can gián nhà Vua những việc nên làm và những việc không nên làm [3]. Ngày 23/11/1945, chỉ sau 3 tháng từ khi Chính phủ Việt Nam cộng hòa ra đời, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt. Sắc lệnh nêu rõ: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của UBND và các cơ quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2