Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 46
download
Luận văn "Thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" nhằm hướng tới các mục đích sau: Đưa ra tổng quan về Chuyển đổi số; Đưa ra thực trạng về Chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam; Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ====== ====== LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Quản lý kinh tế TRẦN HẢI ANH Hà Nội - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ====== ====== LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Họ và tên: Trần Hải Anh Mã học viên: 820103 Hƣớng dẫn luận văn: PGS. TS Bùi Thị Lý Hà Nội - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc cá nhân của tôi. Học viên thực hiện Trần Hải Anh
- LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại Thương và toàn thể các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể hoàn thành luận văn này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Thị Lý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được đón nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học và của các thầy, cô giáo. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Trần Hải Anh
- MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH MINH HOẠ .................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................... BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................................... PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ ....................................................... 6 1.1. Khái niệm Chuyển đổi số ........................................................................................ 6 1.2. Các công nghệ đột phá trong Chuyển đổi số........................................................... 9 1.2.1. Internet vạn vật (IoT) ......................................................................................................... 9 1.2.2. Mạng di động thế hệ thứ 5 (5G)...................................................................................... 10 1.2.3. Điện toán đám mây (Cloud Computing)........................................................................ 11 1.2.4. Dữ liệu lớn (Big Data) ..................................................................................................... 11 1.2.5. Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) ......................................................................... 12 1.2.6. Chuỗi khối (Blockchain).................................................................................................. 13 1.3. Các yếu tố cơ bản của Chuyển đổi số trong nền kinh tế ....................................... 13 1.3.1. Cơ sở hạ tầng số................................................................................................................ 13 1.3.2. Nền tảng số........................................................................................................................ 15 1.3.3. Đổi mới sáng tạo............................................................................................................... 16 1.3.4. Nhân lực số ....................................................................................................................... 17 1.3.5. An toàn, an ninh mạng trong môi trường số .................................................................. 18 1.4. Kinh nghiệm Chuyển đổi số của một số quốc gia trên thế giới ............................ 19 1.4.1. Khái quát tình hình chung về Chuyển đổi số trên thế giới ........................................... 19 1.4.2. Chuyển đổi số trong các lĩnh vực ................................................................................... 21 1.4.3. Phát triển các nền tảng phục vụ Chuyển đổi số ............................................................. 26 1.4.4. Kinh nghiệm thúc đẩy Chuyển đổi số của một số nước trên thế giới ......................... 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ .............................. 38 TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................. 38 2.1. Nền kinh tế số và bối cảnh Việt Nam ................................................................... 38 2.2. Quan điểm của Chính phủ về Chuyển đổi số, tầm nhìn đến năm 2030 ................ 40 2.2.1. Tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................................. 40 2.2.2. Quan điểm ......................................................................................................................... 40
- 2.2.3. Mục tiêu cơ bản ................................................................................................................ 42 2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến Chuyển đổi số nền kinh tế .................................. 44 2.3.1. Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến quá trình Chuyển đổi số .......................... 44 2.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ................................................................................................. 46 2.3.3. Hạ tầng dữ liệu số ............................................................................................................. 49 2.3.4. An toàn, an ninh mạng trong môi trường số .................................................................. 52 2.3.5. Số lượng và xu hướng sử dụng Internet của con người................................................ 53 2.3.6. Nhân lực CNTT ................................................................................................................ 56 2.3.7. Giáo dục và đào tạo ngành CNTT .................................................................................. 58 2.3.8. Số lượng doanh nghiệp công nghệ ................................................................................. 59 2.3.9. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số của doanh nghiệp ..................................................... 62 2.3.10.Xác thực điện tử................................................................................................................ 63 2.3.11.Thương mại điện tử .......................................................................................................... 64 2.3.12.Đổi mới sáng tạo............................................................................................................... 65 2.3.13.Tình hình chuyển đổi số cơ quan nhà nước ................................................................... 67 2.4. Thách thức đối với quá trình Chuyển đổi số nền kinh tế ...................................... 70 2.4.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chưa bảo đảm điều kiện để đáp ứng toàn diện cho việc Chuyển đổi số ............................................................................................................................... 70 2.4.2. Thiếu niềm tin vào giao dịch và xác thực điện tử ......................................................... 71 2.4.3. Cơ sở dữ liệu mở của Chính phủ còn hạn chế............................................................... 71 2.4.4. Mức độ đổi mới sáng tạo chưa cao ................................................................................. 72 2.4.5. Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT.................................................................................... 73 2.4.6. Thể chế, khung pháp lý, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, doanh nghiệp chưa đáp ứng vai trò kiến tạo cho phát triển kinh tế số. .................................................................... 74 2.4.7. Mức độ tận dụng các công nghệ kỹ thuật số đột phá chưa cao ................................... 74 2.4.8. Một số thách thức khác .................................................................................................... 75 2.5. Cơ hội trong Chuyển đổi số nền kinh tế................................................................ 75 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................. 77 3.1. Giải pháp tạo nền tảng cho Chuyển đổi số nền kinh tế ......................................... 77 3.1.1. Chuyển đổi nhận thức ...................................................................................................... 77 3.1.2. Kiến tạo thể chế ................................................................................................................ 78 3.1.3. Phát triển hạ tầng số ......................................................................................................... 79
- 3.1.4. Phát triển nền tảng số ....................................................................................................... 79 3.1.5. Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng ........................................................ 84 3.1.6. Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số .... 84 3.2. Giải pháp phát triển Chính phủ số......................................................................... 85 3.3. Giải pháp thúc đẩy Kinh tế số ............................................................................... 86 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 91
- DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH MINH HOẠ Hình 1: Tốc độ tiếp cận điện lưới và mạng di động tại Saharan ........................................ 20 Hình 2: Dữ liệu thu thập trong 2 năm so với tổng lượng dữ liệu ........................................ 20 Hình 3: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo trực tuyến tại Bắc Mỹ, 2014 đến 2030 ........ 23 Hình 4: Tốc độ kết nối Internet trung bình của các nước trên thế giới (Nguồn: Ookla) .... 48 Hình 5: Tốc độ kết nối Internet trung bình của Việt Nam tháng 01 năm 2022 (Nguồn: Ookla) .. 48 Hình 6: Thống kê người dùng Internet Việt Nam từ năm 1996 (nguồn DAMMIO). ........... 54 Hình 7: Thời gian trung bình người Việt Nam dùng Internet cho các phương tiện truyền thông. ................................................................................................................................... 54 Hình 8: Thời gian người Việt Nam sử dụng Internet ........................................................... 55 Hình 9: Ứng dụng CNTT trong tập đoàn, tổng công ty (Nguồn: Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông). ................................................................................................................. 62 Hình 10: Nhân lực CNTT Việt Nam 2018-2020 .................................................................. 73
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng thống kê kinh nghiệm thúc đẩy Chuyển đổi số của một số quốc gia ............ 32 Bảng 2: Nhân lực lĩnh vực CNTT (Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin Việt Nam các năm 2017,2018,2019,2020). ................................................................................................ 56 Bảng 3: Thu nhập bình quân lao động CNTT (Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin Việt Nam các năm 2017, 2018, 2019, 2020). .............................................................................. 57 Bảng 4: Thống kê giáo dục và đào tạo đại học ngành CNTT (Theo sách trắng Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2020). ............................................................................................ 58 Bảng 5: Thống kê giáo dục và đào tạo cao đẳng ngành CNTT (Theo sách trắng Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2020). ............................................................................................ 59 Bảng 6: Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu CNTT tập trung trên cả nước (Nguồn: Sách trắng CNTT Việt Nam 2022)......................................................................... 60 Bảng 7: Tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT (Nguồn: Sách trắng CNTT Việt Nam 2022)......................................................................... 60 Bảng 8: Doanh thu Công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông (Nguồn: Sách trắng CNTT Việt Nam 2022)............................................................................................................................ 60 Bảng 9: Tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu CNTT Việt Nam 2016 đến 2020 ........................ 61 Bảng 10: Điểm số và thứ hạng các yếu tố cơ bản của Việt Nam ........................................ 66
- BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for 1. OECD Economic Cooperation and Development) 2. DX hoặc DT Chuyển đổi số 3. CNTT Công nghệ thông tin 4. IOT Internet of things 5. PC Máy tính cá nhân 6. M2M Machine to machine 7. 5G Mạng di động thế hệ thứ 5 8. 4G Mạng di động thế hệ thứ tư 9. VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 10. USD Đô la Mỹ 11. ILO Tổ chức lao động quốc tế 12. CIRT Computer incident response team 13. CSRIT Cyber Security Incident Response Team 14. CERT Computer emergency response team 15. LPI Chỉ số hiệu suất Logistics 16. UK Vương quốc Anh 17. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 18. CPĐT Chính phủ điện tử 19. FCA UK's Financial Conduct Authority 20. GFIN Mạng lưới Đổi mới Tài chính Toàn cầu 21. NHTW Ngân hàng Trung Ương 22. MAS Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore 23. IDI Chỉ số năng lực cạnh trang Công nghệ thông tin 24. GCI Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 25. GII Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 26. EGDI Chỉ số phát triển chính phủ điện tử
- 27. WEF Diễn đàn kinh tế thế giới 28. CSDL Cơ sở dữ liệu 29. CSDLQG Cơ sở dữ liệu quốc gia 30. UBND Uỷ ban nhân dân 31. ERP Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 32. CMCN Cách mạng Công nghiệp 33. VECOM Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam 34. ĐMST Đổi mới sáng tạo 35. GDP Tổng sản phẩm nội địa 36. DCVTT Dịch vụ công trực tuyến 37. IOC Trung tâm giám sát điều hành thông minh 38. SOC Trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin mạng 39. ITU Liên minh Viễn thông quốc tế 40. TTĐT Thanh toán điện tử 41. POS Máy thanh toán thẻ (Point of Sale) 42. USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ 43. GOPA Tổ chức tư vấn kỹ thuật và công nghệ hàng đầu của Đức
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn được thực hiện đã đưa ra và phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến quá trình Chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam, phân tích các thách thức và cơ hội của quá trình Chuyển đổi số nền kinh tế đối với Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp Chính phủ, các cơ quan ban ngành địa phương và các doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh quá trình Chuyển đổi số. Luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận, các kiến thức tổng quan về Chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số nền kinh tế nói riêng, bao gồm: Khái niệm về chuyển đổi số, Các công nghệ đột phát trong chuyển đổi số, Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số trong nền kinh tế và Kinh nghiệm chuyển đổi số của một số quốc gia trên thế giới. Chương 2: Luận văn đưa ra được tổng quan thực trạng nền kinh tế số và bối cảnh Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng đưa ra được các yếu tố tác động đến Chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam, phân tích thực trạng các yếu tố đó, luận văn cũng đã phân tích chi tiết các thách thức và cơ hội mà chuyển đổi số có thể mang lại cho Việt Nam để từ đó đưa ra được các giải pháp căn cơ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam. Chương 3: Trên cơ sở kết hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm: Nhóm giải pháp tạo nền tảng cho Chuyển đổi số nền kinh tế trong đó bao gồm các giải pháp chi tiết đó là Chuyển đổi nhận thức, Kiến tạo thể chế, Phát triển hạ tầng số, Phát triển nền tảng số, Tạo lập niềm tin và bảo đảm an toàn an ninh mạng, Hợp tác quốc tế, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo; Nhóm giải pháp phát triển Chính phủ số; Nhóm giải pháp phát triển Kinh tế số.
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: "Trong 200 năm qua, thế giới đã đi qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp, đó là cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa và nay là cuộc cách mạng về số hóa. Công nghệ số đang thâm nhập thế giới với tốc độ rất cao, nhất là một số công nghệ đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi căn bản kinh tế và xã hội. Máy móc, thiết bị trở nên ngày càng thông minh, hiểu được mệnh lệnh, hoạt động độc lập và kết nối. Các lĩnh vực vật lý và lĩnh vực số, lĩnh vực kinh tế vật chất và kinh tế số đang hòa nhập lại." "Chuyển đổi số làm thay đổi cái mà nền kinh tế sản xuất ra, thay đổi cách mà chúng được sản xuất và thay đổi hạ tầng sản xuất ra chúng. Chuyển đổi số cũng sẽ thay đổi căn bản tư duy nhận thức về tầm nhìn tương lai và các mối quan hệ kinh tế xã hội định hình nó. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng vĩ đại của loài người. Chúng ta sống trong thế giới thực từ khi xuất hiện loài người. Đây là lần đầu tiên loài người bước vào thế giới ảo. Không chỉ một phần, mà toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội sẽ được chuyển vào thế giới ảo. Sẽ xuất hiện kinh tế số, xã hội số bên cạnh kinh tế thực, xã hội thực và chỉ lúc này thì công nghệ số mới phát huy hết sức mạnh của nó, cả sức mạnh xây dựng và sức mạnh hủy diệt." Chuyển đổi số bao gồm bước một là số hóa. Không chỉ con người được số hóa mà tất cả các vật vô tri vô giác sẽ được số hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, các vật vô tri vô giác được cất tiếng nói. Bước hai của chuyển đổi số là hình thành các mối quan hệ mới trong nền kinh tế số, xã hội số - các mối quan hệ mới trong thế giới ảo và đây mới là thách thức lớn nhất của chuyển đổi số. Tuy nhiên, chính những mối quan hệ mới này, những mô hình kinh doanh mới này mới phát huy hiệu quả của chuyển đổi số, nó phụ thuộc vào chuyển đổi nhận thức của con người và là lợi thế của các nước đang phát triển như Việt Nam, vì sự chuyển đổi nhận thức này không phụ thuộc vào cơ sở vật chất mà một nước đang sở hữu, các nước đi sau thì ít gánh nặng của quá khứ, cả về hạ tầng vật chất, thể chế và cả về năng lực cạnh tranh của thời kỳ trước. Có thể nói, chuyển đổi số là việc cấp bách nếu muốn phát triển kinh tế xã hội; trên quy mô quốc gia, chuyển đổi số ảnh hưởng ngày càng lớn đến tăng trưởng GDP, năng suất lao động và cơ cấu việc làm. 1
- Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Thế giới vật lý đang được ảo hóa, đời sống thực đang được ánh xạ vào không gian mạng, trong đó xuất hiện các mối quan hệ chưa có trong tiền lệ. Quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra nhiều hơn trên không gian mạng. Chuyển đổi số đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối " quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu: thay lao động chân tay bằng tự động hóa; thay vốn bằng tri thức và dữ liệu; thay đổi toàn diện mối quan hệ của chính quyền với người dân và giữa các chủ thể trong nền kinh tế thông qua việc xóa bỏ các cơ chế trung gian trong chuỗi giá trị bằng công nghệ kết nối trực tiếp; thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như hành vi ứng xử của toàn xã hội. " " Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, đến nay, nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược, chương trình quốc gia về chuyển đổi số, điển hình như Anh, Hà Lan, Úc, Đan Mạch, Israel, Mexico, Singapore, Thái Lan, Uruguay,… Nội dung chuyển đổi số của các nước có khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược phát triển KTXH của mỗi nước." Tại Việt Nam, quá trình Chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch... Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức đúng vai trò Chuyển đổi số. " Doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những rào cản trong quá trình Chuyển đổi số như: thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu cơ sở hạ tầng, nền tảng kỹ thuật số đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số." " Thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các quốc gia trên thế giới đang tiến hành thúc đẩy Chuyển đổi số, Việt Nam không đứng ngoài xu thế đó, việc tiến hành tốt Chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam chủ động trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới quốc gia thông minh." 2
- 2. Tình hình nghiên cứu: Chuyển đổi số là một lĩnh vực đã được đẩy mạnh tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây do đó hiện tại cũng đã có một số nghiên cứu của các cơ quan chức năng (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, v.v..) và một số tổ chức, doanh nghiệp (USAID, GOPA, v.v..) nhằm mục đích tham mưu cho Lãnh đạo các Bộ, Lãnh đạo Đảng, Chính phủ định hướng quá trình phát triển kinh tế quốc gia theo xu hướng cách mạng số hoá, cách mạng công nghiệp 4.0. Trên thế giới đã có những quốc gia thúc đẩy quá trình chuyển đổi số rất mạnh mẽ như Hàn Quốc, Israel, Mỹ, Anh, Estonia v.v.. hay các Tập đoàn công nghệ cũng đã chuyển đổi số sâu rộng trong nội bộ tập đoàn như Apple, Amazon, Facebook, Google, v.v.. Bản nghiên cứu về Kinh tế số và Chuyển đổi số tại Việt Nam của Tổ chức Tư vấn GOPA và Economica Vietnam do 2 tác giả Lê Duy Bình và Trần Thị Phương thực hiện tháng 11 năm 2020 (dưới sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu) đã nêu ra các vấn đề về cơ sở lý luận của kinh tế số và chuyển đổi số, thực trạng chuyển đổi số trong các ngành kinh tế tại Việt Nam như chuyển đổi số trong ngành công nghiệp thông tin và truyền thông, chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam hay chuyển đổi số tại một số cơ quan Nhà nước. Bản nghiên cứu cũng đưa ra được các ưu tiên chính sách của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, phân tích được những cơ hội và thách thức hay những tác động của đại dịch COVID-19, những tác động của EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của chuyển đổi số. Tuy nhiên bản nghiên cứu chưa đưa ra và phân tích được các yếu tố chính thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam để từ đó đưa ra được các giải pháp căn cơ nhằm giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nền kinh tế, tận dụng được thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đưa ra được Cẩm nang chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp cũng như chính quyền. Cẩm nang định nghĩa Chuyển đổi số là gì, các định nghĩa công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số (AI, Internet vạn vật, Dữ liệu lớn, Điện toán đám mây), vai trò của chuyển đổi số trong phát triển đất nước, hay trả lời các câu hỏi lớn như chuyển đổi số những gì, chuyển đổi số như thế nào, chuyển đổi số sẽ tốn bao nhiêu tiền. Hơn thế nữa, cẩm 3
- nang đưa hướng dẫn cơ bản chuyển đổi số cho người dân trong đó đưa ra được lợi ích của chuyển đổi số cho người dân là gì, làm sao để an toàn trong môi trường số, hay người dân cần chuẩn bị cho mình những gì trước bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ. Cẩm nang cũng đưa ra được hướng dẫn cơ bản chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong đó đưa ra được định nghĩa chuyển đổi số doanh nghiệp, nêu bật được tư duy kinh doanh, kênh phân phối, khách hàng hay vấn đề quản trị nội bộ dưới góc nhìn của chuyển đổi số đã thay đổi thế nào. Cẩm nang cũng đã làm rõ được các vấn đề về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước như phát triển chính phủ số như thế nào, phương pháp chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực ra sao. Tuy nhiên cẩm nang cũng chưa phân tích rõ ràng được các yếu tố chính tác động đến chuyển đổi số để tìm ra đươc các giải pháp căn cơ nhất cho nền kinh tế Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho ra mắt một bộ tài liệu hướng dẫn quy trình cơ bản thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), tuy nhiên các tài liệu này mới chỉ dừng ở mức độ doanh nghiệp vừa và nhỏ mà chưa đưa ra được các giải pháp để chuyển đối số nền kinh tế nói chung. Vì vậy luận văn này với mục đích phân tích thực trạng chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam, tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhằm đưa ra các giải pháp căn cơ cho quá trình chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn nhằm hướng tới các mục đích sau: - Đưa ra tổng quan về Chuyển đổi số; - Đưa ra thực trạng về Chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam; - Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam; 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tƣợng nghiên cứu: Quá trình chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Các yếu tố thúc đẩy, tác động đến quá trình chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam. 4
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu từ các cơ quan chức năng cũng như số liệu từ các tổ chức uy tín trên thế giới về chuyển đổi số tại các quốc gia. - Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp và xử lý số liệu. - Tham khảo các nguồn tài liệu có liên quan trong quá trình nghiên cứu. 6. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm 3 Chương, nội dung các chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan về Chuyển đổi số. Ở chương này, luận văn đưa ra được cơ sở lý luận, các kiến thức tổng quan về Chuyển đổi số; Chƣơng 2: Thực trạng Chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam. Ở chương này, luận văn đưa ra thực trạng các yếu tố tác động đến Chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam, phân tích các yếu tố đó để đưa ra được các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nền kinh tế. Chƣơng 3: Một số giải pháp thúc đẩy Chuyển đổi số nền kinh tế tại Việt Nam. Ở chương này, dựa trên cơ sở kết hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 5
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1. Khái niệm Chuyển đổi số Trên thế giới chưa có sự thống nhất chung về định nghĩa chuyển đổi số. Mỗi quốc gia tùy theo chiến lược phát triển kinh tế và xã hội có những định nghĩa về chuyển đổi số khác nhau. Ngoài ra, định nghĩa chuyển đổi số giữa doanh nghiệp và chính phủ cũng có sự khác biệt nhất định. Theo OECD: "Digitisation is the conversion of analogue data and processes into a machine-readable format. Digitalisation is the use of digital technologies and data as well as interconnection that results in new or changes to existing activities. Digital transformation refers to the economic and societal effects of digitisation and digitalisation". Tạm dịch là: "Số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng analogue sang dạng kỹ thuật số. Tin học hóa (ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)) là việc sử dụng công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số để kết nối tạo ra kết quả mới hoặc thay đổi so với các hoạt động đang tồn tại. Chuyển đổi số là việc đề cập đến các ảnh hưởng tới nền kinh tế và xã hội của công nghệ kỹ thuật số". Theo GovTech Singapore: "The use of digital technologies to change a business model and provide new revenue and value-producing opportunities; it is the process of moving to a digital business". Trong đó: Business model changes + Digital Technologies = Digital transformation. Tạm dịch là: Việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi mô hình kinh doanh và cung cấp doanh thu và cơ hội sản xuất giá trị mới; đó là quá trình chuyển đổi thành doanh nghiệp số. Theo DTA: "Digital means using online technologies to improve services for people and business. It also means using data and technology to redesign how government works. We will use data and technology to redesign how government works. We will use data and technology to rethink how we deliver value, how we operate and how we strengthen our organisational culture. Through the digital transformation of our business model, the government can become: • easy to deal with • informed by you • digitally capable". Tạm dịch là: "Kỹ thuật số" có nghĩa là sử dụng các công nghệ trực tuyến để 6
- cải thiện dịch vụ cho mọi người và doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là sử dụng dữ liệu và công nghệ để thiết kế lại cách thức hoạt động của Chính phủ. Chúng tôi sẽ sử dụng dữ liệu và công nghệ để thiết kế lại cách thức hoạt động của Chính phủ. Chúng tôi sẽ sử dụng dữ liệu và công nghệ để suy nghĩ lại về cách chúng tôi cung cấp giá trị, vận hành và củng cố văn hóa tổ chức của mình. Thông qua chuyển đổi số của mô hình kinh doanh, Chính phủ có thể trở lên: • dễ dàng thực hiện • người dân chủ động nắm được tình hình • có năng lực kỹ thuật số. Theo TechTarget: "Digital Transformation (DT or DX) is the use of new, fast and frequently changing digital technology to solve problems often utilising cloud computing, reducing reliance on user owned hardware but increasing reliance on subscription based cloud services. Some of these digital solutions enhance capabilities of traditional software products (e.g. Microsoft Office compared to Office 365) whilst others are entirely cloud based (e.g. Google Docs)". Tạm dịch là: "Chuyển đổi số (DT hoặc DX) là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mới, nhanh và thường xuyên thay đổi để giải quyết các vấn đề bằng việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây, giảm sự phụ thuộc vào phần cứng do người dùng sở hữu nhưng tăng sự phụ thuộc vào các dịch vụ điện toán đám mây dựa trên cơ sở thuê bao. Một trong những giải pháp kỹ thuật số này là tăng cường khả năng của các sản phẩm phần mềm truyền thống (ví dụ: Microsoft Office so với Office 365) trong khi các giải pháp khác hoàn toàn dựa trên cơ sở đám mây (ví dụ: Google Docs)". Theo nghĩa hiểu này thì Chuyển đổi số không chỉ là công nghệ kỹ thuật số, mà là bước chuyển đổi trong đó công nghệ kỹ thuật số giúp cho mọi người giải quyết những vấn đề truyền thống; khi đó mọi người thường ưu tiên giải pháp số thay vì giải pháp truyền thống. Chuyển đổi số cũng có thể được định nghĩa là tác động xã hội toàn diện và tổng thể của quá trình số hóa. Bước chuyển công nghệ kỹ thuật số, quá trình số hóa và tác động chuyển đổi số có khả năng tăng tốc và dẫn lối cho quá trình chuyển đổi xã hội toàn cầu. Chuyển đổi số là một khái niệm mới, chưa được chuẩn hóa. Vì vậy, việc đưa ra khái niệm chuyển đổi số là rất quan trọng, dựa trên nghiên cứu, phân tích kỹ 7
- lưỡng khái niệm do các cơ quan, tổ chức trên thế giới đưa ra và thực tiễn Việt Nam. Dưới góc nhìn, mô hình kinh tế và thực tiễn phát triển công nghệ tại Việt Nam, khái niệm Chuyển đổi số bao gồm những nội hàm như sau: - Chuyển đổi số quan trọng là chuyển đổi nhận thức của người đứng đầu, của người dân, của doanh nghiệp, nó không đơn thuần chỉ là công nghệ. - Chuyển đổi số chưa có một hành lang pháp lý nào quy định chi tiết cụ thể do đó tiến trình chuyển đổi số phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của người đứng đầu, người đứng đầu dám cho thử nghiệm những cái mới trong một quy mô nhất định, có thể kiểm soát, từ đó đánh giá hiệu quả và tiến tới nhân rộng ra toàn xã hội thì sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh và mạnh mẽ. - Chuyển đổi số sẽ phải gắn liền với thu thập, phân tích và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, trong đó có những dữ liệu quan trọng, mang tính bí mật nhà nước, cũng có những dữ liệu nhạy cảm liên quan đến cá nhân của người dân. Do đó một trong những điều kiện để chuyển đổi số thành công đó là đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Tựu chung lại, có thể tổng kết chuyển đổi số là quá trình thay đổi nhận thức của tổ chức dám chấp nhận, dám thử nghiệm cái mới mà nhanh nhất, hiệu quả nhất là ứng dụng các công nghệ số làm thay đổi toàn diện phương thức vận hành, phương thức quản lý, từ đó tạo ra những giá trị mới cho cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Và trong quá trình chuyển đổi nhận thức đó thì việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin luôn là một nhân tố không thể tách rời. Từ những lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại như đã đề cập ở trên, Việt Nam cần tận dụng tối đa cơ hội để chuyển đổi số, giúp phát triển Chính phủ số, Kinh tế số và xã hội số một cách nhanh, mạnh, bền vững nhất, giúp Việt Nam có thể bắt kịp làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 của thế giới, từ đó đưa Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia phát triển. Kinh tế số, theo Ngân hàng thế giới, được định nghĩa theo ba tầng, trong đó: 1- Tầng đầu tiên bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô giúp phát triển thương mại, thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; 2- Tầng tiếp theo là các yếu tố cốt lõi tác động đến nền kinh tế số, như: (i) 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 98 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 138 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn